Văn 12 Lập dàn ý giúp minh về tác phẩm Rừng Xà Nu

  • Thread starter phamcuong_dk
  • Ngày gửi
  • Replies 1
  • Views 1,293

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
phân tích cảm hứng sử thi va cảm hứng lãng mạng trong tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành
Dàn ý chi tiết
*MB
- Giới thiệu một vài nét về tác giả ,tác phẩm
- Giới thiệu,dẵn dắt vào vấn đề nghị luận
*TB
●Giải thích:
- Khuynh hướng sử thi:
+ Nội dung: Phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng quyết định đến sự tồn von của đất nước từ đó gọi ca tinh thần đoàn kết chiến đấu hết mình của dân tộc ta trước hành động xâm lược của quân thù. Xây dựng hình tượng người anh hùng tài năng hơn người, mang cho mình vẽ đẹp kết tinh từ sự hào hùng, hoang dã của núi rừng .
+ Hình thức thể hiện: Giọng điệu hào sảng, trang trọng và tráng lệ.
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Khái niệm: Là cái tôi trữ tình tác giả
+ Tác dụng:
• Để đề cao lí tưởng anh hùng của nhân vật, của cách mạng, của sức mạnh đoàn kết.
•Cảm hứng nhân đã góp phần khắc họa rõ nét vẽ đẹp của từng nhân vật. Vẻ đẹp ấy gắn liền với đời sống thực tế, gắn với cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta.
●Đánh giá nhận xét chứng minh: Biểu hiện và mối quan hệ của hai cảm hứng này trong tác phẩm Rừng xà nu:
- Khuynh hướng sử thi: Sự kiện mang tính trọng đại của buôn làng Xô Man nói riêng, và của cả đất nước nói chung đó là đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược - đế quốc Mĩ ,để bảo vệ sự bình yên của buôn làng cũng như là để bảo vệ sự tự do cho toàn dân tộc .
- Cảm hứng lãng mạn: Nguyễn Trung Thành đã đặt "cái tôi trữ tình" đầy cảm xúc của mình vào trong hình ảnh những cây xà nu và nhất là trong hình ảnh người anh hùng Tnú - người con,người anh hùng của mảnh đất Tây Nguyên.
- Mối quan hệ của hai khuynh hướng : Ở tác phẩm "Rừng xà nu" chất liệu sử thi và cảm hứng lãng mạn xuyên suốt tác phẩm từ đề tài, hoàn cảnh cho đến thiên nhiên và con người... nhưng nổi bật hơn cả chính là hình ảnh cây xà nu cùng bức tranh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ nơi rừng núi Tây Nguyên và hình tượng người anh hùng Tnú, kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng.
* Hình ảnh cây xà nu, cánh rừng xà nu:
- Cây xà nu: Vốn là biểu tượng của người dân Xô Man, của núi rừng Tây Nguyên, vì "không nơi đâu, người ta có thể bắt gặp loài cây này mọc nhiều như ở đây"
+ Cây mọc thành rừng lớn, che chở cho con người, được coi là một phần thân thể của người dân vùng đất này ,là linh hồn của núi rừng Tây Nguyên
+ Là hình ảnh xuất hiện trong phần mở đầu tác phẩm "cả một rừng xà nu rộng lớn kéo dài tận chân trời" và lặp lại ở phần cuối truyện khi hình ảnh của nó kéo dài "hút tận chân trời"
=> Là "nhân chứng" chứng kiến những mất mát, đau thương của người dân Xô Man
- Những vết thương mà cây xà nu phải gánh chịu: "hàng vạn cây không cây nào là không bị thương", "nhựa ứa ra tràn trề... thành từng cục máu lớn"...
=> Là bằng chứng rõ nét tố cáo sự tàn bạo của cuộc chiến tranh phi nghĩa
- Sức sống mãnh liệt của loài cây này:
+ Dù bị tàn phá nhưng chúng vẫn hiên ngang "ưỡn tấm ngực lớn" trước đạn đại bác của kẻ thù
=> như một lời khẳng định cho một nguồn sức mạnh bền bỉ, không chịu khuất phục cũng như trừng bước trước sự hung ác của quân thù
+ "Một cây ngã xuống, bốn năm cây con mọc lên"
=> Tinh thần bất khuất, không chịu khuất phục trước gian lao .
=>Hình ảnh cây xà nu là tượng trưng cho con người Việt Nam, họ không bao giờ từ bỏ tự do cũng như,không bao giờ cảm thấy sợ hãi trước sự bạo ác của quân thù.
-Nó còn hiện thân cho những khát vọng tự do, sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên, biểu hiện:
+ Loài cây ham ánh sáng
=> Ánh sáng tượng trưng cho những niềm tin, hi vọng vào cuộc sống tương lai
+ Loài cây mọc thẳng, như một "mũi tên" lao thẳng lên trời
=> Thể hiện bản chất của con người Tây Nguyên ngay thẳng ,bộc trực.
* Hình ảnh người anh hùng Tnú:
- Là hiện thân, kết tinh vẻ đẹp lí tưởng của cộng đồng
+ Tnú mồ côi cha mẹ, được dân làng Xô Man nuôi lớn
=> Kết tinh của tình yêu thương thắm thiết giữa người với người .
+ Số phận gắn liền với quê hương, đất nước, phải chịu đựng những tổn thương, mất mát do chiến tranh gây ra: Vợ con bị giặc giết, bản thân bị cụt 10 đầu ngón tay vì bị giặc đốt bằng dầu xà nu...
+ Lớn lên trở thành người lãnh đạo cách mạng kiên trung
- Mang trong mình những phẩm chất cao đẹp nhất của con người nơi đây:
+ Sự dũng cảm, gan dạ
+ Ý thức cộng đồng, luôn đặt lợi ích của cộng đồng lên trên: Khi bị giặc bắt, tra tấn,...
  • Quyết tâm đứng lên đi theo Cách mạng chống lại kẻ thù để đền nợ nước trả thù nhà.
+ Tnú - người con làng Xô Man tiêu biểu cho lý tưởng dân tộc:
  • Từ nhỏ đã nuôi giấu cán bộ Cách mạng, trở thành liên lạc rồi sau đó bị giặc bắt
  • Vượt ngục trở về lãnh đạo làng Xô Man đánh giăcj
=> Tnú là hiện thân của con người mang lý tưởng quê hương, dân tộc, quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược
=> Tóm lại, Tnú là một hình tượng nhân vật anh hùng mang tất cả những đặc điểm của một nhân vật sử thi. Chính vì thế, anh cũng làm nên chất sử thi trong tác phẩm.
- Tính cộng đồng cũng như tinh thần tập thể trong tác phẩm cũng tạo nên một khung cảnh đậm chất sử thi cho "Rừng xà nu":
+ Hình ảnh cụ Mết, một người già làng đại diện cho thế hệ đi trước trong kháng chiến chống Pháp. Cụ đã truyền dạy cho con cháu tinh thần yêu nước, tinh thần Cách mạng "Đảng còn thì núi nước này còn", dẫn dắt cả làng Xô Man đứng lên chống giặc "chúng nó cầm súng thì mình cầm giáo
+Hình ảnh của Dít: Cô bí thư chi bộ của làng, lớp thanh niên kế cận tiếp tục con đường Cách mạng, là người biến gian khổ đau thương thành sức mạnh để hành động. Điều ấn tượng nhất ở cô chính là sự bình thản "đôi mắt mở to bình thản" vừa dũng cảm vừa kiên cường.
+ Hình ảnh bé Heng: Lớp trẻ em tiếp nối con đường của người dân làng Xô Man, tiếp nối những công việc mà Tnú đã làm khi còn nhỏ. Ý thức Cách mạng in sâu vào trong tâm trí mọi người kể cả những đứa trẻ nhỏ "đội mũ sụp xin được của một anh giải phóng quân nào đó, mặc cái áo bà ba dài phết đi, vẫn đóng khố, đeo súng chéo lưng ra vẻ một người lính thực thụ".
+ Hình ảnh cả làng quân quần bên bếp lửa nhà cụ Mết nghe cụ kể chuyện về cuộc đời người anh hùng Tnú: "Cơm nước xong, từ phía nhà ưng, có ai đấy đánh lên một hồi mõ dài ba tiếng. Dân làng lũ lượt kéo tới nhà cụ Mết".
=>Tác giả không chỉ khắc họ hình tượng người anh hùng Tnú mà còn khắc họa những dân làng trong cộng đồng người Xô Man. Ở mỗi người đều toát lên những sức mạnh phi thường, những nỗi căm hận giặc Mỹ và sức sống mãnh liệt. Cái sức sống ấy cứ truyền từ đời này tới đời khác để họ đứng lên chống lại kẻ thù như những cây xà nu trong rừng, cứ vươn lên thật mạnh mẽ, dù có hy sinh, mất mất chứ vĩnh viễn không chịu khuất phục trước kẻ thù.
*KB
-Nêu cảm nhận về vấn đề ,về tác phẩm .Có thể sao sánh với các tác phẩm sử thi khác
 
Top Bottom