"Thơ là nghệ thuật của ngôn từ". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng rõ qua một đoạn thơ trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân"- Nguyễn Du
Mọi người cho mình hướng đi với!
Cảm ơn!
"Thơ là nghệ thuật của ngôn từ". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng rõ qua một đoạn thơ trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân"- Nguyễn Du
Mọi người cho mình hướng đi với!
Cảm ơn!
"Thơ là nghệ thuật của ngôn từ". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng rõ qua một đoạn thơ trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân"- Nguyễn Du
Mọi người cho mình hướng đi với!
Cảm ơn!
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến "Thơ là nghệ thuật của ngôn từ" Thân bài: 1. Giải thích
- Thơ: là thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, bắt nguồn từ cảm xúc con người, từ ngữ mang hàm ý cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa
- Nghệ thuật của ngôn từ: sự thấu hiểu, vận dụng và sáng tạo từ ngôn ngữ chung, biến nó thành ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật, đẹp mà giàu ý nghĩa, thể hiện sự trau chuốt, dụng ý của tác giả
=> Ý kiến đề cao sự dụng công trong việc dùng từ ngữ, quá trình sáng tạo nên nghệ thuật của người nghệ sĩ; khẳng định thơ là những gì cô đọng, hàm súc, chắt lọc những gì tinh túy nhất mà vẫn chứa đựng nhiều thông điệp tác giả muốn gửi gắm.
(Ý đề bài là muốn em tập trung hơn về ngôn ngữ trong bài thơ, từ ngữ đắt giá và cả ý nghĩa của chúng) 2. Chứng minh qua tác phẩm "Cảnh ngày xuân" a. Cảnh thiên nhiên mùa xuân
- Hai câu thơ đầu:
+ Hai câu thơ tả thời gian và cảm nhận về bước đi của thời gian. Cảnh ngày xuân tươi đẹp bắt đầu từ hình ảnh chim én đưa thoi. Cụm từ "đưa thoi" miêu tả cánh chim đang chao lịa trên bầu thời giống như những con thoi đang dệt lên bức tranh mùa xuân, đồng thời cụm từ ấy cũng gợi ra ấn tượng về sự chảy trôi của thời gian: nhanh, thấm thoát đã trôi qua rất nhanh
+ "Thiều quang" nghĩa là ánh sáng đẹp, thứ ánh sáng mang tới hi vọng, tràn trề sự sống
+ "Chín chục" - "Sáu mươi": số đếm cụ thể, mùa xuân có 90 ngày, bây giờ đã qua 60 ngày rồi, tác giả sử dụng số đếm như muốn nhấn mạnh thêm sự trôi chảy của thời gian. Cùng với các từ "đã", "ngoài", tác giả đã khéo léo diễn tả sự bâng khuâng, nuối tiếc, giục giã con người sống nhanh lên kẻo mùa xuân đang ở độ chín nhất, căng tràn sức sống nhất
+ Chỉ bằng vài nét phác thảo, không gian đã hiện ra thật khoáng đạt với bầu trời cao rộng, quáng đãng, sáng sủa, điểm vào đó là vài cánh én tự do
- Hai câu sau:
"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
+ Cỏ "non xanh": màu xanh của sức sống mãnh liệt, căng tràn nhựa sống
+ Không chỉ là nhánh cỏ, bụi cỏ mà là cả một chân trời "cỏ": giãn nở không gian vô cùng vô tận
+ Bức tranh mùa xuân hiện lên đầu tiên với gam màu xanh tươi mát của thảm cỏ trải rộng đến chân trời. Toàn bộ không gian như nhuốm cả sự sống căng tràn, mãnh liệt ấy. Trên nền xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng.
-> Tất cả tạo nên một bức trang diễm lệ với màu sắc hài hoà, thanh nhã đẹp đến tuyệt diệu.
+ Đảo ngữ "trắng điểm" kết hợp với từ "điểm" như càng nhấn mạnh hơn sắc trắng trong trẻo của hoa lê. Điều đặc biệt là sự xuất hiện của hoa lê của loáng thoáng, không nở rộ, lộ liễu, cảnh vật dường như có hồn hơn, như một người con gái đẹp e ấp, ngại ngùng.
- Sự phối hợp giữa màu xanh và trắng (hai gam màu sáng) qua tay của Nguyễn Du đã gợi ra một bức tranh xuân nhẹ nhàng, thanh khiết.
- Liên hệ với hai câu thơ cổ cũng viết về mùa xuân "Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa" b. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
- Hai câu đầu:
+ Hai câu thơ đầu sử dụng tiểu đối "lễ là..." - "hội là...." cùng với nghệ thuật tách từ "lễ hội", "lễ tảo mộ" là lòng biết ơn, sự tri ân đối với quá khứ, tổ tiên, "hội đạp thanh" là ngày vui của mùa xuân. Qua đó, tác giả đã miêu tả hai hoạt động cùng xảy ra trong ngày xuân, đồng thời việc tách từ cũng khiến câu thơ trở nên mềm mại, mượt mà hơn
- Sáu câu tiếp:
+ Không khí tưng bừng, tấp nập của ngày lễ hội được miêu tả một cách chi tiết, làm rộn lên không khí náo nức bằng sự kết hợp tàu tình các từ ghép (chị em, gần xa, yến anh) và từ láy (nô nức, sắm sửa, dập dìu) -> Qua đó mà ta thấy được tâm trạng náo nức tươi vui trong lòng người đi du xuân
+ Nghệ thuật ẩn dụ "nô nức yến anh" gợi hình ảnh từng đoàn người đu chơi xuân đông đúc, dập dìu như chim yến chim oanh mà trong đó chủ yếu là nam thanh nữ tú, cũng như thế mà gợi ra những cuộc trò chuyện xôn xao náo nức tình tứ của những đôi uyên ương
+ Biện pháp so sánh "Ngựa xe như nước, áo quần như nêm" gợi sự đông đúc của từng đoàn người chen nhau đi chơi xuân
+ Hai câu thơ còn lại như trái ngược với bốn câu thơ ở trên, nó là khoảng lặng trong ngày xuân. Không còn là không khí náo nhiệt, vui cười như trước đó mà ở đây là sự tri ân, nhớ về người thân đã khuất, cúng bái ông bà tổ tiên, đốt vàng vó, tiền giấy cho người đã mất -> Gợi truyền thống đẹp của nhân dân ta: uống nước nhớ nguồn c. Cảnh buổi chiều ngày xuân
- Cảnh hoàng hôn hiện ra với hình ảnh mặt trời từ từ lăn ánh nắng cuối ngày đang tắt, không gian trở nên ảm đạm, mờ tối dần
- Hình ảnh "tiểu khê", nhịp cầu "nho nhỏ": không gian dường như nhỏ bé, thu hẹp lại, lắng vào chiều sâu
- Một loạt hệ thống từ láy được sử dụng "tà tà", "thơ thẩn", "thanh thanh", "nao nao", "nho nhỏ" diễn tả cảnh vật có tâm hồn đồng điệu với con người tao nhã
- Qua cảnh vật, tâm trạng con người cũng được diễn tả rõ hơn, đậm nét hơn: lưu luyến, tiếc nuối, bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui sắp tàn 3. Bàn luận, đánh giá
- Ý kiến là một đánh giá rất đúng về thơ ca
- Ý kiến cho ta nhận thức rằng ngôn ngữ trong thơ khác với ngôn ngữ trong văn chương bình thường, không chỉ là sự cô đọng mà giá trị biểu cảm cũng được nâng lên một tầm khác. Nếu âm nhạc dùng âm thanh, hội hoạ dùng màu sắc thì thơ có ngôn từ làm vật liệu để làm nên cái đặc trưng, sự đặc sắc và phản ánh hiện thực, mang giá trị tư tưởng, thông điệp
- Đánh giá trong bài "Cảnh ngày xuân": em tham khảo bài bạn @Vân Vô Lăng nha Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, giá trị và vị trí đoạn trích "Cảnh ngày xuân" nói riêng, tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du nói chung trong nền thơ ca Việt Nam
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến "Thơ là nghệ thuật của ngôn từ" Thân bài: 1. Giải thích
- Thơ: là thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, bắt nguồn từ cảm xúc con người, từ ngữ mang hàm ý cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa
- Nghệ thuật của ngôn từ: sự thấu hiểu, vận dụng và sáng tạo từ ngôn ngữ chung, biến nó thành ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật, đẹp mà giàu ý nghĩa, thể hiện sự trau chuốt, dụng ý của tác giả
=> Ý kiến đề cao sự dụng công trong việc dùng từ ngữ, quá trình sáng tạo nên nghệ thuật của người nghệ sĩ; khẳng định thơ là những gì cô đọng, hàm súc, chắt lọc những gì tinh túy nhất mà vẫn chứa đựng nhiều thông điệp tác giả muốn gửi gắm.
(Ý đề bài là muốn em tập trung hơn về ngôn ngữ trong bài thơ, từ ngữ đắt giá và cả ý nghĩa của chúng) 2. Chứng minh qua tác phẩm "Cảnh ngày xuân" a. Cảnh thiên nhiên mùa xuân
- Hai câu thơ đầu:
+ Hai câu thơ tả thời gian và cảm nhận về bước đi của thời gian. Cảnh ngày xuân tươi đẹp bắt đầu từ hình ảnh chim én đưa thoi. Cụm từ "đưa thoi" miêu tả cánh chim đang chao lịa trên bầu thời giống như những con thoi đang dệt lên bức tranh mùa xuân, đồng thời cụm từ ấy cũng gợi ra ấn tượng về sự chảy trôi của thời gian: nhanh, thấm thoát đã trôi qua rất nhanh
+ "Thiều quang" nghĩa là ánh sáng đẹp, thứ ánh sáng mang tới hi vọng, tràn trề sự sống
+ "Chín chục" - "Sáu mươi": số đếm cụ thể, mùa xuân có 90 ngày, bây giờ đã qua 60 ngày rồi, tác giả sử dụng số đếm như muốn nhấn mạnh thêm sự trôi chảy của thời gian. Cùng với các từ "đã", "ngoài", tác giả đã khéo léo diễn tả sự bâng khuâng, nuối tiếc, giục giã con người sống nhanh lên kẻo mùa xuân đang ở độ chín nhất, căng tràn sức sống nhất
+ Chỉ bằng vài nét phác thảo, không gian đã hiện ra thật khoáng đạt với bầu trời cao rộng, quáng đãng, sáng sủa, điểm vào đó là vài cánh én tự do
- Hai câu sau:
"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
+ Cỏ "non xanh": màu xanh của sức sống mãnh liệt, căng tràn nhựa sống
+ Không chỉ là nhánh cỏ, bụi cỏ mà là cả một chân trời "cỏ": giãn nở không gian vô cùng vô tận
+ Bức tranh mùa xuân hiện lên đầu tiên với gam màu xanh tươi mát của thảm cỏ trải rộng đến chân trời. Toàn bộ không gian như nhuốm cả sự sống căng tràn, mãnh liệt ấy. Trên nền xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng.
-> Tất cả tạo nên một bức trang diễm lệ với màu sắc hài hoà, thanh nhã đẹp đến tuyệt diệu.
+ Đảo ngữ "trắng điểm" kết hợp với từ "điểm" như càng nhấn mạnh hơn sắc trắng trong trẻo của hoa lê. Điều đặc biệt là sự xuất hiện của hoa lê của loáng thoáng, không nở rộ, lộ liễu, cảnh vật dường như có hồn hơn, như một người con gái đẹp e ấp, ngại ngùng.
- Sự phối hợp giữa màu xanh và trắng (hai gam màu sáng) qua tay của Nguyễn Du đã gợi ra một bức tranh xuân nhẹ nhàng, thanh khiết.
- Liên hệ với hai câu thơ cổ cũng viết về mùa xuân "Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa" b. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
- Hai câu đầu:
+ Hai câu thơ đầu sử dụng tiểu đối "lễ là..." - "hội là...." cùng với nghệ thuật tách từ "lễ hội", "lễ tảo mộ" là lòng biết ơn, sự tri ân đối với quá khứ, tổ tiên, "hội đạp thanh" là ngày vui của mùa xuân. Qua đó, tác giả đã miêu tả hai hoạt động cùng xảy ra trong ngày xuân, đồng thời việc tách từ cũng khiến câu thơ trở nên mềm mại, mượt mà hơn
- Sáu câu tiếp:
+ Không khí tưng bừng, tấp nập của ngày lễ hội được miêu tả một cách chi tiết, làm rộn lên không khí náo nức bằng sự kết hợp tàu tình các từ ghép (chị em, gần xa, yến anh) và từ láy (nô nức, sắm sửa, dập dìu) -> Qua đó mà ta thấy được tâm trạng náo nức tươi vui trong lòng người đi du xuân
+ Nghệ thuật ẩn dụ "nô nức yến anh" gợi hình ảnh từng đoàn người đu chơi xuân đông đúc, dập dìu như chim yến chim oanh mà trong đó chủ yếu là nam thanh nữ tú, cũng như thế mà gợi ra những cuộc trò chuyện xôn xao náo nức tình tứ của những đôi uyên ương
+ Biện pháp so sánh "Ngựa xe như nước, áo quần như nêm" gợi sự đông đúc của từng đoàn người chen nhau đi chơi xuân
+ Hai câu thơ còn lại như trái ngược với bốn câu thơ ở trên, nó là khoảng lặng trong ngày xuân. Không còn là không khí náo nhiệt, vui cười như trước đó mà ở đây là sự tri ân, nhớ về người thân đã khuất, cúng bái ông bà tổ tiên, đốt vàng vó, tiền giấy cho người đã mất -> Gợi truyền thống đẹp của nhân dân ta: uống nước nhớ nguồn c. Cảnh buổi chiều ngày xuân
- Cảnh hoàng hôn hiện ra với hình ảnh mặt trời từ từ lăn ánh nắng cuối ngày đang tắt, không gian trở nên ảm đạm, mờ tối dần
- Hình ảnh "tiểu khê", nhịp cầu "nho nhỏ": không gian dường như nhỏ bé, thu hẹp lại, lắng vào chiều sâu
- Một loạt hệ thống từ láy được sử dụng "tà tà", "thơ thẩn", "thanh thanh", "nao nao", "nho nhỏ" diễn tả cảnh vật có tâm hồn đồng điệu với con người tao nhã
- Qua cảnh vật, tâm trạng con người cũng được diễn tả rõ hơn, đậm nét hơn: lưu luyến, tiếc nuối, bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui sắp tàn 3. Bàn luận, đánh giá
- Ý kiến là một đánh giá rất đúng về thơ ca
- Ý kiến cho ta nhận thức rằng ngôn ngữ trong thơ khác với ngôn ngữ trong văn chương bình thường, không chỉ là sự cô đọng mà giá trị biểu cảm cũng được nâng lên một tầm khác. Nếu âm nhạc dùng âm thanh, hội hoạ dùng màu sắc thì thơ có ngôn từ làm vật liệu để làm nên cái đặc trưng, sự đặc sắc và phản ánh hiện thực, mang giá trị tư tưởng, thông điệp
- Đánh giá trong bài "Cảnh ngày xuân": em tham khảo bài bạn @Vân Vô Lăng nha Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, giá trị và vị trí đoạn trích "Cảnh ngày xuân" nói riêng, tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du nói chung trong nền thơ ca Việt Nam
Chị @Trần Tuyết Khả ơi, ở phần mở bài em có ý tưởng như thế này:
Em nhấn mạnh:
- Mỗi lĩnh vực nghệ thuật có chất liệu khác nhau:
+ Hội họa: màu sắc.
+ Âm nhạc: nốt nhạc.
+ Văn học: ngôn từ.
- Dẫn vào đoạn trích Cảnh ngày xuân.
Nhưng em không thể cấu thành một mở bài hoàn chỉnh được ạ bởi vì em không thể sắp xếp được những câu văn theo ý tưởng trên. Chị có thể cho em tham khảo một mở bài theo như ý tưởng trên của em được không ạ? Em cảm ơn!
Chị @Trần Tuyết Khả ơi, ở phần mở bài em có ý tưởng như thế này:
Em nhấn mạnh:
- Mỗi lĩnh vực nghệ thuật có chất liệu khác nhau:
+ Hội họa: màu sắc.
+ Âm nhạc: nốt nhạc.
+ Văn học: ngôn từ.
- Dẫn vào đoạn trích Cảnh ngày xuân.
Nhưng em không thể cấu thành một mở bài hoàn chỉnh được ạ bởi vì em không thể sắp xếp được những câu văn theo ý tưởng trên. Chị có thể cho em tham khảo một mở bài theo như ý tưởng trên của em được không ạ? Em cảm ơn!
Em tham khảo nha
Mỗi lĩnh vực nghệ thuật có chất liệu riêng làm nên sự đặc trưng, cái hồn của lĩnh vực ấy. Nếu âm nhạc dùng âm thanh, hội hoạ dùng màu sắc thì văn học dùng ngôn từ, đặc biệt là thơ ca. Quả không sai khi nói rằng "thơ là nghệ thuật của ngôn từ". Thơ ca đã ra đời và song hành với nhân loại, như một thứ phương tiện đầy đắc lực và giàu xúc cảm giúp con người bày tỏ nỗi niềm và đi sâu vào khai thác cuộc sống bằng chính ngôn từ của nó. Một trong những bài thơ với đỉnh cao của việc sử dụng ngôn từ chắc chắn phải kể đến "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, đặc biệt là đoạn trích "Cảnh ngày xuân".....
P/s: chị xin lỗi chị onl thất thường nên không giúp em nhanh được
Chị @Trần Tuyết Khả ơi, từ phần 2. Chứng minh qua tác phẩm "Cảnh ngày xuân" mà muốn chuyển ý qua phần 3. Bàn luận, đánh giá thì phải viết như thế nào ạ? Chị cho em tham khảo với ạ! Em cảm ơn ạ!
Chị @Trần Tuyết Khả ơi, từ phần 2. Chứng minh qua tác phẩm "Cảnh ngày xuân" mà muốn chuyển ý qua phần 3. Bàn luận, đánh giá thì phải viết như thế nào ạ? Chị cho em tham khảo với ạ! Em cảm ơn ạ!
Em tham khảo một trong hai cách:
+ Nói về tác phẩm -> tác phẩm là minh chứng cho ý kiến Có thể nói, với "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã khẳng định cái tài và cái tâm của mình, phô diễn được tài năng qua từng câu chữ. Và cũng vì thế, tác phẩm là một minh chứng sáng rõ chứng tỏ tính đúng đắn của ý kiến "Thơ là nghệ thuật của ngôn từ".
+ Quay lại với ý kiến "Thơ là nghệ thuật của ngôn từ", ta nhận thức được rằng....
Mỗi lĩnh vực nghệ thuật có chất liệu riêng, làm nên sự đặc trưng, cái hồn của lĩnh vực ấy.Nếu âm nhạc dùng âm thanh, hội hoạ dùng màu sắc thì văn học dùng ngôn từ, đặc biệt là thơ ca. Quả không sai khi nói rằng "Thơ là nghệ thuật của ngôn từ".Thơ ca đã ra đời và song hành với nhân loại, như một thứ phương tiện đầy đắc lực và giàu xúc cảm giúp con người bày tỏ nỗi niềm và đi sâu vào khai thác cuộc sống bằng chính ngôn từ của nó. Một trong những bài thơ với đỉnh cao của việc sử dụng ngôn từ chắc chắn phải kể đến "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, đặc biệt là đoạn trích "Cảnh ngày xuân"
Vậy câu nói :“Thơ là nghệ thuật của ngôn từ” có nghĩa là gì?Thơ là thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, bắt nguồn từ cảm xúc con người, từ ngữ mang hàm ý cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa. Nghệ thuật của ngôn từ là sự thấu hiểu, vận dụng và sáng tạo từ ngôn ngữ chung, biến nó thành ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật, đẹp mà giàu ý nghĩa, thể hiện sự trau chuốt, dụng ý của tác giả.Ý kiến đề cao sự dụng công trong việc dùng từ ngữ, quá trình sáng tạo nên nghệ thuật của người nghệ sĩ; khẳng định thơ là những gì cô đọng, hàm súc, chắt lọc những gì tinh túy nhất mà vẫn chứa đựng nhiều thông điệp tác giả muốn gửi gắm.
Không ngẫu nhiên mà tác phẩm “Truyện Kiều” luôn là đề tài luôn hấp dẫn các nhà văn, nhà thơ, nhà lí luận văn học, nhà ngôn ngữ học,…để nghiên cứu.Bởi từng từ, câu đều được ông chau chuốt tỉ mỉ, tinh tế, càng phân tích từng câu từ ấy người ta càng thấy một lớp nghĩa khác mà tác giả muốn gửi gắm vào. Tuy là tác phẩm được mượn từ cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện nhưng ông không lấy nó là của mình mà biến chất liệu ấy làm thành của mình, từ đó cho thấy sự tài hoa và sáng tạo trong con người của Nguyễn Du. Và trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” mặc dù chỉ vỏn vẹn mười tám câu thơ nhưng đọc giả cảm vẫn cảm nhận được sự tài hoa, cách sử dụng từ ngữ tinh tế mà ông thể hiện.
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Cụm từ "đưa thoi" miêu tả cánh chim đang chao lịa trên bầu thời giống như những con thoi đang dệt lên bức tranh mùa xuân, đồng thời cụm từ ấy cũng gợi ra ấn tượng về sự chảy trôi của thời gian: nhanh, thấm thoát đã trôi qua rất nhanh; "Chín chục" - "Sáu mươi" là số đếm cụ thể, mùa xuân có chín mươi ngày, bây giờ đã qua sáu mươi ngày rồi, tác giả sử dụng số đếm như muốn nhấn mạnh thêm sự trôi chảy của thời gian. Cùng với các từ "đã", "ngoài", tác giả đã khéo léo diễn tả sự bâng khuâng, nuối tiếc, giục giã con người sống nhanh lên kẻo mùa xuân đang ở độ chín nhất, căng tràn sức sống nhất.Hình ảnh cỏ "non xanh" gợi tả màu xanh của sức sống mãnh liệt, căng tràn nhựa sống, không chỉ là nhánh cỏ, bụi cỏ mà là cả một chân trời "cỏ", giãn nở không gian vô tận. Ông đã rất tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ.Đảo ngữ "trắng điểm" kết hợp với từ "điểm" như càng nhấn mạnh hơn sắc trắng trong trẻo của hoa lê.
“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên”
Trong năm câu thơ này, ta thấy rất rõ hệ thống các từ ghép, từ láy, từ Hán Việt: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần; gần xa, nô nức, sắm sửa, dập dìu, thanh minh, đạp thanh, tảo mộ, bộ hành,…được Nguyễn Du sử dụng bằng cách chọn lọc rất tinh tế, làm sống lại lễ hội mùa xuân gắn với vẻ đẹp văn hóa phương Đông.Ngoài ra, ông còn sáng tạo hình ảnh:”nô nức yến anh”,”ngựa xe như nước như nêm”, …cùng với phép đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bât không khí lễ hội: “Gần xa nô nức yến anh, Dập dìu tài tử giai nhân”
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Hình ảnh ngọn "tiểu khê", phong cảnh “thanh thanh”, dòng nước “nao nao”, nhịp cầu “nho nhỏ” làm cho không gian dường như nhỏ bé, thu hẹp lại, lắng vào chiều sâu.Một loạt hệ thống từ láy được sử dụng "tà tà", "thanh thanh", "nao nao’’ diễn tả sự nhạt nhòa của cảnh vật và sự rung động trong tâm hồn con người.Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ với những hình ảnh ước lệ như bóng tà dương, dòng nước…nhưng không phải là những hình ảnh xa lạ mà rất đỗi quen thuộc với bất cứ người Việt Nam nào.
Có thể nói, với "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã khẳng định cái tài và cái tâm của mình, phô diễn được tài năng qua từng câu chữ. Và cũng vì thế, tác phẩm là một minh chứng sáng rõ chứng tỏ tính đúng đắn của ý kiến "Thơ là nghệ thuật của ngôn từ".Quay lại với ý kiến, ta nhận thức được rằng ngôn ngữ trong thơ khác với ngôn ngữ trong văn chương bình thường, không chỉ là sự cô đọng mà giá trị biểu cảm cũng được nâng lên một tầm khác.Nếu âm nhạc dùng âm thanh, hội hoạ dùng màu sắc thì thơ có ngôn từ làm vật liệu để làm nên cái đặc trưng, sự đặc sắc và phản ánh hiện thực, mang giá trị tư tưởng, thông điệp.Nhà thơ Nguyễn Du đã tạo nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, giàu sức sống. Lễ hội mùa xuân trong sáng được tác giả phác họa qua bút pháp miêu tả, gợi, sử dụng từ ngữ giàu tính tạo hình làm cho cảnh xuân ấy càng thêm hiện rõ ra cùng với những đặc điểm riêng biệt.Dùng từ ghép, từ Hán Việt ,từ láy và phép ẩn dụ làm cho không khí lễ hội mùa xuân nao nức, phấn khởi càng được gợi tả.Đem lại sức hút cho bài thơ.Đoạn thơ Cảnh ngày xuân có nét độc đáo về mặt ý nghĩa của ngôn từ phong phú mang lại cho bài thơ khung cảnh mùa xuân rộn ràng, tưng bùng.Ngôn từ trong đoạn thơ tuy hàm súc nhưng giàu tính tạo hình là điểm độc đáo trong bài thơ.Làm cho bài thơ toát lên hồn thơ bên trong mình. Những điều trên cũng cho thấy rằng Nguyễn Du không chỉ là một trái tim lớn mà còn là một tài năng lớn. Đúng như Phạm Quỳnh đã nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn…
Chị @Trần Tuyết Khả, nhân xét và chỉnh sửa giúp em với ạ!
Em cảm ơn
Mỗi lĩnh vực nghệ thuật có chất liệu riêng, làm nên sự đặc trưng, cái hồn của lĩnh vực ấy.Nếu âm nhạc dùng âm thanh, hội hoạ dùng màu sắc thì văn học dùng ngôn từ, đặc biệt là thơ ca. Quả không sai khi nói rằng "Thơ là nghệ thuật của ngôn từ".Thơ ca đã ra đời và song hành với nhân loại, như một thứ phương tiện đầy đắc lực và giàu xúc cảm giúp con người bày tỏ nỗi niềm và đi sâu vào khai thác cuộc sống bằng chính ngôn từ của nó. Một trong những bài thơ với đỉnh cao của việc sử dụng ngôn từ chắc chắn phải kể đến "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, đặc biệt là đoạn trích "Cảnh ngày xuân"
Vậy câu nói :“Thơ là nghệ thuật của ngôn từ” có nghĩa là gì?Thơ là thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, bắt nguồn từ cảm xúc con người, từ ngữ mang hàm ý cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa. Nghệ thuật của ngôn từ là sự thấu hiểu, vận dụng và sáng tạo từ ngôn ngữ chung, biến nó thành ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật, đẹp mà giàu ý nghĩa, thể hiện sự trau chuốt, dụng ý của tác giả.Ý kiến đề cao sự dụng công trong việc dùng từ ngữ, quá trình sáng tạo nên nghệ thuật của người nghệ sĩ; khẳng định thơ là những gì cô đọng, hàm súc, chắt lọc những gì tinh túy nhất mà vẫn chứa đựng nhiều thông điệp tác giả muốn gửi gắm.
Không ngẫu nhiên mà tác phẩm “Truyện Kiều” luôn là đề tài luôn hấp dẫn các nhà văn, nhà thơ, nhà lí luận văn học, nhà ngôn ngữ học,…để nghiên cứu.Bởi từng từ, câu đều được ông chau chuốt tỉ mỉ, tinh tế, càng phân tích từng câu từ ấy người ta càng thấy một lớp nghĩa khác mà tác giả muốn gửi gắm vào. Tuy là tác phẩm được mượn từ cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện nhưng ông không lấy nó là của mình mà biến chất liệu ấy làm thành của mình, từ đó cho thấy sự tài hoa và sáng tạo trong con người của Nguyễn Du. Và trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” mặc dù chỉ vỏn vẹn mười tám câu thơ nhưng đọc giả cảm vẫn cảm nhận được sự tài hoa, cách sử dụng từ ngữ tinh tế mà ông thể hiện.
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Cụm từ "đưa thoi" miêu tả cánh chim đang chao lịa trên bầu thời giống như những con thoi đang dệt lên bức tranh mùa xuân, đồng thời cụm từ ấy cũng gợi ra ấn tượng về sự chảy trôi của thời gian: nhanh, thấm thoát đã trôi qua rất nhanh; "Chín chục" - "Sáu mươi" là số đếm cụ thể, mùa xuân có chín mươi ngày, bây giờ đã qua sáu mươi ngày rồi, tác giả sử dụng số đếm như muốn nhấn mạnh thêm sự trôi chảy của thời gian. Cùng với các từ "đã", "ngoài", tác giả đã khéo léo diễn tả sự bâng khuâng, nuối tiếc, giục giã con người sống nhanh lên kẻo mùa xuân đang ở độ chín nhất, căng tràn sức sống nhất.Hình ảnh cỏ "non xanh" gợi tả màu xanh của sức sống mãnh liệt, căng tràn nhựa sống, không chỉ là nhánh cỏ, bụi cỏ mà là cả một chân trời "cỏ", giãn nở không gian vô tận. Ông đã rất tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ.Đảo ngữ "trắng điểm" kết hợp với từ "điểm" như càng nhấn mạnh hơn sắc trắng trong trẻo của hoa lê.
“Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên”
Trong năm câu thơ này, ta thấy rất rõ hệ thống các từ ghép, từ láy, từ Hán Việt: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần; gần xa, nô nức, sắm sửa, dập dìu, thanh minh, đạp thanh, tảo mộ, bộ hành,…được Nguyễn Du sử dụng bằng cách chọn lọc rất tinh tế, làm sống lại lễ hội mùa xuân gắn với vẻ đẹp văn hóa phương Đông.Ngoài ra, ông còn sáng tạo hình ảnh:”nô nức yến anh”,”ngựa xe như nước như nêm”, …cùng với phép đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bât không khí lễ hội: “Gần xa nô nức yến anh, Dập dìu tài tử giai nhân”
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Hình ảnh ngọn "tiểu khê", phong cảnh “thanh thanh”, dòng nước “nao nao”, nhịp cầu “nho nhỏ” làm cho không gian dường như nhỏ bé, thu hẹp lại, lắng vào chiều sâu.Một loạt hệ thống từ láy được sử dụng "tà tà", "thanh thanh", "nao nao’’ diễn tả sự nhạt nhòa của cảnh vật và sự rung động trong tâm hồn con người.Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ với những hình ảnh ước lệ như bóng tà dương, dòng nước…nhưng không phải là những hình ảnh xa lạ mà rất đỗi quen thuộc với bất cứ người Việt Nam nào.
Có thể nói, với "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã khẳng định cái tài và cái tâm của mình, phô diễn được tài năng qua từng câu chữ. Và cũng vì thế, tác phẩm là một minh chứng sáng rõ chứng tỏ tính đúng đắn của ý kiến "Thơ là nghệ thuật của ngôn từ".Quay lại với ý kiến, ta nhận thức được rằng ngôn ngữ trong thơ khác với ngôn ngữ trong văn chương bình thường, không chỉ là sự cô đọng mà giá trị biểu cảm cũng được nâng lên một tầm khác.Nếu âm nhạc dùng âm thanh, hội hoạ dùng màu sắc thì thơ có ngôn từ làm vật liệu để làm nên cái đặc trưng, sự đặc sắc và phản ánh hiện thực, mang giá trị tư tưởng, thông điệp.Nhà thơ Nguyễn Du đã tạo nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, giàu sức sống. Lễ hội mùa xuân trong sáng được tác giả phác họa qua bút pháp miêu tả, gợi, sử dụng từ ngữ giàu tính tạo hình làm cho cảnh xuân ấy càng thêm hiện rõ ra cùng với những đặc điểm riêng biệt.Dùng từ ghép, từ Hán Việt ,từ láy và phép ẩn dụ làm cho không khí lễ hội mùa xuân nao nức, phấn khởi càng được gợi tả.Đem lại sức hút cho bài thơ.Đoạn thơ Cảnh ngày xuân có nét độc đáo về mặt ý nghĩa của ngôn từ phong phú mang lại cho bài thơ khung cảnh mùa xuân rộn ràng, tưng bùng.Ngôn từ trong đoạn thơ tuy hàm súc nhưng giàu tính tạo hình là điểm độc đáo trong bài thơ.Làm cho bài thơ toát lên hồn thơ bên trong mình. Những điều trên cũng cho thấy rằng Nguyễn Du không chỉ là một trái tim lớn mà còn là một tài năng lớn. Đúng như Phạm Quỳnh đã nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn…
Chị @Trần Tuyết Khả, nhân xét và chỉnh sửa giúp em với ạ!
Em cảm ơn
Chị nhận xét và sửa dần dần nha
Những đoạn màu đỏ là chị thêm vào
- Em bị lặp phần mở bài và phần đánh giá, chỗ "nếu âm nhạc dùng....", mình có thể thay đổi đi để tránh lặp nha
Như đã nói trước đó, mỗi một lĩnh vực nghệ thuật đều có cho mình vật liệu riêng, như vậy, có thể nói: thơ có ngôn từ làm vật liệu để làm nên cái đặc trưng, sự đặc sắc và phản ánh hiện thực, mang giá trị tư tưởng, thông điệp. Nhà thơ Nguyễn Du đã tạo nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, giàu sức sống.
Vậy câu nói :“Thơ là nghệ thuật của ngôn từ” có nghĩa là gì? Thơ là thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, bắt nguồn từ cảm xúc con người, từ ngữ mang hàm ý cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa. Nghệ thuật của ngôn từ là sự thấu hiểu, vận dụng và sáng tạo từ ngôn ngữ chung, biến nó thành ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật, đẹp mà giàu ý nghĩa, thể hiện sự trau chuốt, dụng ý của tác giả. Và như thế, ý kiến đã đề cao sự dụng công trong việc dùng từ ngữ, quá trình sáng tạo nên nghệ thuật của người nghệ sĩ; khẳng định thơ là những gì cô đọng, hàm súc, chắt lọc những gì tinh túy nhất mà vẫn chứa đựng nhiều thông điệp tác giả muốn gửi gắm.
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” Mở đầu đoạn trích, tác giả đưa người đọc đến với cảnh đẹp thiên nhiên của một buổi sáng ngày xuân tươi mát. Ở đó có cánh én chao liệng, cỏ non mơn mởn cả một góc trời và cành lê trắng tinh khôi. Cụm từ "đưa thoi" miêu tả....
Tóm lại, đoạn thơ "Cảnh ngày xuân" nói riêng, tác phẩm "Truyện Kiều" nói chung mang đậm nét độc đáo về mặt ý nghĩa của ngôn từ phong phú. Ngôn từ trong đoạn thơ tuy hàm súc nhưng giàu tính tạo hình là điểm độc đáo trong bài thơ. Làm cho bài thơ toát lên hồn thơ bên trong mình. Thật chẳng ngoa khi ví von "Truyện Kiều" như viên ngọc sáng giá nhất trong nền thơ ca Việt Nam. Cũng vì thế, ta lại càng thấy rằng Nguyễn Du không chỉ là một trái tim lớn mà còn là một tài năng lớn. Đúng như Phạm Quỳnh đã nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn…"