Văn 8 Hịch tướng sĩ

trananhquangminh@gmail.com

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2020
33
4
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?

Câu 2. Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch khoảng 12 câu phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn tác giả tự nói lên nỗi lòng của mình từ: “Ta thường tới bữa… vui lòng”. Đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu phủ định và 1 câu nghi vấn.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Câu 1. Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn đã khơi gợi được điều gì ở tướng sĩ?
Sự ngang ngược và tội ác của giặc: Đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phu, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.
Cho tướng sĩ thấy được sự tàn độc, xấu xa của quân giặc, khơi gợi tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm đánh giặc ra khỏi bờ cõi đất nước, tạo được sự căm thù giắc sâu sắc trước tội ác tày trời của chúng.
Câu 2. Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch khoảng 12 câu phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn tác giả tự nói lên nỗi lòng của mình từ: “Ta thường tới bữa… vui lòng”. Đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu phủ định và 1 câu nghi vấn.
Kho tàng văn học Việt Nam đã có biết bao nhiêu tác phẩm văn học kinh điển bùng cháy lên tình yêu nước, một trong số ấy là tác phẩm "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn. Sự tàn độc của quân giặc cũng được tác giả làm rõ, chúng đi lại ngênh ngang, thu trăm bạc vàng, sỉ mắng triều đình, chúng tàn nhẫn, bỉ ổi, thối tha.Trước bộ mặt vô nhân đạo, tham lam của kẻ thù như thế mà chúng ta lại để yên hay sao? Không thể khoanh tay đứng nhìn chúng chiếm đóng bờ cõi mà không hành động, quân sĩ càng phải ra sức luyện tập võ nghệ, học tập binh thư yếu lược, sẵn sàng đánh giặc. Trong bài hịch, vị tướng ấy có viết "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Tác khéo léo sử dụng biện pháp tu từ là so sánh và nói quá để làm rõ lòng căm giận, uất ức kẻ thù, bày tỏ tình yêu nước của bản thân. Tức giận đến mức ăn không ngon, ngủ không yên, đêm đêm khóc ướt cả gối, phải xả thịt, lột da, uống máu để cho thỏa đáng sự nhẫn tâm của chúng. Tiếp đến là ý chí xả thân, bất chấp mạng sống vì nền độc lập của nước nhà, Trần Quốc Tuấn đã nói "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Câu nói đanh thép, hùng hồn, thức tỉnh ý chí của bao nhiêu binh sĩ. Còn nêu lên vấn đề nhận thức và hành động vô tâm, thờ ơ, bàng quan của nhiều người trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.Hịch tướng sĩ không chỉ là một lời hiệu triệu, thức tỉnh tinh thần quân sĩ mà còn xứng đáng là một áng thiên cổ hùng văn.
 
Top Bottom