Văn 9 Truyện Kiều

ThanhThuy0511

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng tám 2020
153
345
61
17
Bến Tre
Trường THCS Nhuận Phú Tân
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:Người ta thường nói : Sắc đẹp của Thúy Vân "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da", còn sắc đẹp của Thúy Kiều " Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh" là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy?
(Để trả lời câu hỏi này, cần lưu ý sắc thái biểu cảm khác nhau của các từ thua, nhường khi nói về Thúy Vân với các từ ghen, hờn khi nói về Thúy Kiều.)
Câu 2:Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
(Gợi ý:
- So sánh số câu thơ tả Thúy Vân với số câu thơ tả Thúy Kiều.
- Những vẻ đẹp nào có ở Thúy Kiều mà không có ở Thúy Vân?
- Tại sao tác giả tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau?)
Giúp em với ạ! Em xin cảm ơn!
 

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Câu 1:Người ta thường nói : Sắc đẹp của Thúy Vân "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da", còn sắc đẹp của Thúy Kiều " Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh" là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không? Tại sao lại như vậy?
(Để trả lời câu hỏi này, cần lưu ý sắc thái biểu cảm khác nhau của các từ thua, nhường khi nói về Thúy Vân với các từ ghen, hờn khi nói về Thúy Kiều.)
- Với ngôn từ miêu tả Thúy Vân cho thấy vẻ đẹp hiền lành, phúc hậu nàng sẽ có cuộc đời bình yên, suôn sẻ. Khi tả nàng Nguyễn Du rất tinh tế khi dùng chữ nhường, thua trước vẻ đẹp của làn da, mái tóc.
-> một vẻ đẹp có chút gì đó hiền hoà, chưa có sự đố kị với thiên nhiên
=> cuộc thời Thuý Vân bình lặng, suôn sẻ, không sóng gió.
- Còn với Thúy Kiều, ngôn ngữ Nguyễn Du miêu tả sắc sảo mặn mà, với sắc đẹp đó hoa phải ghen, liễu phải hờn
-> Một vẻ đẹp vượt trội, ngạo nghễ, thách thức với tự nhiên -> Sự đối kị ấy khiến ta nghĩ đến tai hoạ sẽ đến với nàng
=> Cuộc sống đầy sóng gió, biến cố trong tương lai.
Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
Bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn vì:
- Số câu miêu tả Thúy Kiều nhiều hơn.
- Miêu tả vẻ đẹp vượt trội hơn cả tự nhiên
- Sử dụng nghệ thuật đòn bẩy để miều tả sắc đẹp Kiều hơn hẳn Vân ( Kiều càng sắc sảo mặn mà )
- Thúy Kiều biết cầm (đàn hay), kì (đánh cờ giỏi), thi (tài làm thơ), hoạ (tài vẽ tranh đẹp).-> tứ tài
=> Kiều đẹp toàn diện cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn. Dự đoán số phận éo le, đau khổ, bất hạnh. Tác giả sử dụng biện pháp liệt kê, lớp từ ngữ có tính tuyệt đối: ăn đứt, nghề riêng, vốn sẵn,...tả cái tài để ca ngợi cái tâm của nàng.
 
Top Bottom