Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Xin chào tất cả thành viên của diễn đàn HOCMAI!
Trải qua 5 ngày gửi bài , BTC event "Chinh phục đỉnh cao Hóa Học" đã nhận về tất cả 9 bài dự thi rất chất lượng, và có được sự đầu tư khá nhiều về mọi mặt.
Toàn thể BQT Box Hóa xin được cảm ơn các bạn đã tham gia, theo dõi và ủng hộ giúp cho cuộc thi nổi bật và tạo được nhiều dấu ấn.
Không để chờ đợi lâu, sau đây sẽ là các bài dự thi của thành viên, thời gian và cách thức bình chọn.
Chắc hẳn các bạn đã rất nóng lòng phải không nào?
1. Bài dự thi số 1: @nguyenhien82dh@gmail.com
Hiện tượng hóa học mưa Axit:
CTHH: 3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k); SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l)
Do đa số các nhà máy thường dùng các chất đốt tự nhiên như than đá(nguyên tố chủ yếu lưu huỳnh) và dầu mỏ, và nitơoxit từ khí thải của ô tô. Khi chúng tác dụng với oxi và nước trong không khí sẽ tạo nên axit sulfuric(H2SO4) và axit nitric(HNO3). Độ pH là 5,6. Hai loại axit lẫn trong nước mưa rơi xuống đất sẽ phá hủy cây cối, làm hỏng tượng và các công trình kiến trúc. Làm ảnh hưởng đến ao hồ và các loài thủy sinh vật.
2. Bài dự thi số 2: @hoàng085
Mưa axit là hiện tượng hóa học xảy ra trong đời sống và có hại cho sinh vật và thực vật sau đây là phần trình bày của em về khái niệm,nguyên nhân,tác hại và cách khắc phục hiện tượng mưa axit:
Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó H2SO4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3): CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
-Các biện pháp khắc phục:
+Lắp thiết bị khử sunphua tại các nhà máy nhiệt điện.
+Kiểm soát lượng khí thải từ các phương tiện giao thông. Cụ thể là làm giảm lượng oxit nitơ hoặc cải tiến động cơ chuẩn Euro trong các phương tiện giao thông
+Tuân thủ nghiêm ngặt quy định hạn chế phát tán SOx và NOx vào bầu khí quyển.
+Nâng cao chất lượng nguyên liệu đốt. Theo đó, tìm biện pháp loại bỏ lưu huỳnh và nitơ có trong than đá và dầu mỏ.
+Sử dụng năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường và hydro thay cho các nguyên liệu truyền thống.
+Sử dụng than có hàm lượng sulfur thấp
+Không nên hứng nước mưa đầu mùa
+Sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường
Phần trình bày của mình đến đây là kết thúc rất mong thông tin này có ích cho các bạn !
3. Bài dự thi số 3: @NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐO NỒNG ĐỘ CỒN
Gần đây máy đo nồng độ cồn là vật dụng cần thiết để các CSGT kiểm tra nồng độ rượu trong hơi thở của các tài xế. Vậy bạn có biết nguyên lý hoạt động của máy đo nồng độ cồn không?
Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người chọn một chất oxi hóa là crom(VI) oxit CrO3.
Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị hử thành crom (III) oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh đen.
Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu của tài xế.
Phản ứng xảy ra theo Phương trình hóa học sau:
[tex]4CrO_{3} + C_{2}H_{5}OH \rightarrow 2Cr_{2}O_{3} + 2CO_{2} + 3H_{2}O[/tex]
4. Bài dự thi số 4: @Dương Phạm 106
Phản ứng hóa học dự thi :
CaO + H2O -> Ca(OH)2
Đây là :
-Một quá trình trộn nước và vôi sống để tạo thành vôi tôi ( ông bà ta cũng thường ăn trầu bằng vôi )
-Một phản ứng hóa học gồm 2 chất tham gia là : CaO và H2O
Cách điều chế :
Lấy đá vôi (CaCO3) bỏ vào lò nung lên thành vôi sống (CaO):
CaCO3 → CaO + CO2 ( Nhiệt độ cao)
Sau đó, Thả vôi sống (CaO) vào nước thì ta sẽ thu được Ca(OH)2 :
CaO + H2O → Ca(OH)2.
Chất tham gia :
CaO là chất chất rắn có hình dáng cục hoặc hạt màu trắng hoặc xám.
Tính chất vật lý:
Trọng lượng phân tử: 56.077
Độ nóng chảy: 2572 ℃ (2845K)
Điểm sôi: 2850℃ (3123K)
Tỉ trọng: 3.350g / cm3
Hòa tan trong axit, glycerin và dung dịch sucrose, gần như không hòa tan trong ethanol.
Chỉ số khúc xạ là: 1.83
Công thức phân tử: CaO
Công thức cấu tạo: Ca =O
Tính chất hóa học
Tác dụng được với axit
Tác dụng với bạc nitrat
CaO + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + Ag2O
Tác dụng với oxit axit
Nước là một hợp chất của oxi và hiđrô có công thức hóa học là H2O.
-Một chất lỏng không màu, không mùi, không vị , sôi ở 100 °C (ở áp suất khí quyển là 760 mmHg), hóa rắn ở 0 °C.
– Khối lượng riêng của nước (ở 4 °C): 1 g/ml (hoặc 1 kg/lít).
– Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng và khí như: đường, muối ăn, axit, khí hidroclorua, ...
Chất sản phẩm :
Vôi tôi Ca(OH)2
-Là một chất có dạng tinh thể không màu hay bột màu trắng, và thu được khi cho Canxi oxit tác dụng với nước.
Các dạng của vôi tôi
Dung dịch Ca(OH)2 chưa lọc có thể vẩn của các hạt hyđroxyt canxi rất mịn trong nước gọi là “vôi sữa”.
Dung dịch Ca(OH)2 sau khi lọc bỏ cặn rắn thu được dung dịch Ca(OH)2 trong suốt, gọi là “nước vôi trong ”.
Nhiệt độ nóng chảy là 580 độ C (853 K).
Phân tử gam là 74,093 g/mol.
Ca(OH)2 không mùi, dễ bắt cháy.
Tính chất hóa học Ca(OH)2
Ca(OH)2 Làm thay đổi chất chỉ thị màu
Ca(OH)2 mang tính chất của một Bazơ.
Ca(OH)2 tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit
Ca(OH)2 sẽ tác dụng với dung dịch muối
5. Bài dự thi số 5: @Irishuyn
CH2OH-[CHOH]-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O to→ CH2OH-[CHOH]4-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
Viết gọn : C6H12O6 + Ag2O —> (NH3) C6H12O7 + 2Ag
Bài làm về hiện tượng hóa học :
Ta thấy :
Mật ông để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai,
nếu nếm thấy có vị ngọt trong đời sống hàng ngày . Và chất ngọt đó là đường kính hay bán kính
Thì đó là do hai chất : đường glucozơ và fructozơ .
Cấu tạo của hai chất :
- Sự kết tinh giữa glucozơ và fructozơ do nước mật ong đó bay hơi
- Bên cạnh đó mật ong là dung dịch quá bão hòa của các chất trên ( chất thay thế đường )
- Thí nghiệm :
Đốt các chất rắn ⇒ hạt rắn bị chảy ⇒ Chúng sẽ hóa than tạo thành
⇒ Sau một thời gian nhất định chúng sẽ biến thành các chất hữu cơ .
Về phần các chất ngọt đó là đường kính hay bán kính :
- Chúng không phải là đường kính hay bán kính mà đó là do "Sự kết tinh giữa glucozơ và fructozơ do nước mật ong đó bay hơi " ( như phần trên em có nói ) .
7. Bài dự thi số 7: @Toshiro Koyoshi
Hỗn hợp trong ống nghiệm chính là [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] và [tex]C_{2}H_{5}OH[/tex] (bị chia cắt)
Tắt đèn thả từ từ những hạt [tex]KMnO_{4}[/tex] vào trong ống nghiệm. Khi đến phần bị chia cắt thì thấy có hiện tia sáng nổ như sấm sét hay pháo hoa. Lí do là:
[tex]KMnO_{4} + 3H_{2}SO_{4} \rightarrow MnO_{3}^{+} + H_{3}O^{+} + 3H_{2}SO_{4}^{-}[/tex]
[tex]MnO_{3}^{+} + MnO_{4}^{-} \rightarrow Mn_{2}O_{7}[/tex]
[tex]Mn_{2}O_{7}[/tex] là chất oxy hóa hoạt động mạnh, [tex]Mn_{2}O_{7}[/tex] bị kích nổ khi đun nóng đến nhiệt độ trên 55 độC hoặc làm cháy hợp chất hữu cơ khi tiếp xúc. Chính vì vậy mà khi tiếp xúc với [tex]C_{2}H_{5}OH[/tex] làm cho cồn cháy trong hỗn hợp và tạo nên các chùm sáng li ti. Thí nghiệm này với tên gọi là "Storm in testtube". Nếu ta trộn hỗn hợp [tex]KMnO_{4} + H_{2}SO_{4}[/tex] rồi dùng đũa thủy tinh chấm hỗn hợp vào đèn cồn thì đèn cồn sẽ bùng cháy và ở dưới sẽ có ngọn lửa màu tím nhẹ do đốt ion [tex]K^{+}[/tex] . Đây cũng là 1 cách thắp đèn cồn trong phòng thí nghiệm mà không có dụng cụ tạo lửa như bật lửa.
8. Bài dự thi số 8: @Phạm Xuân Hoàng Long
Phản ứng hóa học:
- Đây là phản ứng tạo ra dung dịch Canxi hiđrocacbonat từ nước, khí cacbon dioxit và canxi cacbonat
- Phản ứng trên là 1 phản ứng thuận nghịch
- Nó giải thích được quá trình tạo nên thạch nhũ với những hình thù khác nhau:
- Các chất hóa học có trong phản ứng trên:
- Cách thực hiện:
Mưa axit nó có thể bắt nguồn từ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, ví dụ như từ núi lửa, cháy rừng, sấm sét,......Loại mưa này được tạo từ khí thải SO2 và NxOy từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhân liệu khác tạo thành những giọt mưa axit. Khi mưa, những giọt axit hòa tan vào cùng với nước mưa nên tạo ra chất pH dưới 5,6 và có thể làm tan các kim loại như đồng, sắt,.....
Mưa axit làm ảnh hưởng nặng nề đến cây trồng, hoa màu, cuộc sống của người dân, hàng trăm héc-ta rừng và nhiều thứ khác. Khi mưa axit rơi, những giọt axit hòa vào trong đất cùng với các chất độc hại và sau đó, cây sẽ hút các chất này vào và dần dần sẽ chết. Đó là trên mặt đất và giờ thì đến ao hồ, nếu mưa axit rơi vào ao hồ hay biển cả mênh mông, có thể làm chết các loài sinh vật dưới nước, ô nhiễm môi trường biển.
Lưu ý:
1.Quy định kêu gọi bình chọn
- Thành viên tham gia dự thi cuộc thi được quyền kêu gọi bạn bè bình chọn bài dự thi được đăng ngay tại topic này theo những hình thức sau:
- Thành viên tham gia dự thi được tự do đăng status, links, đặt ảnh bìa, chữ kí ... bài dự thi của mình để kêu gọi ủng hộ, bình chọn.
- Thành viên tham gia dự thi có thể chia sẻ bài thi của mình trên các trang mạng xã hội khác để các bạn khác biết và vào bình chọn.
- Thành viên không được tự tạo tài khoản để gian lận lượt bình chọn.
Khi vi phạm quy định hoặc bị báo cáo làm phiền, BTC sẽ phạt 1 điểm cảnh cáo đối với thí sinh bị báo cáo.
2. Cách tính điểm
a. Điểm bình chọn của thành viên
- Điểm bình chọn của thành viên chiếm 50% tổng số điểm của toàn bài dự thi.
- Thành viên trực tiếp bình chọn tại bài viết này bằng cách ấn tick vào bài dự thi mà mình thấy ưng ý nhất.
b. Điểm của BGK
Điểm của BGK chiếm 50% tổng điểm toàn bài dự thi.
Hiện tại Event của Box Hóa vẫn mở đăng kí với những bạn muốn tham gia vào vòng chính thức của cuộc thi, cụ thể tại đây: Tái khởi động cuộc thi "Chinh phục đỉnh cao Hóa Học". Tham gia rinh quà trung thu ngay thôi nào!
Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin hãy đăng vào đây: Giải đáp thắc mắc
Trải qua 5 ngày gửi bài , BTC event "Chinh phục đỉnh cao Hóa Học" đã nhận về tất cả 9 bài dự thi rất chất lượng, và có được sự đầu tư khá nhiều về mọi mặt.
Toàn thể BQT Box Hóa xin được cảm ơn các bạn đã tham gia, theo dõi và ủng hộ giúp cho cuộc thi nổi bật và tạo được nhiều dấu ấn.
Không để chờ đợi lâu, sau đây sẽ là các bài dự thi của thành viên, thời gian và cách thức bình chọn.
Chắc hẳn các bạn đã rất nóng lòng phải không nào?
1. Bài dự thi số 1: @nguyenhien82dh@gmail.com
Hiện tượng hóa học mưa Axit:
CTHH: 3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k); SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l)
Do đa số các nhà máy thường dùng các chất đốt tự nhiên như than đá(nguyên tố chủ yếu lưu huỳnh) và dầu mỏ, và nitơoxit từ khí thải của ô tô. Khi chúng tác dụng với oxi và nước trong không khí sẽ tạo nên axit sulfuric(H2SO4) và axit nitric(HNO3). Độ pH là 5,6. Hai loại axit lẫn trong nước mưa rơi xuống đất sẽ phá hủy cây cối, làm hỏng tượng và các công trình kiến trúc. Làm ảnh hưởng đến ao hồ và các loài thủy sinh vật.
2. Bài dự thi số 2: @hoàng085
Mưa axit là hiện tượng hóa học xảy ra trong đời sống và có hại cho sinh vật và thực vật sau đây là phần trình bày của em về khái niệm,nguyên nhân,tác hại và cách khắc phục hiện tượng mưa axit:
Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó H2SO4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3): CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
-Các biện pháp khắc phục:
+Lắp thiết bị khử sunphua tại các nhà máy nhiệt điện.
+Kiểm soát lượng khí thải từ các phương tiện giao thông. Cụ thể là làm giảm lượng oxit nitơ hoặc cải tiến động cơ chuẩn Euro trong các phương tiện giao thông
+Tuân thủ nghiêm ngặt quy định hạn chế phát tán SOx và NOx vào bầu khí quyển.
+Nâng cao chất lượng nguyên liệu đốt. Theo đó, tìm biện pháp loại bỏ lưu huỳnh và nitơ có trong than đá và dầu mỏ.
+Sử dụng năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường và hydro thay cho các nguyên liệu truyền thống.
+Sử dụng than có hàm lượng sulfur thấp
+Không nên hứng nước mưa đầu mùa
+Sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường
Phần trình bày của mình đến đây là kết thúc rất mong thông tin này có ích cho các bạn !
3. Bài dự thi số 3: @NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐO NỒNG ĐỘ CỒN
Gần đây máy đo nồng độ cồn là vật dụng cần thiết để các CSGT kiểm tra nồng độ rượu trong hơi thở của các tài xế. Vậy bạn có biết nguyên lý hoạt động của máy đo nồng độ cồn không?
Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người chọn một chất oxi hóa là crom(VI) oxit CrO3.
Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị hử thành crom (III) oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh đen.
Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu của tài xế.
Phản ứng xảy ra theo Phương trình hóa học sau:
[tex]4CrO_{3} + C_{2}H_{5}OH \rightarrow 2Cr_{2}O_{3} + 2CO_{2} + 3H_{2}O[/tex]
4. Bài dự thi số 4: @Dương Phạm 106
Phản ứng hóa học dự thi :
CaO + H2O -> Ca(OH)2
Đây là :
-Một quá trình trộn nước và vôi sống để tạo thành vôi tôi ( ông bà ta cũng thường ăn trầu bằng vôi )
-Một phản ứng hóa học gồm 2 chất tham gia là : CaO và H2O
Cách điều chế :
Lấy đá vôi (CaCO3) bỏ vào lò nung lên thành vôi sống (CaO):
CaCO3 → CaO + CO2 ( Nhiệt độ cao)
Sau đó, Thả vôi sống (CaO) vào nước thì ta sẽ thu được Ca(OH)2 :
CaO + H2O → Ca(OH)2.
Chất tham gia :
CaO là chất chất rắn có hình dáng cục hoặc hạt màu trắng hoặc xám.
Tính chất vật lý:
Trọng lượng phân tử: 56.077
Độ nóng chảy: 2572 ℃ (2845K)
Điểm sôi: 2850℃ (3123K)
Tỉ trọng: 3.350g / cm3
Hòa tan trong axit, glycerin và dung dịch sucrose, gần như không hòa tan trong ethanol.
Chỉ số khúc xạ là: 1.83
Công thức phân tử: CaO
Công thức cấu tạo: Ca =O
Tính chất hóa học
Tác dụng được với axit
Tác dụng với bạc nitrat
CaO + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + Ag2O
Tác dụng với oxit axit
Nước là một hợp chất của oxi và hiđrô có công thức hóa học là H2O.
-Một chất lỏng không màu, không mùi, không vị , sôi ở 100 °C (ở áp suất khí quyển là 760 mmHg), hóa rắn ở 0 °C.
– Khối lượng riêng của nước (ở 4 °C): 1 g/ml (hoặc 1 kg/lít).
– Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng và khí như: đường, muối ăn, axit, khí hidroclorua, ...
Chất sản phẩm :
Vôi tôi Ca(OH)2
-Là một chất có dạng tinh thể không màu hay bột màu trắng, và thu được khi cho Canxi oxit tác dụng với nước.
Các dạng của vôi tôi
Dung dịch Ca(OH)2 chưa lọc có thể vẩn của các hạt hyđroxyt canxi rất mịn trong nước gọi là “vôi sữa”.
Dung dịch Ca(OH)2 sau khi lọc bỏ cặn rắn thu được dung dịch Ca(OH)2 trong suốt, gọi là “nước vôi trong ”.
Nhiệt độ nóng chảy là 580 độ C (853 K).
Phân tử gam là 74,093 g/mol.
Ca(OH)2 không mùi, dễ bắt cháy.
Tính chất hóa học Ca(OH)2
Ca(OH)2 Làm thay đổi chất chỉ thị màu
Ca(OH)2 mang tính chất của một Bazơ.
Ca(OH)2 tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit
Ca(OH)2 sẽ tác dụng với dung dịch muối
5. Bài dự thi số 5: @Irishuyn
CH2OH-[CHOH]-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O to→ CH2OH-[CHOH]4-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag
Viết gọn : C6H12O6 + Ag2O —> (NH3) C6H12O7 + 2Ag
- Mỗi buổi sáng chúng ta thường hay ngắm mình trước gương, vậy bạn có nghĩ cái gì đã tạo nên chiếc gương như vậy. Và đó chính là phản ứng tráng gương, trên đây là phản ứng tráng gương của glucozo
- Phản ứng tráng gương là phản ứng giữa chất vô cơ và hữu cơ
- Khi đun nóng dung dịch glucozo có xúc tác AgNO3/NH3 sẽ tạo ra một phức bạc amoniac
- Đây là phản ứng oxi hoá khử. Sản phẩm của phản ứng tráng gương là Ag kim loại ( chất chính để tạo ra lớp bạc)
- Phản ứng tráng gương là phản ứng đặc trưng để nhận biết glucozo
Bài làm về hiện tượng hóa học :
Ta thấy :
Mật ông để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai,
nếu nếm thấy có vị ngọt trong đời sống hàng ngày . Và chất ngọt đó là đường kính hay bán kính
Thì đó là do hai chất : đường glucozơ và fructozơ .
Cấu tạo của hai chất :
- Sự kết tinh giữa glucozơ và fructozơ do nước mật ong đó bay hơi
- Bên cạnh đó mật ong là dung dịch quá bão hòa của các chất trên ( chất thay thế đường )
- Thí nghiệm :
Đốt các chất rắn ⇒ hạt rắn bị chảy ⇒ Chúng sẽ hóa than tạo thành
⇒ Sau một thời gian nhất định chúng sẽ biến thành các chất hữu cơ .
Về phần các chất ngọt đó là đường kính hay bán kính :
- Chúng không phải là đường kính hay bán kính mà đó là do "Sự kết tinh giữa glucozơ và fructozơ do nước mật ong đó bay hơi " ( như phần trên em có nói ) .
7. Bài dự thi số 7: @Toshiro Koyoshi
Hỗn hợp trong ống nghiệm chính là [tex]H_{2}SO_{4}[/tex] và [tex]C_{2}H_{5}OH[/tex] (bị chia cắt)
Tắt đèn thả từ từ những hạt [tex]KMnO_{4}[/tex] vào trong ống nghiệm. Khi đến phần bị chia cắt thì thấy có hiện tia sáng nổ như sấm sét hay pháo hoa. Lí do là:
[tex]KMnO_{4} + 3H_{2}SO_{4} \rightarrow MnO_{3}^{+} + H_{3}O^{+} + 3H_{2}SO_{4}^{-}[/tex]
[tex]MnO_{3}^{+} + MnO_{4}^{-} \rightarrow Mn_{2}O_{7}[/tex]
[tex]Mn_{2}O_{7}[/tex] là chất oxy hóa hoạt động mạnh, [tex]Mn_{2}O_{7}[/tex] bị kích nổ khi đun nóng đến nhiệt độ trên 55 độC hoặc làm cháy hợp chất hữu cơ khi tiếp xúc. Chính vì vậy mà khi tiếp xúc với [tex]C_{2}H_{5}OH[/tex] làm cho cồn cháy trong hỗn hợp và tạo nên các chùm sáng li ti. Thí nghiệm này với tên gọi là "Storm in testtube". Nếu ta trộn hỗn hợp [tex]KMnO_{4} + H_{2}SO_{4}[/tex] rồi dùng đũa thủy tinh chấm hỗn hợp vào đèn cồn thì đèn cồn sẽ bùng cháy và ở dưới sẽ có ngọn lửa màu tím nhẹ do đốt ion [tex]K^{+}[/tex] . Đây cũng là 1 cách thắp đèn cồn trong phòng thí nghiệm mà không có dụng cụ tạo lửa như bật lửa.
8. Bài dự thi số 8: @Phạm Xuân Hoàng Long
Phản ứng hóa học:
CaCO3 + CO2 + H2O <----> Ca(HCO3)2
- Phản ứng trên là 1 phản ứng thuận nghịch
- Nó giải thích được quá trình tạo nên thạch nhũ với những hình thù khác nhau:
- Khi gặp nước mưa và khí cacbon dioxit (CO2), CaCO3 chuyển hóa thành Ca(HCO3)2 tan trong nước, chảy qua các khe đá vào hang động
- Theo chiều ngược lại, dần dần, Ca(HCO3)2 lại chuyển hóa thành CaCO3 màu trắng, rắn.
- Quá trình này xảy ra lâu dài tạo nên thạch nhũ trong hang động với những hình thù khác nhau. Đúng là Nước chảy đá mòn
- Các chất hóa học có trong phản ứng trên:
- CaCO3: gọi là canxi cacbonat hay cacbonat canxi, là 1 chất rắn không tan trong nước, màu trắng. Nó được ứng dụng rất nhiều trong đời sống bởi tính phổ biến và giá thành rẻ của nó, ví dụ: trong y tế (là một chất bổ sung canxi cho người bị loãng xương, cung cấp canxi cho cơ thể hay một chất khử chua) ; trong công nghiệp xây dựng ( bột đá CaCO3 được sử dụng nhiều như đá xây dựng, cẩm thạch hoặc là thành phần cấu thành của xi măng hoặc từ nó sản xuất ra vôi); và còn nhiều lĩnh vực khác nữa như ngành sơn, đúc, xử lí môi trường nước,......
- CO2: gọi là Cacbon dioxit hay dioxit cacbon, là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển Trái Đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử oxi. Là một hợp chất hóa học được biết đến rộng rãi.
- H2O: gồm 2 nguyên tử Hidro và một nguyên tử Oxi; không màu, không vị và không mùi, màu sắc phụ thuộc vào góc phản xạ và khúc xạ ánh sáng. Nước không có hình dạng nhất định, hình dạng của nó tùy thuộc vào hình dạng vật chứa nó.
- Ca(HCO3)2: gọi là Canxi bicacbonat, còn được gọi với cái tên khác là canxi hidro cacbonat, là một hợp chất vô cơ. Hợp chất này không tồn tại dưới dạng chất rắn, mà nó chỉ tồn tại trong dung dịch nước có chứa các ion canxi, bicacbonat và cacbonat, cùng với cacbon dioxit dạng hòa tan.
- Cách thực hiện:
- Theo chiều thuận của phản ứng: Cho CaCO3 tác dụng với CO2
- Theo chiều nghịch của phản ứng: Nhiệt phân dung dịch Ca(HCO3)2
Mưa axit nó có thể bắt nguồn từ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, ví dụ như từ núi lửa, cháy rừng, sấm sét,......Loại mưa này được tạo từ khí thải SO2 và NxOy từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhân liệu khác tạo thành những giọt mưa axit. Khi mưa, những giọt axit hòa tan vào cùng với nước mưa nên tạo ra chất pH dưới 5,6 và có thể làm tan các kim loại như đồng, sắt,.....
Mưa axit làm ảnh hưởng nặng nề đến cây trồng, hoa màu, cuộc sống của người dân, hàng trăm héc-ta rừng và nhiều thứ khác. Khi mưa axit rơi, những giọt axit hòa vào trong đất cùng với các chất độc hại và sau đó, cây sẽ hút các chất này vào và dần dần sẽ chết. Đó là trên mặt đất và giờ thì đến ao hồ, nếu mưa axit rơi vào ao hồ hay biển cả mênh mông, có thể làm chết các loài sinh vật dưới nước, ô nhiễm môi trường biển.
Lưu ý:
1.Quy định kêu gọi bình chọn
- Thành viên tham gia dự thi cuộc thi được quyền kêu gọi bạn bè bình chọn bài dự thi được đăng ngay tại topic này theo những hình thức sau:
- Thành viên tham gia dự thi được tự do đăng status, links, đặt ảnh bìa, chữ kí ... bài dự thi của mình để kêu gọi ủng hộ, bình chọn.
- Thành viên tham gia dự thi có thể chia sẻ bài thi của mình trên các trang mạng xã hội khác để các bạn khác biết và vào bình chọn.
- Thành viên không được tự tạo tài khoản để gian lận lượt bình chọn.
Khi vi phạm quy định hoặc bị báo cáo làm phiền, BTC sẽ phạt 1 điểm cảnh cáo đối với thí sinh bị báo cáo.
2. Cách tính điểm
a. Điểm bình chọn của thành viên
- Điểm bình chọn của thành viên chiếm 50% tổng số điểm của toàn bài dự thi.
- Thành viên trực tiếp bình chọn tại bài viết này bằng cách ấn tick vào bài dự thi mà mình thấy ưng ý nhất.
b. Điểm của BGK
Điểm của BGK chiếm 50% tổng điểm toàn bài dự thi.
Hiện tại Event của Box Hóa vẫn mở đăng kí với những bạn muốn tham gia vào vòng chính thức của cuộc thi, cụ thể tại đây: Tái khởi động cuộc thi "Chinh phục đỉnh cao Hóa Học". Tham gia rinh quà trung thu ngay thôi nào!
Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin hãy đăng vào đây: Giải đáp thắc mắc