Vật lí 11 [Vật lí 11] Bài tập tự cảm, tính B khó quá. Học yếu giảng giúp em

  • Thread starter kittybabykut3_97
  • Ngày gửi
  • Replies 3
  • Views 22,049

K

kittybabykut3_97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀi 1: cho dòng điện có cường độ I1=10A chạy trong dây dẫn thẳng dài và được đặt trong chân không.
a, Xác định cảm ứng từ B tại điểm M do dòng điện I1 gây ra. Biết M cách I1 là 10 cm
b, Tại M đặt một dòng điện I2=6A chạy trong dây dẫn thẳng dài và được đặt song song ngược chiều với I1.
Xác định cảm ứng từ B tại điểm N do 2 dòng điện I1 và I2 gây ra. Biết N cách I1=I2=5cm
___________________________________________
BÀi 2: cho dòng điện có cường độ I1=6A chạy trong dây dẫn thẳng dài và được đặt trong chân không.
a, Xác định cảm ứng từ B tại điểm M do dòng điện I1 gây ra. Biết M cách I1 là 6 cm
b, Tại M đặt một dòng điện I2=5A chạy trong dây dẫn thẳng dài và được đặt song song cùng chiều với I1.
Xác định cảm ứng từ B tại điểm N do 2 dòng điện I1 và I2 gây ra. Biết N cách I1=2cm, I2=4cm
____________________________________________
Bài 3: Một ống dây hình trụ có chiều dài 40cm gồm 2000 vòng dây, mỗi vòng dây có bán kính 2cm
a, Tính độ tự cảm của ống dây
b, Tính năng lượng từ trường trong ống dây khi cho dòng điện cường độ i=5A chạy qua ống dây
______________________________________
Bài 4: Một ống dây hình trụ có chiều dài 50cm gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng dây có đường kính 20cm
a, Tính độ tự cảm của ống dây
b, Tính năng lượng từ trường trong ống dây khi cho dòng điện cường độ i=1A chạy qua ống dây

Đây là những bài cơ bản nhưng em học khá yếu, không hiểu lắm. Anh chị học giỏi giúp em với
 
L

luckylukenhk

Bài 1:
a/ Dùng quy tắc nắm tay phải sẽ cho bạn biết chiều của B tại M. Về độ lớn thì theo công thức: B=2.10^(-7).I/R với R là khoảng cách từ dây dẫn đến M.
b/ Dùng quy tắc nắm tay phải với lần lượt I1 và I2 bạn sẽ biết được chiều của B1 do I1 gây ra tại N và B2 do I2 gây ra tại N. Và bạn sẽ thấy là B1 cùng chiều B2 nên B tổng sẽ bằng B1+B2. Bạn dùng công thức ở câu a tính ra B1 và B2 sau đó cộng chúng với nhau.

Bài 2: Tương tự như bài 1:
a/ Làm như bài 1a
b/ Hai dòng điện này cùng chiều. Và cũng với quy tắc nắm tay phải thì bạn sẽ thấy B1 ngược chiều B2 nên B=|B1-B2| và nó sẽ theo hướng của B có độ lớn lớn hơn.

Bài 3:
Tóm tắt nhé:
l= 40 cm = 0.4 m
N=2000 vòng
r = 2 cm = 0.02 m
a/ Từ r = 0.02 m bạn tính ra diện tích của 1 vòng đấy S = r^(2).Pi
Từ S vừa tính được và l = 0.4m bạn tính thể tích của ống đấy V = S.l
Từ N = 2000 vòng bạn tính ra n là số vòng trên 1 mét ống dây n = N/l
Và tính được độ tự cảm L=4.Pi.10^(-7).n^(2).V
b/ Năng lượng W=(1/2).L.i^(2) với L đã tính ở câu a và i thì đề đã cho i = 5 A

Bài 4: Tương tự như bài 3.

Chúc bạn học tốt! Có gì khong hiễu thì PM mình nha! PP!
 
Last edited by a moderator:

vinh lương

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng tư 2020
1
0
1
20
TP Hồ Chí Minh
Tam phú
cho mình hỏi là tại sao ống dây là hình trụ nhưng diện tichslaij tính bằng công thức hình tròn vậy ạ
 
Top Bottom