Vật lí 12 Tia Hồng Ngoại- Tia Tử Ngoại

Đức Hải

Cựu Cố vấn Vật Lý
Thành viên
10 Tháng một 2019
816
498
101
Tiên Lãng, Hải Phòng
www.facebook.com
Hải Phòng
THPT tiên lãng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I.Tia Hồng Ngoại:
1. Định nghĩa:
Tia hồng ngoại là các bức xạ điện từ mà mắt ta không nhìn thấy được (còn gọi là các bức xạ ngoài vùng khả kiến) có bước sóng từ 0,76
gif.latex
đến vài milimét (lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ và nhỏ hơn bước sóng của sóng vô tuyến cực ngắn).

2. Bản chất và tính chất chung:
  • Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng
  • Tuân theo các định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ, gây ra được hiện giao thoa, nhiễu xạ
3. Nguồn phát:
  • Mặt Trời là một nguồn phát tia hồng ngoại mạnh.
  • Nói chung, các vật có nhiệt độ lớn hơn 0 độ K đều có phát ra tia hông ngoại.
  • Đèn dây tóc, bếp gas, lò sưởi là những nguồn phát ra tia hồng ngoại khá mạnh.
  • Cơ thể con người có nhiệt độ bình thường là 37oC nên là một nguồn phát ra tia hồng ngoại với bước sóng khoảng 9
    gif.latex
    .
4. Đặc Điểm:
  • Là những bức xạ không nhìn thấy được, có bản chất là sóng điện từ và ở ngoài vùng màu đỏ
  • Vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh thì phát ra tia hồng ngoại. Nguồn hồng ngoại thông dụng là bóng đèn dây tóc, bếp ga, bếp than, điốt hồng ngoại.
  • Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học. Được ứng dụng để sưởi ấm, sấy khô, làm các bộ phận điều khiển từ xa
5. Ứng Dụng:
  • Dùng để sấy, sưởi.
  • Dùng để chụp ảnh hay quay phim ban đêm.
  • Dùng để truyền tín hiệu điều khiển trong các bộ điều khiển từ xa (remote)
II.Tia Tử Ngoại:
1. Định nghĩa: Tia tử ngoại là các bức xạ điện từ mà mắt ta không nhìn thấy được (còn gọi là các bức xạ ngoài vùng khả kiến) có bước sóng từ vài nanômét đến 0,38 (lớn hơn bước sóng của tia X và nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím).
2. Nguồn phát:
  • Mặt Trời là một nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh.
  • Hồ quang điện, đèn hơi thủy ngân là các nguồn phát ra tia tử ngoại khá mạnh.
  • Nói chung những vật có nhiệt độ trên 2000 oC đều có phát ra tia tử ngoại (ngoài việc có phát ra tia hồng ngoại và ánh sáng thấy được)
3. Đặc điểm-Ứng Dụng
  • Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại hầu như trong suốt đối với thạch anh.
  • Có tác dụng lên phim ảnh.
  • Có thể gây ra các phản ứng hóa học.
  • Kích thích phát quang một số chất.
  • Làm ion hóa không khí.
  • Có tác dụng sinh học, hủy diệt tế bào.
  • Nhờ tác dụng phát quang người ta dùng tia tử ngoại làm máy soi tiền.



 
Top Bottom