Văn 10 Nhận xét về đoạn văn "Ý nghĩa của tuổi thơ đối với mỗi người"

Hàn Thủy Nguyệt

Học sinh
Thành viên
14 Tháng mười hai 2019
23
27
21
19
An Giang
THPT CHÂU PHÚ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào tất cả các bạn và anh chị! Đây là bài viết đầu tiên của em. Em đang học lớp 10, chuẩn bị thi học kì 1 môn Văn (thứ hai tới em thi). Trong đề sẽ cho viết một ĐOẠN VĂN nghị luận xã hội. Em đã viết thử một đoạn với đề: ý nghĩa của tuổi thơ đối với mỗi người.
Em gặp khó khăn ở chỗ đoạn NLXH vừa đáp ứng độ ngắn gọn, vừa phải đủ các ý, mà tính em hay bị viết dài, sợ mất thời gian.
* Đây là các ý mà cô giáo bảo phải có trong đoạn văn (thiếu thì bị trừ điểm):
- Ký Ức Tuổi Thơ là gì?
- Ký Ức Tuổi Thơ không phải lúc nào cũng vui. Nhưng khi nhớ lại ta như được sống lại trong khoảnh khắc ấy.
- Liên hệ bản thân.
- ý nghĩa của Ký Ức Tuổi Thơ:
+ làm ta thấy vui khi nghĩ về chúng
+ giữa những mệt mỏi của cuộc sống, nhhớ về ký ức tuổi thơ làm ta cảm thấy nhẹ nhõm.
+ dù vui hay buồn thì ký ức của tuổi thơ sẽ giúp chúng ta nên đáng được trân trọng.
- Ký Ức Tuổi Thơ đi theo ta đến hết đời, là hành trang vững chắc để ta bước vào cuộc sống.

* Đề này mở quá em thấy hơi khó viết. Viết như vậy đã đạt so với cấp ba chưa ạ? Thang điểm tối đa là 2 điểm thì bài này em được khoảng bao nhiêu ạ? Em cảm ơn anh chị đã bỏ thời gian đọc giúp em. Em thực sự rất cần.
-------------------
Ý nghĩa của Ký Ức Tuổi Thơ
Người ta thường nói về những ký ức tuổi thơ như một thứ gì đó quý giá và ý nghĩa nhất trong tim mỗi người. Tuổi thơ là giai đoạn đầu tiên của đời người, khi ta còn là những đứa trẻ con bé nhỏ, vô lo vô nghĩ. Đối với mỗi người sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau thì ký ức về thuở ấu thơ cũng khác: có người gắn bó với dòng sông xanh như trong thơ Tế Hanh, có người để những tháng năm tuổi trẻ ở nơi phố thị nhộn nhịp, có người nhớ rừng sim và tiếng đàn guitar ở làng núi, còn tuổi thơ tôi lại mang hình bóng của đồng lúa miền Tây và những bài động ca vui tai. Khi con người ta lớn lên, mọi thức thay đổi, tuổi thơ ở lại cùng quá khứ nhưng đa số chúng ta đều chẳng thể quên được những ký ức trong sáng ấy . Bởi lẽ chung quy lại, tuổi thơ mang ý nghĩa rất lớn đối với cuộc đời chúng ta. Tuổi thơ là cái nôi hình thành nhân cách của con người bởi những trải nghiệm khó quên, những lời dạy dỗ hay bao trận đòn roi thời tấm bé đã tạo nên chúng ta của ngày hôm nay. Những ký ức thuần khiết đó còn vun đắp cho chúng ta tình yêu thương: ta yêu quê hương qua những lần rong ruổi khắp xóm làng, yêu bạn bè đã lớn lên cùng ta, yêu gia đình bởi khi đi xa ta mới nhận ra không nơi nào ấm áp như ngôi nhà nhỏ ở quê hương. Vì vậy người có tuổi thơ đẹp thường biết cảm thông chia sẻ với người khác. Bên cạnh đó tuổi thơ là giấc mơ êm đềm sau cái chợp mắt giữa đời xô bồ, hối hả. Càng lớn lên, càng đối mặt với toan tính, lọc lừa, áp lực, con người mới thấm thía rằng không gì thuần khiết như tuổi trẻ con. Tuổi thơ còn ảnh hưởng đến tương lai của những đứa trẻ. Thật vậy, những cô cậu bé có tuổi thơ hạnh phúc sẽ gặp nhiều may mắn trong quá trình lớn lên, luôn có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Ngược lại, những đứa trẻ với tuổi thơ bất hạnh khổ cực - bị bạo hành, ghét bỏ, bố mẹ chia ly hay phải bương chãi mưu sinh ở tuổi đời còn quá nhỏ - thường mang nặng nỗi buồn, tâm lý có thể bị ảnh hưởng. Nhưng hãy nhớ rằng chỉ những ai yếu đuối mới chấp nhận bị giày vò bởi tuổi thơ tiêu cực. Thay vì đắm chìm trong những ký ức bi kịch, đau buồn, ta nên lấy chúng làm động lực vươn lên để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn những ai không có tuổi thơ? Cuộc sống của họ thở nhỏ cũng như khi trưởng thành sẽ chỉ là một màu xám vô vị, là sự kiệt sức giữa guồng quay hối hả của cuộc sống. Đáng buồn là, ngày nay trẻ em đang dần lãng phí tuổi thơ của mình vào đống bài tập chất cao như núi, các lớp học thêm dày đặc hay dán mắt vào màn hình điện thoại. Rồi các em sẽ động lại gì khi tuổi trẻ qua đi? Thế nên, là học sinh - đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, ta nên biết trân trọng tuổi thơ, trải nghiệm nhiều hơn để sau này khi bước chân vào thế giới phức tạp của người trưởng thành, ta không hối tiếc. Tóm lại ký ức thời thơ ấu là dòng nước mát chảy qua con tim mỗi người, là hành trang vững chắc cho mỗi chúng ta bay vào đời.
 
Last edited by a moderator:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chào tất cả các bạn và anh chị! Đây là bài viết đầu tiên của em. Em đang học lớp 10, chuẩn bị thi học kì 1 môn Văn (thứ hai tới em thi). Trong đề sẽ cho viết một ĐOẠN VĂN nghị luận xã hội. Em đã viết thử một đoạn với đề: ý nghĩa của tuổi thơ đối với mỗi người.
Em gặp khó khăn ở chỗ đoạn NLXH vừa đáp ứng độ ngắn gọn, vừa phải đủ các ý, mà tính em hay bị viết dài, sợ mất thời gian.
* Đây là các ý mà cô giáo bảo phải có trong đoạn văn (thiếu thì bị trừ điểm):
- Ký Ức Tuổi Thơ là gì?
- Ký Ức Tuổi Thơ không phải lúc nào cũng vui. Nhưng khi nhớ lại ta như được sống lại trong khoảnh khắc ấy.
- Liên hệ bản thân.
- ý nghĩa của Ký Ức Tuổi Thơ:
+ làm ta thấy vui khi nghĩ về chúng
+ giữa những mệt mỏi của cuộc sống, nhhớ về ký ức tuổi thơ làm ta cảm thấy nhẹ nhõm.
+ dù vui hay buồn thì ký ức của tuổi thơ sẽ giúp chúng ta nên đáng được trân trọng.
- Ký Ức Tuổi Thơ đi theo ta đến hết đời, là hành trang vững chắc để ta bước vào cuộc sống.

* Đề này mở quá em thấy hơi khó viết. Viết như vậy đã đạt so với cấp ba chưa ạ? Thang điểm tối đa là 2 điểm thì bài này em được khoảng bao nhiêu ạ? Em cảm ơn anh chị đã bỏ thời gian đọc giúp em. Em thực sự rất cần.
-------------------
Ý nghĩa của Ký Ức Tuổi Thơ
Người ta thường nói về những ký ức tuổi thơ như một thứ gì đó quý giá và ý nghĩa nhất trong tim mỗi người. Tuổi thơ là giai đoạn đầu tiên của đời người, khi ta còn là những đứa trẻ con bé nhỏ, vô lo vô nghĩ. Đối với mỗi người sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau thì ký ức về thuở ấu thơ cũng khác: có người gắn bó với dòng sông xanh như trong thơ Tế Hanh, có người để những tháng năm tuổi trẻ ở nơi phố thị nhộn nhịp, có người nhớ rừng sim và tiếng đàn guitar ở làng núi, còn tuổi thơ tôi lại mang hình bóng của đồng lúa miền Tây và những bài động ca vui tai. Khi con người ta lớn lên, mọi thức thay đổi, tuổi thơ ở lại cùng quá khứ nhưng đa số chúng ta đều chẳng thể quên được những ký ức trong sáng ấy . Bởi lẽ chung quy lại, tuổi thơ mang ý nghĩa rất lớn đối với cuộc đời chúng ta. Tuổi thơ là cái nôi hình thành nhân cách của con người bởi những trải nghiệm khó quên, những lời dạy dỗ hay bao trận đòn roi thời tấm bé đã tạo nên chúng ta của ngày hôm nay. Những ký ức thuần khiết đó còn vun đắp cho chúng ta tình yêu thương: ta yêu quê hương qua những lần rong ruổi khắp xóm làng, yêu bạn bè đã lớn lên cùng ta, yêu gia đình bởi khi đi xa ta mới nhận ra không nơi nào ấm áp như ngôi nhà nhỏ ở quê hương. Vì vậy người có tuổi thơ đẹp thường biết cảm thông chia sẻ với người khác. Bên cạnh đó tuổi thơ là giấc mơ êm đềm sau cái chợp mắt giữa đời xô bồ, hối hả. Càng lớn lên, càng đối mặt với toan tính, lọc lừa, áp lực, con người mới thấm thía rằng không gì thuần khiết như tuổi trẻ con. Tuổi thơ còn ảnh hưởng đến tương lai của những đứa trẻ. Thật vậy, những cô cậu bé có tuổi thơ hạnh phúc sẽ gặp nhiều may mắn trong quá trình lớn lên, luôn có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Ngược lại, những đứa trẻ với tuổi thơ bất hạnh khổ cực - bị bạo hành, ghét bỏ, bố mẹ chia ly hay phải bương chãi mưu sinh ở tuổi đời còn quá nhỏ - thường mang nặng nỗi buồn, tâm lý có thể bị ảnh hưởng. Nhưng hãy nhớ rằng chỉ những ai yếu đuối mới chấp nhận bị giày vò bởi tuổi thơ tiêu cực. Thay vì đắm chìm trong những ký ức bi kịch, đau buồn, ta nên lấy chúng làm động lực vươn lên để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn những ai không có tuổi thơ? Cuộc sống của họ thở nhỏ cũng như khi trưởng thành sẽ chỉ là một màu xám vô vị, là sự kiệt sức giữa guồng quay hối hả của cuộc sống. Đáng buồn là, ngày nay trẻ em đang dần lãng phí tuổi thơ của mình vào đống bài tập chất cao như núi, các lớp học thêm dày đặc hay dán mắt vào màn hình điện thoại. Rồi các em sẽ động lại gì khi tuổi trẻ qua đi? Thế nên, là học sinh - đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, ta nên biết trân trọng tuổi thơ, trải nghiệm nhiều hơn để sau này khi bước chân vào thế giới phức tạp của người trưởng thành, ta không hối tiếc. Tóm lại ký ức thời thơ ấu là dòng nước mát chảy qua con tim mỗi người, là hành trang vững chắc cho mỗi chúng ta bay vào đời.
Bài viết của em nếu như là dành cho đề NLXH ở cấp 2 thì em chắc chắn sẽ đạt điểm cao. Nhưng với cấp 3 và ở mức 2 điểm thì không.
Có 3 điều em cần phải thay đổi:
- Đoạn văn NLXH cần phải ngắn gọn và súc tích. Bài làm này của em có quá nhiều câu thừa và bóng bẩy. Nó không hợp với một bài NLXH 2 điểm
- Dẫn chứng của đoạn văn NLXH này chưa đủ thuyết phục. Em nên lấy dẫn chứng cụ thể thay vì nói suông như vậy. Em có thể lấy tuổi thơ đen tối của nhà văn Stephen King làm ví dụ nè
- Vào đề đúng trọng tâm, triển khai ý dứt khoát và kết đề bao quát nhận thức & cảm nhận của em xuyên suốt đoạn văn.
 

Hàn Thủy Nguyệt

Học sinh
Thành viên
14 Tháng mười hai 2019
23
27
21
19
An Giang
THPT CHÂU PHÚ
Bài viết của em nếu như là dành cho đề NLXH ở cấp 2 thì em chắc chắn sẽ đạt điểm cao. Nhưng với cấp 3 và ở mức 2 điểm thì không.
Có 3 điều em cần phải thay đổi:
- Đoạn văn NLXH cần phải ngắn gọn và súc tích. Bài làm này của em có quá nhiều câu thừa và bóng bẩy. Nó không hợp với một bài NLXH 2 điểm
- Dẫn chứng của đoạn văn NLXH này chưa đủ thuyết phục. Em nên lấy dẫn chứng cụ thể thay vì nói suông như vậy. Em có thể lấy tuổi thơ đen tối của nhà văn Stephen King làm ví dụ nè
- Vào đề đúng trọng tâm, triển khai ý dứt khoát và kết đề bao quát nhận thức & cảm nhận của em xuyên suốt đoạn văn.
Vậy bài của em khoảng 1.5 điểm không ạ? Với lại cho em hỏi văn cấp ba khác văn cấp hai thế nào ạ? Em mới vào lớp 10 nên chưa biết làm sao để viết cho nó có chất "người lớn" tí, kể cả bài tự sự (kể lại các truyện dân gian).
 
  • Like
Reactions: baochau1112

quân pro

Cựu CTV Confession
Thành viên
22 Tháng bảy 2017
1,262
3,224
356
Hà Nội
THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
Chào tất cả các bạn và anh chị! Đây là bài viết đầu tiên của em. Em đang học lớp 10, chuẩn bị thi học kì 1 môn Văn (thứ hai tới em thi). Trong đề sẽ cho viết một ĐOẠN VĂN nghị luận xã hội. Em đã viết thử một đoạn với đề: ý nghĩa của tuổi thơ đối với mỗi người.
Em gặp khó khăn ở chỗ đoạn NLXH vừa đáp ứng độ ngắn gọn, vừa phải đủ các ý, mà tính em hay bị viết dài, sợ mất thời gian.
* Đây là các ý mà cô giáo bảo phải có trong đoạn văn (thiếu thì bị trừ điểm):
- Ký Ức Tuổi Thơ là gì?
- Ký Ức Tuổi Thơ không phải lúc nào cũng vui. Nhưng khi nhớ lại ta như được sống lại trong khoảnh khắc ấy.
- Liên hệ bản thân.
- ý nghĩa của Ký Ức Tuổi Thơ:
+ làm ta thấy vui khi nghĩ về chúng
+ giữa những mệt mỏi của cuộc sống, nhhớ về ký ức tuổi thơ làm ta cảm thấy nhẹ nhõm.
+ dù vui hay buồn thì ký ức của tuổi thơ sẽ giúp chúng ta nên đáng được trân trọng.
- Ký Ức Tuổi Thơ đi theo ta đến hết đời, là hành trang vững chắc để ta bước vào cuộc sống.

* Đề này mở quá em thấy hơi khó viết. Viết như vậy đã đạt so với cấp ba chưa ạ? Thang điểm tối đa là 2 điểm thì bài này em được khoảng bao nhiêu ạ? Em cảm ơn anh chị đã bỏ thời gian đọc giúp em. Em thực sự rất cần.
-------------------
Ý nghĩa của Ký Ức Tuổi Thơ
Người ta thường nói về những ký ức tuổi thơ như một thứ gì đó quý giá và ý nghĩa nhất trong tim mỗi người. Tuổi thơ là giai đoạn đầu tiên của đời người, khi ta còn là những đứa trẻ con bé nhỏ, vô lo vô nghĩ. Đối với mỗi người sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau thì ký ức về thuở ấu thơ cũng khác: có người gắn bó với dòng sông xanh như trong thơ Tế Hanh, có người để những tháng năm tuổi trẻ ở nơi phố thị nhộn nhịp, có người nhớ rừng sim và tiếng đàn guitar ở làng núi, còn tuổi thơ tôi lại mang hình bóng của đồng lúa miền Tây và những bài động ca vui tai. Khi con người ta lớn lên, mọi thức thay đổi, tuổi thơ ở lại cùng quá khứ nhưng đa số chúng ta đều chẳng thể quên được những ký ức trong sáng ấy . Bởi lẽ chung quy lại, tuổi thơ mang ý nghĩa rất lớn đối với cuộc đời chúng ta. Tuổi thơ là cái nôi hình thành nhân cách của con người bởi những trải nghiệm khó quên, những lời dạy dỗ hay bao trận đòn roi thời tấm bé đã tạo nên chúng ta của ngày hôm nay. Những ký ức thuần khiết đó còn vun đắp cho chúng ta tình yêu thương: ta yêu quê hương qua những lần rong ruổi khắp xóm làng, yêu bạn bè đã lớn lên cùng ta, yêu gia đình bởi khi đi xa ta mới nhận ra không nơi nào ấm áp như ngôi nhà nhỏ ở quê hương. Vì vậy người có tuổi thơ đẹp thường biết cảm thông chia sẻ với người khác. Bên cạnh đó tuổi thơ là giấc mơ êm đềm sau cái chợp mắt giữa đời xô bồ, hối hả. Càng lớn lên, càng đối mặt với toan tính, lọc lừa, áp lực, con người mới thấm thía rằng không gì thuần khiết như tuổi trẻ con. Tuổi thơ còn ảnh hưởng đến tương lai của những đứa trẻ. Thật vậy, những cô cậu bé có tuổi thơ hạnh phúc sẽ gặp nhiều may mắn trong quá trình lớn lên, luôn có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Ngược lại, những đứa trẻ với tuổi thơ bất hạnh khổ cực - bị bạo hành, ghét bỏ, bố mẹ chia ly hay phải bương chãi mưu sinh ở tuổi đời còn quá nhỏ - thường mang nặng nỗi buồn, tâm lý có thể bị ảnh hưởng. Nhưng hãy nhớ rằng chỉ những ai yếu đuối mới chấp nhận bị giày vò bởi tuổi thơ tiêu cực. Thay vì đắm chìm trong những ký ức bi kịch, đau buồn, ta nên lấy chúng làm động lực vươn lên để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn những ai không có tuổi thơ? Cuộc sống của họ thở nhỏ cũng như khi trưởng thành sẽ chỉ là một màu xám vô vị, là sự kiệt sức giữa guồng quay hối hả của cuộc sống. Đáng buồn là, ngày nay trẻ em đang dần lãng phí tuổi thơ của mình vào đống bài tập chất cao như núi, các lớp học thêm dày đặc hay dán mắt vào màn hình điện thoại. Rồi các em sẽ động lại gì khi tuổi trẻ qua đi? Thế nên, là học sinh - đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, ta nên biết trân trọng tuổi thơ, trải nghiệm nhiều hơn để sau này khi bước chân vào thế giới phức tạp của người trưởng thành, ta không hối tiếc. Tóm lại ký ức thời thơ ấu là dòng nước mát chảy qua con tim mỗi người, là hành trang vững chắc cho mỗi chúng ta bay vào đời.
Theo mình thì mình nhận xét như sau:
- Bài của bạn màu mè quá, bạn cần nếu cần thiết không biết mở thì đi vô luôn trọng tâm đề
Mở bài cho 2, 3 câu gì đó rồi đi thẳng luôn Ký ức tuổi thơ là gì?
- Mình thấy ít dẫn chứng quá, bạn lấy những dẫn chứng của những người nổi tiếng, hoặc đối với chính bản thân bạn luôn, càng thật càng tốt
- Bài hơi hướng về tiêu cực chút
Tiêu cực nói cũng được, nhưng hãy nói về phần tốt đẹp nhiều hơn
Mình hay coi phổ điểm và thấy nó note: ' Không cho điểm những bài tiêu cực quá '
Hạn chế viết tiêu cực là được, dù nó phản ánh đúng thiệt.
- Câu này: 'Rồi các em sẽ động lại gì khi tuổi trẻ qua đi?'
Mình nghĩ bạn nên nói thêm về câu hỏi này, hoặc bạn trả lời luôn cũng được chứ đừng bỏ dở giữa chừng thế này :)

Đó là quan điểm của mình, có gì đóng góp cho bạn hay không thì còn tuỳ thuộc vào bạn ha!
Dù sao, chúc bạn may mắn :)
- Hope best think for you -
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Vậy bài của em khoảng 1.5 điểm không ạ? Với lại cho em hỏi văn cấp ba khác văn cấp hai thế nào ạ? Em mới vào lớp 10 nên chưa biết làm sao để viết cho nó có chất "người lớn" tí, kể cả bài tự sự (kể lại các truyện dân gian).
Bài của em đủ ý nên chắc chắn sẽ đạt được từ 1 điểm trở lên. Đây là thuộc về barem nên thầy cô sẽ không thể cho em thấp hơn. Còn có đạt được 1.5 hay không thì phải tùy thuộc vào giáo viên chấm bài của em nữa. Nhưng theo chị, nếu chỉ viết riêng đoạn này thì em sẽ không bao giờ đủ thời gian để phân tích sâu đoạn NLVH (phần 5 điểm này)

Với kinh nghiệm của chị thì barem điểm NLXH là thế này:
+ 0.75 điểm cho đủ ý căn bản
+ 0.25 điểm cho phần sáng tạo
+ 0.25 điểm cho diễn đạt (Ngôn từ súc tích và sắc sảo)
+ 0.25 điểm cho cách thức trình bày
+ 0.25 điểm cho điểm nâng hay là hài hòa cả đề thi của em. Nếu em làm tốt cả đề, em sẽ không có 0.25 này và ngược lại.

Nếu em muốn viết sao cho người lớn thì hãy đọc các cuốn sách về kĩ năng sống ấy. Vừa để lấy dẫn chứng thực tế vừa học được văn phong "người lớn" của họ. Thêm nữa, khi vạch ý hãy chọn những ý thật trọng tâm. Ít ý cũng được nhưng phân tích phải sâu. Đừng chau chuốt câu từ sao cho thật bóng bẩy, thật mĩ miều ở đoạn NLXH mà thay vào đó hãy học lí luận văn học rồi ứng dụng nó cho NLVH thì điểm của em chắc chắn sẽ cao nhé.
 

Hàn Thủy Nguyệt

Học sinh
Thành viên
14 Tháng mười hai 2019
23
27
21
19
An Giang
THPT CHÂU PHÚ
Em đã cố gắng sửa lại bài. Như vậy có ổn hơn chưa ạ?
Em cảm ơn.
-----------------------
Tuổi thơ là miền đất quý giá, đẹp đẽ trong tâm hồn mỗi người mà ai cũng muốn quay về. Kí ức tuổi thơ là kí ức đầu tiên của đời người, khi ta còn là những đứa trẻ con bé nhỏ, vô lo vô nghĩ. Khi con người ta lớn lên, mọi thức thay đổi, tuổi thơ ở lại cùng quá khứ nhưng đa số chúng ta đều chẳng thể quên được những ký ức ấy, bởi chung quy lại, tuổi thơ mang ý nghĩa rất lớn đối với cuộc đời chúng ta. Tuổi thơ là cái nôi hình thành nhân cách con người nhờ những bài học đầu tiên thời tấm bé; vun đắp tình yêu thương quê hương, đất nước, yêu gia đình, bè bạn; là động lực cho con người bước tiếp trong cuộc sống đầy áp lực ngày nay. Người ta còn nhớ về tuổi thơ vì nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của họ sau này. Thật vậy, những cô cậu bé có tuổi thơ hạnh phúc sẽ gặp nhiều may mắn trong quá trình lớn lên, luôn có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Ngược lại, những đứa trẻ với tuổi thơ bất hạnh khổ cực - bị bạo hành, ghét bỏ, bố mẹ chia ly hay phải bương chãi mưu sinh - thường mang nặng nỗi buồn, tâm lý có thể bị ảnh hưởng, có xu hướng đối xử với người khác theo cách mà chúng đã từng bị đối xử. Nhưng hãy nhớ rằng chỉ những ai yếu đuối mới chấp nhận bị giày vò bởi tuổi thơ tiêu cực. Thay vì đắm chìm trong đau buồn, ta nên lấy chúng làm động lực vươn lên để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhà văn Charles Dickens đã làm được điều đó, ông đã vượt qua tuổi thơ nghèo khó để trở thành cây bút hiện thực xuất sắc của nước Anh. Còn những ai không có tuổi thơ? Cuộc sống của họ thở nhỏ cũng như khi trưởng thành thật vô vị, mệt mỏi. Đáng buồn là, ngày nay trẻ em đang dần lãng phí tuổi thơ của mình vào đống bài tập chất cao như núi, các lớp học thêm dày đặc hay dán mắt vào màn hình điện thoại. Rồi các em sẽ đọng lại gì khi tuổi trẻ qua đi? Vì vậy, bài học cho các phụ huynh ở đây là hãy để con tự do với tuổi thơ của mình, cũng như tất cả chúng ta - những ai đã và đang có tuổi thơ đẹp – hãy lưu giữ thời gian ấy như một món quà để tuổi trẻ qua đi không hối tiếc. Dù vui hay buồn, hạnh phúc hay bất hạnh, kí ức tuổi thơ đều đẹp đẽ và đáng quý vì đó là hành trang vững chắc cho mỗi chúng ta bay vào đời.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Em đã cố gắng sửa lại bài. Như vậy có ổn hơn chưa ạ?
Em cảm ơn.
-----------------------
Miền kí ức ấu thơ là trạm biến áp tâm sinh lý đầu tiên của đời người. Khi là những đứa trẻ vô lo vô nghĩ, chúng ta đắm mình trong tiếng ru dạy làm người của đấng sinh thành, hành động theo bản năng dưới sự dìu dắt và hướng dẫn của mẹ cha. Khi trưởng thành rồi, chúng ta phân định được đâu là đúng đâu là sai và chập chững đưa ra những quyết định dựa trên hành trang ấu thơ được tích góp từ thuở thơ ấu.Tuổi thơ chính là cái nôi hình thành nhân cách con người qua những bài học đầu tiên thời tấm bé; vun đắp tình yêu thương quê hương, đất nước, yêu gia đình, bè bạn; là động lực cho con người bước tiếp trong cuộc sống đầy áp lực ngày nay. Cho dù mai sau, dẫu có lớn khôn thế nào thì bất cứ ai trong chúng ta đều sẽ nhớ về tuổi thơ vì nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của họ sau này. Thật vậy, những cô cậu bé có tuổi thơ hạnh phúc thì sẽ có nội tâm vững chãi và biết cách thể hiện tình yêu thương, sẵn lòng dang tay giúp đỡ mọi người. Ngược lại, những đứa trẻ với tuổi thơ bất hạnh - bị bạo hành, ghét bỏ, bố mẹ chia ly hay phải bươn chải mưu sinh - thường bị ám ảnh tâm lý và có xu hướng đối xử với người khác theo cách mà chúng đã từng bị đối xử. Bạn có một tuổi thơ bất hạnh thì đó không phải lỗi của bạn nhưng đắm chìm ở đó, kéo thêm người vào đầm lầy bi ai thì đó là lỗi của bạn. Thay vì chấp nhận số phận, tại sao bạn không thử lựa chọn lại. Như nhà văn Charles Dickens, ông đã vượt qua tuổi thơ nghèo khó để trở thành cây bút hiện thực xuất sắc của nước Anh. Đó là quyết định của ông ấy, còn bạn thì sao? Cuộc sống luôn song hành với hiện thực nghiệt ngã, ngày nay trẻ em đang dần lãng phí tuổi thơ của mình vào đống bài tập chất cao như núi, các lớp học thêm dày đặc hay dán mắt vào màn hình điện thoại. Cha mẹ đã và đang vùi lấp kí ức non nớt của trẻ và làm nền cho các thói quen tai hại. Gửi các bậc phụ huynh, mọi người đã có một thời ấu thơ đẹp như tranh hay là ngập tràn nước mắt? Dù là câu trả lời nào thì hãy vì chính con em của mình, hãy cho chúng cơ hội để nhìn ngắm thế giới, uốn nắn chúng qua những bài học ứng xử nhân văn nhất. Hãy trao cho chúng hành trang vững chắc nhất để mai sau, chúng có thể sải cánh tung bay giữa bầu trời rộng lớn.
Chị đã bỏ đi một số rồi. Màu xanh là đã sửa qua. Em đọc lại nhé.
Cơ mà chị làm hơi ẩu nên nó hơi dài nên em có thể tóm nó lại theo ý của em nhé ^^
 

Hàn Thủy Nguyệt

Học sinh
Thành viên
14 Tháng mười hai 2019
23
27
21
19
An Giang
THPT CHÂU PHÚ
Chị đã bỏ đi một số rồi. Màu xanh là đã sửa qua. Em đọc lại nhé.
Cơ mà chị làm hơi ẩu nên nó hơi dài nên em có thể tóm nó lại theo ý của em nhé ^^
Hay quá chị ơi. Cảm ơn chị rất nhiều. Giọng văn của chị thật trưởng thành, em sẽ cố gắng học hỏi.
 

Hạ Di

Cây bút triển vọng 2017
Thành viên
16 Tháng mười 2017
729
871
174
19
Bình Định
THCS Trần Hưng Đạo
Chị đã bỏ đi một số rồi. Màu xanh là đã sửa qua. Em đọc lại nhé.
Cơ mà chị làm hơi ẩu nên nó hơi dài nên em có thể tóm nó lại theo ý của em nhé ^^
Uầy, chị Châu. Em có một chút ý kiến thế này mà không chắc có đúng không nữa ^^
Đề bài là "Ý nghĩa của tuổi thơ đối với mỗi người" nên mình phải lấy dẫn chứng để xoáy sâu,củng cố thêm về sự ảnh hưởng, tác động của tuổi thơ lên quá trình trưởng thành của con người (luận điểm chính của bài). Mà bạn ấy lại phân tích dẫn chứng hơi thiên về phần phản đề. Hình như có một chút không phù hợp với một đoạn văn?
 

Hàn Thủy Nguyệt

Học sinh
Thành viên
14 Tháng mười hai 2019
23
27
21
19
An Giang
THPT CHÂU PHÚ
Uầy, chị Châu. Em có một chút ý kiến thế này mà không chắc có đúng không nữa ^^
Đề bài là "Ý nghĩa của tuổi thơ đối với mỗi người" nên mình phải lấy dẫn chứng để xoáy sâu,củng cố thêm về sự ảnh hưởng, tác động của tuổi thơ lên quá trình trưởng thành của con người (luận điểm chính của bài). Mà bạn ấy lại phân tích dẫn chứng hơi thiên về phần phản đề. Hình như có một chút không phù hợp với một đoạn văn?
Vì em chỉ biết dẫn chứng phần phản đề thôi ạ. Em không biết dẫn chứng ai có tuổi thơ tốt đẹp và thành công sau này. Vậy em phải rút gọn phần phản đề sao ạ? Vì yêu cầu cô bảo là phải nói về cả hai mặt tích cực và tiêu cực của tuổi thơ.
 
  • Like
Reactions: baochau1112

Hạ Di

Cây bút triển vọng 2017
Thành viên
16 Tháng mười 2017
729
871
174
19
Bình Định
THCS Trần Hưng Đạo
Vì em chỉ biết dẫn chứng phần phản đề thôi ạ. Em không biết dẫn chứng ai có tuổi thơ tốt đẹp và thành công sau này. Vậy em phải rút gọn phần phản đề sao ạ? Vì yêu cầu cô bảo là phải nói về cả hai mặt tích cực và tiêu cực của tuổi thơ.
Uầy OvO Mình bằng tuổi bạn mà :(
Mình không chắc lắm, nhưng theo mình phần dẫn chứng của bạn để làm rõ cho cái ý: những người có một tuổi thơ không mấy tốt đẹp thì không nên quá đắm chìm vào cái quá khứ tăm tối ấy mà phải vượt lên nó. Mà ý đó lại ở phần mở rộng, phản đề. Mà phần mở rộng phản đề trong một đoạn văn bị giới hạn về dung lượng thì mình chỉ nên nêu ý, không nên đi quá sâu. À, với lại bố cục của đoạn văn cậu viết, phần mở rộng, phản đề nó chiếm một phần lớn trong bài, gần bằng với phần bình luận, chứng chứng minh những luận điểm chính để làm rõ cho đề bài. Phần mở rộng phản đề nên có để bài văn của mình trở nên hoàn thiện hơn những chỉ nên dừng lại ở khoảng 2 - 3 câu trước phần kết, còn lại chủ yếu tập trung phần bình luận chứng minh.
Còn dẫn chứng thì mình nghĩ nên xoáy sâu vào sự ảnh hưởng, tác động của tuổi thơ lên quá trình trưởng thành của con người (luận điểm chính của bài). Sự tác động ấy có thể tốt hoặc xấu hoặc không có thể xem là tốt hay xấu. Ví dụ như chị Châu gợi ý là nhà văn Stephen King, ông có một tuổi thơ không mấy vui vẻ, tốt đẹp, và chính cái quá khứ ấy đã đeo bám dai dẳng trong tâm trí ông mãi sau này, ám ảnh ông, khiến ông viết ra những câu chuyện kinh dị có sức ảnh hưởng lớn.... (Tuổi thơ của nhà văn không mấy tươi đẹp, nhưng sự ảnh hưởng của nó đến nhà văn thì lại có hai chiều, cả tốt lẫn xấu.)
Mình cũng không chắc nữa, nhưng theo mình thì chọn dẫn chứng là một chuyện, khi mà mình phân tích dẫn chứng thế nào để thuyết phục, củng cố cho luận điểm của mình mới quan trọng.
@baochau1112 senpai .-. Em muốn nghe ý kiến của chị ><
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Uầy, chị Châu. Em có một chút ý kiến thế này mà không chắc có đúng không nữa ^^
Đề bài là "Ý nghĩa của tuổi thơ đối với mỗi người" nên mình phải lấy dẫn chứng để xoáy sâu,củng cố thêm về sự ảnh hưởng, tác động của tuổi thơ lên quá trình trưởng thành của con người (luận điểm chính của bài). Mà bạn ấy lại phân tích dẫn chứng hơi thiên về phần phản đề. Hình như có một chút không phù hợp với một đoạn văn?
Ý này có vẻ hay nè :D Vậy chị hỏi em tại sao đề bài này lại được đặt là "Ý nghĩa của tuổi thơ đối với mỗi người" mà không phải "Ảnh hưởng của tuổi thơ lên quá trình trưởng thành của con người"? :D

Thật ra cách nghĩ của em không sai và của bạn cũng không sai. Em có thể lướt lên thấy dàn ý mà bạn đã định hướng sẵn để viết.
Ở đề bài mở này, nếu chúng ta khai thác theo những cách khác nhau thì sẽ có những luận điểm khác nhau. Sơ sơ thì chị có 4 luận điểm thế này và chị nghĩ nó đều đảm bảo đúng đề bài là "Ý nghĩa của tuổi thơ"

- Cách nghĩ của bạn theo lối thuần túy nhất: (Tuổi thơ trao cho ta cái gì và vì sao phải trân trọng nó)
+ Mỗi khi mệt mỏi, vấp ngã trên đường đời, hồi ức tuổi thơ sẽ khiến ta phấn chấn trở lại, là động lực để vực ta đứng dậy bước tiếp
+ Dù tuổi thơ hạnh phúc hay khổ đau thì chúng ta luôn phải trân trọng nó. Lấy nó làm động lực, làm hành trang để soi đường chỉ lối cho những quyết định, hành động sau này

- Cách nghĩ của em theo lối mở rộng hơn: (Tác động của tuổi thơ lên quá trình trưởng thành của con người)
+ Tuổi thơ ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của con người, quyết định cách họ đối nhân xử thế về sau
+ Tuổi thơ chính là bước ngoặt đầu tiên để con người định hình giá trị của bản thân, lựa chọn phương hướng và hình thành nên lối suy nghĩ tích cực hay tiêu cực

- Một cách nghĩ khác theo lối mô phạm nhất: (Tuổi thơ là gì, tầm quan trọng của nó và vị trí của nó trong thời đại công nghệ số)
+ Tuổi thơ là giai đoạn trẻ bắt đầu tập nói, tập đi, tập làm quen với môi trường xung quanh, là bến nhân cách mà người lái đò chính là bậc phụ mẫu
+ Tuổi thơ trao cho con người cơ hội thể hiện bao xúc cảm diệu kỳ, biết cười khi vui, biết khóc khi buồn, v.v ; Tuổi thơ hình thành nên nhân cách con người biết cảm ơn khi nhận quà, biết xin lỗi khi làm sai, biết giận dữ khi gặp bất công, biết tha thứ khi nhận lời xin lỗi, v.v Tuổi thơ là hồi ức trong trẻo về lối đối nhân xử thế của ông bà, cha mẹ, thầy cô và học theo một cách vô thức
+ Khi cha mẹ nhận thức được tầm quan trọng của tuổi thơ thì họ cần phải điều chỉnh lại hành vi của mình và qua đó giáo dục con trẻ trở thành một công dân tốt

- Một cách nghĩ khác theo lối chấp cả thế giới, tôi muốn mơ, muốn nhớ về tuổi thơ của mình (Tôi nhìn nhận tuổi thơ như thế nào trước và sau khi trưởng thành)
+ Thưở ấu thơ đầy những câu chuyện vui buồn được thêu dệt bởi gam màu trong sáng bởi trí tưởng tượng siêu phàm của lũ trẻ
+ Thuở ấu thơ hình thành nên suy nghĩ, tác động đến nhân cách, ảnh hưởng đến trí tuệ, v.v Nó là hành trang đầu tiên mà gia đình, thầy cô, bè bạn trao cho ta, dạy cho ta để ta chuẩn bị cho quá trình phát triển theo giai đoạn tâm sinh lý riêng của mình.
+ Càng lớn, hồi ức tuổi thơ chính là liều thuốc bổ quý giá để xoa dịu nỗi buồn, là bến đỗ mơ ước mà ta muốn một lần trở lại, là nơi bao ước mơ được chắp cánh để bay lên

Và chị tin còn rất nhiều cách để diễn giải đề bài này. Với đề NLVH thì có bó buộc phân tích thế này thế kia nhưng với đề NLXH thì đó là cách đánh giá, nhìn nhận của mỗi người em ạ. Nhất là đối với những đề bài mở này. Việc lựa chọn luận điểm chính nào thì phải căn cứ vào cách đánh giá đề của từng bạn và triển khai ý nó ra sao. Càng cọ xát nhiều, em sẽ gặp rất nhiều đề bài củ chuối, không theo mô típ nào cả và tất cả dựa vào đánh giá, cảm nhận của em sau nhiều năm đi học để bàn luận về nó mà thôi.

Vì em chỉ biết dẫn chứng phần phản đề thôi ạ. Em không biết dẫn chứng ai có tuổi thơ tốt đẹp và thành công sau này. Vậy em phải rút gọn phần phản đề sao ạ? Vì yêu cầu cô bảo là phải nói về cả hai mặt tích cực và tiêu cực của tuổi thơ.
Chị chắc chắn một điều là đối với dạng đề NLXH thì bất cứ ai làm giáo viên hoặc là làm trong chuyên ngành giáo dục đều không bắt bẻ ý tưởng học sinh mà chỉ bắt bẻ cách diễn đạt của học sinh mà thôi. Sau này em học Ielts Writing cũng y chang như thế. Thậm chí là ý tưởng cực tệ nhưng biết cách diễn đạt thì sẽ đạt được kết quả cao hơn ý tưởng tốt nhưng diễn đạt sơ sài. Chị nhớ có một ví mà trong cuốn Kien Tran's Ielts Handbook có viết... À mà thôi, dài lắm nên nếu có cơ hội, em hãy tìm đọc đi nhé :D Em sẽ hiểu ý mà chị nói


Uầy OvO Mình bằng tuổi bạn mà :(
Mình không chắc lắm, nhưng theo mình phần dẫn chứng của bạn để làm rõ cho cái ý: những người có một tuổi thơ không mấy tốt đẹp thì không nên quá đắm chìm vào cái quá khứ tăm tối ấy mà phải vượt lên nó. Mà ý đó lại ở phần mở rộng, phản đề. Mà phần mở rộng phản đề trong một đoạn văn bị giới hạn về dung lượng thì mình chỉ nên nêu ý, không nên đi quá sâu. À, với lại bố cục của đoạn văn cậu viết, phần mở rộng, phản đề nó chiếm một phần lớn trong bài, gần bằng với phần bình luận, chứng chứng minh những luận điểm chính để làm rõ cho đề bài. Phần mở rộng phản đề nên có để bài văn của mình trở nên hoàn thiện hơn những chỉ nên dừng lại ở khoảng 2 - 3 câu trước phần kết, còn lại chủ yếu tập trung phần bình luận chứng minh.
Còn dẫn chứng thì mình nghĩ nên xoáy sâu vào sự ảnh hưởng, tác động của tuổi thơ lên quá trình trưởng thành của con người (luận điểm chính của bài). Sự tác động ấy có thể tốt hoặc xấu hoặc không có thể xem là tốt hay xấu. Ví dụ như chị Châu gợi ý là nhà văn Stephen King, ông có một tuổi thơ không mấy vui vẻ, tốt đẹp, và chính cái quá khứ ấy đã đeo bám dai dẳng trong tâm trí ông mãi sau này, ám ảnh ông, khiến ông viết ra những câu chuyện kinh dị có sức ảnh hưởng lớn.... (Tuổi thơ của nhà văn không mấy tươi đẹp, nhưng sự ảnh hưởng của nó đến nhà văn thì lại có hai chiều, cả tốt lẫn xấu.)
Mình cũng không chắc nữa, nhưng theo mình thì chọn dẫn chứng là một chuyện, khi mà mình phân tích dẫn chứng thế nào để thuyết phục, củng cố cho luận điểm của mình mới quan trọng.
@baochau1112 senpai .-. Em muốn nghe ý kiến của chị ><
Hì, cái này chị cũng nói ở trên rồi đó. Quan trọng là bạn ấy chọn luận điểm nào để phát triển ý tưởng của mình. Dẫn chứng theo luận điểm tích cực hay là luận điểm phản đề đều được ổn cả em nhé :D Miễn là dẫn chứng ấy làm sáng tỏ được luận điểm đang mơ hồ đối với bạn đọc và giáo viên chấm bài thôi :D
 

Hàn Thủy Nguyệt

Học sinh
Thành viên
14 Tháng mười hai 2019
23
27
21
19
An Giang
THPT CHÂU PHÚ
Ý này có vẻ hay nè :D Vậy chị hỏi em tại sao đề bài này lại được đặt là "Ý nghĩa của tuổi thơ đối với mỗi người" mà không phải "Ảnh hưởng của tuổi thơ lên quá trình trưởng thành của con người"? :D

Thật ra cách nghĩ của em không sai và của bạn cũng không sai. Em có thể lướt lên thấy dàn ý mà bạn đã định hướng sẵn để viết.
Ở đề bài mở này, nếu chúng ta khai thác theo những cách khác nhau thì sẽ có những luận điểm khác nhau. Sơ sơ thì chị có 4 luận điểm thế này và chị nghĩ nó đều đảm bảo đúng đề bài là "Ý nghĩa của tuổi thơ"

- Cách nghĩ của bạn theo lối thuần túy nhất: (Tuổi thơ trao cho ta cái gì và vì sao phải trân trọng nó)
+ Mỗi khi mệt mỏi, vấp ngã trên đường đời, hồi ức tuổi thơ sẽ khiến ta phấn chấn trở lại, là động lực để vực ta đứng dậy bước tiếp
+ Dù tuổi thơ hạnh phúc hay khổ đau thì chúng ta luôn phải trân trọng nó. Lấy nó làm động lực, làm hành trang để soi đường chỉ lối cho những quyết định, hành động sau này

- Cách nghĩ của em theo lối mở rộng hơn: (Tác động của tuổi thơ lên quá trình trưởng thành của con người)
+ Tuổi thơ ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của con người, quyết định cách họ đối nhân xử thế về sau
+ Tuổi thơ chính là bước ngoặt đầu tiên để con người định hình giá trị của bản thân, lựa chọn phương hướng và hình thành nên lối suy nghĩ tích cực hay tiêu cực

- Một cách nghĩ khác theo lối mô phạm nhất: (Tuổi thơ là gì, tầm quan trọng của nó và vị trí của nó trong thời đại công nghệ số)
+ Tuổi thơ là giai đoạn trẻ bắt đầu tập nói, tập đi, tập làm quen với môi trường xung quanh, là bến nhân cách mà người lái đò chính là bậc phụ mẫu
+ Tuổi thơ trao cho con người cơ hội thể hiện bao xúc cảm diệu kỳ, biết cười khi vui, biết khóc khi buồn, v.v ; Tuổi thơ hình thành nên nhân cách con người biết cảm ơn khi nhận quà, biết xin lỗi khi làm sai, biết giận dữ khi gặp bất công, biết tha thứ khi nhận lời xin lỗi, v.v Tuổi thơ là hồi ức trong trẻo về lối đối nhân xử thế của ông bà, cha mẹ, thầy cô và học theo một cách vô thức
+ Khi cha mẹ nhận thức được tầm quan trọng của tuổi thơ thì họ cần phải điều chỉnh lại hành vi của mình và qua đó giáo dục con trẻ trở thành một công dân tốt

- Một cách nghĩ khác theo lối chấp cả thế giới, tôi muốn mơ, muốn nhớ về tuổi thơ của mình (Tôi nhìn nhận tuổi thơ như thế nào trước và sau khi trưởng thành)
+ Thưở ấu thơ đầy những câu chuyện vui buồn được thêu dệt bởi gam màu trong sáng bởi trí tưởng tượng siêu phàm của lũ trẻ
+ Thuở ấu thơ hình thành nên suy nghĩ, tác động đến nhân cách, ảnh hưởng đến trí tuệ, v.v Nó là hành trang đầu tiên mà gia đình, thầy cô, bè bạn trao cho ta, dạy cho ta để ta chuẩn bị cho quá trình phát triển theo giai đoạn tâm sinh lý riêng của mình.
+ Càng lớn, hồi ức tuổi thơ chính là liều thuốc bổ quý giá để xoa dịu nỗi buồn, là bến đỗ mơ ước mà ta muốn một lần trở lại, là nơi bao ước mơ được chắp cánh để bay lên

Và chị tin còn rất nhiều cách để diễn giải đề bài này. Với đề NLVH thì có bó buộc phân tích thế này thế kia nhưng với đề NLXH thì đó là cách đánh giá, nhìn nhận của mỗi người em ạ. Nhất là đối với những đề bài mở này. Việc lựa chọn luận điểm chính nào thì phải căn cứ vào cách đánh giá đề của từng bạn và triển khai ý nó ra sao. Càng cọ xát nhiều, em sẽ gặp rất nhiều đề bài củ chuối, không theo mô típ nào cả và tất cả dựa vào đánh giá, cảm nhận của em sau nhiều năm đi học để bàn luận về nó mà thôi.


Chị chắc chắn một điều là đối với dạng đề NLXH thì bất cứ ai làm giáo viên hoặc là làm trong chuyên ngành giáo dục đều không bắt bẻ ý tưởng học sinh mà chỉ bắt bẻ cách diễn đạt của học sinh mà thôi. Sau này em học Ielts Writing cũng y chang như thế. Thậm chí là ý tưởng cực tệ nhưng biết cách diễn đạt thì sẽ đạt được kết quả cao hơn ý tưởng tốt nhưng diễn đạt sơ sài. Chị nhớ có một ví mà trong cuốn Kien Tran's Ielts Handbook có viết... À mà thôi, dài lắm nên nếu có cơ hội, em hãy tìm đọc đi nhé :D Em sẽ hiểu ý mà chị nói



Hì, cái này chị cũng nói ở trên rồi đó. Quan trọng là bạn ấy chọn luận điểm nào để phát triển ý tưởng của mình. Dẫn chứng theo luận điểm tích cực hay là luận điểm phản đề đều được ổn cả em nhé :D Miễn là dẫn chứng ấy làm sáng tỏ được luận điểm đang mơ hồ đối với bạn đọc và giáo viên chấm bài thôi :D
Chị ơi em có cần nêu thêm dẫn chứng, ví dụ về người có tuổi thơ tốt đẹp không ạ?
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị ơi em có cần nêu thêm dẫn chứng, ví dụ về người có tuổi thơ tốt đẹp không ạ?
Trước hết thì em phải xác định là em đang làm sáng tỏ luận điểm nào của đoạn văn em đã viết. Nếu là dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề thì đi liền kề câu văn luận điểm nhé. Cơ mà càng nhiều dẫn chứng thì làm đoạn văn phong phú hơn thôi nhưng nhớ là đừng chêm quá nhiều khiến đoạn văn mất đi bố cục ban đầu nhé ^^
 
Top Bottom