Văn 9 "Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim" tức là sao? -- Bài thơ về tiểu đội xe không kính

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình chưa từng phải chạy xe đường dài hay đi đâu đó mà hoàn toàn tập trung vào con đường phía trước cả nên câu thơ này dù được giải thích đi giải thích lại mình vẫn không phục, ví dụ như "đó ko chỉ là con đường gian nan của các chiến sĩ xa ko kính trên đường đánh quân, diệt giặc mà đó còn là con đường của lý tưởng Cách Mạng, con đường của niềm tin chiến thắng.." (mình copy từ một bài trên diễn đàn).

Mình đang rất bối rối bởi vì đây là một hình ảnh ẩn dụ nhưng mình không thấy có tương đồng gì với lời giải thích phía trên cả. Rất mong được mọi người hỗ trợ ạ!
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Mình chưa từng phải chạy xe đường dài hay đi đâu đó mà hoàn toàn tập trung vào con đường phía trước cả nên câu thơ này dù được giải thích đi giải thích lại mình vẫn không phục, ví dụ như "đó ko chỉ là con đường gian nan của các chiến sĩ xa ko kính trên đường đánh quân, diệt giặc mà đó còn là con đường của lý tưởng Cách Mạng, con đường của niềm tin chiến thắng.." (mình copy từ một bài trên diễn đàn).

Mình đang rất bối rối bởi vì đây là một hình ảnh ẩn dụ nhưng mình không thấy có tương đồng gì với lời giải thích phía trên cả. Rất mong được mọi người hỗ trợ ạ!

"Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim" tức là đoàn xe vượt qua bao nỗi mất má, thiếu thốn, vẫn băng băng vào chiến trường. Câu hỏi đặt ra tại đây là điều gì đã tạo nên sức mạnh để đoàn xe vẫn hiên ngang, hùng dũng, kiên cường vượt qua bao lửa đạn ác nghiệt? Điều đó đã được giải thích qua câu thơ này đấy. Nó được gửi gắm qua hình ảnh "trái tim". Đây là hình ảnh hoán dụ để chỉ người lính lái xe, tái tim cầm lái. Đó là trái tim của lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, của tinh thần dũng cảm, ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã biến sức mạnh thành tinh thần giúp họ vượt qua tất cả.=) Cụm từ "chỉ cần- trài tim" nhà thơ muốn khẳng định cội nguồn của sức mạnh không phải là vật chất mà là ý chí của người chiến sĩ.
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Nguyễn Đình Hào

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng mười 2019
16
9
6
20
Hà Tĩnh
thpt phan đình phùng
bạn phân tích theo 2 hướng
-nghĩa thực : con đường trải dài hun hút vô tận
-nghĩa bóng : con đường cách mạng
“Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Vì không có kính chắn, nên người lái xe có cảm giác và ấn tượng “Con đường chạy thẳng vào tim”. Con đường thực trước mặt đó củng chính là con đường được nhà thơ nâng lên thành con đường lý tưởng, con đường cách mạng, con đường ở trong trái tim của người chiến sĩ. Chính là con đường đó đã giúp cho các chiến sĩ lái xe thêm sức mạnh, niềm tin, bất chấp bom đạn của kẻ thù, tiến lên phía trước"

CHÚC BẠN ĐIỂM CAO NHÉ ;)
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
"Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim" tức là đoàn xe vượt qua bao nỗi mất má, thiếu thốn, vẫn băng băng vào chiến trường. Câu hỏi đặt ra tại đây là điều gì đã tạo nên sức mạnh để đoàn xe vẫn hiên ngang, hùng dũng, kiên cường vượt qua bao lửa đạn ác nghiệt? Điều đó đã được giải thích qua câu thơ này đấy. Nó được gửi gắm qua hình ảnh "trái tim". Đây là hình ảnh hoán dụ để chỉ người lính lái xe, tái tim cầm lái. Đó là trái tim của lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, của tinh thần dũng cảm, ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã biến sức mạnh thành tinh thần giúp họ vượt qua tất cả.=) Cụm từ "chỉ cần- trài tim" nhà thơ muốn khẳng định cội nguồn của sức mạnh không phải là vật chất mà là ý chí của người chiến sĩ.
bạn phân tích theo 2 hướng
-nghĩa thực : con đường trải dài hun hút vô tận
-nghĩa bóng : con đường cách mạng
“Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Vì không có kính chắn, nên người lái xe có cảm giác và ấn tượng “Con đường chạy thẳng vào tim”. Con đường thực trước mặt đó củng chính là con đường được nhà thơ nâng lên thành con đường lý tưởng, con đường cách mạng, con đường ở trong trái tim của người chiến sĩ. Chính là con đường đó đã giúp cho các chiến sĩ lái xe thêm sức mạnh, niềm tin, bất chấp bom đạn của kẻ thù, tiến lên phía trước"

CHÚC BẠN ĐIỂM CAO NHÉ ;)
Thế ẩn dụ/hoán dụ ở đây là trái tim hay con đường cách mạng hay cả hai ạ?

Vậy mình giải thích thế này có được không nhé: người lính lái xe đang đi tới nơi có những đồng bào miền nam của họ, nhằm một lần được sum họp, gặp gỡ lại họ và nhằm chi viện, để một ngày nào đó hai miền sẽ được thống nhất. Đấy chính là động lực, đã làm bùng cháy lên mãnh liệt lòng yêu nước và lý tưởng cao đẹp mà họ tin tưởng, để rồi tạo cho người lính sức mạnh, sự tập trung cao độ, tinh thần sẵn sàng hi sinh cả tính mạng, tiếp tục tiến lên trên con đường đầy đau thương ấy.
 

Nguyenthithuyanh2005.dienxa@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
21 Tháng mười 2019
22
10
16
18
Nam Định
Trường THCS Điền Xá
Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim là hình ảnh đẹp mang ý nghĩa ẩn dụ Đường trường Sơn con đường giải phóng miền Nam chính là con đường của trái tim ,con đường ấy đi vào trong thơ như một huyền thoại Con đường ở đây đã được nhân cách hóa .Các khó khăn về vật chất đã bị che mờ đề hiện hình con đường đi thẳng đến trái tim đó chính là con đường lí tưởng cách mạng là con đường các anh lính cụ Hồ đã đang và sẽ đi tới
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim là hình ảnh đẹp mang ý nghĩa ẩn dụ Đường trường Sơn con đường giải phóng miền Nam chính là con đường của trái tim ,con đường ấy đi vào trong thơ như một huyền thoại Con đường ở đây đã được nhân cách hóa .Các khó khăn về vật chất đã bị che mờ đề hiện hình con đường đi thẳng đến trái tim đó chính là con đường lí tưởng cách mạng là con đường các anh lính cụ Hồ đã đang và sẽ đi tới
thế là nhân hóa hay ẩn dụ vậy bạn?
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Thế ẩn dụ/hoán dụ ở đây là trái tim hay con đường cách mạng hay cả hai ạ?
Là hoán dụ nhé, hình ảnh trái tim thôi nha! @.@
người lính lái xe đang đi tới nơi có những đồng bào miền nam của họ, nhằm một lần được sum họp, gặp gỡ lại họ và nhằm chi viện, để một ngày nào đó hai miền sẽ được thống nhất.
Lỗi diễn đạt câu này rồi bạn nhé!
 
  • Like
Reactions: realjacker07

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
À mọi người ơi, mình mới phát hiện ra điều này, cảm nhận riêng của mình thôi:

Con đường mà họ chạy rất chông chênh, thiếu bằng phẳng, chỗ dốc lên dốc xuống và tất nhiên phải rẽ rất nhiều, vì vậy chữ "thẳng" trong câu thơ "Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim" không mang hàm ý "tiến thẳng về phía trước". Để hiểu được thì các bạn sẽ xem câu thơ trước đó: "Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng". Theo mình hiểu là vì không có kính chắn nên gió lùa vào cùng với bụi làm mắt họ rất cay, rất khô, rất khó chịu, nhưng dù vậy hình ảnh con đường ấy không hề bị bẻ cong, biến dạng.

Thực ra việc tác giả đặt hai câu này cạnh nhau ban đầu mình thấy không hợp lý vì đáng lẽ phải để đến cuối cùng, bởi vì câu 2, 3 của cùng khổ cũng miêu tả những khó khăn khi không có kính chắn như câu 1, nhưng giờ mình nghĩ là để nhấn mạnh tinh thần tập trung cao độ của người lính lái xe

Một phát hiện nữa là ta có thể so sánh con đường này giống như mạch máu chảy vào tim, cung cấp cho mình "động lực" để phát huy tinh thần yêu nước, tiếp tục đi trên con đường này. Mà hơn thế nữa, đường Trường Sơn còn hay được mọi người gọi là tuyến đường "huyết mạch" nên là...

Lỗi diễn đạt câu này rồi bạn nhé!
Mình sửa lại là "con đường ấy chính là một động lực lớn lao cho lòng yêu nước của họ, bởi vì nó dẫn đến nơi đồng bào miền nam đang sinh sống, và là một phần quan trọng của kháng chiến để thống nhất đất nước" có được không ạ?

Mình rất cám ơn bạn đã nhắc mình. Mình hiểu kiến thức nhưng khả năng diễn đạt kém lắm, rất mong bạn hướng dẫn. Chữ "nên là..." ở trên kia mình không viết tiếp như nào nên mới để vậy.
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
À mọi người ơi, mình mới phát hiện ra điều này, cảm nhận riêng của mình thôi:

Con đường mà họ chạy rất chông chênh, thiếu bằng phẳng, chỗ dốc lên dốc xuống và tất nhiên phải rẽ rất nhiều, vì vậy chữ "thẳng" trong câu thơ "Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim" không mang hàm ý "tiến thẳng về phía trước". Để hiểu được thì các bạn sẽ xem câu thơ trước đó: "Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng". Theo mình hiểu là vì không có kính chắn nên gió lùa vào cùng với bụi làm mắt họ rất cay, rất khô, rất khó chịu, nhưng dù vậy hình ảnh con đường ấy không hề bị bẻ cong, biến dạng.

Thực ra việc tác giả đặt hai câu này cạnh nhau ban đầu mình thấy không hợp lý vì đáng lẽ phải để đến cuối cùng, bởi vì câu 2, 3 của cùng khổ cũng miêu tả những khó khăn khi không có kính chắn như câu 1, nhưng giờ mình nghĩ là để nhấn mạnh tinh thần tập trung cao độ của người lính lái xe

Một phát hiện nữa là ta có thể so sánh con đường này giống như mạch máu chảy vào tim, cung cấp cho mình "động lực" để phát huy tinh thần yêu nước, tiếp tục đi trên con đường này. Mà hơn thế nữa, đường Trường Sơn còn hay được mọi người gọi là tuyến đường "huyết mạch" nên là...


Mình sửa lại là "con đường ấy chính là một động lực lớn lao cho lòng yêu nước của họ, bởi vì nó dẫn đến nơi đồng bào miền nam đang sinh sống, và là một phần quan trọng của kháng chiến để thống nhất đất nước" có được không ạ?

Mình rất cám ơn bạn đã nhắc mình. Mình hiểu kiến thức nhưng khả năng diễn đạt kém lắm, rất mong bạn hướng dẫn. Chữ "nên là..." ở trên kia mình không viết tiếp như nào nên mới để vậy.

Nó không mới, dường như là nghĩa gốc của câu câu thơ
Căn cứ vào câu thơ thứ 4

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

Câu thơ này mang một ý nghĩa lớn hơn những hạt bụi nhỏ bé (câu tiếp theo). Họ "nhìn đất" nhìn xuống để tránh những hố bom tử thần, "nhìn trời" để tránh né những đầu đạn của máy bay, họ "nhìn thẳng" tức là nhìn về tương lai rạng rỡ của miền Nam. Điều đó mới thể hiện rõ hơn ý chí mãnh liệt của người lính cách mạng, họ ngạo nghễ, hiên ngang, cầm chặt tay lái lao về chiến thắng, một tương lai rạng rỡ của dân tộc.

- Theo mình thì lí tưởng của thời đại đã gắn bó những trái tim cách mạng hợp lại trong hàng ngũ quân đội tiến đến chiến thắng vẻ vang sẽ hợp lí hơn. Vì "con đường" mà là "mach máu" nghe khá thô.

"con đường ấy chính là một động lực lớn lao cho lòng yêu nước của họ, bởi vì nó dẫn đến nơi đồng bào miền nam đang sinh sống, và là một phần quan trọng của kháng chiến để thống nhất đất nước"

=>"Niềm tin vào một hoà bình, niềm tin vào một ngày mới không còn vang tiếng súng đạn. Đó chính là lí tưởng của thời đại, là ngọn lửa thắp sáng tình yêu đất nước trong trái tim người lính cách mạng phải đấu tranh để tống xa hiện thực tàn ác, là chân lí đi đến con đường giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

P/s: dùng điệp ngữ cho câu văn thêm phần cảm xúc, rành mạch và tránh lặp từ,... là lối diễn đạt sẽ một ngày tốt hơn bạn nha.


 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
còn cô của t bảo nó là phương pháp nói quá
vầy là phương pháp gì hả chị @Harry Nanmes @Phạm Đình Tài
Chính xác 100% là hoán dụ nhé!
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
 
Top Bottom