Văn 9 Thuyết minh về cây lúa.

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam
Bạn tham khảo một số link sau nhé!
https://diendan.hocmai.vn/threads/lap-dan-bai-thuyet-minh-ve-cay-lua-viet-nam.699031/
https://diendan.hocmai.vn/threads/van-9-thuyet-minh-ve-cay-lua.245238/
https://diendan.hocmai.vn/threads/thuyet-minh-ve-cay-lua-ne-cac-bac.114835/
P/S: Như lời bạn Miyano đã nói:
dùng công cụ tìm kiếm phía trên góc phải màn hình để tham khảo
Bạn lưu ý: khi gặp vấn đề cần thiết thì có thể tham khảo nhanh bằng công cụ tìm kiếm. Cách tìm kiếm xem tại đây, mục B.10
 
Last edited:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam
MB: Giới thiệu cây lúa của người dân Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng
Việt Nam là một nước thuần nông. Vì thế, ngoài cánh sen tinh khiết, chiếc nón lá bình dị thì cây lúa chính là người bạn gắn bó thân thiết, trở thành nét đẹp dân dã, thân thuộc....
TB:
- Nguồn gốc lịch sử
+ Nguồn gốc: thuộc họ thân thảo (cỏ)
+ Lịch sử: không có ai có thể khẳng định chính xác cây lúa xuất hiện vào thời gian nào. Chỉ biết rằng đời Hùng Vương thứ sáu (theo truyền thuyết), Lang Liêu đã biết vấn dụng, sáng tạo giá trị của hạt gạo để làm ra hai thứ bánh có hình vuông và tròn, sau đó dâng lên Tiên Vương trong ngày giỗ. Vì vậy, có thể nói cây lúa có mặt ở nước ta từ rất lâu rồi
- Đặc điểm
+ Giống loài: lúa phân bố trải dài từ đồng bằng cho đến miền núi. Theo đó lúa có hai loại chính: lúa nước và lúa cạn nhưng ở nước ta chủ yếu là lúa nước. Trong các loại lúa nước lại được chia ra hai loại là' lúa nếp và lúa tẻ
  • Lúa nếp có nhiều loại: nếp cẩm, nếp nhung, nếp tẻ, nếp cái hoa vàng....
  • Lúa tẻ cũng vậy: khang dân, tám thơm, tạp giao, 203,....
+ Cấu tạo:
  • Họ hàng nhà lúa có thân gồm ống và đốt, thân rỗng đốt đặc
  • Lá lùa dài, nhỏ, có bẹ ôm lấy thân, rám sắc, gân lá mọc song song. Lá lúa thay đổi theo thời gian, khi còn là cây mạ, lá mềm, màu xanh non. Khi lúa đến thì con gái, lá to, dải mềm mại có màu xanh thẫm. Khi lúa chín, lá cứng lại và ngả màu của gừng
  • Rễ lúa nhỏ, mọc thành chùm bám sâu vào bùn đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây, đồng thời giữ cho cây không bị đổ trước gió bão
  • Bông lúa là bộ phận quan trọng nhất, có nhiều gié lúa, hạt lúa nhỏ, chắc mẩy, khi chín màu vàng óng
- Gieo trồng và chăm sóc
+ Làm đất
+ Gieo mạ
+ Cấy và chăm sóc
+ Thu hoạch và bảo quản
-> Từ hạt lúa đến hạt gạo đã phải trải qua bao nắng mưa, vất vả, ta càng thêm trân trọng, yêu quý hạt gạo
- Cây lúa đối với đời sống Việt Nam
+ Đời sống vật chất: nuôi sống con người, dùng để xuất khẩu....
+ Đời sống tinh thần: cây lúa đi vào nhạc, hoạ, thơ ca và cũng là biểu tượng trên quốc huy, trống đồng....
- Cây lúa trong tương lai
+ Khoa học- kĩ thuật phát triển nhiều giống lúa mới sẽ xuất hiện
+ Việt Nam không chỉ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới mà còn có những giống lúa ngon nhất....
KB: Cảm nhận về sự gắn bó của cây lúa với đất nước, con người Việt Nam
"Mồ côi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương"
Trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, cây lúa đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống Việt Nam. Không đơn giản là cung cấp thức ăn mà loại cây ấy còn là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam: bình dị, đơn giản nhưng tấm lòng lại vô cùng trắng trong....

 
Top Bottom