Văn 9 thuyết minh về cây lúa.

vũ đức hải 24082007

Học sinh
Thành viên
17 Tháng tám 2019
148
85
31
Hà Nội
THCS cát lin
Đề bài; Thuyết minh về cây lúa.
(Cho mình dàn bài cũng được nhá:D:D)
bạn tham khảo nhé
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: cây lúa nước

II. THÂN BÀI
Nguồn gốc cây lúa, vai trò của cây lúa ..
Phân loại cây lúa: lúa nước, lúa cạn, lúa tẻ,…..
Cách trồng và chăm sóc lúa
Ý nghĩa cây lúa: nền Văn Minh Lúa Nước

III. KẾT BÀI
Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế , mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.
Nguồn: vforum
 
Last edited by a moderator:

0915943416

Học sinh
Thành viên
4 Tháng chín 2019
74
16
26
18
Hưng Yên
THCS Đình Cao
Đề bài; Thuyết minh về cây lúa.
(Cho mình dàn bài cũng được nhá:D:D)
Bạn tham khảo tạm dàn bài nha :)
I. Mở bài:
Giới thiệu chung về cây lúa.
II. Thân bài:
1, Nguồn gốc:
Từ lâu cây lúa có nguồn gốc từ việc những hạt lúa dạt theo từ những dòng nước trôi dạt trên sông tất vào những khu đất phù sa bên ven sông. Những cây lúa dại này mọc lên khỏe mạnh cho ra nhiều hạt, người xưa tuốt về giã dập vỏ để ra hạt trắng và nấu lên ăn thấy chắc bụng và khỏe người. Nhờ vậy cây lúa được nhân rộng ra trồng khắp đồng bằng, lương rẫy.
2, Đặc điểm:
- Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính (ngô, lúa mì, sắn, khoai tây)
- Rễ của cây lúa thuộc loại rễ chùm, trong thời kỳ trổ bông rễ của cây lúa có thể dài tới 2-3km.
- Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa sẽ khiến lá lúa có màu sắc khác nhau, khi lúa chín sẽ ngả sang màu vàng.
- Hoa của cây lúa thuộc loại hoa nhỏ, màu trắng sữa, tụ thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, với chiều dài khoảng 35-50cm.
- Hạt lúa là hạt loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài khoảng 5-12 mm và dày 2-3 mm.
3, Phân loại:
Lúa có rất nhiều loại nhưng hại loại lớn phổ biến nhất đó là loại nếp và loại tẻ. Cấy lúa Việt Nam cũng có nhiều loại nhỏ ngon.
4, Cách trồng:
Có 5 giai đoạn trồng lúa và mỗi giai đoạn là từng quá trình hình thành lên cây lúa.
Giai đoạn 1 – Cách gieo trồng:

Giai đoạn gieo trồng này hay còn được gọi là đi gieo, để giúp cho cây lúa được sinh trưởng tốt thì người xưa quan niệm rằng phải trải qua 4 giai đoạn: nhất nước, nhị phân, tam cần, tứ giống.
Giai đoạn 2 – Cách cấy lúa:

Từ xưa việc gieo mạ thường bằng tay nên lúa mọc không được đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm thì người nông dân lại phải tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa sao cho thật thẳng, bởi như vậy sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn.
Nhưng bây giờ, việc gieo lúa bằng công nghệ hiện đại từ máy móc nên người nông dân sẽ đỡ vất vả đi. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thằng hàng nên người nông dân không cần phải đi cấy lúa vất vả như ngày xưa nữa.
Giai đoạn 3 – Cách chăm sóc cây lúa việt nam:

Trong suốt khoảng thời gian khi cây lúa sinh trưởng, thì đều đặn hàng tuần người nông dân phải đi ra đồng để chăm lúa và lấy nước. Việc thắm lúa sẽ giúp người nông dân phát hiện ra được các ổ sâu, chuột gây hại lúa.
Khi lúa đã bắt đầu đẻ nhánh thì người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt những con sâu bỏ để nhằm giúp cho cây lúa phát triển tốt hơn.
Giai đoạn 4 – Cách gặt lúa

Khi cả cánh đồng lúa đã bắt đầu ngả sang màu vàng, ngọn đã trổ bông. Người nông dân đi theo từng tốp để ra đồng thu hoạch thành quả sau một thời gian lao động vất vả.
Ngày xưa người nông dân thu hoạch lúa thì đều bằng tay, điều đó khiến cho các bà con rất vất vả và tốn kém. Bởi sau khi gặt, người nông dân còn phải đem về và phải tuốt lúa và phơi. Nhưng bây giờ việc thu hoạch lúa đã dễ dàng hơn rất nhiều vì đã có máy, lúa sẽ được tuốt ngay ngoài đồng nên các bà con sẽ đỡ vất vả hơn ngày xưa.
Giai đoạn 5 – Sau khi gặt lúa

Để có thể gieo trồng các vụ lúa tiếp theo, thì người nông dân phải tiếp tục ra đồng để cày bừa cho đất thật phẳng để có thể tiếp tục gieo.
5, Công dụng:
- Lúa là loại lương thực chính trong ngũ cốc.
- Lúa có công dung từ gốc đến ngọn. hạt thóc xay thành những hạt gạo trắng ngần. hạt gạo là phần quan trong nhất trên cây lúc. Nó cung cấp cho ta nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Thân cây lúa là rạ, rơm dùng cho trâu, bò ăn nhất là vào những đêm đông. họ còn dùng rơm rạ làm tranh, làm chất đốt.
- Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa,bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.
- Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
- Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
- Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.
- Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia dụng( thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm…
- Thân cây lúa khô được tận dụng để làm các loại chổi khác nhau.
6, Quan hệ với con người:
- Gắn bó thân thiết với con người....
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của cây lúa.
- Liên hệ bản thân.

 

Ngô Bắpie

Học sinh
Thành viên
5 Tháng chín 2019
138
84
36
15
Bình Định
Truờng Trung học cơ sở Nhơn Hoà
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Từ xa xưa, cây lúa đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt. Lúa không chỉ là nguồn thức dưỡng nuôi sống con người mà còn trở thành biểu tượng của làng quê yên bình, là nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Nhiều nhà khoa học cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương, nhân dân ta đã biết cấy lúa. Nghề trồng lúa nước đã truyền từ đời này sang đời khác, là ngành nông nghiệp chính của đất nước ta.
Lúa nước là cây lương thực chính của Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác, trong khi châu u lại là lúa mì. Lúa thuộc loài thân thảo, có nhiều lóng và mắt. Chiều cao của thân được tính từ gốc đến cổ bông còn chiều cao của cây được tính từ gốc đến bông cao nhất. Lá lúa dài trông như lưỡi kiếm, khi lúa chín ngả sang vàng. Gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Rễ lúa là rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Hoa lúa cũng chính là hạt lúa sau này. Lúa là loại cây tự thụ phấn, sau thụ tinh phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng qua một thời gian từ 2-3 tháng thành dàng đặc.
Ở miền Bắc thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa, còn ở miền Nam một năm có 3 vụ lúa. Trồng lúa có nhiều công đoạn. Đầu tiên, người nông dân phải ngâm cho hạt lúa nảy mầm, nhà nông có câu “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, hạt giống có tốt thì cây lúa sau này mới có năng suất cao. Tiếp theo là công đoạn gieo mạ. Những cây mạ non ban đầu yếu ớt hấp thụ những gì tinh túy nhất của đất trời dần trở nên cứng cáp và xanh tươi mơn mởn. Lúa lúc xanh còn được gọi là lúa đương thì con gái. Đây là giai đoạn người nông dân phải chăm sóc tốt cho lúa: bón phân, làm cỏ, diệt côn trùng gây hại. Rồi lúa đẻ nhánh, lúa làm đòng, hương lúa thoang thoảng khắp cả cánh đồng. Lúa chín, bông lúa vàng trĩu hạt làm cả cây oằn xuống. Giờ đã đến giai đoạn thu hoạch lúa, các bác nông dân gặt lúa, tuốt hạt, phơi cho khô và bảo quản lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Không chỉ cung cấp một lượng tinh bột lớn duy trì năng lượng cho con người, từ hạt gạo, người ta có thể chế biến ra vô vàn món ăn. Bánh chưng, bánh giày được Lang Liêu làm ra từ gạo nếp để dâng vua Hùng là hai loại bánh truyền thống trong ngày tết. Bánh giày tượng trưng cho trời còn bánh trưng tượng trưng cho đất. Lúa nếp non được rang thành cốm- là một thức quà quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi mùa thu tới. Gạo nếp còn được nấu thành xôi- là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt vào ngày giỗ tổ tiên hay lễ, tết. Ngoài ra, chúng ta còn có biết bao loại bánh khác nhau được làm từ gạo: bánh cuốn, bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, bánh đúc…. Thân lúa sau khi thu hoạch được phơi khô có thể làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò… Vỏ lúa được dùng làm trấu. Cám là một sản phẩm sau khi người ta xát gạo, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Lúa có hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, người ta đã tạo ra nhiều loại lúa cho chất lượng và năng suất cao hơn. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Việt Nam từ một đất nước đói nghèo đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Những cánh đồng lúa rộng bát ngát thẳng cánh cò bay là biểu tượng cho sự bình yên của làng quê, tô điểm cho vẻ đẹp của quê hương đất nước.
Ngày nay, nhiều tòa cao ốc mọc lên thay thế đồng ruộng nhưng cây lúa vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống của người dân Việt Nam. Cây lúa sẽ mãi là người bạn thân thiết của người nông dân, là nét đẹp bình dị của quê hương yêu dấu.(Hết)

Nguồn: thuvienvanmau
 
Last edited by a moderator:

Nguyễn Chi Xuyên

Cựu Hỗ trợ viên | Cựu CTV CLB Lịch Sử
HV CLB Địa lí
Thành viên
2 Tháng tám 2019
1,315
4,452
421
Bình Định
THCS Nhơn Hòa
Lúa là người bạn muôn đời gắn bó với sự cần lao của người nông dân Việt Nam. Nếu hoa sen mang vẻ đẹp thanh khiết , áo dài mang vẻ đẹp thướt tha đặc trưng của người phụ nữ Á Đông ,thì cây lúa Việt Nam có một nét đẹp dân dã thân thuộc.

Việt nam là một nước xuất khẩu gạo và có một ngành nông nghiệp trồng lúa từ xa xưa, trên hầu hết cánh đồng lúa dải khắp các vùng đất từ Bắc vào Nam. Và các giống lúa cũng ngày càng đa dạng , phong phú bởi lúa được nghiên cứu nuôi trồng và nhân giống . Lúa có nhiều loại tùy thuộc theo từng vùng miền, khí hậu, mỗi vùng miền có địa hình và đất khác nhau nên lúa cũng phân bố khác nhau, nhưng thích hợp trồng lúa nhất là những vùng có nước ngọt, nếu vùng có nước quá mặn, phèn như vùng Tây Nguyên, lúa không thể lên được và cây lúa sống chủ yếu nhờ nước là loại cây lá mầm rễ chùm. Thân lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60-80 cm. Cây lúa được chia làm ba bộ phận chính , nhờ chúng cây có thể phát triển tốt: rễ cây nằm dưới lớp đất màu mỡ có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, thân cây là cầu nối con đường đưa dinh dưỡng từ rễ lên ngọn, còn ngọn là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín rồi có màu vàng và người ta gặt về làm thành gạo. Người nông dân thường trồng các loại giống lúa phổ biến như: lúa nước, lúa tẻ, lúa cạn, lúa nước nông, lúa nước sâu….Lúa nếp người ta thường trồng để làm bánh: bánh trưng, bánh nếp,… hoặc để thổi xôi, còn lúa tẻ là lúa trồng làm nguồn thực phẩm chính, đóng vai trò quan trọng trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam còn lúa non được dùng làm cốm. Theo các nghiên cứu, trước kia ông cha ta trồng giống lúa NN8, ngày nay thì miền Bắc trồng các loại giống lúa C70, DT10, A20,...

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước nông nghiệp và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, để có được thành quả ngày hôm nay, người nông dân phải vất vả, lao dộng chăm chỉ ,thực hiện đúng các công đoạn để có được một vụ mùa bội thu: từ gieo mạ, cấy mạ, bón phân, tưới tắm ,nhổ cỏ và những ngày đông hoặc mưa bão, hạn hán người dân phải khổ cực nhiều lần để che chắn và chăm sóc chúng. Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện các ổ sâu hại lúa và bón phân để lúa phát triển tốt hơn. Đợt đến khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng , người nông dân mới thu hoạch. Trước đây người dân thu hoạch bằng tay rất vất vả và tốn kém nhưng bây giờ , công nghệ phát triển tiến bổ hơn, người ta thu hoạch bằng máy nên đỡ phần nào khó nhọc cho con người. Từ thời ông cha ta, nhân dân trồng chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, xã hội phát triển, công nghệ trong sản xuất được nâng cao hơn, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi , người dân lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người. Những hạt gạo được làm ra không chỉ phục vụ bữa ăn chính của con người mà còn để làm bánh , nấu xôi, đặc biệt vào những dịp lễ hay Tết, gạo để làm bánh trưng truyền thống và còn làm món quà trao nhau. Chính những người nông dân ấy đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam có vị thế như ngày hôm nay với ngành lúa nước hay đất nước chúng ta còn được ca ngợi là Văn Minh Lúa Nước.

Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam và là nguồn lương thực dồi dào của nước ta, có tầm quan trong đối với phát triển kinh tế , mang lại sự no đủ cho chúng ta và trở thành nét đẹp tinh thần của người dân Việt Nam.
nguồn;INTERNET
 
Top Bottom