Văn 9 Đồng chí

YHNY1103

Học sinh
Thành viên
24 Tháng hai 2019
218
32
41
Hà Nội
thcs phu thuong

Vũ Thanh Anh

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng năm 2019
29
25
6
Hà Nam
Cố Vị Dịch Team
MB:Hồn nước gọi.Tiếng bom Sa Diện
Trái tim Hồng Thái nổ vang trời
Máu thơm tưới mầm non xuân đến
Vui lại rồi Tổ Quốc ta ơi!
( Theo chân Bác-Tố Hữu)
Ôi hồn nước trái tim của Tổ Quốc! Câu thơ vang lên khí phách của những người con đất Việt.Hòa vào dòng máu Lạc Hồng của dân tộc, mỗi người con của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ đã hóa thân cho dáng hình xứ sở để làm nên đất nước muôn đời.Và nhà thơ Chính Hữu- một người con trên dải đất chữ S Việt Nam hào hùng - một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ những năm kháng chiến chống Pháp. Bản thân từng là bộ đội nên nhà thơ rất hiểu rõ tâm tình, những khó khăn gian khổ của cuộc đời người lính và đặc biệt là tình đồng chí đồng đội sâu sắc. Với một hồn thơ đầy chân thực mà bình dị, cảm xúc dồn nén, đặc biệt qua 10 câu thơ giữa( 3 câu thơ cuối) bài thơ càng bộc lộ được...( Bạn cho nội dung những câu thơ vào là được).
Mở bài này có thể áp dụng cho cả Bài thơ về tiểu đội xe không kính và Những ngôi sao xa xôi.
Còn kết bài cứ bám sát nội dung và liên hệ là ok
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
1. 10 câu giữa nha
Giữa những người đồng chí, họ có sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín :
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Với người nông dân, ruộng nương, căn nhà là cả cơ nghiệp, là ước mơ ngàn đời của họ; họ luôn gắn bó, giữ gìn và chắt bóp cho những gì mình có. Vậy mà họ đã gác lại tất cả để đi ra đánh giặc. Câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” hết sức tạo hình và biểu cảm. Để cả cơ nghiệp của mình hoang trống mà ra đi biết người thân ở lại trống trải nhưng cũng mặc kệ thì đó quả là sự hi sinh lớn lao và đó cũng là quyết ra đi mà không hề dửng dưng vô tình. Phải chăng chỉ có những người cùng cảnh ngộ mới có thể hiểu nhau đến thế. Các anh hiểu rõ lòng nhau và còn hiểu rõ nỗi niềm ngưởi thân của nhau ở hậu phương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, “ Giếng nước” “gốc đa” là hình ảnh hoán dụ về quê hương, về người thân nơi hậu phương của người lính. Như vậy, Câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực chất là người lính nhớ nhà, nỗi nhớ hai chiều ngày càng da diết. Người lính có thể vì vậy mà sẵn sàng chia sẻ với nhau mọi tâm tư, nỗi niềm, chia sẻ cả những chuyện thầm kín, riêng tư nhất. Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, trong nỗi nhớ và vượt lên trên nỗi nhớ.

Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính – “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Sống trong hoàn cảnh khó khăn, hiểm nguy lại luôn bị bệnh tật đe dọa, ngay chính bản thân người lính cũng biết rằng mình nên sống biết chia sẻ. Họ cùng thiếu, cùng rách. Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta trong những năm kháng chiến chông Pháp. Những hình ảnh thơ được đưa ra rất chân thực nhưng cô đọng và gợi cảm nhằm diễn tả sâu sắc sự gắn bó đồng cam cộng khổ của các anh, giúp các anh vượt qua mọi thiếu thốn gian truân cực nhọc của đời lính.
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân tay không giày”
Tác giả đã xây dựng những cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau (trong từng cặp câu và từng câu), đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình. Chính tình đồng đội đã làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên trên buốt giá.
Hình ảnh truyền cho nhau hơi ấm “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” là một cử chỉ nhỏ bé thôi nhưng chứa đựng nhiều tình cảm chân thành. Nó không phải bắt tay thông thường mà hai bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để vượt lên trên buốt giá, những bàn tay biết nói. Họ gắn bó với nhau trong đời thường để cùng gắn bó trong chiến đấu, đồng cam cộng khổ khiến tình đồng chí thêm sâu dày để đi tới chiều cao: cùng sống chết cho lí tưởng. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian lao vất vả ấy, tình cảm đồng chí đã đi vào chiều sâu của sự sống và tâm hồn người chiến sỹ để trở thành những kỉ niệm không bao giờ quên. Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy.
2. Ba câu cuối của bài thơ (là biểu tượng đẹp nhất, giàu chất thơ nhất về tình đồng chí, đồng đội cao đẹp)
Bài thơ kết thúc bằng những hình ảnh rất đặc sắc:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Ba câu thơ cuối đã dựng nên bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí. Trên cái nền hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên: Trong cảnh “Rừng hoang sương muối” nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau, im lặng, phục kích, chờ giặc tới. Từ “Chờ” diễn tả tư thế chủ động. Hình ảnh của họ sát cánh bên nhau vững chãi làm mờ đi cái gian khổ ác liệt của cuộc chiến, tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Tình đồng chí khiến họ vẫn bình thản và lãng mạn bên thềm cuộc chiến đấu, thấy cuộc đời vẫn đẹp và thơ mộng ngay giữa nguy hiểm gian lao.
Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh, khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh và tình cảm ấm nồng của người lính với đồng đội của anh -> Ca ngợi sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá.
Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo bất ngờ, là điểm nhấn của phần 3, điểm sáng của toàn bài thơ. Hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn. Hình ảnh này có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Trong những đêm phục kích giặc giữa rừng khuya, người lính còn có thêm một người bạn nữa là trăng. Trăng treo trên nền trời, nhìn trăng treo lên trên đầu ngọn súng. Nhịp thơ ở đây là nhịp 2 -2 như gợi lên nhịp lắc của một cái gì chung chiêng lơ lửng trong bát ngát chứ không phải là cột chặt, vừa thực vừa gợi lên nhiều liên tưởng phong phú: Súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình. Sự hòa hợp giữa súng và trăng toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và tình đồng đội của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả cuộc chiến tranh yêu nước: Người lính cầm súng là để bảo vệ cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do cho tổ quốc. Súng trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng. Câu thơ như nhãn tư của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết.
 

YHNY1103

Học sinh
Thành viên
24 Tháng hai 2019
218
32
41
Hà Nội
thcs phu thuong
1. 10 câu giữa nha
Giữa những người đồng chí, họ có sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín :
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Với người nông dân, ruộng nương, căn nhà là cả cơ nghiệp, là ước mơ ngàn đời của họ; họ luôn gắn bó, giữ gìn và chắt bóp cho những gì mình có. Vậy mà họ đã gác lại tất cả để đi ra đánh giặc. Câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” hết sức tạo hình và biểu cảm. Để cả cơ nghiệp của mình hoang trống mà ra đi biết người thân ở lại trống trải nhưng cũng mặc kệ thì đó quả là sự hi sinh lớn lao và đó cũng là quyết ra đi mà không hề dửng dưng vô tình. Phải chăng chỉ có những người cùng cảnh ngộ mới có thể hiểu nhau đến thế. Các anh hiểu rõ lòng nhau và còn hiểu rõ nỗi niềm ngưởi thân của nhau ở hậu phương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, “ Giếng nước” “gốc đa” là hình ảnh hoán dụ về quê hương, về người thân nơi hậu phương của người lính. Như vậy, Câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực chất là người lính nhớ nhà, nỗi nhớ hai chiều ngày càng da diết. Người lính có thể vì vậy mà sẵn sàng chia sẻ với nhau mọi tâm tư, nỗi niềm, chia sẻ cả những chuyện thầm kín, riêng tư nhất. Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, trong nỗi nhớ và vượt lên trên nỗi nhớ.

Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính – “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Sống trong hoàn cảnh khó khăn, hiểm nguy lại luôn bị bệnh tật đe dọa, ngay chính bản thân người lính cũng biết rằng mình nên sống biết chia sẻ. Họ cùng thiếu, cùng rách. Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta trong những năm kháng chiến chông Pháp. Những hình ảnh thơ được đưa ra rất chân thực nhưng cô đọng và gợi cảm nhằm diễn tả sâu sắc sự gắn bó đồng cam cộng khổ của các anh, giúp các anh vượt qua mọi thiếu thốn gian truân cực nhọc của đời lính.
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân tay không giày”
Tác giả đã xây dựng những cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau (trong từng cặp câu và từng câu), đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình. Chính tình đồng đội đã làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên trên buốt giá.
Hình ảnh truyền cho nhau hơi ấm “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” là một cử chỉ nhỏ bé thôi nhưng chứa đựng nhiều tình cảm chân thành. Nó không phải bắt tay thông thường mà hai bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để vượt lên trên buốt giá, những bàn tay biết nói. Họ gắn bó với nhau trong đời thường để cùng gắn bó trong chiến đấu, đồng cam cộng khổ khiến tình đồng chí thêm sâu dày để đi tới chiều cao: cùng sống chết cho lí tưởng. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian lao vất vả ấy, tình cảm đồng chí đã đi vào chiều sâu của sự sống và tâm hồn người chiến sỹ để trở thành những kỉ niệm không bao giờ quên. Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy.
2. Ba câu cuối của bài thơ (là biểu tượng đẹp nhất, giàu chất thơ nhất về tình đồng chí, đồng đội cao đẹp)
Bài thơ kết thúc bằng những hình ảnh rất đặc sắc:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Ba câu thơ cuối đã dựng nên bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí. Trên cái nền hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên: Trong cảnh “Rừng hoang sương muối” nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau, im lặng, phục kích, chờ giặc tới. Từ “Chờ” diễn tả tư thế chủ động. Hình ảnh của họ sát cánh bên nhau vững chãi làm mờ đi cái gian khổ ác liệt của cuộc chiến, tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Tình đồng chí khiến họ vẫn bình thản và lãng mạn bên thềm cuộc chiến đấu, thấy cuộc đời vẫn đẹp và thơ mộng ngay giữa nguy hiểm gian lao.
Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh, khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh và tình cảm ấm nồng của người lính với đồng đội của anh -> Ca ngợi sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá.
Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo bất ngờ, là điểm nhấn của phần 3, điểm sáng của toàn bài thơ. Hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn. Hình ảnh này có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Trong những đêm phục kích giặc giữa rừng khuya, người lính còn có thêm một người bạn nữa là trăng. Trăng treo trên nền trời, nhìn trăng treo lên trên đầu ngọn súng. Nhịp thơ ở đây là nhịp 2 -2 như gợi lên nhịp lắc của một cái gì chung chiêng lơ lửng trong bát ngát chứ không phải là cột chặt, vừa thực vừa gợi lên nhiều liên tưởng phong phú: Súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình. Sự hòa hợp giữa súng và trăng toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và tình đồng đội của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả cuộc chiến tranh yêu nước: Người lính cầm súng là để bảo vệ cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do cho tổ quốc. Súng trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng. Câu thơ như nhãn tư của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết.
Tuy em chỉ nhờ viết hộ mở và kết thôi, nhưng nếu chị phân tích hộ em luôn rồi thì em cũng cảm ơn
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom