Văn Đề thi minh họa THPT Quốc Gia

anthienhoang@gmail.com

Học sinh
Thành viên
4 Tháng ba 2019
10
16
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đọan trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Vội vã trưởng thành...
Khi mười bảy tuổi, bạn chỉ muốn lớn thật nhanh, háo hức đếm từng ngày để trở thành người lớn, để bước vào xã hội rộng lớn ngoài kia.
Khi ba mươi sáu tuổi, bạn lại thấy mong nhớ những tháng ngày còn nhỏ, ước muốn được trở về làm những đứa trẻ đầy nhiệt huyết, vô tư, không cần phải đối mặt với cuộc sống giả tạo.
(Trích Vội vã trưởng thành, vội vã cô đơn, Lưu Đồng, NXB Văn học, 2016)
Câu 1 Nêu vấn đề được nói đến trong đoạn trích.
Câu 2 Hãy chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích
Câu 3 Theo tác giả khi vội vã trưởng thành bạn phải đối diện với điều gì? Anh/chị có đồng ý với quan điểm đó không?
Câu 4 Từ nội dung của đoạn trích anh/chị rút ra được những bài học gì của cuộc sống?
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm)
Tác giả Lưu Đồng có viết: Bước chậm lại một chút để chúng ta của sau này khi nhìn lại sẽ thấy được một chúng ta rực rỡ nhất. Theo anh/chị sự trưởng thành của mỗi người nên "vội vã hơn" hay "chậm lại một chút"?
Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ để bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về lựa chọn của bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn thơ sau:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dàn người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Trích Tây tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 88)
Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với khổ thơ:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đỉnh núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khhuya bếp lửa người thương đi về
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)​
để bình luận về quan niệm "Thi trung hữu họa" thể hiện trong hai đoạn trích trên.
Đề 3
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

... Người bị gí súng có thể quật lại người có súng, nhân viên sẽ siêng năng trước mặt và dối trá sau lưng hoặc đi tìm một chỗ làm việc khác có ông chủ cư xử tốt hơn, còn đứa bé thì sẽ vẫn trốn đi chơi và sau đó lẻn về nhà tắm rửa tươm tất trước khi bạn phát hiện ra nó không nghe lời. Thay vì cưỡng bức người khác phải làm theo ý mình, cách đơn giản hơn có thể khiến người khác làm bất cứ điều gì chính là: Hãy để họ làm điều họ muốn. Nhà phân tâm học lừng danh Sigmund Freud nói rằng: "Mọi hành động của con người đều xuất phát từ hai động cơ: niềm kiêu hãnh của giới tính và sự khát khao được làm người quan trọng". John Dewey, một trong những nhà triết học sâu sắc nhất của nước Mỹ lại có cách nhìn hơi khác một chút: "Động cơ thúc đẩy sâu sắc nhất trong bản chất con người là sự khao khát được thể hiện mình".
(Đắc Nhân Tâm, Dale Carnegie, NXB Tổng hợp TP HCM, 2016)​
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
Câu 2 Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3 Anh/chị có đồng ý với ý kiến Hãy để họ làm điều họ muốn không? Vì sao?
Câu 4 Nêu sự khác biệt giữa câu nói của Sigmund Freud và John Dewey.
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)

Nếu được lựa chọn anh/chị khát khao trở thành người quan trọng hay người có ích. Trình bày điều đó trong đoạn văn 200 chữ.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, người ở lại có hỏi người về xuôi:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Có khi đáp lại người về xuôi. Vừa hỏi, vừa gửi gắm nỗi nhớ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rưng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo con ánh nắng dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuối từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Việt Bắc,Tố Hữu, SGK Ngữ Văn 12, Tập một, tr.109 - 111, NXB Giáo dục - 2018)​
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng kẻ ở - người đi trong các đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ.
 
  • Like
Reactions: Ahedn
Top Bottom