Văn 6 Tổng hợp tiếng Việt

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt
1.Tiếng:
-Là thành phần cấu tạo từ
Vd: nhà, cây, gà,..

2.Từ:
-Là đơn vị nhỏ nhất để cấu tạo câu
Vd: học hành, mặt trời, ngôi sao,...

3.Cấu tạo từ:
a)Từ đơn: cấu tạo chỉ có một tiếng
Vd: cát, ghế, sỏi,...

b)Từ phức:
*Từ láy: được tạo ra bởi quan hệ láy âm của các tiếng, ít nhất 1 tiếng không có nghĩa
Vd: lấp lánh (l), vui vẻ (v), rào rào (r,ao),...

*Từ ghép: được tạo ra bởi các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau
Vd: bánh trái, học hỏi, tập luyện,...

Từ mượn
1.Từ mượn Hán Việt: mượn từ Trung Quốc
Vd: sính lễ, tàu hỏa, gia thần,...

2.Từ mượn Âu - Mỹ: mượn từ các nước Âu - Mỹ
Vd: ki-lô-gam, ra-đi-ô, ti-vi,...
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Nghĩa của từ là định nghĩa của một từ, ý nghĩa của từ đó.

Vd: - tập quán: thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc...) được hình thành từ lâu trong cuộc sống, được mọi người làm theo.

- lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.

*Cách giải thích nghĩa của từ
- Trình bày khái niệm, nêu định nghĩa
- Dùng từ đồng nghĩa
- Dùng từ trái nghĩa

Vd: Nhà là công trình xây dựng có mái, tường bao quanh, cửa ra vào để ở, sinh hoạt văn hoá, xã hội hoặc cất giữ vật chất, phục vụ cho các hoạt động cá nhân và tập thể của con người, và có tác dụng bảo vệ cho các hoạt động đó. Nhà cũng có thể là một nơi cư trú hay trú ẩn.
->Trình bày khái niệm, định nghĩa

-cần cù: siêng năng, chăm chỉ
->Dùng từ đồng nghĩa

-nhút nhát: trái nghĩa với tự tin
->Dùng từ trái nghĩa
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có một mối liên hệ với nhau.

•Hiện tượng chuyển nghĩa:
-Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác.

-Nghĩa chuyển là nghĩa biến đổi của từ ấy qua thời gian , cách dùng của nhiều trường hợp khác nhau.
=>Nói tóm gọn: nghĩa gốc có trước, nghĩa chuyển có sau.

Vd: mũi
-Nghĩa gốc: bộ phận cơ thể người và động vật, trao đổi hô hấp
-Nghĩa chuyển: mũi thuyền, mũi tàu,...

Đặt câu:
-Nghĩa gốc: mũi cậu ấy cao thật!
-Nghĩa chuyển: không nhanh chuyển hướng, mũi tàu sẽ va vào mỏm đá kia mất!

Vd2: mắt
-Nghĩa gốc: bộ phận người, động vật, thị giác tầm nhìn
-Nghĩa chuyển: mắt cá chân, mắt xích,...

Đặt câu
-Nghĩa gốc: Bà có đôi mắt sáng ngời
-Nghĩa chuyển: Mắt cá mình đau quá!
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Lỗi dùng từ
1.Lặp từ: Lặp từ là sự dùng từ trùng lặp một cách không cần thiết / Phân biệt điệp ngữ: tạo biểu cảm nhờ tác dụng lặp lại từ ngữ mang hàm ý nhấn mạnh

Vd: Mẹ em vừa về nhà, em chạy tới hỏi mẹ em "Hôm nay mẹ đi làm có mệt lắm không?"
->Mẹ vừa về nhà, em chạy tới hỏi ... (lược bỏ)

Vd2: Ba anh ấy cần cù làm việc, anh ấy cũng cần cù chẳng kém
->Ba anh ấy cần cù làm việc, anh ấy cũng siêng năng chẳng kém (dùng từ đồng nghĩa)

2.Lẫn lộn từ gần âm:
Vd: Mai tôi đi thăm quan viện bảo tàng
->Mai tôi đi tham quan (từ thăm quan không có nghĩa)

3.Dùng từ không đúng nghĩa
Vd: Tôi vừa chứng thực một vụ án kinh hoàng!
->thay "chứng thực" bằng "chứng kiến"
 
  • Like
Reactions: trathu2k1

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Danh từ Danh từ là những từ dùng để gọi tên các sự vật , hiện tượng, khái niệm.
Vd:

•Danh từ gọi tên các sự vật: bàn, ghế, bảng, phấn, máy tính, chuột, xe máy, xe đạp,...


•Danh từ gọi tên các hiện tượng: sấm, chớp, mưa, gió, bão, trời, mây, ...


•Danh từ gọi tên các khái niệm: con người, thuật ngữ, bệnh án, báo cáo,...

1.Danh từ riêng: •Danh từ riêng trong tiếng Việt là những từ dùng để chỉ tên người, tên địa danh, vùng đất, lãnh thổ, tôn giáo, phong trào, các tờ báo, các thời đại và tên gọi những ngày lễ, tết trong năm,...

-Danh từ riêng chỉ tên người: Minh, Hà, Hải,..
-Danh từ riêng chỉ danh lam: Sơn Trà, Hà Nội,...
-Danh từ riêng chỉ các phong trào: phong trào Cần Vương,...

*Quy tắc:
-Viết hoa các chữ cái đầu
-Nếu là từ mượn, từ đặc biệt thì cần dấu gạch nối và viết hoa chữ cái đầu.

2.Danh từ chung: là các danh từ còn lại khi đã trừ ra danh từ riêng trong hệ thống tiếng Việt.
Vd:
-Danh từ chung chỉ hiện tượng: sấm, chớp, cầu vồng,...
-Danh từ chung chỉ đơn vị: lạng, tạ, gam,..
-Danh từ chung chỉ vị trí: trên, dưới, trái, phải,..
-Danh từ chung chỉ đơn vị tập thể: bộ, đôi, bọn, tụi,...
-Danh từ chung chỉ thời gian: giây, phút, giờ ...
-Danh từ chung chỉ đơn vị hành chính: xã, thôn, huyện,tỉnh,...
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Chỉ từ là các từ dùng để chỉ, trỏ đi kèm với các cụm từ nhằm xác định vị trí thời gian, không gian cụ thể của sự vật, hiện tượng
Ví dụ:
-Ngày kia, có một ông vua nọ.
->Chỉ từ: kia, nọ
-Nếu như không có các chỉ từ này, vị trí thời gian, không gian không rõ ràng, mơ hồ.
-Chỉ từ "kia" "nọ" bổ nghĩa cho "ngày" và "ông vua"
-Chỉ từ:
+"kia": làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ
+"nọ": làn phụ ngữ sau trong cụm danh từ

*Cụm từ gồm:
Phụ ngữ trước + Từ loại + Phụ ngữ sau
Phụ ngữ trước/sau không bắt buộc phải có cùng một lúc.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Động từ và cụm động từ
I.Động từ

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi,...)
V.D : - Đi, chạy ,nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động )
- Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái )

+ Động từ hành động: giải đáp câu hỏi: “làm gì”.

+ Động từ chỉ trạng thái: giải đáp câu hỏi: “làm sao”

Đặt câu:
*ĐT hoạt động:
- Bạn đang làm gì thế?
-Chuẩn bị ngủ

*ĐT trạng thái:
-Bạn bị làm sao vậy?
-Buồnvì điểm kém quá!

Chức vụ chính trong câu của động từ thường là vị ngữ. Tuy nhiên có vài trường hợp động từ cũng có thể đảm nhận chức vụ chủ ngữ.

Vd: Buồnlà tâm trạng cả tuần này của mình.

II. Cụm động từ Là động từ đi kèm các từ cần thiết khác
Cấu trúc: Phụ ngữ trước + Động Từ + Phụ ngữ sau
Trong đó, phụ ngữ trước và phụ ngữ sau không cần xuất hiện cùng một lúc

Vd: Minh đang đi học về
-PN trước: đang
-Động từ (phần trung tâm): đi
-PN sau: học về
(câu có đủ cấu trúc)

Vd2: Tôi ngủ dậy
-PN trước: không có
-ĐT trung tâm: ngủ
-PN sau: dậy
 

trathu2k1

Học sinh
Thành viên
8 Tháng ba 2019
102
145
36
16
Hà Nội
THCS Sen Chiểu
Cấu tạo từ
- Từ đơn
- Từ phức
+Từ ghép
+Từ láy
Nghĩa của từ
- Nghĩa gốc
- Nghĩa chuyển
Phân loại từ theo nguồn gốc
- Từ thuần Việt
- Từ mượn
+ Từ mượn các ngôn ngữ khác
+ Từ mượn tiếng Hán
- Từ gốc Hán
- Từ Hán Việt
Lỗi dùng từ
- Lặp từ
- Lẫn lộn với các từ gần âm
- Dùng từ không đúng nghĩa
Từ loại và cụm từ
- Danh từ/Cụm danh từ
- Động từ/Cụm động từ
- Tính từ/ Cụm tính từ
- Số từ
- Lượng từ
- Chỉ từ
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Tính từ
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
-Có 2 loại tính từ
+Tính từ kết hợp được với các từ chỉ mức độ (rất, quá, lắm,...):nhỏ, cao, lớn, bự, đẹp, xấu,..
->Tính từ mang tính tương đối

+Tính từ không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ: vàng đậm, đỏ chót, xanh thẫm,...

Cụm tính từ: tính từ + các từ cần thiết
*Cấu trúc: PN trước + tính từ + phụ ngữ sau
-Trong đó, phụ ngữ trước/sau không cần xuất hiện cùng lúc.

Vd: Thật là ồn quá!
-PN trước: thật là
-Tính từ: ồn
-PN sau: quá

Vd2: Vốn đã yên tĩnh.
-PN trước: vốn đã
-PN sau: yên tĩnh

Vd3: Lạnh quá đi
-Tính từ: lạnh
-PN sau: quá đi
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Số từ là các từ để chỉ số lượng và thứ tự của các vật. Khi nói về số lượng vật thông thường số từ đứng trước danh từ còn khi biểu thị thứ tự của sự vật số từ thường nằm sau danh từ.
Vd:
– Lớp chúng tôi sỉ số hai mươi ba em học sinh.
=> Số từ trong câu đó là “hai mươi ba”, trong câu trên số từ đứng trước danh từ “học sinh”.
– Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
=> Số từ trong câu đó là “bốn, “năm”, vai trò biểu thị thứ tự của sự vật “canh” và thường đứng sau danh từ.

Lượng từ thường nói về số lượng ít hay nhiều của các sự vật. Dựa theo vị trí cụm danh từ lượng từ cũng có 2 loại đó là nhóm chỉ toàn thể và nhóm chỉ tập hợp hoặc phân phối.
Vd:
Lớp chúng tôi tất cả em học sinh đều có hạnh kiểm tốt.
=> Lượng từ trong câu đó là “tất cả”, đứng trước danh từ “học sinh”.
Cả số từ và lượng từ đều đứng trước danh từ nhưng số từ chỉ rõ số lượng cụ thể, còn lượng từ chỉ mang tính chất ước chừng, chung chung.
Như vậy, qua hướng dẫn cùng các ví dụ trên các em đã hình dung được số từ và lượng từ rồi đúng không nào? chúc các em học tốt.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Phó từ
1.
phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.
2. Phó từ gồm 2 loại lớn
  • Phó từ đứng trước động từ, tính từ, bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
  • Quan hệ thời gian
  • Ví dụ: Đã, đang, sắp, đương, từng…(đã học, từng xem, đang giảng bài…)
  • Chỉ mức độ
  • Ví dụ: Rất,
  • hơi, khá…(Rất giỏi, hơi lạnh, khá xinh…)
  • Chỉ sự tiếp diễn tương tự
    Ví dụ: Còn, cũng, vẫn, lại, đều…(Cũng nói, vẫn cười, đều tốt…)
  • Chỉ sự phủ định
    Ví dụ: Không, chưa…(Chưa làm bài, không đi chơi…)
  • Chỉ sự cầu khiến
    Ví dụ: Hãy, đừng, chớ…(Hãy trật tự, chớ trèo cây…)
  • Phó từ đứng sau động từ, tính từ
    • Bổ sung về mức độ
  • Ví dụ: Lắm, quá, cực kì…(Tốt lắm, đẹp quá, hay cực kì…)
  • Chỉ khả năng
  • Ví dụ: Được…(Nói được, ăn được…)
  • Chỉ kết quả và hướng
  • Ví dụ: Mất, ra, đi…(Chạy mất, bay mất…)
3. loaị:
-Phó từ đứng trước động từ, tính từ, chỉ quan hệ
+thời gian. Tôi đã đi du lịch hôm qua
+mức độ. Tôi rất buồn
+sự tiếp diễn tương tự. Sao bạn vẫn chưa làm bài tập?
+phủ định. Cậu chưa ăn cơm?
+cầu khiến. Hãy đi ra ngài nhanh!

-Phó từ sau động từ, tính từ
+mức độ. Bông hoa đẹp quá!
+khả năng. Tôi sẽ đi được mà
+kết quả và hướng. Nó chạy mất
 
Top Bottom