Văn 10 Cuộc chiến tranh phong kiến trong Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ.

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cuộc chiến tranh phong kiến trong Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ.
- Đặng Trần Côn -
Chinh phụ ngâm là một tác phẩm viết về chiến tranh, là khúc ngâm của người chinh phụ, là lời than thở của người phụ nữ có chồng ra chiến trường. Vấn đề trung tâm của khúc ngâm suốt từ đầu đến cuối là mâu thuẫn chiến tranh với cuộc sống con người, với hạnh phúc của lứa đôi, của tuổi trẻ. Toàn bộ khúc ngâm là nỗi niềm lo âu, sầu muộn, sợ hãi, trong đợi của một người vợ trẻ, hằng ngày “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước”, phóng tầm mắt về chân trời xa xôi mà chờ mong tin chồng.

Mở đầu tác giả đã đặt ra những mâu thuẫn ấy như một chìa khóa và kết thúc vẫn không hề có một tia sáng nào. Phải chăng chỉ là sự tưởng tượng của người chinh phụ về sự quay trở về của người chồng trong chiến thắng. Thế nhưng đó chỉ là tưởng tượngchứ không hề có một căn cứ chính xác nào cả. Tưởng chừng đó là giấc mơ hiển đạt của bao đời nhưng phía sau đó là khát khao đến cháy lòng của người vợ trẻ mong tình yêu của mình không bị ngăn cách:

“Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa’’
Những đêm dài thức trắng, chờ người từ mùa này sang mùa khác cho nên thời gian với người chinh phụ tưởng chừng như vô cùng, vô tận được tác giả ví như niên. Một giờ trôi qua mà tưởng chừng một năm. Nỗi sầu đằng đẵng, dằng dặc như quãng đường xa xôi mà người chồng của đi chinh chiến.

Đối với người đi chinh chiến có lẽ chiến tranh chính là chết chóc, là tang tóc của một vùng trời còn đỗi với người vợ ở nhà thì chiến tranh chính là thứ phá vỡ đi cảnh êm ấm của gia đình. Đó là chuỗi ngày dài nhớ nhung, phiền muộn, tủi khổ. Đây cũng chính là âm hưởng chủ đạo của Chinh phụ ngâm. Chinh phụ ngâm cũng vì vậy mà trở thành lời than thở bi đát về cuộc sống lẻ loi người phụ nữ.

“Hương gượng đốt, hồn đà mê mải
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng’’.​
Năm tháng một đi không trở lại nỗi nhớ mong lại thêm chất chồng. Người chinh phụ sống trong mòn mỏi, chán chường để rồi dù cho hương có đốt cũng không mê mải, nước mắt tuôn rơi mỗi khi ngắm mình trong gương. Nỗi sầu bủa vây khiến cả việc đánh đàn giờ đây cũng chẳng thể làm được nữa rồi. Chỉ còn cách là gửi tình này vào ngọn gió đông nhưng nào hay chàng ở nơi nao.

Không thể phủ nhận được rằng dưới những bức tranh thiên nhiên khắng khít là tâm sự của một người phụ nữ chỉ còn ngậm ngùi giấu nỗi đau vào trong.
“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa, dưới nguyệt, trong lòng xiết đau”​
Nhìn cảnh vật đan cài vào nhau, “lồng” vào nhau, “trùng trùng” lên nhau đã gợi lên trong lòng người chinh phụ biết bao xúc cảm: vừa hờn ghen, vừa tủi hổ cho chính thân phận mình. Điệp từ “hoa”, “nguyệt” cùng các động từ “dãi”, “lồng” ngầm diễn đạt ý lứa đôi quấn quýt, gần gũi; âu yếm nồng nàn mà vẫn kín đáo, tế nhị.

Thông qua nhân vật người chinh phụ, tác giả Đặng Trần Côn không chỉ nêu lên niềm mơ ước khát khao có được một cuộc sống bình thường, vui vẻ hạnh phúc bên người chồng của người chinh phụ mà còn nói lên sự phản kháng của những người phụ nữ về một cuộc chiến tranh phi nghĩa, vô nhân đạo đã phá hoại không biết bao nhiêu mái ấm gia đình, mái ấm hạnh phúc của họ, khiến họ sống trong cảnh lẻ loi, đơn bóng.
 
  • Like
Reactions: Lê Thanh Na
Top Bottom