Văn 11 Nghị luận văn học

buithiquynhgiao9a2dt@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng một 2019
1
1
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

MỌI NGƯỜI GIÚP EM LÀM 2 ĐỀ NÀY VỚI (Nghị luận xã hội)
ĐỀ 1: TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA EM VỀ QUAN NIỆM THỜI GIAN VÀ TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO QUA TÁC PHẨM "VỘI VÀNG" CỦA XUÂN DIỆU
ĐỀ 2: TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA EM GIỮA TƯ TƯỞNG XUẤT DƯƠNG CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ DU HỌC SINH NGÀY NAY
 
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

tuandat2k

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2013
185
160
71
23
TP Hồ Chí Minh
ĐHSG
1.
Xuân Diệu nhà thơ tình của thi ca Việt Nam. Thơ ông tràn ngập tình yêu, không chỉ là tình yêu nam nữ mà còn là tình yêu cuộc sống. Ông sống vội vàng, gấp gáp để nắm bắt trọn vẹn mọi khoảnh khắc của cuộc đời. Triết lí sống vội vàng, gấp gáp đã được ông thể hiện đầy đủ trong bài thơ “Vội vàng” trích trong tập “Thơ thơ” – tập thơ đầu tay của ông.
Trong bài thơ “Giục dã” Xuân Diệu đã từng viết:
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
Em ơi em, tình non sắp già rồi.
Triết lí sống vội vàng gấp gáp đã trở thành một quan niệm sống của Xuân Diệu, nó được thể hiện xuyên suốt trong hành trình sáng tác của ông.
Ngay từ nhan đề của bài thơ triết lí sống vội vàng, gấp gáp đã được nhà thơ thể hiện. Vội vàng có nghĩa là sự vội vã, làm việc luôn gấp gáp, nhanh chóng không thể chần chừ. Đối với Xuân Diệu cũng vậy, ông vội vàng trong từng giây phút. Vậy tại sao Xuân Diệu phải sống vội vàng, gấp gáp như vậy. Bởi ông ý thức được rằng, thời gian đời người thật ngắn ngủi, hữu hạn, còn thời gian vũ trụ lại tuần hoàn, vô hạn.
“Xuân đương tới, nghĩa la xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.
Xuân Diệu rất ám ảnh với những bước đi của thời gian , bởi vậy ông vô cùng nhạy cảm trước sự chảy trôi của nó. Xuân đương tới đồng thời lúc đó cũng là lúc nó đang vụt khỏi bàn tay chúng ta, xuân “non” rồi đến lúc xuân sẽ “già”, thậm chí, và khi xuân hết cũng là lúc tôi sẽ chết. Sự cực đoan ấy của Xuân Diệu là hoàn toàn hợp lí. Cuộc sống này đẹp đẽ, tươi vui là vậy nhưng nó như một dòng sông chảy đi và không bao giờ trở lại nữa. Khoảnh khắc đẹp đẽ, phút giây lãng mạn cũng chỉ đến với ta có một lần. Thiên nhiên có thể đẹp mãi, trường tồn mãi, còn “tôi” thì không, tôi chỉ có một đời này, một khiếp này để tận hưởng trọn vẹn mọi mĩ vị, mọi thắng cảnh trong cuộc sống. Bởi vậy cần phải sống vội, sống gấp, có những khao khát mãnh liệt:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Cái khao khát của ông thật khác thường, mà cũng thật mãnh liệt. tắt nắng, buộc gió, hỏi chăng có ai trên cuộc đời này đã làm được. Xuân Diệu muốn tắt nắng để những màu sắc của cuộc sống không bị phai tàn, muốn buộc gió để sắc hương của cỏ cây không bị bay đi. Ý muốn ấy quả thực đẹp đẽ, ông muốn lưu lại những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên cho cuộc sống con người. Đồng thời ước mơ ấy của ông cũng hoàn toàn có cở sở, cuộc sống đẹp đẽ dường kia, nếu không sống tận hiến chẳng phải là sẽ uống phí lắm hay sao:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
….
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Đoạn thơ như một tiếng reo vui, một bản hoan ca trước vẻ đẹp của thiên nhiên vạn vật. Trần thế hiện lên với vẻ đẹp toàn mĩ, tràn đầy nhất: tuần tháng mật, hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, yến anh này đây khúc tình si, anh sáng,… Một bức tranh tuyệt đẹp được thi sĩ Xuân Diệu vẽ lên, đó là bức tranh có sự hài hòa của màu sắc (xanh rì), âm thanh (khúc tình si) và ngập tràn ánh sáng. Đây quả là một thiên đường. Vẻ đẹp này không phải ở đâu xa, mà nó ở ngay đây, hiện hữu trong cuộc sống này. Đây cũng là cái đích mà Xuân Diệu muốn hướng người đọc đến, tiên cảnh bồng lai không phải chỉ có ở trong tưởng tượng, mà nó có ở ngay đây, tại mặt đất này. Đang vui sướng, yêu đời, sống hối hả, gấp gáp là vậy, nhưng giọng thơ Xuân Diệu như bị trùng xuống ở câu thơ tiếp theo: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa/ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Câu thơ bị bẻ làm đôi, khi thi nhân nhận ra sự chảy trôi của thời gian, con người lo lắng, sợ hãi trước bước đi của thời gian, nó chẳng đợi chờ tuổi xuân của bất cứ ai, bất cứ sự vật nào: “Con gió xinh thì thào trong lá biếc/ Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?/ Chim rộn rang bỗng đứt tiếng reo thi/ Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa”. Trước bước đi không ngừng của thời gian, ông không còn dừng lại ở khao khát tắt nắng buộc gió mà sống vội sống gấp đã biến thành hành động:
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Đoạn thơ nồng nàn, cháy bỏng nhất, thể hiện mạnh mẽ nhất khao khát, ước muốn sống vội, sống gấp của thi nhân. Nhịp thơ nhanh, gấp gáp, biểu hiện của cảm xúc dâng trào. Ông muốn ôm tất cả sự sống, dùng hàng loạt động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến: ôm, riết, say để tận hưởng cuộc sống bằng mọi giác quan. Từ ôm một cử chỉ thân mật, riết lại mạnh bạo, mạnh mẽ hơn đến say thì đã ở độ quyến luyến, nồng nàn và cuối cùng là thâu hết mọi vẻ đẹp của mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu vào tâm hồn thi nhân. Ông mở tất cả các giác quan để tận hưởng tận độ mọi thanh sắc của đời sống và câu thơ cuối cùng đã thể hiện trọn vẹn cảm xúc của ông: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”.
Tác phẩm Vội vàng đã thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất lối sống, quan niệm sống “vội vàng” của Xuân Diệu. Ông sống vội vàng để tận hưởng hết vẻ đẹp, để cống hiến hết tuổi xuân cho cuộc đời này. Đó là một nhân sinh quan, lối sống lành mạnh. “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chón nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh)

2.
"Chí làm trai" là một truyền thống tư tưởng tốt đẹp của người xưa và vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc sống hôm nay. Bởi thực chất đó là việc sống phải có lí tưởng, có mục đích. Vậy, mỗi người, nhất là thanh niên, phải xác định cho mình một lí tưởng, một lẽ sống lành mạnh. Đó mới là cách sống cao đẹp.
Có thể trình bày một số ý sau:
- Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu đã cho thấy rõ chí làm trai của một người chí sĩ cách mạng: "Làm trai phải lạ ở trên đời — Há để càn khôn tự chuyển dời", "Muốn vượt biển Đông theo cánh gió - Muôn trùng sónq bạc tiễn ra khơi". Ở thời đại bấy giờ, chí làm trai là "dời non lấp bể", là khát vọng làm nên một sự nghiệp lẫy lừng, để lại tiếng thơm cho đời.
- Trong cuộc sống hôm nay, chí làm trai của lớp thanh niên có sự thay đổi do thời đại đã đổi thay. Lớp thanh niên ngày nay đang sống trong thời bình và thời đại toàn cầu hoá. Để tồn tại và sống có ý nghĩa, mỗi người phải có công ăn việc làm, có trình độ học vấn, có bản lĩnh và biết thích nghi với những sự thay đổi, có phẩm chất và nhân cách tốt...
Song về cơ bản, "chí làm trai" của lớp thanh niên vẫn là mong muốn làm được những việc lớn, có trình độ cao, thành đạt trong sự nghiệp hoặc được nổi tiếng... Những việc đó đều để tạo dựng cuộc sống của bản thân và góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, tạo dựng một thế giới hoà bình.
- Nhưng, "chí làm trai" trong thời đại ngày nay không nên hiểu chỉ là chí hướng của nam giới. Trong thời kì phong kiến, do tư tưởng "trọng nam khinh nữ" nên những việc làm của nữ giới khôngđược đề cao hoặc nữ giới không được tham gia những việc "kinh bang tế thế". Thời đại ngày nay, nam nữ bình đẳng, việc "kinh bang tế thế" không còn là bổn phận, trách nhiệm độc tôn của nam giới. Thực tế, có nhiều đại diện của phái nữ đã làm được những việc lớn, thành đạt ở tất cả các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, chính trị-xã hội...
- "Chí làm trai" là một truyền thống tư tưởng tốt đẹp của người xưa và vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc sống hôm nay. Bởi thực chất đó là việc sống phải có lí tưởng, có mục đích. Vậy, mỗi người, nhất là thanh niên, phải xác định cho mình một lí tưởng, một lẽ sống lành mạnh. Đó mới là cách sống cao đẹp.
 
Top Bottom