Văn 12 Nghị luận Vợ Chồng A Phủ

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
1. Hình ảnh nắm lá ngón:
- Đây là một trong những hình ảnh tiêu biểu, và sự xuất hiện này không chỉ là duy nhất nhưng ở đây thể hiện sự phản kháng quyết liệt, sự đau đớn tâm hồn cô gái.
- Lá ngón lại lần t2 xuất hiện với tầng ý nghĩa giải thoát, giải thoát khỏi địa ngục trần gian - địa ngục thật sự khi phải sống trong lầm than với những hồi ức ngọt ngào cứ hiện hữu.Và “lá ngón” lại nâng tầm ý nghĩa lên một nấc nữa, đó là “sự tự ý thức”. Đánh dấu sự trở lại của ý thức sống, đánh dấu sự thức tỉnh của một tâm hồn tưởng chừng như đã “chết đi trong cõi sống”.
- Lá ngón đối với nàng không là liều thuốc độc, mà trở thành thứ phương tiện, hình thức, con đường để đi đến một bến bờ khác không còn đớn đau
* Cũng chính nhờ sự thức tỉnh trong đoạn này đã là mấu chốt dẫn dắt các tình tiết dẫn đến sự cảm thông của Mị với A Phủ trong đoạn thứ 2
2.Hình ảnh giọt nước mắt:
- Giọt nước mắt lăn dài của một chàng trai ngang tàn khi biết cuộc sống của mình rồi đây cũng sẽ chết, là nỗi tủi hờn, đau xót thay cho thân phận của chính mình.
- Là tận cùng của nỗi đau (thể xác và tinh thần) mà người dân nghèo miền núi phải gánh chịu dưới ách thống trị bạo tàn của bọn địa chủ phong kiến miền núi (cha con thống lý Pá Tra)
- Nhờ những giọt nước mắt ấy mà đã thức tỉnh của tình người trong Mị, đánh thức nỗi đau đớn khổ sở mà trước đây Mị đã trải qua, đã chịu đựng, biến 1 cô Mị chỉ mấy ngày trước thấy A Phủ bị trói đứng vẫn "thản nhiên ngồi thổi lửa hơ tay" thành 1 cô Mị phải suy nghĩ :"người kia việc gì phải chết ...?" Đánh thức sự đồng cảm về thân phận trong Mị để cô đi đến hành động táo bạo : cắt đứt dây trói cứu A Phủ.

Hi vọng nó hữu ích với e nha.
 
Top Bottom