Văn 9 Tập làm văn 9 (Phần 1)

Vi Thị Khánh Hà

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng năm 2017
358
446
96
19
xã Cam Thành Bắc huyện Cam Lâm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Có ý kiến cho rằng: Đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, chúng ta thấy yêu con người Việt Nam hơn.
Em hãy phân tích đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (phần được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9) để làm sáng tỏ nhận định trên.
2. Viết bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề tự học.
 

buianh15121990

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười hai 2018
135
86
31
TP Hồ Chí Minh
THPT Tây Thạnh
1.Có ý kiến cho rằng: Đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, chúng ta thấy yêu con người Việt Nam hơn.
Em hãy phân tích đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (phần được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9) để làm sáng tỏ nhận định trên.
2. Viết bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề tự học.
C gợi ý câu 1 cho em nhé (chỉ là 1 số luận điểm chính)
- Giải thích ý kiến: Truyện ngắn LLSP đã khắc họa chân dung những con người Việt Nam đang miệt mài làm việc vì lợi ích của dân tộc. Họ là đại diện cho người Việt Nam trong thời kì xây dựng và phát triển đất nước. Công việc, nếp sinh hoạt giản dị nhưng cao đẹp của họ khiến độc giả thêm trân trọng, yêu mến con người Việt Nam từ đó nhận ra vẻ đẹp đích thực của cuộc sống
- Phân tích:
+ Anh thanh niên: Giới thiệu công việc, hoàn cảnh sống, vẻ đẹp nhân vật (không cần phân tích quá kĩ)
+ Ông họa sĩ: một nghệ sĩ chân chính, luôn răn trở phải vẽ được cái mình thích, ông lên tận vùng núi cao Tây Bắc để tìm cảm hứng và để theo đuổi khao khát trong nghệ thuật. Ông là nét đẹp trong cuộc sống, một con người ý thức được vị trí, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng đất nước, là người nhạy cảm trước cái đúng, cái sai, cái đẹp luôn hướng thiện, mong muốn làm điều tốt đẹp cho cuộc sống
+ Cô kĩ sư: cô gái Hà Nội, dám lên nhận công tác ở miền cao Tây Bắc
+ Bác lái xe: người rất yêu công việc, suốt 30 năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người
+ Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnh Phan-xi-păng cao 3142 mét.
+ Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hết lòng với công việc. Kiên trì, bền bỉ, làm việc, tự ông đi thụ phấn cho từng cây su hào để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc ăn được to hơn, ngọt hơn.
+ Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Anh luôn ở trong tư thế sẵn sằng suốt ngày chờ sét “nửa đêm mưa gió,rét buốt,mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra”. Anh đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác “của chìm nông, của chìm sâu” dưới lòng đất làm giàu cho Tổ quốc.
....
- Đánh giá: Giữa cái lặng im của mảnh đất Sa Pa, giữa một địa danh mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi vẫn có những con người đang miệt mài làm việc và cống hiến cho đất nước. Họ lao động một cách say mê và quên mình cho đất nước, họ đã nâng cao và mở rộng tâm hồn người đọc, họ khiến người đọc thêm yêu người, yêu cuôc sống, thôi thúc người đọc sống đẹp, sống ý nghĩa.
 

Bảo Khôi

Banned
Banned
Thành viên
5 Tháng một 2019
12
2
6
Hà Tĩnh
Trung học cơ sở
Mình gợi ý cho bạn Câu 2 nha :
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?

Tự học là gì ? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nãn chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.
Đây chỉ là 1 phần ngắn, còn lại bạn tự viết nha !
 
  • Like
Reactions: khanh Võ
Top Bottom