Sử 11 chiến tranh xâm lược VN

mâypr0

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng tám 2017
472
95
51
TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
2) Tại sao Pháp lại đánh Gia Định, mà không đánh ra Bắc Kì
3) Em đánh giá như thế nào về Hiệp ước Nhâm Tuất, về triều đình Nguyễn qua việc chấp nhận kí kết Hiệp ước
4) Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới?
 

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
1) Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
- Vì Đà Nẵng có một vị trí chiến lược quan trọng, đây là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra, vào dễ dàng, mặt khác, Đà Nẵng lại nằm trên đường thiên lí Bắc- Nam có thể sang Lào, nếu chiếm được Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp thực hiện kế hoạch ''đánh nhanh, thắng nhanh'' trong cuộc tấn công xâm lược Việt Nam.
- Pháp không thể đánh trực tiếp vào cửa biển Thuận An ở Huế, bởi vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, nên ở đây sự phòng thủ chắc chắn, đặc biệt là phòng thù bờ biển, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến ko thể vào ra dễ dàng, thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng...
- Đà Nẵng là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế khoảng 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực cho quân Pháp có thể thực hiện được ý đồ đánh chiếm và thu phục vương triều Nguyễn.
- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo thiên chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn.... hoạt động từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.
2) Tại sao Pháp lại đánh Gia Định, mà không đánh ra Bắc Kì
-Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh đựơc sự can thiệp của nhà Thanh.
-Xa kinh đô Huế, sẽ tránh được sự tiếp viện của của triều đình Huế.
-Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
-Đánh xong Gia Định, sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Cam-pu-chia và làm chủ lưu vực sông Mê Công.
-Pháp phải hành động gấp, vì: tư bản Anh sau khi chiếm Singapore và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn.
3) Em đánh giá như thế nào về Hiệp ước Nhâm Tuất, về triều đình Nguyễn qua việc chấp nhận kí kết Hiệp ước
Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
* Hoàn cảnh:
Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên
triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất với nội dung:
- Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến......
=> Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
4) Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới?
- Những nét mới:
Độc lập với triều đình.
Vừa chống Pháp vừa chống phong kiến
Gặp nhiều khó khăn do thái độ không hợp tác của triều đình.
 
Top Bottom