Văn Văn 12

shirano

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười một 2013
402
3
116
Hưng Yên
THPT Dương Quảng Hàm

Vi Nguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
26 Tháng tư 2017
760
900
179
21
Bình Định
THPT Chuyên Chu Văn An
Hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, “Vợ nhặt” của Kim Lân đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt
I. Giới thiệu vài nét về truyện kí và đề tài người phụ nữ trong văn học
1. Truyện kí Việt Nam từ 1945 đến 1975 đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc phản ánh cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam. Bên cạnh những truyện viết về đề tài chiến đấu, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng Cách mạng còn có những truyện viết về cuộc sống thường ngày, đi sâu miêu tả số phận và vẻ đẹp tâm hồn con người lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân được học trong chương trình lớp 12 là những tác phẩm tiêu biểu cho phương diện này.
2. Số phận con người, nhất là người phụ nữ đã trở thành một vấn đề quan trọng đặc biệt được các nhà văn Việt Nam rất quan tâm. Nhưng thân phận những người phụ nữ trong quá khứ vô cùng đau khổ và thường rơi vào bế tắc.
II. Giới thiệu những nét chung về vác nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm
1. Những nhân vật phụ nữ của Tô Hoài, Kim Lân đã được các nhà văn quan sát, miêu tả trong xu thế hiện thực, vận động đi lên nên số phận của các nhân vật này đã đi từ bóng tối đến ánh áng, “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”.
2. Mị là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi hà khắc mà hiện thân của nó là cha con thống lí Pá Tra; bà cụ Tứ, vợ Tràng là những nhân vật bị cái đói, cái chết đe dọa cướp đi sự sống. Nhưng họ không mất đi hi vọng vào tương lai và luôn luon tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.
3. Do cái nhìn khám phá riêng biệt độc đáo của từng tác giả trước hiện thực cuộc sống nên mỗi nhân vật cũng có nhiều biểu hiện khác nhau về số phận và vẻ đẹp tâm hồn thật đa dạng, phong phú và hấp dẫn.
III. Phân tích số phận và vẻ đẹp tâm hồn nhân vật ở mỗi tác phẩm
1. Mị là một cô gái dân tộc Mèo (H’Mông) đã kết tinh được những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ miền núi. Nhưng dưới tầng áp bức khắc nghiệt tàn bạo của cường quyền, thần quyền, hủ tục phong kiến, Mị gần như tê liệt hết sức sống.
- Tô Hoài đã khám pha ra lòng ham sống, khát khao tình yêu, hạnh phúc, tự do tiềm ẩn mãnh liệt trong tâm hồn Mị. Chình sức sống này là tiền đề quan trọng giúp Mị thoát khỏi nhà ngục thống lí tìm đến Phiền Sa được cán bộ A Châu dìu dắt để trở thành người tự do, người làm chủ cuộc đời mình, chiến đấu, giải phóng quê hương mình như một tất yếu.
- Qua nhân vật Mị, Tô Hoài đã đặt vấn đề khát vọng tự do, hạnh phúc chân chính của người phụ nữ miền núi và con đường giải phóng của họ phải đi từ tự phát đến tự giác, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
2. Ở “Vợ nhặt”, số phận con người chưa hoàn toàn sang trang mới, nhưng ở đoạn cuối của tác phẩm đã hé mở cho họ một tươi lai tươi sáng, tốt đẹp.
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của Kim Lân ở truyện này là sáng tạo được một tình huống rất độc đáo: “Vợ nhặt”, nghĩa là nhặt được vợ giữa nạn đói khủng khiếp. Đặt nhân vật vào tình huống ấy, Kim Lân đã có điều kiện làm rõ số phận cùng phẩm chất của nhân vật.
a. Vợ Tràng
- Đây là một người phụ nữ bị cái đói xo đẩy thành thân phận bơ vơ. Và cái đói cũng hủy hoại cả thể xác lẫn tâm hồn chị.
- Nhưng khi gặp được người chồng thực sự yêu thươg, gặp bà mẹ chồng đôn hậu, thị đã thành “một người phụ nữ hiền hậu đúng mực”.
b. Bà cụ Tứ
- Sống nghèo khổ dưới đáy cùng của xóm ngụ cư với dáng đi “long khong”, thân hình còm cõi, gương mặt u ám.
- Số phận bắt bà phải sống cuộc sống tối tăm nhưng không thể dập tắt được phầ người, rất người trong tâm hồn bà cụ già nua và nghèo khổ nhưng rất cần cù, chịu thương chịu khó, giàu lòng yêu con, rất mực nhân hật, vị tha và một lòng thương hướng về cái thiện, hướng về tương lai tươi sáng.
c. Viết về nạn đói, Kim Lân không nhằm miêu tả sự tha hóa, sụt giá ducar người phụ nữ, trái lại đã khẳng định khát vọng sóng và phẩm giá của chị.
Kết luận:
1. Đúng như M.Gor-ki đã viết “Văn học là nhân học”, văn học từ muôn đời nay đều nhằm phấn đấu cho con người được sống trong tự do, hạnh phúc và tình yêu gia đình.
2. Chính tấm lòng tin yêu về số phận, phẩm giá của người phụ nữ, cộng với tài năng, cá tính sáng tạo đã giúp cho các tác giả sáng tạo nên những nhân vật phụ nữ vừa có những nét chung phổ biến vừa có những nét riêng độc đáo, rất hấp dẫn như thế
 
  • Like
Reactions: shirano

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Những dạng bài này thì anh/chị làm theo dàn ý này là đủ ý à
Đầu tiên là giới thiệu chung, khái quát về 2 tác phẩm đó, đồng thời cũng nói sơ về hình tượng người phụ nữ trong văn chương Việt Nam từ trước đến nay.
Rồi giới thiệu về 2 người phụ nữ trong 2 tp này.
Rồi anh/chị phân tích theo ý của bạn ở trên đã đưa :D
Rồi có phần tổng kết lại là ok :D
 

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Mở bài: - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp 2 người phụ nữ trong hai tác phẩm? Đó là vẻ đẹp gì (khái quát)
- Dẫn dắt hai tác phẩm đó
Thân bài:
1. Giới thiệu bổ sung:
- Tác giả và tác phẩm 1:
- Tác giả và tác phẩm 2:
II. Vẻ đẹp của hai người phụ nữ
1/ Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ:
=> Tóm tắt đôi nét về hoàn cảnh của Mị ----> phân tích

Một cô gái tiềm tàng sức sống mãnh liệt:
Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:
.......
- Lúc uống rượu đón xuân:+ “Mị lén lấy hủ rượu, cứ uống ực từng bát”
.......
Mị hành động:“lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu”, “quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”
Mị muốn được đi chơi xuân, quên hẳn sự có mặt của A Sử.
- Khi bị A Sử trói đứng:
......
+ Thương cảm cho A Phủ:
“Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét”
Từ lạnh lùng thương cảm, dần dần Mị nhận ra nỗi đau khổ của mình và của người khác.
+ Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi A Phủ đã trốn được:
“lúc ấy bố con sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy”
à Nỗi sợ như tiếp thêm sức mạnh cho Mị đi đến hành động.

- Mị liều lĩnh hành động: cắt dây mây cứu A Phủ “Mị rón rén bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây…”
à Hành động bất ngờ nhưng hợp lí: Mị dám hi sinh vì cha mẹ, dám ăn lá ngón tự tử nên cũng dám cứu người.
+ “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra”
à Là hành động tất yếu: Đó là con đường giải thoát duy nhất, cứu người cũng là tự cứu mình
.
=> Khái quát lại vẻ đẹp của nhân vật Mị
2/ Nhân vật thị - trong tác phẩm Vợ Nhặt – Kim Lân
Thân phận: Không rõ gốc gác, không có tên (“thị”,người đàn bà, vợ nhặt ). Tràng trông thấy cô ngồi vêu ở cửa nhà kho: nhặt..chờ..
=> Giới thiệu thêm về ngoại hình, ăn nói, cử chỉ của nhân vật thị
Diễn biến tâm trạng của người vợ nhặt khi theo về làm vợ Tràng
=> Như 1 cô dâu mới trên đường về nhà chồng đầy nữ tính nhưng không giấu nổi nỗi tủi hổ, lo lắng cho quyết định bản thân
- Khi về đến nhà
→ thị như ý thức được vị trí chưa chắc chắn của mình, đang xót xa, tủi phận→Chứng tỏ: Thị là người có lòng tự trọng
+ Sáng hôm sau :Dậy sớm : Quét dọn nhà cửa, Ăn nói lễ phép, đúng mực
Đúng là h/ảnh người vợ hiền,dâu thảo biết chăm lo, vun vén cho gđ ( khác hẳn những lần Tràng gặp trên tỉnh)
III. Đặc sắc nghệ thuật và giá trị nhân đạo của 2 tác phẩm
Kết bài:
Khẳng định lại vẻ đẹp của 2 nhân vật trong 2 tác phẩm từ đó có thể khái quát vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam

 
Top Bottom