Văn Đề cương lớp 9

machung25112003

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng tư 2017
1,227
1,041
264
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giúp mình 2 đề này
Đề 1: hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ của mình với một nhân vật trong tác phẩm hiện đại mà em đã học trong lớp 9
Đề 2: tưởng tượng và kể lại một lần khi em bị mắc lỗi với bạn
 

hatsune miku##

Miss Cặp đôi ăn ý|Tài năng được yêu thích nhất
Thành viên
30 Tháng tám 2017
2,423
4,422
583
22
Vĩnh Phúc
Dược
hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ của mình với một nhân vật trong tác phẩm hiện đại mà em đã học trong lớp 9
  1. Mở bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:
– Tạo tình huống gặp gỡ với ông Hai. Nêu về thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật một cách hợp lí, hấp dẫn.

  1. Thân bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:
– Nói đến hoàn cảnh khiến ông Hai cùng gia đình phải đi tản cư; Kể về niềm hãnh diện, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai khi ông ở nơi tản cư.

– Nêu diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu có người theo giặc làm Việt gian, từ đó thấy rõ tình yêu làng sâu sắc hòa quyện thống nhất với tình yêu nước, yêu Tổ Quốc, yêu cách mạng của ông Hai:

– Từ sự bàng hoàng , sững sờ khi mới nghe tin ấy đến cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn bã, chán nản rồi nó trở thành một nỗi ám ảnh thường xuyên nặng nề khiến ông Hai vô cùng đau đớn, khổ sở.

– Sau đó là tình thế bế tắc, tuyệt vọng của ông khi ông và gia đình bị đuổi đi, sự đấu tranh nội tâm của ông giữa đi nơi khác hay trở về làng chợ Dầu khiến ông phải đau đầu. Nhưng ông quyết tâm không trở về làng, vì trở về là chống lại cách mạng, chống lại Cụ Hồ. Qua đó thấy rõ được tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn, bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai.

– Lời tâm sự của ông Hai với đứa con trai út thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắc của ông với cách mạng, với kháng chiến.

– Kể về tâm trạng vui sướng, vô bờ bến của ông Hai khi tin làng theo giặc được đính chính.

  1. Kết bài cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai:
– Ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân em sau cuộc trò chuyện ấy.

  • Bài làm
Hình ảnh ông Hai trong truyện “ Làng” là một trong những hình ảnh đẹp đại diện cho người nông dân bình thường, chân lấm tay bùn nhưng giàu lòng yêu nước trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hình tượng Ông Hai với những tình cảm chân thực và thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Từ khi đọc truyện ngắn “Làng” tôi thường mơ ước một lần được gặp ông để cùng trò chuyện với ông và tìm hiểu điều gì đã xảy ra với ông. Và vào một đêm hôm nọ, sau khi đọc lại câu chuyện, tắt đèn và lên giường đi ngủ, điều tôi mơ ước đã thành sự thật. Tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai, đó là những phút giây mà tôi không thể quên được.

tuong-tuong-minh-duoc-gap-go-va-tro-chuyen-voi-ong-hai-trong-truyen-lang-kim-lan.jpg

Cảnh tượng êm đềm mà tôi tưởng tượng ra khi gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai
Trong không gian mờ mờ ảo ảo tôi đã đến đây, ngôi làng nơi ông Hai ở. Tôi đưa mắt ra xa tôi thấy mình đang ở trong một ngôi làng nhỏ của miền trung du. Cái làng này nhỏ lắm, chỉ chừng mấy mươi nóc nhà thôi. Tôi mơ màng đặt chân đi trên con đường đất nằm giữa làng. Tôi thấy hàng tốp người đang đứng, ngồi dưới mấy gốc đa sù sì, cành lá sum sê đan vào nhau, trải bóng mát xuống mặt đường và bãi cỏ rộng lớn.Tiếng người lớn, tiếng trẻ con cùng với tiếng cười nói râm ran. Uốn quanh co phía dưới chân đồi là những thửa ruộng lúa xanh mượt, lấp loáng như một khúc sông quê. Thấp thoáng đâu đó là mấy bóng cò trắng bay dật dờ….

Bỗng tôi giật mình, tôi cảm thấy cảnh này vừa lạ lạ vừa quen quen.Hình như quang cảnh này tôi đã gặp đâu đó rồi thì phải nhưng tôi không thể nào nhớ được.Bỗng tôi nhìn thấy một ông lão ngồi trong một cái quán nước gần đấy. Vừa hút một điếu thuốc lào, uống một bát nước chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng như đang đắc ý một điều gì đó trong đầu. Tôi mạnh dạn tiến lại gần. Bấy giờ tôi mới nhìn rõ đó là một ông lão với dáng người mảnh khảnh, đầu chít khăn gọn gàng. Tôi đoán ông độ trên dưới sáu mươi tuổi. À, ông Hai thì phải? Hình như đã có lần tôi được gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai rồi thì phải? Tôi thấy ông quen lắm.

– Cháu chào ông ? Ông có phải là ông Hai không ạ? Ông có thể cho cháu biết đây là đâu không ạ ? Tôi hỏi.

– Ừ, ông là ông Hải. Cháu không biết mình đang ở nơi tản cư à! Bố mẹ cháu đâu rồi ? – Ông đáp

– Cháu không biết tại sao cháu lại ở đây ? Ông có thể giúp cháu về nhà được không ạ?

Ông Hai đặt bát nước chè tươi xuống chõng và nói: Thôi, tốt nhất là cháu theo ông về nhà ông, rồi ông sẽ đi báo chính quyền đưa lên loa phát thanh của xã để tìm người nhà cho cháu. Ông Hai đứng dậy, trả tiền nước, chèm chẹp miệng vài tiếng và vươn vai nói to: về nhà nào…

Tôi đi theo ông về nhà.Trên đường đi về ông giới thiệu với tôi ông là người làng chợ Dầu và mọi người thường gọi ông với cái tên thân mật là ông Hai Thu.Lúc đó tôi mới xác nhận đúng là mình đã gặp ông Hai thật. Tôi đang bâng khuâng không biết điều này thực hay mơ đây thì đã về tới nhà ông.Vào nhà ông rót cho tôi một chén nước và hỏi chuyện tôi.Ông hỏi tôi từ đâu tới đây, vì sao tôi bị lạc cha mẹ…Tôi nhận thấy hình như ông không thấy tôi quen thì phải hay ông không nhớ…? Tôi chỉ trả lời ậm ờ cho qua chuyện, vì tôi cũng không rõ đang có chuyện gì xảy ra. Tôi bèn đánh trống lảng hỏi sang chuyện khác :

– Cháu nghe nói làng mình nhiều anh hùng lắm ông nhỉ! Ông có thể kể cho cháu nghe được không ?

tuong-tuong-minh-duoc-gap-go-va-tro-chuyen-voi-ong-hai-trong-truyen-lang.jpg

Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai và tôi dường như vừa bắt đầu
Như bắt được mạch, ông Hai kể chuyện say sưa. Ông kể chuyện về làng, về những con người nơi đây một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng lên, cái mặt biến chuyển khi kể từ sự việc này sang sự việc khác. Ông khoe ở làng có cái phòng thông tin – tuyên truyền được xây dựng sáng sủa, rộng rãi nhất vùng này, cột phát thanh thì cao bằng ngọn tre, cứ chiều chiều loa nói cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông có nhiều nhà ngói nằm san sát, cả làng sầm uất như trên tỉnh.Đường trong làng toàn lát bằng đá xanh, trời mưa gió mà phải đi khắp đầu làng cuối ngõ cũng không sợ bùn dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười vào mùa gặt nhà nhà phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc bị dính đất.

Dù những điều này tôi đã đọc thuộc lòng trong truyện nhưng khi nghe ông kể tôi vẫn cảm thấy xúc động. Ông Hai nhìn tôi say sưa kể tiếp: Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, người người đi sơ tán, nhà nhà đi sơ tán nhưng ông thì muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến bám làng để đánh giặc.Nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên ông vẫn phải cùng gia đình đi tản cư.Ở nơi tản cư, ông rất nhớ quê hương và thường hay kể về làng mình cho những người nơi tản cư nghe. Ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến ở quê hương mình. Tâm can ông cứ nhảy múa hết cả lên khi nghe được tin hay, tin quân ta đánh được địch.

Kể đến đây ông dừng lại, có vẻ trầm ngâm suy nghĩ.Tôi vội hỏi :

– Chuyện gì xảy ra vậy ông ? Sao ông không kể tiếp ?

Ông Hai nhìn tôi với cặp mắt đầy suy tư, tâm trạng

– Cứ từ chứ ! Chờ ông uống miếng nước.

Nói xong ông lấy cốc nước uống một ngụm. Ông kể tiếp: Hôm ấy ông nghe được tin có người dân làng chợ Dầu của ông theo giặc làm Việt gian. Cổ họng ông nghẹn đắng lại, mặt ông nặng trĩu. Ông lặng đi,tưởng như nghẹt thở. Một lúc lâu ông mới đằng hắn một cái, nuốt vào trong lòng có cái gì đó vướng ở cổ, ôngchạy đi hỏi lại về cái tin ấy, thì người ta đã khẳng định lại một cách chắc chắn. Ông cúi rầm mặt xuống, đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng một mạch về nhà về nhà. Ông buồn quá, buồn tận trong đáy lòng.

Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai của tôi như đang bắt đầu vào cao trào. Nghe ông kể đến đây tôi có thể cảm nhận được tâm trạng ông khi đó. Có gì đó đau đớn, tủi nhục cho ông Hai khi nghe được một người đàn bà di tản từ dưới xuôi lên nói: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây rồi”, “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông à!”, Niềm tự hào bao lâu nay bỗng chốc tan tành, sụp đổ ngay trước mặt ông. Giá như ông không yêu nơi sinh trưởng của mình đến thế, thì giờ đây ông đâu cảm thấy đau đớn và nhục nhã đến như vậy. Ông Hai kể tiếp :

– Về đến nhà , ông nằm vật ra giường nhìn thấy lũ con mà tủi thân quá, nước mắt ông cứ chảy ràn rụa ra . Bọn trẻ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó bị người ta rẻ rúm, hắt hủi đấy ư ? Ông ngờ ngợ chả nhẽ những người ở lại làng lại đốn đến thế ư? rồi ông tự điểm lại trong đầu thấy họ đều là những người đều có tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu kháng chiến, chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy sao ? Ông đắn đo, suy nghĩ nhưng “không có lửa làm sao có khói”. Ông cảm thấy tủi nhục vô cùng. Chiều hôm ấy bà nhà ông về, bà ấy cũng có vẻ khác lạ. Trong nhà tồn tại cái sự im lặng thật là khó chịu. Mãi đến khuya bà ấy mới hỏi ông về cái tin tức ấy. Ông nghe bà hỏi, lúc đầu ông im lặng, rồi sau đó ông gắt lên vậy là bà im bặt. Phải đến ba bốn ngày hôm sau ông vẫn không dám bước chân ra ngoài đường chỉ ở trong gian nhà trật trội để nghe ngóng tin tức từ cái loa phóng thanh của xã. Lúc nào ông cũng trong tình trạng nơm nớp lo sợ, hễ nghe đến tin chiến sự là ông lại giật mình. Ông căm ghét bọn phản bội bán làng, bán Tổ quốc. Nỗi đau đớn, nhục nhã và lo sợ của ông lên tới đỉnh điểm khi nghe tin nhân dân địa phương có người làng Dầu tản cư đến là họ tẩy chay người dân làng ông, “đi đến đâu có người làng Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi”, ngay mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồng, con cái nhà ông ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy, bế tắc lắm nhưng ông nhất định không chịu trở về làng: “Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cũng không thể đi đâu, đâu đâu người ta cũng đuổi người làng ông. Trong tâm trạng đau đớn, tủi nhục, ông tâm sự với thằng con trai út. Như trút được bầu tâm sự bấy lâu nay, nỗi khổ của ông cũng vơi đi phần nào .

bai-van-mau-lop-9-tuong-tuong-minh-duoc-gap-go-va-tro-chuyen-voi-ong-hai-trong-truyen-lang.jpg

Đi tản cư là cảnh tôi bắt gặp trong cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai
Tuy được gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai đến đây, tôi cũng lặng đi trong xúc động. Thật thương cho ông Hai. Không hiểu sao nước mắt đã nhòe trong khóe mắt và chỉ trực tràn ra trên khuân mặt tôi. Ông Hai lấy tay quệt nước mắt cho tôi và cười nói: Xem cháu kìa! Mau nước mắt quá! Nghe ông nói vậy tôi chỉ biết cười ngượng. Tôi hỏi ông:

– Vậy tin làng Chợ Dầu theo Tây được đính chính khi nào hả ông?

Nghe tôi hỏi vậy ông Hai ngẩn người ra. Tôi biết mình đã lỡ lời. Thoáng chút im lặng trôi qua, ông nói với tôi, giọng xúc động :

– Vào một hôm khoảng ba giờ chiều, có một người đàn ông đến nhà ông chơi. Ông ấy rủ ông đi theo ông ấy mà không biết ông đi đâu, đến sẩm tối ông mới về nhà. Lúc ấy tâm trạng ông rất vui. Đến bậc cửa ông đã bô bô khoe rằng thằng Tây nó đốt nhà mình rồi, ông chủ tịch làng ông vừa mới lên khu tản cư để cải chính, ông ấy cho biết cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian là sai hoàn toàn. Niềm vui mừng của ông thật vô bờ bến biết bao. Ông mua quà cho các con, ông muốn chia sẻ niềm vui sướng ấy cho mọi người trong đó có cả mụ chủ nhà từng gieo cho ông bao nỗi bực dọc, căm tức. Cứ thế ông lật đật đi khoe khắp nơi, tối hôm ấy ông còn sang gian bác Thứ kể chuyện về làng của mình trong tâm trạng tự hào, vui sướng.

Nói xong ông đưa tay quệt nước mắt đã rơi trên gò má khi nhắc đến kỉ niệm đó. Tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé trước ông Hai. Ông đã gắn tình yêu đắm say quê hương, làng mạc của mình với tình yêu đất nước. Điều này đã làm nên con người vĩ ại tr ong ông. Cũng chính vì thế mà có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ. Đang trầm ngâm với suy nghĩ của mình tôi nghe tiếng gọi

– Ông Hai ơi ngoài ủy ban đang nói tin về làng chợ Dầu của ông kìa ?

Nghe tiếng gọi ông Hai vội vàng đứng dậy, ông bảo tôi nghỉ ngơi còn ông nhanh chóng chạy ra ủy ban nghe tin đồng thời báo cáo về trường hợp của tôi. Nhìn cái dáng tất bật của ông mà tôi trào dâng niềm yêu thương.

Reng ! Reng ! Reng! Tiếng chuông báo thức vang lên làm tôi giật mình tỉnh dậy. Giờ tôi mới nhận ra mình đã có một giấc mơ thật đẹp. Cuộc gặp gỡ và trò truyện với ông Hai đã giúp tôi hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đó là lòng yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn văn học hiện đại.
nguồn : st
 

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
Đề 2: tưởng tượng và kể lại một lần khi em bị mắc lỗi với bạn
Tham khảo phần dàn ý:

Mở bài:
Giới thiệu về câu chuyện sắp kể (diễn ra ở đâu? bao giờ? với ai?), nói vài dòng ngắn gọn về chủ đề (nằm ở trong đề bài)

Thân bài:
Đơn giản là kể chuyện:

+ Lỗi như thế nào? có nhiều dạng như nói dối bạn bè, không giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn(ko phải trong lúc làm bài kiểm tra nhé), cái nhau và gây tổn thương cho bạn,…

+ Tâm trạng khi phạm lỗi: nên chuyển biến tâm trạng

VD: ở lỗi cãi nhau và gây tổn thương : tức giận -> khó chịu -> muốn phá vỡ tình bạn vĩnh viễn,…

+ Tác nhân khiến bạn suy nghĩ: những yếu tố bất chợt đến khiến cho mình cảm thấy hối hận

+ Tâm trạng hối hận như thế nào (miêu tả): ray rứt,…

+ Quyết định của bạn -> thành công, thất bại,…(kết quả)?

+ Kết chuyện

Kết bài:
Bài học rút ra cho chính bản thân



Bài làm 1:

Mấy năm trước, khi tôi vừa rời khỏi tiệm game cùng với lũ thằng Giang, thằng Trí, bọn tôi bước ra đường thì gặp thằng Quy-đứa bạn cùng trường với chúng tôi. Nó đang ngồi đếm tiền với một vẻ say mê, đôi mắt nó ánh lên niềm vui khó tả. Tôi chợt reo lên: “A! Chắc thằng này vừa chôm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn tôi khích nhau xem đứa nào lấy được tiền của nó. Tất nhiên là tôi rồi, vì tôi “mạnh mẽ, dũng cảm” nhất mà. Thế là tôi chạy lại giật xấp tiền của nó rồi cả bọn cùng nhau chạy trốn và chia nhau. Rồi cho đến một hôm, tôi gặp lại nó, từ đằng xa thôi. Tôi không dám tin vào mắt mình, thằng Quy đang đứng trước cửa hàng đồ chơi, nó chỉ dám đứng nhìn qua cửa kính, ngập ngừng, trên lưng còn cõng thằng anh bị bệnh tật ngớ ngẫn, lưng nó oằn xuống, dường như không chịu nổi sức nặng quá lớn. Tôi bước nhẹ nhàng lại gần nấp vào bức tường bên cạnh và lắng nghe: “Tiếc quá anh nhỉ? Giá như còn số tiền đó, em sẽ mua cho anh chiếc xe tăng đằng kia, nhưng không sao, chỉ một tuần rữa chén thuê, em sẽ có tiền mua cho anh thôi mà”. Thằng anh cười hì hì, một cách hồn nhiên rồi nhắc lại “xe tăng, xe tăng”. Còn tôi đứng nép vào góc tường, tự dưng tôi thấy mình có tội.

Tôi bỏ chạy về nhà mà rơm rớm nước mắt. Lúc này, sao tôi cảm thấy xấu hổ quá! Chao ôi! Giá mà tôi đừng lấy tiền của nó thì bây giờ nó có thể… hic… tôi muốn gặp mặt thằng Quy quá, tôi muốn nhìn thấy nó chăm sóc người anh bệnh tật, chia sẽ với nó những nặng nề, thiếu thốn trong cuộc sống. Và tôi sẽ cố gắng dành dụm một số tiền trả cho nó để bù đắp phần nào lỗi lầm mà tôi đã gây ra.

– HẾT –



Bài văn hay kể về một lần em có lỗi với bạn
Bài làm 2:

Ngày hôm ấy, là sinh nhật bạn. Bữa tiệc ấy có lẽ sẽ rất vui nếu như không có chuyện đó xảy ra. Trước khi buổi tiệc bắt đầu, tôi là người đến sớm nhất để giúp bạn trang hoàng tiệc. Sau khi trang trí xong, tôi lên phòng Trân nghỉ xả hơi và bật nhạc nghe. Khi nằm lên giường, cảm thấy có gì cồm cộm dưới gối, tôi liền lấy ra xem thì ra đó là nhật kí của Tran tranh thủ lúc Trân còn đang ở dưới lầu tôi đọc lướt qua cuốn sổ. Tôi giở ra từng trang thích thú đọc những dòng chữ hiện ra trước mắt. Quá chăm chú đọc nên tôi không biết rằng Trân đã đứng đó từ lúc nào, gói bánh trên tay bạn rơi xuống. Nụ cười trên môi vụt tắt,đôi môi bạn mím chặt lại, mắt mở to. Khuôn mặt hồng hào của bạn giờ đây trắng bệch.Trân hét thất thanh:

-Cậu thật quá đáng!

Tiếng hét của Trân làm tôi chợt tỉnh, tôi vô cùng sợ hãi và bất ngờ, tay tổiun lên, quyển nhật kí rơi xuống đất. Mọi thứ diễn ra quá nhanh làm tôi không thể tưởng tượng được. Đôi mắt Trân nhìn tôi trở nên đầy lạnh lẽo và xa cách.Tôi im lặng không noi lời nào khi thấy trên khuôn mặt bạn là hai hàng nước mắt.

-Thôi! Cậu xuống lầu nhập tiệc đi! Vừa nói Trân vừa nhặt cuốn nhật kí lên và chạy vội vào phòng, tôi sững sờ chưa kịp nói lời xin lỗi. Bữa tiệc hôm ấy đã diễn ra nhưng không ai thấy sự xa cách của tôi và Trân.

Về nhà tôi suy nghĩ về hành động của mình, tôi tự trách mình ” tại sao mày lại to mò đến vậy ? Mày có biết là đã đánh mất đi niêm tin của người bạn thân iu không”Trong tôi luôn muốn nói lời xin lỗi nhưng sao khó quá!

Cũng chính sự ngang bướng của tôi đã làm mất đi tình bạn của mình Tôi giận mình quá lòng ray rứt vì đã xúc phạm bạn. Tôi thật sự không muốn mất bạn. Trân ơi minh ân hận quá, hãy tha lỗi cho mih. Ngày mai deén lớp tôi sẽ mua cho bạn 1 gói o mai và nói lời xin lỗi với bạn, Tôi mong bạn tha thú cho mình và thạt sự tôi dã là được tôi đã laýy hết can đảm để noi lời xin lỗi với Trân. Ngoài sự mong đợi Trân mỉm cười và chấp nhận tha thứ cho tôi. Bạn nói:

-Trong cuộc sống không ai không mắc lỗi lầm nhưng người biết sữa chũa và nói lời xin lỗi là người tôt và cậu đã làm được đấy thôi! Vì thé mình sẽ tha thứ cho cậu.

Tính hiếu kì đôi lúc làm con người khám phá ra những điều mới lạ nhưng cũng có lúc làm cho con người trở nên xấu xa hơn khi nó biến thành sự tò mò tọc mạch. Mỗi con người đều có 1 góc riêng tư không thể bày tỏ cùng ai và điều đó cần được tôn trọng. Vì vậy lén xem trộm nhật kí của bạn là một hành vi không đúng. Tôi đã xúc phạm bạn và nếu như không được tha thứ thì có lẽ tôi sẽ dánh mất tình bạn thiêng liêng nay và hạ thấp con người của mình. Xin mọi người hãy tôn trọng những riêng tư của nhau, đừng bao giờ to mò như tôi

– HẾT –




Bài làm 3:

Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành đuợc giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!”.Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn “cai – nha” khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v…

Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ…”. Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ”Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “ Ai làm đứt dây đàn?” Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.

Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: “Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt…”

Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn…

Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm
Nguồn : sưu tầm
 

Băng tuyết

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
31
10
6
Lâm Đồng
Trung học cơ sở Từ Liêm
Giúp mik vs.
Nêu cảm nhận của em về bé Thu trong truyện Chiếc Lược Ngà
 

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
Giúp mik vs.
Nêu cảm nhận của em về bé Thu trong truyện Chiếc Lược Ngà
Gợi ý :

Có một nhà văn đã nói rằng : "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Nhân vật bé Thu trong truyện đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về tình thương cha mãnh liệt và có cá tính mạnh mẽ.

Ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam bộ trong 30 năm chiến tranh, “Chiếc lược ngà” được kể lại qua sự chứng kiến của bác Ba, người đồng đội của anh Sáu. Người đã lặng lẽ dõi theo từ đầu đến cuối câu chuyện cảm động của cha con anh Sáu- bé Thu. Qua sự quan sát tinh tế, sâu sắc của bác Ba, chúng ta mới thấm thía hết nỗi đau của người dân Nam bộ trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con thiêng liêng, bất tử.

Bé Thu trong câu chuyện, cũng như bao cô bé miền Nam khác đều thiếu thốn tình cha từ nhỏ do cuộc chiến tranh. Khi anh Sáu ra đi, em chưa đầy một tuổi, tám năm trời, cha con em chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh. Lần về phép ba ngày của anh Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ nhau, bày tỏ tình phụ tử. Nhưng nhà văn lại đặt bé Thu vào một tình huống đầy éo le: vì một sự hiểu lầm trẻ con, Thu không chịu nhận anh Sáu là ba, đến lúc nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tập kết. Và lần gặp mặt ấy, là lần gặp mặt đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con em.

Tuy nhiên, từ tình huống truyện éo le ấy, người đọc vẫn nhận ra đặc điểm riêng, cá tính riêng của nhân vật bé Thu: một cô bé tám tuổi bướng bỉnh nhưng dễ thương và đặc biệt có tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt. Tình yêu ấy được thể hiện trong hai hoàn cảnh trái ngược nhau, trước và sau khi nhận ra ba.

Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba, Thu là một cô bé trẻ con, bướng bỉnh và đáo để đến nỗi làm anh Sáu đau lòng vì thái độ khước từ tình thương ba dành cho em. Phút đầu tiên hai ba con gặp mặt, trái ngược với nỗi mong nhớ, sự sốt ruột và suy nghĩ của anh Sáu, bé Thu vụt chạy đi, nét mặt đầy sợ hãi kêu “má, má” để lại anh Sáu đứng một mình “nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy”. Trong ba ngày anh Sáu ở nhà, anh không dám đi đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm sóc và bù đắp sự thiêu thốn trong 8 năm qua cho nó nhưng bé Thu lại tỏ ra cứng đầu, không chịu nhận anh, cũng không chịu gọi anh một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nhà văn đã xây dựng một loạt các chi tiết để miêu tả tâm lí, thái độ rất trẻ con, cố chấp của bé Thu. Khi má bắt kêu ba vô ăn cơm, doạ đánh để cô bé gọi ba một tiếng, Thu vẫn chỉ nói trống không “vô ăn cơm! cơm chín rồi”, “con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” mà Thu thốt lên làm anh Sáu đau lòng đến mức “không khóc được, chỉ khe khẽ lắc đầu cười”. Thậm chí, ngay cả khi bị má đặt vào một hoàn cảnh khó khăn để buộc Thu gọi anh Sáu một tiếng ba là chắt nước nồi cơm to đang sôi, Thu cũng lại nói trống không “cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”. Sự im lặng của anh Sáu và cả sự gợi ý của bác Ba đều không thể làm cô bé gọi tiếng “ba” đơn sơ, giản dị. Tiếng gọi mà mỗi đứa trẻ đều ghi nhớ và bập bẹ lần đầu tiên trong cuộc đời mình. Đỉnh điểm của sự kiên quyết chối từ tình yêu thương của anh Sáu trong bé Thu là chi tiết cái trứng cá trong bữa cơm gia đình. Bằng lòng thương con của người cha, anh Sáu gắp cái trứng cá ngon nhất vào chén cơm của Thu nhưng con bé bất thần hất nó ta khỏi chén cơm. Nỗi đau khổ trong ba ngày nén chịu trào lên, anh Sáu đánh con, Thu không khóc, lầm lì bỏ trứng cá lại vào chén cơm và bỏ sang nhà bà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây xuòng cho thật to. Những chi tiết bình thường mà tinh tế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lí trẻ em. Trẻ con vốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp, nhất là khi chúng có sự hiểu lầm, chúng kiên quyết chối từ tình cảm của người khác mà không cần cân nhắc, nhất là với một cô bé cá tính, bướng bỉnh như Thu. Người đọc nhiều khi thấy giận em, thương cho anh Sáu. Nhưng thật ra em vẫn là cô bé dễ thương. Sự ương ngạnh của Thu không hoàn toàn đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế éo le, khắc nghiệt của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Chính thái độ ngang ngạnh , quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho ba. Đơn giản Thu không nhận ra cha là vì người tự nhận là ba kia không hề giống người cha mà em đã thấy trong bức ảnh. Ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như thế. Cô bé không tin, thậm chí là ngờ vực. Không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho người cha duy nhất trong bức ảnh. Sự bướng bỉnh của Thu phải chăng còn là mầm sâu kín, sau này làm nên tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên kiến định có lập trường.

Sự nghi ngờ của Thu được giải tỏa khi nghe bà ngoại giải thích vì sao ba lại có vết thẹo dài trên má. Nghe những điều ấy, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bởi thế, tình yêu ba trong Thu đã trỗi dậy mạnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường. Cái tiếng “ba” mà ông Sáu đã chờ đợi từ lâu bất ngờ vang lên “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, đến lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba...a...a...ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xe, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng nó”. Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát khao của 8 năm trời xa cách thương nhớ. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé 8 tuổi mong chờ giây phút gặp ba. Nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:-Ba!Không cho ba đi nữa!Ba ở nhà với con!”.Tình cảm con với ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận. Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡ òa ra: “Ba bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc,hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Bà con và người kể chuyện cũng như người đọc không thể kìm được nỗi xúc động như có ai đang nắm chặt tim mình bởi vì cái éo le của tình cha con ở đây. Lúc cha con nhận nhau lại cũng chính là lúc người cha phải ra đi. Sự níu kéo của đứa con càng khắc nhấn sự éo le của chiến tranh: “Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Những nỗ lực của Thu không giữ được ba nó. Ông Sáu vẫn phải ra đi dù giây phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi! Xót thương thay cho Thu bởi cô đâu hiểu rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên này cũng là lần cuối cùng. Ba cô đã hi sinh trong một trận càn. Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.

Xuyên suốt đoạn trích, trong hai hoàn cảnh và hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một tấm lòng yêu cha sắt son của bé Thu – một em bé mới chỉ tám tuổi. Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý cho ba đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử.

Đoạn trích kết thúc trong ánh mắt thiết tha của anh Sáu trước lúc hy sinh nhờ bác Ba trao cây lược ngà cho Thu. Với bé Thu, cây lược nhỏ mang dòng chữ đầy yêu thương “yêu nhớ tặng Thu con của ba” là kỉ vật chứa đựng tình thương, nỗi nhớ, hình bóng, tấm lòng người cha. Chiếc lược ngà đã động viên em vững vàng trong cuộc chiến đấu. Khi bác Ba tình cờ gặp lại Thu và trao cây lược, thì cô bé bướng bỉnh cá tính ngày nào đã trở thành cô giao liên dũng cảm. Và nguồn sức mạnh tiếp thêm cho Thu là tình yêu ba, tình yêu đất nước.

Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật bé Thu - một nhân vật trẻ em có tính cách cứng cỏi , mạnh mẽ , dứt khoát (đến nỗi, nhìn thoáng qua, người ta có thể cho là ương ngạnh, bướng bỉnh, khó bảo…) nhưng cũng hết sức hồn nhiên, đáng yêu, ngoan ngoãn và có tình yêu cha sâu sắc. Có thể kể đến cách tạo tình huống bất ngờ, sự am hiểu tâm lí và tính cách trẻ em, cách chọn chi tiết nghệ thuật “đắt” ( như chi tiết bé Thu không gọi ba, chi tiết bé Thu loay hoay chắt nước cơm, hất cái trứng cá ba gắp cho,chi tiết cây lược mà Thu xin ba trước lúc ba đi…) Nhờ những thành công nghệ thuật này mà nhân vật bé Thu để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tình người – tình cha con trong những năm tháng chiến tranh xa cách, thương đau;để lại ấn tượng về một em bé Nam bộ thời chiến với tính cách đáng yêu, đáng mến.



Bài tham khảo 1 :

Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm, đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng Ba, hay khi hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống, cuối cùng khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị anh Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi thái quá, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người “cha chụp chung trong bức ảnh với má”. Người cha ấy, không giống anh Sáu, không phải bởi thời gian đã làm anh Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm hiến dạng khuôn mặt anh Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thế biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sĩ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiều sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phỏng sau này.

Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lí của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy. Khi bị ba đánh, bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm” Có cảm giác bé Thu sợ anh Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi? Lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý. Có lẽ cô bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về. Trong khi “Chiều đó, mẹ bé Thu sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”, cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả khắc họa vừa gần gũi, vừa tinh tế.

Ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tình cảm. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nạy, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luồn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình, dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Nó gần như chưa có chút ấn tượng nào về cha, song chắc không ít lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào, cao lớn nhường nào, có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao? Tình cảm mãnh liệt trong nó ngăn không cho nó nhận một người đàn ông lạ kia làm bố. Khi đến ngày anh Sáu phải đi, con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở đấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó”. Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng. Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên Ba..., vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng kêu Ba từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng một cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó. Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giàu tình cảm, có cá tính mạnh mẽ, kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ: Nhân vật bé Thu.



Bài tham khảo 2 :


Có một nhà văn đã nói rằng : "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Nhân vật bé Thu trong truyện đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về tình thương cha mãnh liệt và có cá tính mạnh mẽ.

Ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam bộ trong 30 năm chiến tranh, “Chiếc lược ngà” được kể lại qua sự chứng kiến của bác Ba, người đồng đội của anh Sáu. Người đã lặng lẽ dõi theo từ đầu đến cuối câu chuyện cảm động của cha con anh Sáu- bé Thu. Qua sự quan sát tinh tế, sâu sắc của bác Ba, chúng ta mới thấm thía hết nỗi đau của người dân Nam bộ trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con thiêng liêng, bất tử.

Bé Thu trong câu chuyện, cũng như bao cô bé miền Nam khác đều thiếu thốn tình cha từ nhỏ do cuộc chiến tranh. Khi anh Sáu ra đi, em chưa đầy một tuổi, tám năm trời, cha con em chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh. Lần về phép ba ngày của anh Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ nhau, bày tỏ tình phụ tử. Nhưng nhà văn lại đặt bé Thu vào một tình huống đầy éo le: vì một sự hiểu lầm trẻ con, Thu không chịu nhận anh Sáu là ba, đến lúc nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tập kết. Và lần gặp mặt ấy, là lần gặp mặt đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con em.

Tuy nhiên, từ tình huống truyện éo le ấy, người đọc vẫn nhận ra đặc điểm riêng, cá tính riêng của nhân vật bé Thu: một cô bé tám tuổi bướng bỉnh nhưng dễ thương và đặc biệt có tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt. Tình yêu ấy được thể hiện trong hai hoàn cảnh trái ngược nhau, trước và sau khi nhận ra ba.

Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba, Thu là một cô bé trẻ con, bướng bỉnh và đáo để đến nỗi làm anh Sáu đau lòng vì thái độ khước từ tình thương ba dành cho em. Phút đầu tiên hai ba con gặp mặt, trái ngược với nỗi mong nhớ, sự sốt ruột và suy nghĩ của anh Sáu, bé Thu vụt chạy đi, nét mặt đầy sợ hãi kêu “má, má” để lại anh Sáu đứng một mình “nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy”. Trong ba ngày anh Sáu ở nhà, anh không dám đi đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm sóc và bù đắp sự thiêu thốn trong 8 năm qua cho nó nhưng bé Thu lại tỏ ra cứng đầu, không chịu nhận anh, cũng không chịu gọi anh một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nhà văn đã xây dựng một loạt các chi tiết để miêu tả tâm lí, thái độ rất trẻ con, cố chấp của bé Thu. Khi má bắt kêu ba vô ăn cơm, doạ đánh để cô bé gọi ba một tiếng, Thu vẫn chỉ nói trống không “vô ăn cơm! cơm chín rồi”, “con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” mà Thu thốt lên làm anh Sáu đau lòng đến mức “không khóc được, chỉ khe khẽ lắc đầu cười”. Thậm chí, ngay cả khi bị má đặt vào một hoàn cảnh khó khăn để buộc Thu gọi anh Sáu một tiếng ba là chắt nước nồi cơm to đang sôi, Thu cũng lại nói trống không “cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”. Sự im lặng của anh Sáu và cả sự gợi ý của bác Ba đều không thể làm cô bé gọi tiếng “ba” đơn sơ, giản dị. Tiếng gọi mà mỗi đứa trẻ đều ghi nhớ và bập bẹ lần đầu tiên trong cuộc đời mình. Đỉnh điểm của sự kiên quyết chối từ tình yêu thương của anh Sáu trong bé Thu là chi tiết cái trứng cá trong bữa cơm gia đình. Bằng lòng thương con của người cha, anh Sáu gắp cái trứng cá ngon nhất vào chén cơm của Thu nhưng con bé bất thần hất nó ta khỏi chén cơm. Nỗi đau khổ trong ba ngày nén chịu trào lên, anh Sáu đánh con, Thu không khóc, lầm lì bỏ trứng cá lại vào chén cơm và bỏ sang nhà bà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây xuòng cho thật to. Những chi tiết bình thường mà tinh tế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lí trẻ em. Trẻ con vốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp, nhất là khi chúng có sự hiểu lầm, chúng kiên quyết chối từ tình cảm của người khác mà không cần cân nhắc, nhất là với một cô bé cá tính, bướng bỉnh như Thu. Người đọc nhiều khi thấy giận em, thương cho anh Sáu. Nhưng thật ra em vẫn là cô bé dễ thương. Sự ương ngạnh của Thu không hoàn toàn đáng trách. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được những tình thế éo le, khắc nghiệt của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Chính thái độ ngang ngạnh , quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành cho ba. Đơn giản Thu không nhận ra cha là vì người tự nhận là ba kia không hề giống người cha mà em đã thấy trong bức ảnh. Ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như thế. Cô bé không tin, thậm chí là ngờ vực. Không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng của Thu, nghĩa là bé Thu chỉ dành tình cảm cho người cha duy nhất trong bức ảnh. Sự bướng bỉnh của Thu phải chăng còn là mầm sâu kín, sau này làm nên tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên kiến định có lập trường.

Sự nghi ngờ của Thu được giải tỏa khi nghe bà ngoại giải thích vì sao ba lại có vết thẹo dài trên má. Nghe những điều ấy, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bởi thế, tình yêu ba trong Thu đã trỗi dậy mạnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường. Cái tiếng “ba” mà ông Sáu đã chờ đợi từ lâu bất ngờ vang lên “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, đến lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba...a...a...ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xe, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay như vỡ tung từ đáy lòng nó”. Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát khao của 8 năm trời xa cách thương nhớ. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé 8 tuổi mong chờ giây phút gặp ba. Nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:-Ba!Không cho ba đi nữa!Ba ở nhà với con!”.Tình cảm con với ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận. Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡ òa ra: “Ba bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc,hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Bà con và người kể chuyện cũng như người đọc không thể kìm được nỗi xúc động như có ai đang nắm chặt tim mình bởi vì cái éo le của tình cha con ở đây. Lúc cha con nhận nhau lại cũng chính là lúc người cha phải ra đi. Sự níu kéo của đứa con càng khắc nhấn sự éo le của chiến tranh: “Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Những nỗ lực của Thu không giữ được ba nó. Ông Sáu vẫn phải ra đi dù giây phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi! Xót thương thay cho Thu bởi cô đâu hiểu rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên này cũng là lần cuối cùng. Ba cô đã hi sinh trong một trận càn. Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.

Xuyên suốt đoạn trích, trong hai hoàn cảnh và hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một tấm lòng yêu cha sắt son của bé Thu – một em bé mới chỉ tám tuổi. Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý cho ba đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử.

Đoạn trích kết thúc trong ánh mắt thiết tha của anh Sáu trước lúc hy sinh nhờ bác Ba trao cây lược ngà cho Thu. Với bé Thu, cây lược nhỏ mang dòng chữ đầy yêu thương “yêu nhớ tặng Thu con của ba” là kỉ vật chứa đựng tình thương, nỗi nhớ, hình bóng, tấm lòng người cha. Chiếc lược ngà đã động viên em vững vàng trong cuộc chiến đấu. Khi bác Ba tình cờ gặp lại Thu và trao cây lược, thì cô bé bướng bỉnh cá tính ngày nào đã trở thành cô giao liên dũng cảm. Và nguồn sức mạnh tiếp thêm cho Thu là tình yêu ba, tình yêu đất nước.

Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật bé Thu - một nhân vật trẻ em có tính cách cứng cỏi , mạnh mẽ , dứt khoát (đến nỗi, nhìn thoáng qua, người ta có thể cho là ương ngạnh, bướng bỉnh, khó bảo…) nhưng cũng hết sức hồn nhiên, đáng yêu, ngoan ngoãn và có tình yêu cha sâu sắc. Có thể kể đến cách tạo tình huống bất ngờ, sự am hiểu tâm lí và tính cách trẻ em, cách chọn chi tiết nghệ thuật “đắt” ( như chi tiết bé Thu không gọi ba, chi tiết bé Thu loay hoay chắt nước cơm, hất cái trứng cá ba gắp cho,chi tiết cây lược mà Thu xin ba trước lúc ba đi…) Nhờ những thành công nghệ thuật này mà nhân vật bé Thu để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tình người – tình cha con trong những năm tháng chiến tranh xa cách, thương đau;để lại ấn tượng về một em bé Nam bộ thời chiến với tính cách đáng yêu, đáng mến.


- Nguồn : Sưu tầm
- Chúc bạn học tốt ! -
 
Top Bottom