Ngữ Văn 9

Sói Non

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tư 2017
153
61
99
21
Nói với con
MB
: giới thiệu tác giả, phong cách thơ hoặc từ tình yêu quê hương đến tình cảm gia đình đến tình cha con
nêu vấn đề: tình cảm cha con trong bài nói với con thật thiêng liêng sâu nặng
TB:
-
cha nói với con về tình cảm cội nguồn
+ tình cảm gia đình 4 câu đầu
+ tình cảm quê hương 5 câu tiếp
- cha nói với con về đức tính tốt đẹp của người đồng mình
+ cần cù chịu khó
+ giản dị mộc mạc sống thủy chung gắn bó với quê hương
+ vượt qua khó khăn thử thách tự lực tự cường xây dựng quê hương'
- cha mong muôsn con: tự hào và phát huy truyền thống của quê hương và vững bước trên đường đời
kb: tóm tắt lại nt liên hê
p/s: tớ k giỏi văn đâu bạn xem tạm nhá.
 

Red Lantern Koshka

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng tám 2014
33
12
71
22
các bạn giúp mình dàn ý phân tích các bài văn thơ trong cả 2 tập ngữ văn lớp 9
Sau ngày Bác Hồ "đi xa ", bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một trong những bài thơ viết về Bác đặc sắc nhất. Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng. Nó đã được phổ nhạc, lưu truyền sâu rộng trong nhân dân. Câu thơ mở đầu cho thấy xuất xứ của bài thơ:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ. Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác,

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát,

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam,

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới). Có nhà thơ đã viết:

... Bão bùng thân bọc lấy thân,

Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người...

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Miêu tả cảnh quan (phía ngoài) lăng Bác, nhà thơ tạo nên những suy nghĩ sâu sắc về phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Khổ thơ tiếp theo nói về Bác. Bác là người con ưu tú của dân tộc, là "tinh hoa và khí phách của nhân dân Việt Nam (Phạm Văn Đồng).

Hai câu thơ sóng nhau, hô ứng nhau với hai hình ảnh mặt trời. Một mặt trời thiên nhiên, rực rỡ, vĩnh hằng "Ngày ngày... đi qua trên lăng", và "Một mặt trời trong lăng rất đỏ"- hình ảnh Bác Hồ vĩ đại. Màu sắc "rất đỏ" làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn của Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Hòa nhập vào "dòng người" đến lăng viếng Bác, nhà thơ xúc động bồi hồi...Thành kính và nghiêm trang. Dòng người đông đúc, chẳng khác nào một "tràng hoa" muôn sắc ngàn hương từ mọi miền đất nước đến Ba Đình lịch sử viếng lăng Bác. Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" diễn tả tấm lòng biết ơn, sự thành kính của nhân dân đối với Bác Hồ vĩ đại:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Chữ "dâng" chứa đựng bao tình cảm, bao tình nghĩa. Nhà thơ không nói "bảy chín tuổi" mà nói: bảy mươi chín mùa xuân, một cách nói rất thơ: cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân. Qua đó, ta thấy nghệ thuật lựa chọn ngôn từ của Viễn Phương rất tinh tế, biểu cảm và hình tượng.

Khổ thơ thứ ba nói về sự vĩnh hằng bất diệt của Bác. Bác như đang nằm ngủ một giấc ngủ "bình yên", trong một khung cảnh thơ mộng. Bác vốn yêu trăng. Thời kháng chiến, giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc, Bác đã từng có những khoảnh khắc sống rất thần tiên:

Việc quân, việc nước bàn xong,

Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm.

Giờ đây, nhà thơ cảm thấy "Bác yên ngủ" một cách thanh thản "giữa một vầng trăng dịu hiền ”. Nhìn "Bác ngủ ", nhà thơ đau đớn, xúc động. Câu thơ "mà sao nghe nhói ở trong tim "diễn tả sự đau đớn, tiếc thương đến cực độ. Viễn Phương có một lối viết hàm súc, đầy thi vị; câu chữ để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc.

Khổ thơ cuối nói lên cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Biết bao lưu luyến, buồn thương. Nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa Người. Ý thơ sâu lắng, hình ảnh thơ đẹp và độc đáo, cách biểu hiện cảm xúc "rất Nam Bộ". Đây là những câu thơ trội nhất trong bài Viếng lăng Bác.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Điệp ngữ "muốn làm... "được láy lại ba lần gợi tả cảm xúc thiết tha, nồng hậu của nhà thơ miền Nam đối với lãnh tụ.

Viếng lăng Bác, bài thơ ngắn mà ý thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ sâu lắng, hàm súc và đẹp. Viễn Phương đã chọn thể thơ mỗi câu tám từ, mỗi khổ bốn câu, toàn bài bốn khổ - một sự cân đối hài hòa để biểu hiện một giọng điệu thơ nghiêm trang, kính cẩn.

Bài thơ là tấm lòng yêu thương, kính trọng và biết ơn Bác. Tâm tình của nhà thơ, của mỗi người Việt Nam và của cả dân tộc. Đó là giá trị lớn lao của bài thơ Viếng lăng Bác.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/phan-tich-bai-tho-vieng-lang-bac-cua-vien-phuong-c36a964.html#ixzz4egB9J9BK
 

Red Lantern Koshka

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng tám 2014
33
12
71
22
các bạn giúp mình dàn ý phân tích các bài văn thơ trong cả 2 tập ngữ văn lớp 9
Dàn ý bài Viếng Lăng Bác nha:
-(khổ 1): Cảm xúc của nhà thơ khi ở ngoài lăng Bác
-(khổ 2): Cảm xúc của nhà thơ khi ở gần lăng
-(khổ 3): Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng
-(khổ 4): Cảm xúc của nhà thơ khi sắp phải rời xa lăng.
 

Red Lantern Koshka

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng tám 2014
33
12
71
22
Dàn ý bài Sang Thu :
-(Khổ 1): Cảnh thu đến khá đột ngột và bất ngờ.
-(Khổ 2): Thiên nhiên mùa thu đc tả rõ nét hơn qua từng cảnh vật.
-(Khổ 3): Tác giả cảm nhận mùa thu bằng kinh nghiệm
 

huonggiangnb2002

Mùa hè Hóa học
Thành viên
23 Tháng mười hai 2015
334
328
109
Ninh Bình
Sang Thu - Hữu Thỉnh
1, Mở bài
- Hữu Thỉnh là nhà thơ chiến sĩ. Ông am hiểu, gắn bó với thiên nhiên miền Bắc đặc biệt là mùa thu.
- Bài thơ "Sang Thu" được sáng tác năm 1977.
- Bài thơ là những cảm nhận tinh tế của tác giả về những chuyển biến nhẹ nhàng của trời đất và không gian lúc sang thu.
2, Thân bài
a, Khổ 1: Hình ảnh thiên nhiên lúc sang thu đươc nhà thơ cảm nhận từ những gì vô hình
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả
vào trong gió se
Sương chùng chình
qua ngõ
Hình như thu đã về.​
- Hương ổi là làn hương đặc trưng của mùa thu miền Bắc, được tác giả chọn làm dấu hiệu đầu tiên để nhận biết khi mùa thu về.
- Động từ "phả" gợi một sự lan tỏa mạnh mẽ, gợi một mùi hương thơm mát, nhẹ nhàng, quyến rũ trong gió se - loại gió chỉ xuất hiện vào mùa thu.
- "Sương chùng chình" diễn tả hành động chậm chạp như cố ý chậm lại của làn sương. Tác giả đã thổi hồn vào câu thơ, khiến cho làn sương thu chứ đầy tâm trạng, như người ra đi còn vương vấn, ngập ngừng.
- Tác giả cảm nhận thời khắc giao mùa trong sự ngỡ ngàng: "bỗng". Chính vì vậy nên dù cả khứu giác, thị giác và xúc giác đều như mách bảo mùa thu đã về nhưng tác giả vẫn chưa thể tin đó là sự thật. Từ tình thái "hình như" đã nói lên sự phỏng đoán nửa tin nửa ngờ trong cảm xúc bâng khuân, xao xuyến của tác giả.
b, Khổ 2: Thiên nhiên lúc sang thu được nhà thơ nhận ra bằng sự vận động của cảnh vật xung quanh.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
.​
- Dòng sông lúc sang thu không còn cuộn chảy dữ dội như mùa hè mưa lũ. Từ "dềnh dàng" đã nói lên cái khoan thai, thong thả của dòng sông, ngỡ như nó đang nghỉ ngơi thoải mái khi mùa nước lũ đã qua đi.
- Đối lập với hình ảnh dòng sông "dềnh dàng" là hình ảnh đàn chim "bắt đầu vội vã". Từ "bắt đầu" được sử dụng rất độc đáo, "bắt đầu vội vã" chứ không phải "đang vội vã". Phải tinh tế lắm, gần gũi với thiên nhiên lắm nhà thơ mới có thể nhận ra sự vội vã trong những cánh chim bay.
- Hai câu thơ "Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu" là một hình ảnh vô cùng độc đáo và đầy chất thơ. Nhà thơ đã có một sự liên tưởng vô cùng độc đáo: Hai nửa của 1 đám mây thuộc về 2 mùa. Nó không còn là cái đẹp của mùa hạ, cũng chưa phải cái đẹp của mùa thu, mà là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa.
c, Khổ 3: Thời khắc giao mùa còn được thể hiện ở sự suy ngẫm của tác giả:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
- Hai câu thơ đầu của đoạn là một sự đối lập: Nắng vẫn còn nhiều nhưng mưa thì đã ít đi. Từ "vơi dần" thể hiện sự thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt của mùa hạ.
- Bài thơ kết thúc bằng 2 câu thơ với 2 tầng ý nghĩa. Hai câu thơ tả thực hiện tượng sấm chớp thường xuất hiện bất ngờ đi kèm với những cơn mưa rào ào ạt của mùa hạ. Ẩn sau hình ảnh tả thực đó là một ý nghĩa ẩn dụ vô cùng sâu sắc. "Sấm" chỉ những vang động bất thường của ngoại cảnh. Còn "hàng cây đứng tuổi" chỉ những con người trưởng thành, đã từng trải qua biết bao gian nan, khó nhọc. Như vậy, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta rằng: Khi con người ta đã trải qua nhưng khó khăn, gian khổ, sóng gió của cuộc đời thì sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh.
3, Kết bài: Cảm nhận về bài thơ
..
Chú ý: Những từ mình gạch chân trong đoạn thơ là những từ khóa cần phân tích.
 

hanh2002123

Cựu Phụ trách nhóm Anh | Cựu Mod Văn
Thành viên
3 Tháng một 2015
2,257
2,494
524
21
Bắc Giang
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội
các bạn giúp mình dàn ý phân tích các bài văn thơ trong cả 2 tập ngữ văn lớp 9
Ôi chao o.o !
.....
Bạn hãy dành thời gian ghé các bài viết trong box văn 9 nhất là topic ôn thi HKII nhé!
 
Top Bottom