[Văn 5]

L

lovelyyoyo

Bác Tài là một nông dân cần cù, chất phác. Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại.
Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng mênh mông. Ngồi trên xe mà lòng em cứ nao nao mong chóng về gặp ngoại. Nhưng oái ăm thay, giữa đường xe bị hỏng nên em phải đi bộ qua con đường khá dài.Người cũng mệt, hai mẹ con nghỉ lại quán nước bên đường. Cũng chính trên con đường này em được làm quen với bác Tài khi bác đang cày ruộng.
Bác Tài chừng ngoài bốn mươi tuổi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác sám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy thương và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".
Em và mẹ lên đường về quê, mỗi lúc một xa, bóng bác nông dân khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân , những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.
(ST)
 
W

winter2002

1_Đề bài: Em hãy tả một người ở địa phương em sinh sống (Chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng . . .)
Bài làm
Đường Lê Duẩn Trung tâm thương mại huyện Tân Châu, nơi gia đình em ở có khoảng hai trăm hộ, phàn lớn là dân buôn bán và cán bộ Nhà nước. Cạnh nhà cậu Uùt nhà nào cũng có cửa hàng buôn bán cần thiết phụ vụ đời sống bà con trong xóm cũng như khách thập phương hàng ngày. Trong cửa hàng mà gia đình em thường đến đây để mua sắm, do chế Cẩm phụ trách. Em rất thích chế vì chế có thái độ phục vụ niềm nở và chu đáo đối với khách hàng. Chế Cẩm khoảng ba mươi tuổi, dáng người cân đối. Chị có mái tóc đen huyền xoả ngang vai rất phù hợp với gương mặt trắng hồng xinh đẹp. Làn mi dài cong vút với đôi mắt long lanh như biết cười, biết nói. Đôi môi phơn phớt hồng càng làm cho nụ cười của chị thêm thân thiện dễ gần. Mỗi lần chị cười để lộ hàm răng trắng đều như hạt bắp. Vì thế, khách đến mua hàng rất thiện cảm với chế Cẩm. Cửa hàng của chế, hàng hoá được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng nên những lúc đông khách, đôi tay nhanh nhẹn của chế chỉ vài động tác quen thuộc là vớ đúng món hàng mà khách hàng cần đến. Không để khách phải đợi lâu, chế luôn tươi cười giới thiệu các chủng loại mặt hàng và giá trị sử dụng hợp với túi tiền của người dân ở xa đến cũng như bà con lối xom khi cần. Không ba ngoa, nói thách như những người bán hàng trong khu phố chợ. Chế dịu dàng giải thích những gì khách hàng chưa rõ và đổi lại hàng theo yêu cầu của khách. Đối với những khách hàng khó tính, chế vui vẻ lựa lời sao cho “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” . Em chưa bao giờ thấy chế gắt gỏng với người mua hàng. Bởi vậy, nên cửa hàng của chế lúc nào cũng đông khách. Người vào mua đồ cũng có, người đến xem hàng cũng có. Thật là mọt cửa hàng nhộn nhịp. Ai cũng vui vẻ nhận thấy: Chế Cẩm là người bán hàng có duyên tạo được nhiều thiện cảm với khách hàng. Mỗi khi thưa khách, em mới có dịp nhỏ to cùng chế: Chế Cẩm ơi! Chế hay ghê, chỉ tích tắt đã giải quyết xong công việc một cách nhanh chóng. Em ngồi nảy giờ mãi mê xem chế bán hàng mà quên mất, chế bán cho em một bọc ống hút và viên xà phòng hiệu “Cỏ may” bạc hà mà mẹ em thường đến mua chọ nhé! Có ngay . . . để chị lấy cho em, nhanh như cắt mọi thứ đã được vào túi nylon gọn gàng. Công việc buôn bán là thế đấy. Tuy vui thật nhưng thật khó, không như chúng tôi thường tổ chức “nhà chòi” về việc mua bán hàng. Khi có khách đến đông thì đòi hỏi phải nhanh và vui tươi chiều khách như chế Cẩm mới có thể giải quyết xong cong việc motj cách nhanh chóng và thu hút khách như thế này. Em yêu chế Cẩm, chế đúng là người hàng xóm thân thiết nhất của mọi người và mọi nhà cũng như khách thập phương.

2_TẢ MỘT NGƯỜI Ở ĐỊA PHƯƠNG EM SINH SỐNG
Ở khu dân cư , tôi chú ý đến một người đàn ông trung niên. Chú vừa là một tổ trưởng dân phố , vừa là một người tốt bụng, luôn sống hài hòa với mọi người trong gia đình và láng giềng . Đó là chú Thiện. Chú Thiện khoảng chừng 40 tuổi , dáng người cao to và khỏe khoắn. Chú ăn mặc giản dị nhưng sạch sẽ. Nước da chú ngâm ngâm đen , cơ bắp rắn chắc bởi cái nghề thợ hồ dầm mưa dãi nắng. Cộng thêm bản tính siêng năng, biết lo làm ăn, chú đã trở thành một người thợ giỏi , có uy tín với đồng nghiệp và khách hàng. Tóc chú hớt ngắn toát lên vẻ đứng đắn, mẫu mực. So với những người lao động chân tay khác thường hay rượu chè be bét vào xế chiều, người đàn ông biết thương vợ thương con này luôn về nhà với bữa cơm gia đình. Chẳng những người đàn ông trụ cột trong gia đình chu toàn các khoản tiền nong sinh sống mà chú còn giúp người vợ nhiều việc nhà. Tuy trình độ học thức không cao nhưng hàng đêm chú vẫn nhín nhút thời giờ để theo giỏi việc học hành của cậu con trai đang học lớp Bốn. Đúng là một mái ấm gia đình hạnh phúc!Đối với bà con chòm xóm, chú Thiện cố gắng sống chan hòa bằng những lời nói điềm đạm, bằng những nụ cười thân thiện , thậm chí nếu có thể nhường nhịn. Ánh mắt chú hiền từ biểu hiên cho một tấm lòng khoan dung và độ lượng.KẾT BÀI: KO bít
 
Last edited by a moderator:
T

thien446

Sáng chủ nhật, em được theo mẹ ra đồng màu Lạc Thổ đưa nước cho thợ cày. Các ruộng lúa mới gặt xong độ một tuần đã bắt đầu cày vỡ, làm đất trồng màu vụ đông.

Trong làng, một số gia đình đã có máy cày, máy bừa, nhưng phần đông các hộ vẫn nuôi trâu, bò vừa để cày bừa, vừa lấy phân chuồng bón ruộng. Gia đình em chỉ có 6 sào ruộng, mẹ chỉ dùng hình thức đổi công.

Bác Huấn vẫn cày bừa, làm đất cho nhà em. Nhìn thấy hai mẹ con em đứng trên bờ, bác giơ nón vẫy rồi lại xăm xăm cày. Bác Huấn ngót 50 tuổi, bác nói tuổi bác là tuổi Sửu, “ cái tuổi làm hùng hục như trâu bò”. Tính bác vui, cởi mở, vừa nói vừa cười rất dễ mến. Bác to khỏe, quần nâu xắn cao, áo lính bạc màu, sau lưng giắt cái điếu cày mà bác gọi là “ đại bác”. Người lực lưỡng, bắp chân bắp tay cuồn cuộn. Nước da màu nâu sẫm, đúng là vóc dáng của một con người quanh năm chân lấm tay bùn, quen dầm mưa dãi nắng.

Con trâu mộng to béo, da đen nhánh kéo cày đi trước. Bác Huấn, tay trái nắm thừng để điều khiển, tay phải cầm đốc cày, theo sau. Đường cày thẳng, bác nhoai người về phía trước. Đến hai đầu bờ, bác nhấc cày lên, cho trâu quay lại cày tiếp. Bác nhấc cày nhẹ nhàng như không. Lâu lâu, bác lại cất tiếng “ tắc,rì..họ”, lần đầu tiên em mới nghe thấy những tiếng ấy của thợ cày. Bác chia ruộng thành nhiều khoảnh, mỗi khoảnh là một luống cày, mỗi luống cày có nhiều đường cày. Ruộng đồng màu, đất xốp vừa độ ẩm, những luống cày lượn sóng úp vào nhau, trông thật đẹp.

Xong một luống cày, bác cho trâu đứng nghỉ. Bác lên bờ đến chỗ hai mẹ con em đứng đợi. Mẹ em lấy ra bốn củ khoai lang bày ra trên đĩa, rót chè xanh ra bát mời bác. Bác lấy chiếc nón đang đội trên đầu quạt một lúc rồi đặt xuống làm “ ghế” ngồi rất thoải mái. Vừa nói chuyện với hai mẹ con em, bác vừa bật lửa rít thuốc lào. Tiếng rít thuốc giòn tan. Cặp mắt lờ đờ, bác phun khói ra cả mũi miệng, làm em ngạc nhiên quá. Cả con người bác toát ra một vẻ sảng khoái kì lạ. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo hai vai áo. Trán lấm tấm mồ hôi. Cặp lông mày sâu róm nhíu lại. Bác xoay hai tay vào nhau, vỗ vỗ mấy cái, cầm lấy củ khoai mẹ em mời, bác bóc vỏ ăn một cách ngon lành. Bác uống liền một lúc hai bát nước, rồi nói:

-Chè chị mua ở chợ Đồng à ? Thơm và đậm lắm. Cứ để tất cả mọi thứ lại, hai mẹ con chị cứ ra về kẻo nắng. Tôi sẽ lo liệu hết.
Bác lại xăm xăm bước đến chỗ con trâu. Tiếng “ tắc…rì…” nghe rất rõ. Trâu kéo cày băng băng. Lúc thì bác Huấn khom lưng, lúc thì nhoài người ra phía trước , tay phải nắm đốc cày một cách thiện nghệ. Những đường cày thẳng tăm tắp, những luống cày lượn sóng. Đi theo sau người và trâu là đàn sáo mỏ vàng năm, sáu con, lúc bay lúc nhảy để tìm mồi.

Cả cánh đồng màu chuyển động. Những luống cày màu nâu óng ánh dưới nắng tháng mười. Trâu và người cặm cụi, mải miết làm việc. Đi được một quãng, ngoái lại nhìn, em vẫn còn nhìn thấy bóng nón trắng của bác Huấn đang nhấp nhô trên thửa ruộng gia đình em.

Mẹ vừa đi vừa nói : “ Bác Huấn chỉ học hết lớp 7, rồi đi thanh niên xung phong. Bác chất phác, cày bừa giỏi, cả làng ai cũng quý. Cuối tuần bác lại bừa và làm luống giúp để nhà ta trồng đậu cô ve giống mới. Bố bác Huấn ngày xưa là lão nông tri điền, 70 tuổi mà còn đi cày quanh năm…”
 
Top Bottom