Sử 10 Kháng chiến chống quân Mông Nguyên

S

sayhi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:Nêu điểm khác nhau giữa trận Bạch Đằng thời Ngô Quyền và trận Bạch Đằng năm 1288(Kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 3)
Câu 2:Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời nhà Trần

Giúp mình nhanh với nhé....Chi tiết một chút...Mình sắp thi roài :D
 
H

hongtran1999

câu 2 : nguyên nhân thắng lợi :
-tất cả các tầng lớp nhân dân , thành phần dân tộc đều tham gia
-nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
-quân dân đoàn kết
-sự lãnh đạo tài tình của người chỉ huy
-chiến lược , chiến thuật đúng đắn sáng tạo
cái này là do mình nghĩ như vậy không chắc đúng nha.:)>-
 
A

abluediamond

Câu 1:


- Trận Bạch Đằng năm 988:
+ Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

+ Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

+ Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê.
=> Có thể xét thấy là trận Bạch Đằng đã khởi đầu cho thời kì tự chủ cho Việt Nam.

- Trận Bạch Đằng năm 1288:
+ Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn thứ nhì ( Sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 ) trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

+ Được xem là thắng lợi tiêu biểu nhất của quân Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.

+ Dẫn đến thắng lợi cho Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ ba.
=> Trận chiến Bạch Đằng năm 1288 là 1 trận chiến có tính chất quyết định đến cục diện của Chiến tranh Nguyên - Mông lần III, chấm dứt chiến tranh của Nhà Nguyên ở Đại Việt.

Câu 2:

- Yếu tố khách quan:

+ Người Mông Cổ đi đánh xa, chỉ mong cướp bóc nuôi quân, nếu không được thì dễ bị khốn vì thiếu lương.
+ Quân Mông Nguyên là người phương bắc chịu đựng giá lạnh, không hợp thuỷ thổ ở Đại Việt (Nhiệt đới gió mùa), yếu tố địa lí nước ta (nhiều sông, hồ, nhiều núi non hiểm trở,...)
+ Đại đa số quân lính là người Hán bị chinh phục, đầu hàng, tinh thần chiến đấu không có, gặp khó khăn là chán nản, sức chiến đấu và chịu đựng thua xa quân Mông Cổ chính quy.

- Yếu tố chủ quan:

+ Chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo, mọi thành phần đều tham gia ( VD: Cuộc kháng chiến của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc khi quân Nguyên - Mông xâm lượt vùng Tây Bắc, ...)
+ Đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ.
+ Sự sáng suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh nhà Trần chủ động tránh lực lượng hùng hậu người Mông mà đánh vào các đạo quân người Hán bị cưỡng bức theo quân Mông sang Đại Việt. Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận.

Trên là những nhận định của mình nha bạn................ Ko biết đúng hay sai nữa :D......
 
Top Bottom