[văn 12 gấp!] - Nhân vật người đàn bà hàng chài trong "Chiếc thuyền ngoài xa".

L

lequangvinh9x

Last edited by a moderator:
L

lequangvinh9x

tìm thì có tìm được bài chiếc thuyền ngoài xa nhưng ko có bài nào tập trung nói về người đàn bà cả. Nói như bạn kia mình đã không phải vào đây post để hỏi rồi
 
W

win810

Suy nghĩ về người đàn bà hàng chài, tớ nghĩ bạn có thể đi theo 2 hướng:
1. Theo diễn biến câu chuyện, cái này có thể chem xen vào đc thái độ và sự thay đổi trong cách suy nghĩ của nhân vật Phùng và Đẩu.

2. Bạn đi theo từng ý nhỏ, phương diện, (cách này dễ hơn, rõ hơn, :D )
* Tên gọi : người đàn bà hàng chài. NMC đã ko gọi tên cụ thể mà chỉ gọi phiếm định => chị cũng giống như trăm người đàn bà vùng biển khác, nhỏ bé, vô danh, mang ý nghĩa khái quát. Dường như cuộc sống chẳng có gì đáng nói nhưng trong chị lại chứa đựng nhiều điều kì diệu khiến người khác phải suy nghĩ.

a/ Số phận: Bất hạnh
Dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị, xấu, nghèo khổ, lam lũ, lại phải thường xuyên chịu những trận đòn roi của chồng vũ phu, tổn thương, đau xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ...
_ Cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ:.... (bạn lấy dẫn chứng ra nhé)
_Có mang với 1 anh hàng chài, đến mua bả về đan lưới, rồi thành vợ chồng. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh
_Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật
_Thường xuyên chịu sự hành hạ của người chồng, "ba ngày 1 trận nhẹ, 5 ngày 1 trận nặng", cứ khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh 1 con thú, với lời lẽ cay độc" Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ"
=> Vất vả, đau khổ làm cho diện mạo chị đã xấu giờ trở nên thô kệch. Nốt rỗ chằng chịt, gương mặt mệt mỏi, tím ngắt vì những đêm thức trắng kéo lưới, cái áo nâu.., cái quần .., dáng đi chậm chạp, mệt mỏi.
==> Số phận đầy bi kịch đc tác giả tái hiện đầy cảm thông và chia sẻ.

b/ Phẩm chất, tính cách:
_Nhẫn nhục, chịu đựng,
(miêu tả cảnh lão đàn ông đánh vợ...chị coi đó như 1 phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình, chị chấp nhận, ko kêu van, ko trốn chạy). Khi đc đề nghị giúp đỡ thfi : "....cũng đc nhưng đừng bắt con bỏ nó".
---> Chị hiểu cơ cực của của cuộc sống mưu sinh trên biển ko có người đàn ông....(trích dẫn)
_Tình yêu thương con
Nguyên nhân sâu xa của những điều trên chính là tình thg con vô bờ bến của chị. Sự cần thiết của việc có người đàn ông làm chỗ dựa, để chèo chống khi phong ba bão táp..., cùng nuôi dạy các con " Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, ko thể sống cho mình như trên đất đc".
Phân tích ty của chị với thằng Phác, chị gưiỏ nó lên rừng, chị đau xót khi thấy nó vì thương mẹ mà hận bố,....
=> Tình mẫu tử vút lên, trên cái nền của 1 cuộc sống cơ cực, ngang trái, đau đớn đầy xót xa .
_Người đàn bà vị tha....
_Người đàn bà bằng lòng với cs của mình, "cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi...", hạnh phúc của chị rất bình dị, giản đơn, là trông thấy các con đc ăn no, ... (mình ko nhớ lắm :D)
_Người đàn bà thất học nhưng lại rất sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời (phân tích câu chuyện lúc ở toà án nhé ;) )

* Khi khắc hoạ nhân vật NMC tập trung khắc hoạ đôi mắt, và khuôn mặt chị .... (Bạn tự phân tích đc phải ko :D)

===> Hình ảnh người đàn bà hàng chài lf biểu tượng cua tình mẫu tử, yêu con, thông cảm và tha thứ cho chồng....
ĐÓ chính là "chất ngọc mà NMC đi tìm, ánh lên trong lấm láp, bùn đất của cuộc đời"

Tó chỉ biết có vậy thôi :D
Chúc may mắn ;)
 
Last edited by a moderator:
J

jun11791

Mình ko có kinh nghiệm n` lắm trg việc làm bài văn trình bày suy nghĩ như vậy , vì nó có thể dễ lạc sang phân tích truyện hay phân tích nhân vật . Có ai chỉ mình cách xử lý đề với n~ dạng bài như vậy ko ? Suy nghĩ nhg dù sao nó cũng phải có 1 phần khung bài nhất định chứ nhỉ ? :-?
 
D

duongngocdoanh

trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa , khi ta phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài thì nên phân tích theo 2 ý lớn như sau
_hình ảnh người đàn bà trên bãi biển
_hình ảnh người đàn bà trong toà án huyện
 
M

money_22

trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa , khi ta phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài thì nên phân tích theo 2 ý lớn như sau
_hình ảnh người đàn bà trên bãi biển
_hình ảnh người đàn bà trong toà án huyện


Nếu là tớ- tớ sẽ khai thác theo chiều hướng:
1/ Vẻ ngoài lam lũ, xấu xí, cơ cực, mệt mỏi.... của người đàn bà
2/ Vẻ đẹp nội tâm ẩn giấu bên trong
>>>>>Khai thác mâu thuẫn tương phản trong bể ngoài và nội tâm để làm nổi bật viên ngọc sáng khuất lấp!;)


(Mệt quá! Hic! Hôm nay học 3 tiết văn)
 
P

phaodaibatkhaxampham

Mình ko có kinh nghiệm n` lắm trg việc làm bài văn trình bày suy nghĩ như vậy , vì nó có thể dễ lạc sang phân tích truyện hay phân tích nhân vật . Có ai chỉ mình cách xử lý đề với n~ dạng bài như vậy ko ? Suy nghĩ nhg dù sao nó cũng phải có 1 phần khung bài nhất định chứ nhỉ ? :-?

mình nghĩ đây đúng là dạng đề phân tích nhân vật

theo lời giảng của thầy mình thì viết về người đàn bà hàng chài bạn nên chú ý những đặc điểm sau

nhân vật người đàn bà hàng chài ko được ặt tên có thể là để tô đâm số phân nhân vật .Nhân vật có vai trò phát triển mạch truyện , hướng cái nhìn của người nghệ sĩ nhiếp ảnh quay về cuộc sống của con người
nhân vật thẻ hiện quan niệm nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của tác giả

ý 1 : người đàn bà hàng chìa khốn khổ

ngoại hình " mặt đầy vết rỗ , lưng áo bạc phéch rách rưới ướt sũng . tác giả nhấn mạnh hình ảnh dôi mắt : cặp mắt mệt mỏi nhìn xuống chân

tình huống : người đàn bà bị chồng đánh ----------@ baf luôn bị hành ahj về thể xác và tinh thần
" ba ngày một trận nhẹ , năm ngày một trận nặng "
bà phải im lặng gánh chịu cảnh bạo tàn " nhẫn nhục " không chạy trốn để bảo vệ gia đình ,
bà đau đớn tâm can khi thấy mình làm tổn thương tinh thần các con

ý 2 : người phụ nữ đầy nhân hậu , vị tha

ý 3: bà có long thương con sâu sắc .---------------@t" đàn bà ở thuyền không sống cho mình mà phải sống cho con"
hạnh phúc của bà là nhìn thấy con cái ăn no .............
ý 4:gi àu đức hi sinh : bà tự nhận lỗi vì đẻ nhiều mà làm con khổ , lo lắng con trai bị tổn thương tâm hồn nên gửi con ở nhà ông ngoại , khi bị đánh bà câm lặng nhưng khi con trai đánh bố bà khóc lóc đau đớn vái lạy con trai
ý 5 : bà thấu hiểu cuộc đời , thấu hiểu cs gia đình , bà biết làm gì để sống để giữ cái gia đình đó .Bản lĩnh của bà bộc lộ khi tả lời lí giải về quyết định định của mình trước toàn án huyện " bà có con mắt như nhìn thấu cả c đ mình "

Nguyễn Minh châu sâu sắc khi phát hiện sự cam chịu cảu người đàn bà là một phẩm chất , cái đẹp cao quý nhất
Người đàn bà ấy thât học nhưng không tăm tối
thái độ nhẫn nhịn của bà là kết quả của bao tình cảm vị tha thánh thiện
Nêu lên quy luật : con người sống trong xã hội , sống giữa cộng đồng đã từng tồn tại từ lâu và còn tồn tại mãi nhưng họ phải chịu biết bao đau đớn để cho người và người được sống bên nhau , gắn bó với nhau trong cia quần thể xã hội đầy mâu thuẫn trên chiếc tuyền nọ không phải con người lúc nào cũn đấu tranh vói nhau mà còn phải chịu đựng lẫn nhau .Những con người l động lương thiện hết đời này sang đời khác đã chịu bao nhiêu điều đau khổ bất công để nuôi sống con cái , làm cho đời sống bất diệt
Theer hiện quan niệm của NMC " văn học phải viết về con người " Ông coi văn học vad cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người . Nhà văn chân chính bao giờ cũng mang nặng trong mình tình yêu cs , nhất là tình yêu thương con người


ôi mỏi tay quá
 
M

mencun91

Theo tớ thì phân tích nhân vật này có 4 ý
2 ý đầu, chắc chắn bạn nào cũng viết được và có lẽ là bắt buộc phải có
+ Vẻ ngoài lam lũ
trích dẫn dẫn chứng trong tác phẩm
+Cuộc sống nhọc nhằn
- Một nách bao nhiêu đứa con
-Bị hành hạ đớn đau về cả thể xác lẫn tinh thần => cam chịu. Tuy nhiên người phụ nữ ấy ko hề cam chịu một cách vô lí
--> 3 lí do người phụ nữ này cam chịu, nhất định ko bỏ chồng
1, Dù đó là một gã chồng vũ phu, tàn tệ nhưng đó vẫn là chỗ dựa duy nhất của gia đình chị, nhất là khi biển động phong ba...
2, Lòng người mẹ thương con, ko muốn đàn con bị tan đàn sẻ nghé, muốn chúng được một gia đình trọn vẹn
3,Chị tìm được những niềm vui, niềm hạnh phúc trong chính cuộc sống tăm tối của mình "vui nhất là khi chúng được ăn no"...

Sau đó chúng ta phải đi sâu vào câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện => qua đó sẽ nói lên 2 ý sau
+ Cái nhìn đa diện
Qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài, khiến chúng ta hiểu hơn về các nhân vật
-Chánh án Đẩu: Có lòng tốt nhưng chưa thực sự hiểu cuộc sống của nhân dân. Ở đây pháp luật chưa thực sự đi vào đời sống.
-Người đàn bà hàng chài: hiện thân của người lao động sống lam lũ, nhẫn nhục nhưng giàu tấm lòng người mẹ và sống bằng kinh nghiệm thực tiễn của một con người thấu hiểu lẽ đời.....
-Phùng: Anh đã đơn giản khi nhìn nhận cuộc đời và con người
+ Triết lí nhân sinh
=> Đừng bao giờ nhìn cuộc đời và con người một cách dễ dãi, xuôi chiều, còn phải nhìn mọi sự vật, hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó và trong quan hệ với nhiều yếu tố khác nữa.

:) :) :)


 
H

hunganhqn

Mình nghĩ cứ đơn giản thế này là đủ để thi TN rồi:

+ Ngoại hình: Gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng (thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi,…)
+ Số phận: Nhiều khốn khó với những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần.
• Cuộc sống chật vật (lênh đênh sông nước, đông con, đói phải ăn xương rồng luộc,..)
• Bị người chồng hành hạ, đánh đập thậm tệ;
• Phải chứng kiến cảnh cha con đối xử với nhau như kẻ thù.
+ Phẩm chất:
- Đức hi sinh: Thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh, không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy, vì:
Thấu hiểu, đồng cảm với nỗi khổ của người chồng (lời kể về chồng...).
Thương con, cảm nhận được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn giản (vui khi thấy đàn con được ăn no...).
- Sự từng trải, hiểu thấu lẽ đời (trong câu chuyện với Đẩu và Phùng ở tòa án).
Nhận xét:
Sự cam chịu của người đàn bà có thể đáng trách, nhưng trên hết cũng vẫn rất đáng chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữ Việt Nam tần tảo, thương chồng yêu con; nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha.
Nhân vật chưa đựng nhiều mâu thuẫn, thể hiện cái nhìn đa diện, mới mẻ của nhà văn về cuộc đời và con người, đánh dấu sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn.
 
B

binzero

Bạn sang thử poss của mình xem bài viết của mình thế nào ... Ngay bên dưới bài của bạn đấy ... Bài mà các bác vào xem và cho em ý kiến ấy ... ^^!
 
M

mencun91

Mình nghĩ cứ đơn giản thế này là đủ để thi TN rồi:

+ Ngoại hình: Gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng (thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi,…)
+ Số phận: Nhiều khốn khó với những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần.
• Cuộc sống chật vật (lênh đênh sông nước, đông con, đói phải ăn xương rồng luộc,..)
• Bị người chồng hành hạ, đánh đập thậm tệ;
• Phải chứng kiến cảnh cha con đối xử với nhau như kẻ thù.
+ Phẩm chất:
- Đức hi sinh: Thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh, không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy, vì:
Thấu hiểu, đồng cảm với nỗi khổ của người chồng (lời kể về chồng...).
Thương con, cảm nhận được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn giản (vui khi thấy đàn con được ăn no...).
- Sự từng trải, hiểu thấu lẽ đời (trong câu chuyện với Đẩu và Phùng ở tòa án).
Nhận xét:
Sự cam chịu của người đàn bà có thể đáng trách, nhưng trên hết cũng vẫn rất đáng chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữ Việt Nam tần tảo, thương chồng yêu con; nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha.
Nhân vật chưa đựng nhiều mâu thuẫn, thể hiện cái nhìn đa diện, mới mẻ của nhà văn về cuộc đời và con người, đánh dấu sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn.

Theo mình thì người đàn bà này k có gì để trách cả, có chăng trách những người cầm quyền khi chưa thấu hiểu cuộc sống nhân dân

Còn về vấn đề thi tN hay ĐH, theo mình, ko phải thi tốt nghiệp là chúng ta cắt mất ý so với thi đH mà chỉ là viết đơn giản hơn 1 chút chứ đừng bỏ bớt ý
 
P

phaodaibatkhaxampham

hàng chài cũng được, tức là người đàn bà làm nghề sông nước , đây cũng là chữ dùng của tác giả
không thể so sánh hàng chài vs hàng bún được hai từ này mang sắc thái nghĩa hoàn toàn khác nhau mà
 
H

hunganhqn

Theo mình thì người đàn bà này k có gì để trách cả, có chăng trách những người cầm quyền khi chưa thấu hiểu cuộc sống nhân dân

Bạn đang muốn nói đến một giải pháp???

Bản thân Nguyễn MInh CHâu - theo mình nghĩ - chắc cũng biết điều bạn nói. Nhưng vấn đề là, cũng ông Nguyễn MInh Châu ấy, không đưa ra một giải pháp nào cả!

Tại sao? Nếu vậy thì...

1. Tác phẩm chỉ đơn thuần là sự phê phán!!! Mà đối tượng phê phán lại là xã hội XHCN !!!! Hihi! Đương nhiên là không được rồi. Cái cần nghị luận là vấn đề văn học chứ không phải là vấn đề chính trị.
2. Nếu đưa ra giải pháp, truyện của ông ấy đâu còn nhiều cái để chúng ta bàn luận. Đương nhiên đừng hòng được giảng dạy trong nhà trường!
Mình có nhớ một bạn nào đó trong diễn đàn nói đại ý rằng: cái hay của tác phẩm chính là tác giả đã bỏ ngỏ vấn đề.

Vấn đề còn lại:
Theo mình, truyện còn có nhiều vấn đề khác nữa, nhưng ở trường phổ thông, người ta chỉ giới hạn thế thôi. HS không nên bàn rộng về vấn đề nhạy cảm này!
Điều này cũng đúng với Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
 
Top Bottom