Các đề Nghị luận có thể ra năm nay.

T

tutaidaiso

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như các bạn đã biết đấy học Văn không chỉ cứ học thuộc lòng 1 cách máy móc, mà kiến thức môn Văn trong giới hạn ra đề của Bộ thì khá nặng. Tất nhiên là chúng ta cũng phải nắm được những kiến thức cơ bản, những phần nào nên học kỹ những phần nào nên học lứơt.

Theo xu hướng như năm nay thì khả năng ra đề Câu 3 điểm Bộ sẽ cho về phần Nghị luận Xã Hội và sẽ rất có thể năm trong số đề sau:

1 - Vấn đề sống của con người hiện nay.
2 - Con người thế kỷ XXI.
3 - Sống như thế nào trong thế kỷ XXI?
4 - Nếu cuộc sống loài người thiếu sách.
5 - Tự học con đường đi tới thành đạt.
6 - Cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn tồn tại hiện nay.
7 - Người thầy thuốc tốt nhất là bản thân thiên nhiên ( Hi - pô - crat)
8 - Trí tuệ giầu nên nhờ cái nó nhận được, trái tim giàu nên nhờ cái nó cho đi. ( Vích-to Huy-gô).
9 - Học như bơi thuyền gặp nước.Không tiến sẽ phải lùi ( Ngạn ngữ Trung Quốc).
10 - Thời trang nói gì?.


Trên đây là 10 đề các bạn có thể tham khảo và chuẩn bị kiến thức thật chắc chắn cho phần này. Hy vọng nó sẽ giúp cho các bạn có định hướng trong việc ôn tập.

Mình cũng đang ôn luyện thi ĐH năm nay( mình thi khối D) có bạn nào muốn cùng trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm học tập thì Mail cho mình nhé duytiep.18@gmail.com
 
Last edited by a moderator:
T

thanhloanhappy_263

---MÌNH CŨNG CÓ MỘT VÀI ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI, CÁC BẠN THAM KHẢO( NẾU GIẢI XONG THÌ POST LÊN CHO CÁC BẠN CÙNG THAM KHẢO NHA ^-^)
1. Anh chị có suy nghĩ j về hiện tượng nghiện Internet của hs hiện nay?
2. Trong bút kí" Ai đã đặt tện cho dòng sông", HPNT có ví sông Hương như 1 viên ngọc quý. Theo anh chị cần phải làm j để bảo vệ viên ngọc quý ấy trong tình trãng ô nhiễm môi trường hiện nay?
3. Trong thông điệp" Ngày TG phòng chống AIDS", tg có viết:" Trong TG khốc liệt của S, im lặng đồng nghĩa với cái chết". Anh chị hỉu câu nói này như thề nào?. Hãy nêu vai trò của thanh niên trong việc phàng chống S?
4. Trong tp:" Nhìn về vốn VH dtộc", tg có viết" Con đg hình thành bản sắc dtộc của VH ko chỉ trông cậy vào sự sáng tạo mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năgng đồng hóa những gtrị Vhọc bên ngoài". Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng tiếp nhận VH ngoại lai của giới trẻ VN hiện nay?
5. Qua nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn" Chiếc thuyền ngoài xa"(NMC). Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nạn bạo hành gđ ở những vùng quê nghèo trên nước VN?
6. Trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng "vô cảm" của một bộ phận giaới trẻ VN hiện nay?
7. Nhà thơ Tố hữu đã từng viết" sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Anh chị suy nghĩ thế nào về ý kiến trên?
8. Trong tp" Hồn TB, Da HT", nhân vật TBa nói" Tôi không thể sống bên ngoài 1đằng, bên trong 1nẻo đc". Anh chị suy nghĩ thế nào về vấn đề này?
9. Trong tp" Hồn TBa, Da HThịt", nv TBa nói" Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác đã là ko nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ xá anh hàng thịt". Anh chị suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
10. Trong truyện ngắn" Một người HN" tg viết".....ko muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bản bè. Nó dám đi( bộ đội) cũng là biết tự trọng". Anh chị suy nghĩ j về lòng tự trọng của giới trẻ hiện nay?
 
H

hoangthjenhuy

những câu trên quá đơn giản cậu uj!!!
Cậu hãy đọc thật kỹ lại những gì cậu vừa viết xem la` sẽ thấy nó thật là đễ!
những cái mà cậu vừa nói là những thứ mà chúng ta bắt gập thường ngày quá nhiều vì thế cho nên ta có thể lấy kinh nghiệm thực tế để giải những câu đó!!!
 
Last edited by a moderator:
D

duytiep

những câu trên quá đơn giản cậu uj!!!
Cậu hãy đọc thật kỹ lại những gì cậu vừa viết xem la` sẽ thấy nó thạt là đễ!
nhừng cái mà cậu vừa nói là những thứ mà chúng ta bắt gập thường ngày quá nhiều vì thế cho nên ta có thể lấy kinh nghiệm thực tế để giải những câu đó!!!

Mình chưa thấy ai kiêu ngạo như bạn. Bạn nói các đề trên dễ thì bạn hãy làm thử 1 đề hoàn chỉnh rồi post lên cho mọi người xem trình độ văn chương của bạn thế nào. Trăm nghe không bằng 1 thấy. Nói thì dễ nhưng làm thế nào mới là quan trọng. Đúng là những đề này rất sát với thực tế nhưng vận dụng ngôn từ văn chương để viết thành bài văn thì là cả 1 vấn đề đó bạn ạ.
 
T

thanhloanhappy_263

Nếu đơn giản thì thi tốt nghiệp tất cả hs cả nước học làm gì? Bạn tự cao qua rồi đó. Tự mình làm một đề rồi post cho mọi người cùng xem đi
 
S

sirapollo

Ko phải tự kiêu mà quả thật, hầu hết các đề trên đều khá dễ, duy chỉ có 2 đề làm tớ khá băn khoăn là

8 - Trí tuệ giầu nên nhờ cái nó nhận được, trái tim giàu nên nhờ cái nó cho đi. ( Vích-to Huy-gô).
10 - Thời trang nói gì?.

Riêng về số 8 thì tớ băn khoăn vế 2, có lẽ hơi khó hiểu....
 
T

trinhluan

Ko phải tự kiêu mà quả thật, hầu hết các đề trên đều khá dễ, duy chỉ có 2 đề làm tớ khá băn khoăn là



Riêng về số 8 thì tớ băn khoăn vế 2, có lẽ hơi khó hiểu....

=>Môn văn chẳng có khi nào tớ nghĩ là dễ cả bởi nó không phải là một môn tính toán như Toán, hay Lý... mà tớ thường đặt cho mình là với cái đề này làm thế nào để viết cho hay để cho người đọc có thể hiểu được những nội dung mà mình muốn truyền đạt đến.

Bởi thế theo tớ nghĩ môn văn chẳng nên quan niệm dễ hay khó, quan niệm là làm có hay không mà thôi
.
 
S

sirapollo

=>Môn văn chẳng có khi nào tớ nghĩ là dễ cả bởi nó không phải là một môn tính toán như Toán, hay Lý... mà tớ thường đặt cho mình là với cái đề này làm thế nào để viết cho hay để cho người đọc có thể hiểu được những nội dung mà mình muốn truyền đạt đến.

Sai rồi bạn ạ, văn là một môn học có tính phân hóa khó dễ rất cao, nhất là đối với nghị luận xã hội...Vì một số lí do:

Thứ nhất, vấn đề mà đề bài yêu cầu, chưa hẳn là một vấn đề mà ta có dc sự hiểu biết về nó.

Thứ hai, đó là khả năng lập luận của cậu, về kết cấu, luận điểm, luận cứ, ngôn từ....trong mỗi đề đều yêu cầu khác nhau, mức độ khó dễ cũng hoàn toàn khác.

Chẳng hạn như câu nói này "Người thầy thuốc tốt nhất là bản thân thiên nhiên" (Hipocrat) và câu nói này "Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng" (Einstein). Cả 2 đều có thể cho nghị luận xã hội, nhưng mức độ của nó thì hoàn toàn khác hẳn, đề 2 thực sự rất khó, bạn phải có một vốn tri thức cỡ khá về triết học, khoa học, tôn giáo,...trong khi đề 1 chỉ cần có vốn sống thực tế và 1 ít kiến thức là đủ.
Đặc biệt trong đề 2, ngôn từ cậu sử dụng yêu cầu ở mức phải mang tính chuyên môn rất cao.
Khi đó ở đề 1, ngôn từ sử dụng chỉ cần là nhật dụng.

P/S: ai cho cái dàn ý 2 đề ở phía trên cái, đề 8 và 10 ế.
 
T

trinhluan

Sai rồi bạn ạ, văn là một môn học có tính phân hóa khó dễ rất cao, nhất là đối với nghị luận xã hội...Vì một số lí do:

Thứ nhất, vấn đề mà đề bài yêu cầu, chưa hẳn là một vấn đề mà ta có dc sự hiểu biết về nó.

Thứ hai, đó là khả năng lập luận của cậu, về kết cấu, luận điểm, luận cứ, ngôn từ....trong mỗi đề đều yêu cầu khác nhau, mức độ khó dễ cũng hoàn toàn khác.

Chẳng hạn như câu nói này "Người thầy thuốc tốt nhất là bản thân thiên nhiên" (Hipocrat) và câu nói này "Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng" (Einstein). Cả 2 đều có thể cho nghị luận xã hội, nhưng mức độ của nó thì hoàn toàn khác hẳn, đề 2 thực sự rất khó, bạn phải có một vốn tri thức cỡ khá về triết học, khoa học, tôn giáo,...trong khi đề 1 chỉ cần có vốn sống thực tế và 1 ít kiến thức là đủ.
Đặc biệt trong đề 2, ngôn từ cậu sử dụng yêu cầu ở mức phải mang tính chuyên môn rất cao.
Khi đó ở đề 1, ngôn từ sử dụng chỉ cần là nhật dụng.

P/S: ai cho cái dàn ý 2 đề ở phía trên cái, đề 8 và 10 ế.

=>ý của tớ không phải như vậy
Tớ chỉ muốn nói rằng khi nhận được một đề bài đừng nên đặt cho nó là khó hay dễ
Hãy đặt nó vào hoàn cảnh là: Làm thế nào để có thể viết được nó hay, cho người đọc có thể hiểu được những gì mà mình muốn nói.
Tớ không bác bỏ ý kiến của bạn vì môn văn là môn có phạm trù riêng nhưng theo tớ nghĩ mọi người đừng nên nghĩ đề hay dễ mà xem nó viết thế nào để hay thôi.
 
W

win810

Như các bạn đã biết đấy học Văn không chỉ cứ học thuộc lòng 1 cách máy móc, mà kiến thức môn Văn trong giới hạn ra đề của Bộ thì khá nặng. Tất nhiên là chúng ta cũng phải nắm được những kiến thức cơ bản, những phần nào nên học kỹ những phần nào nên học lứơt.

Theo xu hướng như năm nay thì khả năng ra đề Câu 3 điểm Bộ sẽ cho về phần Nghị luận Xã Hội và sẽ rất có thể năm trong số đề sau:

1 - Vấn đề sống của con người hiện nay.
2 - Con người thế kỷ XXI.
3 - Sống như thế nào trong thế kỷ XXI?
4 - Nếu cuộc sống loài người thiếu sách.
5 - Tự học con đường đi tới thành đạt.
6 - Cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn tồn tại hiện nay.
7 - Người thầy thuốc tốt nhất là bản thân thiên nhiên ( Hi - pô - crat)
8 - Trí tuệ giầu nên nhờ cái nó nhận được, trái tim giàu nên nhờ cái nó cho đi. ( Vích-to Huy-gô).
9 - Học như bơi thuyền gặp nước.Không tiến sẽ phải lùi ( Ngạn ngữ Trung Quốc).
10 - Thời trang nói gì?.


Trên đây là 10 đề các bạn có thể tham khảo và chuẩn bị kiến thức thật chắc chắn cho phần này. Hy vọng nó sẽ giúp cho các bạn có định hướng trong việc ôn tập.

Mình cũng đang ôn luyện thi ĐH năm nay( mình thi khối D) có bạn nào muốn cùng trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm học tập thì Mail cho mình nhé duytiep.18@gmail.com

Đề hay đó cậu, tớ cũng nghĩ sẽ lấy 1 tình huống, 1 câu chuyện, 1 cái gì đó liên quan đến chương trình học, rồi bảo nghị luận sẽ hay hơn llà đưa mấy câu đc trích dẫn từ ai đó(kiểu như post 1 ý), nhưng mà mấy vấn đề ở post 1 cũng thực tế và rất hay nữa :D
 
W

win810

---MÌNH CŨNG CÓ MỘT VÀI ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI, CÁC BẠN THAM KHẢO( NẾU GIẢI XONG THÌ POST LÊN CHO CÁC BẠN CÙNG THAM KHẢO NHA ^-^)
1. Anh chị có suy nghĩ j về hiện tượng nghiện Internet của hs hiện nay?
2. Trong bút kí" Ai đã đặt tện cho dòng sông", HPNT có ví sông Hương như 1 viên ngọc quý. Theo anh chị cần phải làm j để bảo vệ viên ngọc quý ấy trong tình trãng ô nhiễm môi trường hiện nay?
3. Trong thông điệp" Ngày TG phòng chống AIDS", tg có viết:" Trong TG khốc liệt của S, im lặng đồng nghĩa với cái chết". Anh chị hỉu câu nói này như thề nào?. Hãy nêu vai trò của thanh niên trong việc phàng chống S?
4. Trong tp:" Nhìn về vốn VH dtộc", tg có viết" Con đg hình thành bản sắc dtộc của VH ko chỉ trông cậy vào sự sáng tạo mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năgng đồng hóa những gtrị Vhọc bên ngoài". Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng tiếp nhận VH ngoại lai của giới trẻ VN hiện nay?
5. Qua nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn" Chiếc thuyền ngoài xa"(NMC). Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nạn bạo hành gđ ở những vùng quê nghèo trên nước VN?
6. Trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng "vô cảm" của một bộ phận giaới trẻ VN hiện nay?
7. Nhà thơ Tố hữu đã từng viết" sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Anh chị suy nghĩ thế nào về ý kiến trên?
8. Trong tp" Hồn TB, Da HT", nhân vật TBa nói" Tôi không thể sống bên ngoài 1đằng, bên trong 1nẻo đc". Anh chị suy nghĩ thế nào về vấn đề này?
9. Trong tp" Hồn TBa, Da HThịt", nv TBa nói" Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác đã là ko nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ xá anh hàng thịt". Anh chị suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
10. Trong truyện ngắn" Một người HN" tg viết".....ko muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bản bè. Nó dám đi( bộ đội) cũng là biết tự trọng". Anh chị suy nghĩ j về lòng tự trọng của giới trẻ hiện nay?


Hê hê, mình trích dẫn lộn, tại diễn đàn trg mình, nó ở trên thành ra quen rồi. :D
Tớ ko thấy chỗ sửa ở đâu, :D, thành viên mới mọi người thông cảm nhá :-SS
 
T

thanhloanhappy_263

-----MÌNH POST LÊN DÀN Ý CỦA ĐỀ 1: NGHIỆN INTERNET CỦA HS HIỆN NAY, CÁC BẠN XEM RÙI CHO Ý KIẾN---------
MB:
Nêu hiện tượng
TB:
-Thực trạng( nêu ngắn gọn)
+Tích cực/hạn chế
-Nguyên nhân:
+XH: chưa qlí chặc chẽ( các tiệm nét hoạt dộng 24/24....)
+Gia đình: thiếu quan tâm( cha mẹ ko quan tâm nhiều đến con cái, phó mặc cho nhà trường...)
+Bản thân: chưa ý thức. chưa biết dừng dúng lúc
-Giải pháp:
+Bản thân: tự cứu mình
+Gia đình: giáo dục, định hướng lại con em mình
+XH: tuyên truyền, cảnh báo, người qlí chặt chẽ
KB: Internet:_con người biết tự ý thức
_công cụ phục vụ><con nghiện
 
S

sirapollo

Đề

Suy ngẫm về bệnh vô cảm trong xã hội.

Bài làm.

Xã hội nước ta, từ khi bắt đầu thực hiện “Đổi mới” vào năm 1986, đã có những biến chuyển liên tục và thay đổi một cách rõ rệt so với trước đây. Sự thay đổi này mang lại cho xã hội ta những tích cực rất đáng ghi nhận, đó là sự phát triển vượt bực của nền kinh tế, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân được cải thiện một cách đáng kể,…nhưng đồng thời, sự thay đổi này cũng mang lại cho xã hội ta ko ít những tiêu cực, mặt trái của cuộc sống, của nền kinh tế thị trường.
Đặc biệt, đó là sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, dù đó là một sự kiện trọng đại của đất nước hay là những câu chuyện bình thường, gần gũi diễn ra xung quanh họ. Thái độ này dường như đang dần lan tỏa trong xã hội ta, ko chỉ trong giới trẻ mà đã len lỏi vào khắp mọi giới.

Vô cảm là gì? Đó là ko có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.

Có một thực trạng đáng lo là căn bệnh vô cảm này dường như đang trở nên rất phổ biến và ngày càng nhanh chóng phát triển, nhất là đối với giới trẻ.

Những người sống vô cảm, thường mang trong họ tâm niệm “Đèn nhà ai nấy sáng”, tức là họ ko muốn dính dáng đến những rắc rối, phiền toái có thể mang lại cho họ. Tất nhiên, ta ko thể phủ nhận mặt tích cực của thái độ vô cảm là sẽ mang lại cho những người sở hữu chúng một sự an toàn nhất định và tránh được những phiền toái lại cho họ. Nhưng song song với đó, những người sống vô cảm tức là đã gián tiếp làm mất đi tính “người” trong bản thân của họ, và họ đã tự tách mình ra khỏi cộng đồng, ra khỏi xã hội mà chui ró vào cái xó chỉ biết có mỗi họ mà thôi.

Hằng ngày, trên các mặt báo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, ắt hẳn ta thấy ko ít những vụ việc đánh nhau của nữ sinh và xung quanh là các bạn học sinh khác nhìn theo cổ vũ và…quay phim, hay đơn giản hơn và cũng dễ dàng bắt gặp hơn là thái độ lạnh lùng, vô cảm của mọi người trên tuyến dường giao thông khi có một người phụ nữ bị ngã xe, thật hiếm để thấy có một ai đó giúp người phụ nữ đứng dậy. Thật khó hiểu, những người đó đang nghĩ gì khi không hề có một hành động mang tính “người” nào khi gặp đồng loại đang gặp khó khăn. “Con người là động vật có tinh thần”, và cái tinh thần đó thể hiện ở tính cộng đồng, tính gắn kết lẫn nhau giữa những con người. Sự thờ ơ, lạnh lùng của những người sống vô cảm phải chăng đã khiến cho tính “người” trong họ đã dần biến mất đi, và thay vào đó là sự lớn dần của phần “con”. Bởi con vật thì làm gì có tình thương với đồng loại, thậm chí chúng có thể ăn thịt lẫn nhau để có thể sinh tồn cơ mà.
Và những người sống vô cảm, họ luôn luôn ko quan tâm hoặc thích thú với những hoạt động, những sự kiện trong đại, những vấn đề quan trọng của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Họ đã tự tạo ra một cái hang để chui rúc vào đó, và tách biệt bản thân với xã hội. Tôi biết, có thể ở trong cái hang đó, họ sẽ được sống cho riêng mình, ko phải lo âu về những phiền toái của người khác nhưng rồi liệu khi họ cần một sự giúp đỡ nào đó, liệu có ai sẵn sàng chui rúc vào cái hang của riêng họ để giúp đỡ họ hay không, và liệu họ có thể sống cô độc trong cái hang do họ tạo ra suốt cả đời hay ko…
Thật đáng lo, nếu như “cơn dịch vô cảm” này lan rộng ra toàn xã hội. Khi đó, một cộng đồng, một xã hội, một đất nước mà những người sống trong đó vô cảm, ko gắn kết, ko giúp đỡ nhau thì tất yếu cái cộng đồng đó, xã hội đó, đất nước đó sẽ sụp đổ và bị tiêu hủy.

Căn bệnh vô cảm này là sản phẩm từ một nền giáo dục yếu kém, thất bại hoàn toàn. Nền giáo dục nước ta, dường như ko chú trọng lắm đến việc đào tạo nên “nhân cách” mà chỉ chú trọng đến việc đào tạo ra “nhân lực”, nó thể hiện qua các chính sách, pháp lệnh cũng như chương trình học nặng nề của nước ta. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên “nhân cách” con người là Giáo dục công dân và Ngữ văn dường như từ lâu đã trở thành những môn phụ ko đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề, giáo điều thì làm sao có thể đào tạo nên những “nhân cách” tốt dc. Sự sai lầm của giáo dục đã kéo theo một thế hệ ko hoàn chỉnh, một thế hệ ko thể nào miễn nhiễm dc với những căn bệnh như vô cảm dc.

“Hiền dữ nào phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, nếu muốn trị tận gốc những căn bệnh này, giáo dục là phương thuốc duy nhất có thể làm được. Muốn ngăn chặn, tiêu diệt hiện tượng này thì cải cách giáo dục một cách toàn diện từ mục đích, phương pháp cho đến cách thức là điều cực kỳ cần thiết. Chúng ta cần một nền giáo dục ko còn những giáo điều, lý thuyết khô khăn, nặng nề, ko cần thiết nữa mà thay vào đó những bài học sinh động, thực chất dể phát triển tâm hồn, nhân cách, nhân phẩm của mỗi học sinh. Chỉ có như thế, thì vô cảm mới có thể dc giảm thiểu ở mức thấp nhất.

Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, đừng để đến khi “cơn đại dịch” này lan rộng ra toàn xã hội thì lúc đó e là ta đã quá trễ, đừng để rồi đến một lúc nào đó, con người tiến hóa thêm một bậc nữa, mà khi đó phần “người” hoàn toàn biến mất trong họ.

Nguồn: http://apollo02.sky.vn/ & http://360.yahoo.com/apollo_0212_1991

SirApollo

Một đề trong các dạng trên, hum trước làm cho nhỏ em học 11, thời gian làm bài 55 phút :))

Theo kinh nghiệm cá nhân, hầu hết (chỉ là hầu hết, ko phải tất cả) các đề bài về nghị luận một hiện tượng, đời sống ko tốt đều có 1 dàn ý chung.
- Định nghĩa
- Thực trang
- Tác động: tiêu cực và tích cực (tùy theo yêu cầu mà nhấn mạnh cái nào).
- Nguyên nhân: giáo dục, pháp luật, môi trường,...(nhấn mạnh cái nào cũng dc, tùy theo khả năng của bạn, nhưng mình thường chú trọng giáo dục vì dễ triển khai ý nhất, và cũng là dịp để chửi các bác trên bộ :))).
- Giải pháp: giáo dục, pháp luật,....(nhấn mạnh giáo dục hoặc pháp luật, tùy theo khả năng của bạn)

Còn về nghị luận 1 tư tưởng, đạo lí thì phức tạp hơn 1 tý, tùy theo đề mà dàn ý khác nhau :)
 
Last edited by a moderator:
W

win810

Mình nghĩ nghị luận xã hội thì bài nào cũng giống giống nhau cả thôi :D
Quan trọng là cách lập luận có thực sự thuyết phục hay không, tớ ko nghĩ là nên có 1 dàn ý chung nào hết, vì có bao nhiêu đề, tuy nhiên các phần cơ bản thì vẫn phải đáp ứng được như bạn gì ở trên đã nêu ra :D (+bài học cá nhân).
Nói chung mảng này thì tớ ko lo lắm, chỉ sợ mình ko hiểu nổi cái đề thôi, cứ như đề Trung Quốc thì đứt cước :D
Tớ nghĩ nên chăm chỉ tìm hiểu 1 số thông tin ngoài xã hội + 1 cách suy nghĩ, viết văn rõ ràng mạch lạc, trình bày đẹp là bài này cũng đc ko quá ít điểm (còn điểm cao thì tớ ko dám mơ) :D

Quan trọng nhất vẫn là hiểu đề nó nói cái gì, nhiều khi có những câu nói hay câu chuyện tớ ko thể hiểu đc tất cả nội dung, những vấn đề yêu cầu nghị luận.
Ví dụ đơn giản như cái đề này chẳng hạn " Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện năm nay có chủ đề là "Máu cứu người_Xin đừng thờ ơ". Em nghĩ gì về điều đó" thì mình nói về hoạt động hiến máu tình nguyện hay về cái chủ đề hả các bạn?
Tớ chỉ lấy phong trào đó làm nền, còn tớ tập trung nêu suy nghĩ và nghị luận về cái vế thứ 2 của chủ đề trên.
Như thế có đc ko nhỉ???
 
Last edited by a moderator:
S

sirapollo

Tất nhiên, dàn ý đó chỉ là cơ bản nhất, tùy thuộc vào khả năng của mỗi người, sự hiểu biết, cách lập luận và yêu cầu đề, có thể thay đổi thứ tứ các dàn ý trên, thêm vào hoặc bỏ bớt các ý...Đề bên TQ tớ đọc qua thì thấy đúng là ở mức độ tương đối khó...nhưng tớ cũng đã nghĩ sơ sơ ra dc hướng giải quyết 1 số đề, ko hẳn là đúng, nhưng cũng đáng tham khảo, có gì add nick hen ;)), cùng tham khảo để thi :)). apollo_0212_1991@yahoo.com

Còn cái đề bên trên của cậu, theo tớ thì dàn ý thế này...
- Máu....là gì, vai trò, tượng trưng cho điều gì....
- Hiến máu nhằm mục đích gì...nó giúp dc gì cho người khác....
- Hành động đó thể hiện điều gì....tình thương con người....là một hành động mang tính nhân bản, nhân đạo....
- Hiến máu là một hành động nhân đạo...nhưng một hành động nhân đạo ko chỉ là hiến máu mà còn....
- Trong xã hội vẫn còn những kẻ mang danh là "người" nhưng lại hành xử như 1 "con", cho biết điều này thể hiện điều gì, lí do...
- Hướng phát triển để hành động hiến máu nói riêng, hành động nhân đạo nói chung phát triển....
 
P

phonglado187

Mình nghĩ nghị luận xã hội thì bài nào cũng giống giống nhau cả thôi :D

Sao bn lại cho rằng chúng giông giống nhau hết?
Với mỗi đề bài, khi xác định dc chúng thuộc NLXH về tư tưởng đạo lí hay NLXH về hiện tượng đời sống thì ta sẽ có những cách làm bài khác nhau và rõ ràng mỗi kiểu bài ta có dán ý sơ lược khác nhau.
VD:
-NLXH về hiện tượng có dàn ý chung giống như bn sirapollo đã nêu
-NLXh về tư tưởng đạo lí thường là:
+ Giải thích câu nói
+ KHẲng định câu nói đó đúng hay sai? Vì sao?
+Phát triển vấn đề ( liên hệ những câu nói cùng chủ đề hoặc tìm những tư tưởng đối lập....)

Mình ví dụ cụ thể hơn:
Khi học về phần này, cô giáo mình có ra 1 đề về câu nói của Lincol :" Xin thầy hãy dạy cho cháu chấp nhận thà thi rớt còn hơn là gian lận khi thi cử".
đây là kiểu bài về tư tưởng dạo lí : trung thựck trong thi cử kiêm rtra.
Nhiều bn xác định nhầm thành vấn đề gian lận trong thi cử kiêm rtra, đuowng nhiên cách triển khia bài sẽ khác>>điểm số ko cao .
 
T

trinhluan

nói chung là nghị luận xã hội là một mảng hữu ích, nó liên hệ với thực tế cuộc sống
tớ nghĩ năm nay nó sẽ vào những đề mà liên quan đến cuộc sống đang xảy ra ở hiện tại.................
 
S

sirapollo

tớ nghĩ năm nay nó sẽ vào những đề mà liên quan đến cuộc sống đang xảy ra ở hiện tại.................

Yes, theo tớ thì nghị luận về một vấn đề cuộc sống sẽ cho ở thi tốt nghiệp, vì nghị luận về 1 hiện tượng đời sống phải nói là tương đối rất dễ.
Còn thi đại học, tớ nghĩ 80% là về một tư tưởng đạo lí ;)), còn nếu cho về hiện tượng đời sống thì hiện tượng này chắc cũng ko phải là dễ đâu T_T
 
T

tutaidaiso

Nếu đề ra vào nghị luận vấn đề xã hội nói chung ngoài kiến thức văn hóa thì kiến thức xã hội cungx rất quan trọng bởi đề nghị luận đưa ra nhằm đánh giá kiến thức xã hội của người viết đến đâu khả năng xử lý tình huống đến đâu.....

Vì vậy chúng ta ngoài nắm vững kiến thức văn hoá cũng cần có kiến thức xã hội nữa.
 
Top Bottom