Sử Các vị vua của Việt Nam từ trước tới nay.

Status
Không mở trả lời sau này.

Tống Huy

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
25 Tháng sáu 2018
4,084
7,241
691
19
Hà Tĩnh
THPT Lê Hữu Trác
Mình đang viết dở thì loa kêu..loa làng ấy mà..báo hiệu 5 giờ, thôi đành bỏ đấy mà đi nấu cơm.
Còn bây giờ hãy v=cùng mình khám phá vị vua bí ẩn số 2 nhé!
Vị vua bí ẩn số 2
Vua Lạc Long Quân.
Chắc hẳn các bạn đã đọc xong phần trên mình vừa viết chiều nay đúng không? Và, Lạc Long Quân chính là con của vị vua Kinh Dương Vương và Thần Long Nữ đấy. Điều này không mấy ngạc nhiên nhỉ? Vì Kinh Dương Vương là ông nội của Vua Hùng mà, phải chứ?:D Vậy còn chần chừ gì mà không cùng mình khám phá tiếp vị vua bí ẩn này nhỉ? Let's go...
"Lạc Long Quân (khoảng thế kỷ 8-7 TCN) (chữ Hán: 雒龍君 hoặc 駱龍君 hoặc 貉龍君) tên húy là Sùng Lãm (崇纜), là nhân vật truyền thuyết Việt Nam.
Theo Đại Việt Sử Ký thì ông là con trai của Kinh Dương Vương Tộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần Long. Lạc Long Quân được xem là vị vua của nhà nước sơ khai Xích Quỷ trước Văn Lang.
Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là thủy tổ sinh ra dân tộc Việt Nam theo truyền thuyết "bọc trăm trứng". Lạc Long Quân có thể là danh hiệu truyền lại trong dã sử của một tù trưởng đã có công trong việc đi đến thống nhất các bộ tộc người Lạc Việt. Con trai ông là tù trưởng bộ lạc Văn Lang đã thống nhất thành công 15 bộ lạc, thành lập nhà nước Văn Lang, xưng hiệu Hùng Vương đời thứ nhất."

Oài, về thân thế của Lạc Long Quân, hơi bất ngờ à nha...Các bạn biết không? Về thân thế của Lạc Long Quân, có đến 2 nghi ngờ...2 nghi ngờ Lạc Long Quân, 1 là người con Lộc Tục, 2 là con thần biển đấy..Ôi chao..não mình...có thêm nhiều kiến thức rồi đấy..À, đặc biệt , đặc biệt nhé, trong nghi vấn là con của người Lộc Tục, có đến 3 bản, là 3 bản đấy, 3 bản nghi vẫn nữa...Không để các bạn chờ lâu, cùng tiến tới những điều đăck biết đó nào...
Bản 1:
Đế Minh cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Tục dung mạo đoan chính, thông minh phúc hậu, Đế Minh rất lấy làm lạ, muốn cho nối ngôi mình. Lộc Tục cố từ, xin nhường cho anh. Đế Minh liền lập Nghi làm kẻ nối ngôi. Lại phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương để trị đất Nam (vùng đất phía nam Trường Giang, cũng chính là lãnh thổ Bách Việt), lấy hiệu nước là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy Phủ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước.

Bản 2:

Vua Đế Minh có hai người con “con trưởng là Đế Nghi, con thứ là Lộc Tục”. Nhà vua yêu Lộc Tục hơn nên muốn cho Lộc Tục làm vua phương Bắc. Lộc Tục là người khiêm nhường nên đã nói với cha nhượng cho anh cả. Vì vậy vua cha cử Lộc Tục làm vua phương Nam (đất Văn Lang sau này). Đất Văn Lang tức nước Xích Quỷ có nhiều phong cảnh thanh kỳ. Dải Lĩnh Nam trùng trùng, điệp điệp, xanh như chàm, xa trông như rồng uốn khúc. Lên làm vua, Lộc Tục lấy hiệu là Kinh Dương Vương, buổi đầu toan đóng đô ở chân núi Miễu Sơn, sau ấn định xây thành, đắp lũy ở Cửu Lĩnh. Vua lấy Long Nữ con gái vua Động Đình Quân, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân kế nghiệp vua cha.

Bản 3:

Kinh Dương Vương đời thứ 12, đi tuần thú đến vùng núi Lĩnh Nam, đóng lại đó rồi cưới Vụ tiên nữ, sau sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục. Một ngày nọ, Kinh Dương Vương gọi Lộc Tục và con trai cả của mình là Lộc Nghi đến hỏi: Hai con nghĩ ai trong hai con xứng đáng làm vua nước Xích Quỷ?
Lộc Nghi kiêu ngạo tự nhận là mình, còn Lộc Tục thì khiêm tốn bảo anh trai mình xứng đáng hơn. Sau đó khi nghe câu trả lời của hai người con, Kinh Dương Vương quyết định nhường ngôi báu lại cho Lộc Tục. Từ ngày đánh mất ngôi vua thì Lộc Nghi ngày ăn không ngon, đêm ngủ không yên. Đợi đến khi cha mình mất thì Nghi đã liên kết cùng Thần Nông Thị dẫn quân đánh nước Xích Quỷ, quyết giành lại những thứ thuộc về mình. Kết quả Lộc Nghi tử trận còn Thần Nông Thị bị đánh bại rồi từ đó suy yếu cuối cùng bị Hoàng Đế tiêu diệt.
Trong một lần Mẫu Thoải du ngoạn biển Đông đã bắt gặp một con rắn có bốn chân và một cặp sừng trên đầu. Thích thú trước hình dạng lạ kì của nó, bà liền thu phục và biến nó thành thú cưỡi của mình, đặt tên là Thần Long. Sau này Thần Long lập được nhiều công lớn, được đích thân Ngọc Hoàng cho hóa thành hình người, phong làm vua Hồ Động Đình phụ giúp Mẫu Thoải cai quản bốn biển nên người đời sau thường gọi ông là Tứ Hải Long Vương.
Thần Long có một người con gái xinh đẹp tên là Long Nữ, được gả cho Lộc Tục làm vợ. Nàng sinh ra cả thảy chín người con, trong đó có Sùng Lãm hay còn gọi là Lạc Long Quân. Để tìm người kế vị xứng đáng, Lộc Tục bèn chia nước Xích Quỷ của mình thành chín phần đem giao cho chín người con cai quản, dự định chọn ra người giỏi nhất làm vua đời tiếp theo. Nào ngờ trong một lần đi săn thì Lộc Tục bị hổ cắn chết. Sau khi ông chết thì các con không ai nhường ai đều xưng là Kinh Dương Vương, cho mình là người xứng đáng thừa kế ngôi báu của cha. Chỉ có Lạc Long Quân từ chối ngôi báu, chấp nhận lui về sống ở vùng đất Bắc Việt xa xôi ở tận phía nam. Từ đó nước Xích Quỷ chính thức bị chia thành chín nước nhỏ không bao giờ hợp nhất lại được nữa. Từ chín nước nhỏ tiếp tục bị chia cắt nhiều hơn tạo thành Bách Việt.
Lúc bấy giờ ở biển Đông xuất hiện một con thuồng luồng hung dữ, chỉ cần nó dùng đuôi khuấy nước thì biển động không ngừng, ho một tiếng thì cuồng phong nổi lên. Ngư dân thấy thế vô cùng sợ hãi, không dám ra khơi. Ông Trời bèn lệnh cho con gái mình là Mẫu Thoải diệt nó. Mẫu Thoải bày kế khiến con thuồng luồng chui vào một cái hang hẹp không thể trở ra được rồi chặt đứt đuôi của nó. Thuồng Luồng đứt đuôi hóa thành một con thằn lằn, Mẫu Thoải thấy thế động lòng tội nghiệp bèn nhận nó làm con nuôi, đặt tên là Sùng Lãm. Sau do lập được nhiều chiến công, cứu giúp dân lành nên được người đời gọi là Lạc Long Quân.


Ây dà, khi tìm hiểu về vị vua bí ẩn này thì...lắm điều bí ẩn thật các bạn ạ..Đến truyền thuyết trăm trứng còn có đến 2 nghi vấn về vợ:Tuzki3 của ông ấy: 1 là Lấy con gái đế Lai, 2 là lấy con gái của thần Tiên..Đúng là không biết trước điều gì được, bí ẩn này lại đến bí ẩn khác. Không chỉ có 2 nghi vẫn này, mà trong nghi vấn việc lấy con Đế Lai, có những 2 bản, và nghi vấn lấy con thần Tiên có tới 2 bản cơ đấy...Không thể tin được:confused::Tuzki1Đúng là vị vua bí ẩn có khác...Nào cùng tới những điều bí ẩn đó luôn nè:Tuzki17:Tuzki17

Bản 1:

Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi! sao không lại cứu chúng tôi". Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi. Đế Nghi truyền ngôi cho con là Đế Lai, cai trị Bắc phương. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quần thần là bọn Xuy Vưu thay mình trông coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam. Khi đó, Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có chúa. Đế Lai bèn để ái nữ là Âu Cơ và các thị tỳ ở lại nơi hành tại rồi đi chu du thiên hạ, ngắm các nơi danh lam thắng cảnh. Thấy hoa kỳ cỏ lạ, trân cầm dị thú, ngọc ngà vàng bạc... các thứ đá quý, các cây trầm, đàn cùng các sơn hào hải vật không thiếu thứ gì, khí hậu bốn mùa không lạnh không nóng, Đế Lai rất ái mộ, vui quên trở về. Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu phương dân".
Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc, vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên. Âu Cơ vui lòng theo Long Quân. Long Quân giấu Âu Cơ ở Long Đài. Nham Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ. Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi... làm cho bọn đi tìm đều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phải trở về. Truyền ngôi đến đời Du Võng, thì Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu tới đánh nhưng không được. Xuy Vưu mình thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh, Xuy Vưu sợ hãi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu, cùng Hiên Viên giao binh ở Phản Tuyền đánh ba trận đều bị thua, bị giáng phong ở đất lạc ấp rồi chết ở đó. Giòng họ Thần Nông tới đây thì hết. Long Quân lấy Âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi. Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kỳ dị, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là triệu phi thường. Long Quân ở lâu dưới Thủy Quốc vợ con thường muốn về đất Bắc.
Về tới biên giới, hoàng đế nghe nói rất sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về nước Nam mà gọi Long Quân rằng: "Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này". Long Quân bỗng trở về, gặp nhau ở đất Tương. Âu Cơ nói: "Thiếp vốn là người nước Bắc, ở với vua, sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thương mình". Long Quân nói: "Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, giòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia lá. Ta đem năm mươi con về Thủy Phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên".

Bản 2:

Lạc Long Quân lấy hiệu là Hùng Hiền Vương di chuyển kinh đô về Nghĩa Lĩnh. Khi Kinh Dương Vương qua đời, Hùng Hiền Vương lấy nàng Âu Cơ con gái Đế Lai chúa tể động Lăng Xương, một xứ lân cận Văn Lang bên bờ giải Âu Giang. Âu Cơ có mang được 3 năm 3 tháng 10 ngày mới thấy chuyển dạ. Nơi nàng lâm bồn là một chiếc lều tranh bên đường không xa kinh thành, nàng sinh ra một cái bọc. Long Quân vô cùng kinh ngạc, Ngài cho quần thần dựng đàn tế cáo trời đất. Trong lúc cử hành lễ bái thì trời nổi mây ngũ sắc, năm người cao lớn dị thường đầu đội mũ Kim Quang, mặc áo bào xanh, lưng đeo đai ngọc.. tuyên bố “Ngọc Hoàng Thượng đế cử chúng ta xuống để thi hành nhiệm vụ đặc biệt. Hoàng Hậu sinh ra một cái bọc đó là điềm vô cùng tốt đẹp, trong bọc có một trăm trứng. Chúng tôi có bổn phận biến ra thành một trăm con trai, những người con này sẽ giúp nhà vua trị dân giữ nước”. Đúng ngày rằm tháng 1 năm sau, mây ngũ sắc lại tái hiện, ngôi nhà rực sáng, bọc trứng tự nở ra một trăm người con trai. Một hôm vua bảo Âu Cơ “Ta vốn là con cháu thủy thần, nàng thuộc loài tiên, nước lửa khắc nhau, không thể kết hợp lâu dài được. Vậy xin chia tay để giữ lấy dòng giống. Nàng nên đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống biển, cùng nhau khai cơ mở nghiệp, tạo thế cho con cái và dân chúng dài lâu”.

Bản 1:
Lạc Long Quân thường xuyên lên bờ dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy Phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi! sao không lại cứu chúng tôi". Long Quân tới ngay, sự linh hiển của Long Quân, người đời không ai lường nổi. Đột nhiên một ngày nọ, xuất hiện một bệnh dịch lớn mà Long Quân không trị được. May mắn thay đã có một tiên nữ tên Âu Cơ từ trên núi xuống ra tay giúp đỡ, nhờ thế mà mọi người mới vượt qua bệnh dịch này. Âu Cơ đi khắp bốn phương để giúp đỡ và chữa trị cho những người đang lâm bệnh và gặp khó khăn. Nàng có lòng từ bi và có tài về y thuật. Một ngày nọ, một con quái vật làm nàng sợ hãi. Nàng liền biến thành một con sếu mà bay đi. Lạc Long Quân, là thần rồng từ biển cả, thấy nàng đang gặp nguy hiểm liền cầm lấy cục đá và giết tên quái vật. Sau đó tình yêu đã nảy nở giữa hai người và họ cưới nhau. Âu Cơ sinh ra một bọc trứng có 100 người con. Một hôm Lạc Long Quân bảo Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy thổ khắc nhau, không ở cùng nhau được". Hai người bèn chia con mà ở riêng

Bản 2:

Lạc Đà vốn là chim thần sống trên trời, sải cánh của ông đủ che lấp toàn bộ mặt đất, mỗi lần ông đập cánh là giông bão lại nổi lên. Một lần ông đến thăm Lộc Tục và tặng quà cho những đứa con trai của Lộc Tục. Âu Long Quân là con trai cả nên nhận được quả trứng tiên, ở bên trong chính là con của Lạc Đà. Chim thần không quên dặn rằng khi quả trứng nở ra thì người đầu tiên mà con gái ông nhìn thấy sẽ chính là chồng của cô. Sau đó Lạc Đà chia tay mọi người ra về, nào ngờ đúng lúc đó đứa con trai út Sùng Lãm của Lộc Tục ra đời, vì chỉ chuẩn bị tám món quà nên Lạc Đà không còn cách nào khác bèn lấy tên của mình đặt cho Sùng Lãm. Kể từ đó về sau đứa con út của Lộc Tục được gọi là Lạc Long Quân.
Lộc Tục mất đi khiến đất nước Xích Quỷ bị chia cắt, chiến tranh loạn lạc liên miên nhưng Âu Long Quân vẫn không quên lời dặn của Lạc Đà, ông luôn mang theo quả trứng bên mình mọi lúc mọi nơi không bao giờ rời xa dù chỉ nửa nước và đặt tên nó là Âu Cơ. Để ý thấy vùng đất Lạc Việt phía nam vắng chủ nên Âu Long Quân liền kéo quân đến xâm chiếm. Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: "Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu phương dân". Lạc Long Quân liền quay về cứu giúp người dân. Âu Long Quân bị Lạc Long Quân đánh bại, ngờ đâu trên đường tháo chạy thì quả trứng lại rơi xuống đất vỡ nát, để lộ bên trong là một người con gái tí hon. Và rồi người đầu tiên cô gái thấy chính là Lạc Long Quân. Âu Long Quân đau lòng vì bại trận và mất đi người mình yêu quý nên mất sớm, vùng đất Âu Việt cũng rơi vào hỗn loạn. Âu Cơ quả nhiên càng lớn càng xinh đẹp, nàng có lòng từ bi và có tài về y thuật thường xuyên theo Lạc Long Quân đi tứ phương chữa bệnh giúp người. Sau đó Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con. Một hôm Lạc Long Quân bảo Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được". Hai người bèn chia con mà ở riêng.

:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14:Tuzki14

Không hiểu nổi, chỉ một Lạc Long Quân mà có đến hàng chục tá nghi vấn kèm theo, thật không hiểu nổi. Phải đến phần tiếp theo mới gay cấn hơi này .... Cái kết của câu truyện trăm trứng...mà không nói chắc các bạn cũng biết nhỉ?
:Tuzki24:Tuzki24:Tuzki24 Muốn choáng quá..lần này không phải là 2 hay 3..mà những 4 cái kết cơ...Đang chế độ choáng...mọi người tự vào tìm hiểu dưới đây nhé!:Tuzki16
Truyền thuyết có tổng cộng bốn cái kết:

Bản 1:

Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi. Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ (còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận. Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng võ, văn là lạc hầu, võ là lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần bộc, nữ lệ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi là hồn, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi. Lúc ấy, dân sống ở ven rừng, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Đáp: "Giống sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó". Khiến người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy. Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân. Đó trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt vậy.

Bản 2:
Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi. Âu Cơ và năm mươi người con lên núi suy phục lẫn nhau, cùng tôn con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, con cháu của họ được gọi là người Âu Việt. Lạc Long Quân dẫn năm mươi người con xuống vùng đồng bằng sinh sống, cùng tôn con út lên làm vua, hiệu là Lạc Vương, con cháu của họ được gọi là người Lạc Việt.
Bản 3:
Sau khi chia tay với Quốc mẫu Âu cơ, Lạc Long Quân cùng 50 người con còn lại xuôi đường lần ra Nam Hải. Đến đất Bình Đà bây giờ (xã Bình Minh huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, cách biển không xa, sông nước mênh mang, Lạc Long Quân truyền cho các con dừng chân dựng trại, nổi lửa nấu ăn. Đi dạo khắp vùng một lượt, thấy thế đất nơi đây màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều thềm đất cao mang dáng long chầu hổ phục, bèn quyết định chọn đất này làm nơi dựng xây cơ nghiệp. Ngày ngày, Lạc Long Quân cùng quần thần văn võ dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt vải, đuổi diệt thú dữ. Lại truyền cho các con lực chọn dân chúng khỏe mạnh, tỏa đi khắp vùng duyên hải khai khẩn đất hoang, lấn biển mở mang bờ cõi... Chẳng bao lâu, cả vùng đất với trung tâm là Bảo Cựu cuộc sống dân lành đã trở nên trù phú, mọi thảo khấu trong vùng bị dẹp tan. Ruộng đồng, làng xóm ngày một mở rộng, hình thành nên những làng xóm đầu tiên của châu thổ sông Hồng sau này. Vào một ngày cuối tháng Hai lịch trăng, trời bỗng nhiên nổi dông gió, sấm chớp lóe sáng cả vùng, Quốc tổ ăn vận trang phục oai phong, lẫm liệt, thân thương nhìn các con cháu và dân làng một lượt rồi hóa trong đêm. Cảm thương và tỏ lòng tri ân với người có công khai hóa vùng đất Bảo Cựu này. vua quan cùng dân làng tổ chức lễ tang linh đình, táng ngài tại gò đất cao nhất vùng, lập miếu (nay là Đền Nội Bình Đà) quanh năm thờ phụng.
Cổ lôi ngọc phả hiện lưu giữ Đền Hùng (niên hiệu Thái Bình thứ hai-971) có ghi " Mộ (Lạc Long Quân) táng tại Ba Đống (Ba Gò) đồng thượng Bảo Cựu, hậu cải Bảo Đà".

Bản 4:
Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi. Năm chục người theo mẹ về núi, năm chục người theo cha xuống biển, chia nhau mà thống trị những xứ đó, đó là thủy tổ của các nhómBách Việt. Người con cả trong số những người con theo mẹ lên Phong Châu(nay là Phú Thọ) và được tôn làm người đứng đầu. Vì trước đó người đứng đầu chỉ được gọi là Chúa nên người con cả quyết định xưng là Vua, đặt tên quốc gia của mình là Đất Nước.
:Tuzki1 Cả bầu trời xám xịt.....Quá nhiều nghi vấn, cái kết...Thôi, bất ngờ có lẽ hết rồi đó, chúng ta cùng đến với chiến công của vị vua này nhé! Chiến công của ông ấy thật vĩ đại làm sao..thật đấy, nghe nói còn liên quan đến cả Thánh Gióng co đấy...:) Cùng tìm hiểu thôi...
Diệt Ngư Tinh

Ở biển Đông có con tinh ngư xà (còn gọi là Ngư Tinh) dài hơn năm mươi trượng, chân nhiều như chân rết, biến hóa vạn trạng, linh dị khôn lường, khi đi thì ầm ầm như mưa, lại ăn được thịt người nên ai cũng sợ.
Thuở ấy có hòn đá Ngư Tinh, răng đá lởm chởm cắt ngang bờ bể, ở dưới đá có hang, Ngư Tinh sống ở trong đó. Vì sóng gió hiểm trở, không có lối thông, dân muốn mở một đường đi khác nhưng đá rắn khó đẽo. Thuyền của nhân dân đi qua chỗ này thường hay bị Ngư Tinh làm hại. Đêm kia có bọn người tiên đục đá làm đường đi để cho hành nhân có chỗ qua lại. Ngư Tinh bèn hóa làm con gà trắng gáy ở trên núi. Quần tiên nghe tiếng ngỡ rằng đã rạng đông bèn cùng bay lên trời.
Lạc Long Quân thương dân bị hại bèn hóa phép thành một chiếc thuyền của thường dân, hạ lệnh cho quỷ Dạ Thoa ở Thủy Phủ cấm hải thần nổi sóng, rồi chèo thuyền đến bờ hang đá Ngư Tinh, giả cách cầm một người sắp ném vào cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng định nuốt. Long Quân cầm một khối sắt nung đỏ ném vào miệng cá. Ngư Tinh chồm lên quẫy mình quật vào thuyền. Long Quân cắt đứt đuôi cá, lột da phủ lên trên núi nay chỗ đó gọi là Bạch Long Vĩ, còn cái đầu trôi ra ngoài bể biến thành con chó. Long Quân bèn lấy đá ngăn bể rồi chém nó. Nó biến thành cái đầu chó, nay gọi là Cẩu Đầu Sơn. Thân trôi ra ngoài Mạn Cầu, chỗ đó nay gọi là Mạn Cầu Thủy (còn gọi là Cẩu Đầu Thủy).

Diệt Hồ Tinh


Thành Thăng Long xưa hiệu là Long Biên, hồi thượng cổ không có người ở. Vua Thái Tổ nhà Lý chèo thuyền ở bến sông Nhĩ Hà, có hai con rồng dẫn thuyền đi, cho nên đặt tên là Thăng Long rồi đóng đô ở đấy, ngày nay tức là thành Kinh Hoa vậy. Xưa ở phía tây thành có hòn núi đá nhỏ, phía đông gối lên sông Lô Giang. Trong hang, dưới chân núi, có con cáo trắng chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu quái, thành người hoặc thành quỉ đi khắp nhân gian. Thời đó, dưới chân núi Tản Viên, người Mán chôn gỗ kết cỏ làm nhà. Trên núi có vị thần rất linh thiêng, người Mán thường thờ phụng. Thần dạy người Mán trồng lúa, dệt vải làm áo trắng mà mặc cho nên gọi là Bạch Y Man (mán áo trắng).
Con cáo chín đuôi biến thành người áo trắng nhập vào giữa đám dân Mán cùng ca hát rồi dụ dỗ trai gái trốn vào trong hang núi. Người Mán rất khổ sở. Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên công phá hang đá. Cáo chín đuôi bỏ chạy, quân thủy phủ đuổi theo, phá hang bắt cáo mà nuốt ăn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu gọi là "đầm xác cáo" (tức Tây Hồ ngày nay). Sau lập miếu (tức Kim Ngưu Tự) để trấn áp yêu quái. Cánh đồng phía Tây Hồ rất bằng phẳng, dân địa phương trồng trọt làm ăn, nay gọi là Hồ Đỗng (hang cáo). Đất ở đây cao ráo, dân làm nhà mà ở nay gọi là Hồ Thôn (thôn Cáo). Chỗ hang cáo xưa, nay gọi là Lỗ Khước Thôn.

Các truyền thuyết khác


Sau này, khi quân Ân xâm lược nước Văn Lang, Lạc Long Quân đã khuyên vua Hùng tìm người kỳ tài ra cứu nước, và người đó là Thánh Gióng.
Đặc biệt là ngày đã có được Kiếm Thuận Thiên. Cây kiếm này có liên quan tới Vua Lê Lợi đó..:eek::eek::eek:


Lạc Long Quân quả thực là một nhân vật truyền thuyết bí ẩn nhất mà mình từng tìm hiểu, dành cả buổi tối để tìm hiểu với chị Google...Mất cả tảng thời gian, nhưng bù lại chúng ta lại có thêm nhiều kiến thức hay phải không nào? À đúng rồi, còn vấn đề muốn giải đáp cái thắc mắc" sao VN có nhiều vị vua, mà ngày giỗ vua Hùng mới được nghỉ nhỉ" thì mình sẽ giải đáp khi kể hết tất tần tật các vị vua ra.....Hãy chờ đợi mình theo ngày tháng nhé....Theo như mình tìm hiểu thì không thấy có ghi chép về việc xây dựng nước của Lạc Long Quân..Bí ẩn thật..thôi....muốn rồi...chúc các bạn ngủ ngon...và có những kiến thức hay nhé!:rongcon18

Nguồn: chữ đen: sưu tầm; chữ màu: bản thân.
@Tam Cửu @Tiểu Anh Tử @Cool Kid @Tống Huy @Pham Thi Hong Minh @nguyễn nhất mai <Yến Vy> @Dương Sảng @Happy Ending @hiep07 @Thiên Thuận @ARMY's BTS @Hà nội phố
Em lại có thêm kiến thức mới ><
 
  • Like
Reactions: Harry Nanmes

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Chào các bạn, có lẽ các bạn cũng có suy nghĩ giống mình phải không? Từ trước tới nay, Việt Nam có bao nhiêu vị vua nhỉ? Bây giờ, chúng mình sẽ bắt đầu tìm hiểu các vị vua ấy nhé!:D
1: Vua Hùng- Hùng Vương.
Chắc các bạn biết đến truyền thuyết trăm trứng nhỉ? Bây giờ, trước tiên vào "cánh cửa của các vị vua" , chúng ta cùng đọc lại câu chuyện ấy nhé:

"Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng làm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.

Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.

Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.

Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.

Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hóa thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.

Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó. Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thủy tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.

Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.

Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.

Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: "Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! "

Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: "Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!". Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.

Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.

Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.

Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: "Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này".

Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:

- Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.

Lạc Long Quân nói:

- Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.

Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng."

Và thế đấy, vị vua Hùng đầu tiên của nước ta là con cả của nàng Âu Cơ và chàng Lạc Long Quân. Tiếp đến, chúng ta có thể khám phá đến sự nghiệp xây dựng nước của vị vua ấy:

"Con của Lạc Long Quân là Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước ra làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đóng đô ở bộ Văn Lang, Phong Châu. Về bờ cõi, nước đông giáp biển Đông, tây đến Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc), bắc đến hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung quốc), nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành.
Hùng Vương sai các em trai phân trị, đặt em thứ làm Tướng võ, Tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, Tướng võ là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, quan Hữu ty gọi là Bố chính, thần bộc nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền nhau cho đến hiệu là Hùng Vương không đổi.
Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Theo sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng chép. Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, khai khẩn ruộng ấy là Lạc dân, thống trị dân ấy là Lạc Vương, người giúp việc là Lạc Tướng: đều dùng ấn đồng thao xanh. Nước gọi là Văn Lang. Phong tục thuần hận, mộc mạc, chưa có chữ nghĩa, còn dùng lối thắt nút dây làm dấu ghi nhớ; truyền được mười tám chi."

Trong sự nghiệp xây dựng nước của mình, ông đã có những chính sách ngoại giao khôn khéo, đã có mối quan hệ giữa các nước láng giềng rất tốt đấy::Rabbit37

"Năm (2557-2258 TCN), năm Mậu Thân thứ 5 đời Đường Nghiêu, Hùng Vương sai sứ sang, tặng vua Nghiêu con rùa thần, có lẽ hơn nghìn năm, mình rùa hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch (lịch rùa).
Năm 1110 TCN, Hùng Vương sai sứ qua Trung Quốc, tặng Thành Vương nhà Chu chim trĩ trắng."

Ngoài ra, bên cạnh sự nghiệp to lớn, chính sách ngoại giao khôn khéo, Vua Hùng còn xây dựng được một nền văn hóa văn minh, phát triển nữa đấy. Nền văn hóa đó đã bắt đầu những ước phát triển đầu tiên của dân tộc Việt Nam ta, khẳng định những văn hóa đáng tự hào từ đó. Nào, còn chần chờ gì mà không cũng nhau khám phá nhỉ?:Rabbit57

"Nhà vua dạy dân ăn mặc, bắt đầu có trật tự về vua tôi, tôn ti, có luân thường về cha con, vợ chồng.
Dân ở rừng núi xuống sông ngòi đánh cá, thường bị giao long làm hại nên tâu lại với Hùng Vương. Hùng Vương bảo rằng: Ở núi là loài rồng cùng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại. Bèn lấy mực xăm hình thủy quái ở thân thể, tránh được nạn giao long cắn hại. Tục xăm mình của Bách Việt bắt đầu từ đây.
Ban đầu do ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây soa đồng làm bánh; lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm; lấy rễ gừng làm muối; lấy dao cày, lấy nước cấy, đất trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm. Gác cây làm nhà để tránh hổ báo; cắt ngắn đầu để tiện vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm, nhà có người chết thì giã cối gạo để cho hàng xóm nghe chạy đến giúp. Trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, rồi sau mới giết trâu để làm lễ thành hôn, đem cơm nếp vào trong phòng cùng ăn với nhau cho hết, rồi sau mới tương thông.
“ Lúc bây giờ, vua tôi cùng đi cày, cha con tắm chung sông không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc. Dân đều vẽ mình, uống nước bằng mũi, cùng nhau vui chơi vô sự."


Lãnh thổ Việt Nam lúc bấy giờ còn chưa rộng rãi như bây giờ, Vua Hùng lúc đó đã có cách chia nước ta thật độc đáo đấy. Bằng cách trị vì anh mình, Người đã chia Việt Nam- Văn Lang lúc bầy giờ thành 15 bộ giao chỉ, cùng tìm hiểu xem là những bộ giao chỉ nào nhé!:)

" Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức, đóng đô ở bộ Văn Lang. Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quận."

Bên cạnh đó, theo sách dư địa chí của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thiên Túng ghi chép lại cũng là 15 bộ, tuy nhiên cũng có những phần khác nhau:

" Sơn Nam (bây giờ là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên) xưa là bộ Giao Chỉ. Sơn Tây xưa là bộ Chu Diên, bộ Phúc Lộc. Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh) xưa là bộ Vũ Ninh. Thuận Hóa (bây giờ là từ Hải Lăng thuộc Quảng Trị đến Điện Bàn thuộc Quảng Nam) xưa là bộ Việt Thường; An Bang (bây giờ là Quảng Yên) xưa là bộ Ninh Hải; Hải Dương xưa là bộ Dương Tuyền; Lạng Sơn xưa là bộ Lục Hải; Thái Nguyên, Cao Bằng xưa là bộ Vũ định nội ngoại; Nghệ An xưa là bộ Hoài Hoan; Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân; Hưng Hóa và Tuyên Quang xưa là bộ Tân Hưng; Còn hai bộ Bình Văn và Cửu Đức thì đều khuyết nghi. Nay khảo ở sách Tấn chí, quận Cửu Đức, do nhà Ngô đặt, nay là đất Hà Tĩnh. Sử cũ chua tức là nước Chiêm Thành, bây giờ là đất Bình Định."

Thời đại nào cũng có sự diệt vong phải không:Tuzki1. Và nhà nước Văn Lang cũng không thoát khỏi điều đó. Các bạn có thắc mắc vì sao nhà nước lại diệt vong không?Nếu có thì hãy đến phần tiếp theo nào:

"Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cuối thời Hùng Vương, vua có người con gái vô cùng xinh đẹp. Thục Vương nghe tiếng, liền sai người đến cầu hôn. Hùng hầu can rằng, Thục vương chỉ lấy làm cớ hôn nhân để xâm lược mà thôi. Thục vương đem lòng oán giận. Về sau Hùng Vương gả con gái cho Sơn Tinh, Thục vương căm giận, căn dặn con cháu phải diệt nước Văn Lang.

Cháu Thục vương là Thục Phán nối ngôi, có dũng lược, đem quân xâm lược Văn Lang. Hùng Vương có binh hùng tướng mạnh đánh bại Thục Phán. Hùng Vương bảo Thục Phán rằng: Ta có sức thần, nước Thục không sợ ư?, rồi bỏ bê đất nước, chỉ lo ăn uống vui chơi. Khi quân Thục kéo sát đến nơi, vua còn say mềm chưa tỉnh. Tỉnh dậy, Hùng Vương cùng đường, thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính đầu hàng Thục Phán. Từ đây trong sử sách nước Việt bước sang kỷ mới gọi là Kỷ nhà Thục.
Sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh rất quái đản, chỉ tạm thuật lại để truyền lại sự nghi ngờ."


Quả thực là một sự mất mát lớn đối với nhà nước Việt Nam ta thời bấy giờ phải không?:Rabbit37 Cổ tích Nam cũng đã ghi chép lại điều đó trong 1 câu chuyện mang tên" Sơn Tinh- Thủy Tinh". Nhưng theo như trên "Sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh rất quái đản, chỉ tạm thuật lại để truyền lại sự nghi ngờ". Cho nên câu chuyện đó ...không có thật ư???Có bạn nào muốn đọc lại không nà.
Truyền thuyết về Sơn Tinh Thủy Tinh, sách sử chép rằng: Vua Hùng thứ 18 có một Công chúa đã đến tuổi cập kê, rất xinh đẹp tên là Mỵ Nương. Vua mới ban truyền trong nhân gian tìm nhân tài kén làm phò mã. Vua nước Tây Âu mang cau vàng trầu bạc đến dạm hỏi. Vua Hùng bèn hỏi ý các Lạc Hầu. Họ đáp: “Vua Tây Âu là người hung bạo, lại tuổi già, hình dạng xú quái, làm sao xứng với Mỵ Nương được”. Vua y theo Lạc Hầu mà làm, vì thế mà Văn Lang và Tây Âu hiềm khích từ đó.
Sau có hai chàng trai đến xin hỏi cưới. Cả hai đều rất tài giỏi. Một là Sơn Tinh (Thần Núi Tản Viên – Thánh Tản), hai là Thủy Tinh (Thần Nước). Sơn Tinh chỉ tay đến đâu núi rừng mọc lên đến đấy, muông thú đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay thì nước dâng lên cao, ba ba, thuồng luồng nổi đầy mặt nước.
Nhà vua không biết nên chọn ai, bèn quyết định chỉ gả Mỵ Nương cho người nào đến trước với sính lễ là một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Hôm sau, trời vừa hửng sáng, Sơn Tinh đã đến trước cổng thành với tất cả lể vật cầu hôn công chúa. Vua Hùng rất mừng bèn gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh. Thủy Tinh đến trễ, và ngỡ ngàng khi biết Mỵ Nương đã theo chồng là Sơn Tinh. Thần lập tức đuổi theo và kêu binh tướng đánh Sơn Tinh để đòi lại Mỵ Nương.
Hai thần đánh nhau trời long đất lở. Thủy Tinh làm phép dâng nước định dìm chết Sơn Tinh, Sơn Tinh làm phép cho núi dâng cao cản nước. Thủy Tinh càng làm nước dâng cao, Sơn Tinh càng làm núi mình cao hơn. Cuối cùng Thủy Tinh đánh không lại, chịu thua. Từ đó, Sơn Tinh và Mỵ Nương sống vui vẻ bên nhau.
Tuy nhiên, hàng năm cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch, Thủy Tinh lại nhớ đến thù xưa và dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
Sơn Tinh – Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng, lý giải về hiện tượng lũ lụt và chống lại lũ lụt hàng năm của người Việt Nam xa xưa.

Đó, vị vua của Việt Nam đầu tiên chính là Vua Hùng ấy. Sau "lời trần thuật" lại của mình, các bạn có tiếp thu thêm được kiến thức gì không nè?:Rabbit13:Rabbit13:Rabbit13

Chúng ta sẽ cũng tìm hiểu các vị vua trong những ngày tháng tiếp theo nhé! Chúc các bạn có nhiều kiến thức nha!:D:D
Nguồn: Chữ đen nghiêng: sưu tầm

Chữ xanh: Não của me....
bây giờ mình mới biết, hay quá!!!!
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Hello các bạn, ngày mai mình sẽ viết tiếp một vị vua nữa, nhưng mình nghĩ sau vị vua này có nên mở những phần bình chọn, nghĩa là để các bạn chọn ra một vị vua cần biết nhất, mình sẽ làm bài về vị vua đó- vị vua được mọi người bình chọn nhiều nhất, nếu muốn, các bạn hãy bình luận tại đây nhé!
Mong được nhận ý kiến của các bạn nhanh ....
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Ây dà, trước vua An Dương Vương còn có đến 17 vị vua nữa cơ...Nhưng vì không có thông tin gì về các vị vua ấy, nên mình sẽ không viết chi tiết. Vì các vị vu dều được đặt tên là vua Hùng với các số thứ tự, VD :
Vua Hùng (I)
Vua Hùng (II)
Vua Hùng (III)
Vua Hùng (IV)
Vua Hùng (V)
------
Mây mây và vân vân..cho đến Vua Hùng thứ 18 là sang đời vua An Dương..Trong đó, có 4 vị vua Là vua Hùng thứ 6,7,17,18 là có ghi thông tin rõ nhất. Còn bây giờ, thì
cùng tìm hiểu vị vua Hùng thứ 6 nhé!
Thông báo cho các bạn một bí mật là vị vua này có liên quan đến Thánh Gióng đấy nhá:D Vậy còn chần chờ gì mà không kéo chuột xuống để đọc nhỉ? Chú chuột của bạn đang háo hức lắm đấy...:Chuothong15:Chuothong1


"Hùng Vương thứ VI là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử VN. Tương truyền ông là người đã lãnh đạo người dân Văn Lang chống lại sự tấn công của quân xâm lược Ân"

Cùng tìm hiểu cách chống giặc Ân như thế nào nhé!
"Truyền thuyết kể rằng vào thời Hùng Vương thứ VI, có giặc Ân "mũi đỏ" đến xâm phạm bờ cõi. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, nhưng khi sứ giả đến đó thì bỗng dưng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Theo thỉnh cầu của chú bé được sứ giả tâu lại, nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt. Chú bé lớn rất nhanh.
Giặc đã đến chân núi Trâu, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng và xông vào trận phá giặc. Giặc tan vỡ, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) rồi lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà."

Vậy đã bạn nào đọc truyện Thánh Gióng chưa nhỉ? Nếu chưa đọc thì hãy đọc ngay câu chuyện này đi nhé!
Đời (vua) Hùng Vương thứ Sáu, nước Tàu ở phía bắc chỉ muốn sang chiếm nước Nam ta. Vua Hùng hiện ra dạy sai người đi khắp nước mời thần xuống giúp chống giặc.
Bấy giờ ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có một người đàn bà đã 60 tuổi. Một hôm bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên là Gióng.
Gióng lên ba tuổi mà không biết nói.
Một hôm vua Hùng sai người đi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Gióng tự nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Gióng bảo sứ giả về đúc một con ngựa sắt và một thanh gươm sắt, đưa đến cho chàng đi giết giặc. Bấy giờ Gióng vươn vai thành người lớn, ăn biết bao nhiêu cơm, thịt cũng không no, mặc quần áo rộng cỡ nào cũng thấy chật.
Sứ giả về tâu lại sự việc với vua. Khi đã đem ngựa và gươm sắt đến, Gióng đội mũ, cầm gươm phóng lên ngựa sắt, xông ra trận như bão táp, đi đến đâu Gióng cũng chém giặc như chém cỏ rác. Khi gươm bị gãy, Gióng nhổ các bụi tre bên đường quăng ném vào quân địch.
Đánh tan giặc, Gióng thẳng bay lên núi Sóc, trút bỏ quần áo lại rồi bay thẳng lên trời.
Ngày nay còn thấy các hồ ao là dấu vết chân ngựa sắt để lại. Khu rừng giặc bị đốt cháy còn mang tên là rừng Cháy. Người dân lập miếu thờ Gióng gọi là thánh Gióng đã hoá thân cứu dân Việt.

Vào thời gian này đã xuất hiện nghề dệt đất, có bạn nào biết không nhỉ? Có thể nói đây là nguồn gốc của nghề dệt cũng nên nhỉ?:Chuothong23
"Xuất hiện nghề dệt


Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ VI có con gái là Mỵ nương Thiều Hoa. Mỵ nương là người hiền lành, xinh đẹp, không chịu lấy chồng, có biệt tài nói chuyện với chim và bướm mỗi khi vào rừng chơi. Mỵ nương khi trò chuyện với loài bướm đã biết được loài bướm nâu đẻ trứng thành sâu, ăn một loài cây (cây dâu) nhả ra tơ vàng. Mỵ nương bèn xin giống trứng rồi về tìm cách đan tơ thành tấm. Mỵ nương Thiều Hoa đặt tên cho những tấm sợi ấy là lụa, gọi bướm là ngài và giống sâu cho sợi ấy là tằm. Cách gọi ấy còn truyền đến ngày nay."

À, mình hỏi tiếp nhé! Có bạn nào biết Lang Liêu không? Chắc hẳn ai cũng biết nhỉ, vì đây là người làm ra bánh chưng, bánh giày mà...Đó cũng là vị vua thứ 7 của đời vua Hùng ấy..Cùng tìm hiểu nhà vua này đã tìm người kế nhiệm ra sao...:Chuothong36

"Sau khi đánh bại giặc Ân, vua Hùng có ý định truyền ngôi. Nhân dịp đầu Xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 tên là Tiết Liêu hay Lang Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống đạo hạnh, hiếu thảo với cha mẹ, nhưng vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ. Tiết Liêu nằm mộng được một vị Thần mách cho nên lấy gạo nếp làm 2 thứ bánh: bánh dầy và bánh chưng. Tiết Liêu làm theo lời Thần dặn. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Hoàng tử Tiết Liêu trên mâm chỉ có hai tấm bánh Chưng và bánh Dầy. Hùng Vương thứ sáu lấy làm lạ hỏi lý do. Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng dạy cách làm, giải thích ý nghĩa của 2 thứ bánh. Hùng Vương thứ sáu nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu"


Trên chỉ là ít thông tin thôi, để tìm hiểu kỹ càng hơn thì cùng đọc lại câu chuyện ấy nhé!

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Trên là tất cả thông tin về vị vua ấy mà mình tìm được, các bạn cùng tham khao nhé! Ngày kia, túc là ngày 12 tháng 8, mình sẽ viết về 1 trong 3 vị sau:

Vua Hùng (VII)-Lang Liêu.
Vua Hùng (XVII)- Liên quan đến Mai An Tiêm.
Vua Hùng (XVIII)

Cùng nhau bình chọn nhân vật cho bài viết tiếp theo nhé!
:Rabbit58:Rabbit58:Rabbit58



Nguồn: Chữ đen: sưu tầm
Chữ màu: Não của me....:Rabbit54

Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức:Rabbit10:Rabbit10:Rabbit10

@Tam Cửu @Tiểu Anh Tử @Cool Kid @Happy Ending @Tống Huy @Dương Sảng @hiep07 @ARMY's BTS @Thiên Thuận @Cô Bé Mặt Trăng @Hà nội phố


 
Last edited:

Nhok Ko tên

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng ba 2018
398
431
76
Gia Lai
ThCS Trần Phú
Ây dà, trước vua An Dương Vương còn có đến 17 vị vua nữa cơ...Nhưng vì không có thông tin gì về các vị vua ấy, nên mình sẽ không viết chi tiết. Vì các vị vu dều được đặt tên là vua Hùng với các số thứ tự, VD :
Vua Hùng (I)
Vua Hùng (II)
Vua Hùng (III)
Vua Hùng (IV)
Vua Hùng (V)
------
Mây mây và vân vân..cho đến Vua Hùng thứ 18 là sang đời vua An Dương..Trong đó, có 4 vị vua Là vua Hùng thứ 6,7,17,18 là có ghi thông tin rõ nhất. Còn bây giờ, thì
cùng tìm hiểu vị vua Hùng thứ 6 nhé!
Thông báo cho các bạn một bí mật là vị vua này có liên quan đến Thánh Gióng đấy nhá:D Vậy còn chần chờ gì mà không kéo chuột xuống để đọc nhỉ? Chú chuột của bạn đang háo hức lắm đấy...:Chuothong15:Chuothong1


"Hùng Vương thứ VI là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử VN. Tương truyền ông là người đã lãnh đạo người dân Văn Lang chống lại sự tấn công của quân xâm lược Ân"

Cùng tìm hiểu cách chống giặc Ân như thế nào nhé!
"Truyền thuyết kể rằng vào thời Hùng Vương thứ VI, có giặc Ân "mũi đỏ" đến xâm phạm bờ cõi. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, nhưng khi sứ giả đến đó thì bỗng dưng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Theo thỉnh cầu của chú bé được sứ giả tâu lại, nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt. Chú bé lớn rất nhanh.
Giặc đã đến chân núi Trâu, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng và xông vào trận phá giặc. Giặc tan vỡ, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) rồi lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà."

Vậy đã bạn nào đọc truyện Thánh Gióng chưa nhỉ? Nếu chưa đọc thì hãy đọc ngay câu chuyện này đi nhé!
Đời (vua) Hùng Vương thứ Sáu, nước Tàu ở phía bắc chỉ muốn sang chiếm nước Nam ta. Vua Hùng hiện ra dạy sai người đi khắp nước mời thần xuống giúp chống giặc.
Bấy giờ ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có một người đàn bà đã 60 tuổi. Một hôm bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên là Gióng.
Gióng lên ba tuổi mà không biết nói.
Một hôm vua Hùng sai người đi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Gióng tự nhiên nói với mẹ mời sứ giả đến. Gióng bảo sứ giả về đúc một con ngựa sắt và một thanh gươm sắt, đưa đến cho chàng đi giết giặc. Bấy giờ Gióng vươn vai thành người lớn, ăn biết bao nhiêu cơm, thịt cũng không no, mặc quần áo rộng cỡ nào cũng thấy chật.
Sứ giả về tâu lại sự việc với vua. Khi đã đem ngựa và gươm sắt đến, Gióng đội mũ, cầm gươm phóng lên ngựa sắt, xông ra trận như bão táp, đi đến đâu Gióng cũng chém giặc như chém cỏ rác. Khi gươm bị gãy, Gióng nhổ các bụi tre bên đường quăng ném vào quân địch.
Đánh tan giặc, Gióng thẳng bay lên núi Sóc, trút bỏ quần áo lại rồi bay thẳng lên trời.
Ngày nay còn thấy các hồ ao là dấu vết chân ngựa sắt để lại. Khu rừng giặc bị đốt cháy còn mang tên là rừng Cháy. Người dân lập miếu thờ Gióng gọi là thánh Gióng đã hoá thân cứu dân Việt.

Vào thời gian này đã xuất hiện nghề dệt đất, có bạn nào biết không nhỉ? Có thể nói đây là nguồn gốc của nghề dệt cũng nên nhỉ?:Chuothong23
"Xuất hiện nghề dệt


Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ VI có con gái là Mỵ nương Thiều Hoa. Mỵ nương là người hiền lành, xinh đẹp, không chịu lấy chồng, có biệt tài nói chuyện với chim và bướm mỗi khi vào rừng chơi. Mỵ nương khi trò chuyện với loài bướm đã biết được loài bướm nâu đẻ trứng thành sâu, ăn một loài cây (cây dâu) nhả ra tơ vàng. Mỵ nương bèn xin giống trứng rồi về tìm cách đan tơ thành tấm. Mỵ nương Thiều Hoa đặt tên cho những tấm sợi ấy là lụa, gọi bướm là ngài và giống sâu cho sợi ấy là tằm. Cách gọi ấy còn truyền đến ngày nay."

À, mình hỏi tiếp nhé! Có bạn nào biết Lang Liêu không? Chắc hẳn ai cũng biết nhỉ, vì đây là người làm ra bánh chưng, bánh giày mà...Đó cũng là vị vua thứ 7 của đời vua Hùng ấy..Cùng tìm hiểu nhà vua này đã tìm người kế nhiệm ra sao...:Chuothong36

"Sau khi đánh bại giặc Ân, vua Hùng có ý định truyền ngôi. Nhân dịp đầu Xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 tên là Tiết Liêu hay Lang Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống đạo hạnh, hiếu thảo với cha mẹ, nhưng vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ. Tiết Liêu nằm mộng được một vị Thần mách cho nên lấy gạo nếp làm 2 thứ bánh: bánh dầy và bánh chưng. Tiết Liêu làm theo lời Thần dặn. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Hoàng tử Tiết Liêu trên mâm chỉ có hai tấm bánh Chưng và bánh Dầy. Hùng Vương thứ sáu lấy làm lạ hỏi lý do. Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng dạy cách làm, giải thích ý nghĩa của 2 thứ bánh. Hùng Vương thứ sáu nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu"


Trên chỉ là ít thông tin thôi, để tìm hiểu kỹ càng hơn thì cùng đọc lại câu chuyện ấy nhé!

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Trên là tất cả thông tin về vị vua ấy mà mình tìm được, các bạn cùng tham khao nhé! Ngày kia, túc là ngày 12 tháng 8, mình sẽ viết về 1 trong 3 vị sau:

Vua Hùng (VII)-Lang Liêu.
Vua Hùng (XVII)- Liên quan đến Mai An Tiêm.
Vua Hùng (XVIII)- Là nhân vật chính trong sự tích dưa hấu.

Cùng nhau bình chọn nhân vật cho bài viết tiếp theo nhé!
:Rabbit58:Rabbit58:Rabbit58



Nguồn: Chữ đen: sưu tầm
Chữ màu: Não của me....:Rabbit54

Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức:Rabbit10:Rabbit10:Rabbit10

@Tam Cửu @Tiểu Anh Tử @Cool Kid @Happy Ending @Tống Huy @Dương Sảng @hiep07 @ARMY's BTS @Thiên Thuận @Cô Bé Mặt Trăng


sao có vẻ hơi chậm vậy, hình mong mỗi ngày 1 bài mà sớm để mk còn bt qua nhiều ông vua nữa
 
  • Like
Reactions: Harry Nanmes

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
sao có vẻ hơi chậm vậy, hình mong mỗi ngày 1 bài mà sớm để mk còn bt qua nhiều ông vua nữa

À, mình cũng muốn nói, hiện tại mình có 2 topic là https://diendan.hocmai.vn/threads/cac-vi-vua-cua-viet-nam-tu-truoc-toi-nay.689720/https://diendan.hocmai.vn/threads/mot-so-dang-bai-nghi-luan-hay-gap-phai-khi-thi-vao-10.688723/ , mỗi ngày mình sẽ đăng ở topic này, và topic kia sẽ vào ngày mai. Vì quá bận, bên này xong thì bên kia chưa xòn, trời lại khuya. Cho nên mình sẽ đăng bài ở topic này vào ngày chẵn, topic kia ở ngày lẻ.
Và vì ngày mai mình có việc bận nên bài viết mới sẽ được viết vào ngày 10-8 nhé!
Cảm ơn các bạn đã đón đọc.
@Nhok Ko tên bạn đọc cái này hộ mình nhé! Cảm ơn đã đọc qua, chúc bạn có thêm nhiều kiến thức hơn nè:D:D:D
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Vậy hôm nay mình sẽ viết tiếp vị vua tiếp theo nhé! Đó là vua:
Vua Hùng (VII)- Lang Liêu.

Có bạn nào biết Lang Liêu không nhỉ? Nếu không biết thì hãy đọc tại trên kia nhé!

Và bây giờ, có ai muốn cùng mình tìm hiểu ngay và luôn với những kiến thức nóng hổi về vị vua này không nhỉ? Chần chờ gì mà không kéo xuống để đọc ta??? Lang Liêu có một cái tên vô cùng độc và lạ đấy, nếu muốn biết thì kéo xuống ngay và luôn nhé!

"Hùng Vương thứ 6 hay Lang Liêu (chữ Hán: 郎僚), cũng gọi Lang Lèo, là một vị vua theo truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam.
Hình tượng Lang Liêu đã được dân gian hóa qua sự tích về bánh chưng."


Thông tin về ngài ấy cũng hiếm lắm, ngay cả việc xây dựng nước cũng không thấy đề cập đến, cùng đọc lại sự tích 1 lần nữa với bản tóm tắt nhé!

"Sau khi Hùng vương phá được giặc Ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu 22 vị Quan lang, Công tử lại mà phán rằng: "Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi".
Các Vương tử đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duy có vị công tử thứ 18 là Lang Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, vì cô đơn mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia, mộng thấy có thần nhân tới nói rằng: "Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ".
Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: "Thần nhân giúp ta vậy!"
Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho thật sạch, lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là Bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là Bánh dày.
Đến kỳ, Hùng vương vui vẻ truyền các con bày vật tiến lên. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thứ gì. Duy có Lang Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Lang Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Lang Liêu được nhất. Đến ngày Tết, vua thường lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước, đến nay đổi tên Lang Liêu thành Tiết Liệu (節料).
Hùng vương bèn truyền ngôi cho Liêu, anh em 21 người đều được chia giữ các nơi phiên trấn, tụ tập bộ đảng mà thành phiên quốc. Về sau, các tướng tranh giành nhau thường dựng mộc sách (hàng rào bằng gỗ) để phòng ngự; cho nên, từ đó mới có sách, thôn, trang,..."

Nhưng, thông tin lại đề cập đến người vợ của Lang Liêu đấy, có thể nói là 1 tuyệt sắc giai nhân, và đây cũng là thông tin ít ỏi cuối cùng về vị vua này đấy, cùng tìm hiểu nhanh nhé!:D

"Truyện kể rằng, núi rừng Tam Đảo xưa đã sinh ra một người con gái tên là Ngọc Tiêu, tóc nàng dài mượt như dòng suối e ấp, môi nàng hồng đỏ như hồ xanh, da nàng trắng như mây trời của Tam Đảo. Giặc Ân tràn đến cướp phá nước ta. Vua Hùng cho sứ giả truyền loa kêu gọi mọi người chống giặc. Nàng tiên ở Tam Đảo cũng gia nhập dưới cờ của chàng Lang Liêu. Sau khi đánh phá tan giặc được Ân, nàng lại trở về với núi Tam Đảo.
Vua Hùng đã già, muốn tìm người tài trong số các con mình để truyền ngôi. Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh dầy tượng trưng của trời đất, cho vua Hùng và được nối ngôi vua. Đến ngày lập hoàng hậu chàng bỗng thấy nhớ da diết người con gái xinh đẹp đã cùng mình đánh giặc Ân thuở nào. Nhà vua trẻ tìm lên vùng núi Tam Đảo mong gặp lại. Nhà vua đón nàng về cung làm lễ cưới. Nàng được tôn là bà chúa Thượng Ngàn của núi rừng Tam Đảo và được lập đền thờ.
Theo thần tích ở đền Tam Ðảo, bà họ Lăng tên là Tiêu, còn gọi là Cẩm Giang, người thôn Ðông Lộ vốn do khí núi linh thiêng mà sinh ra, không phải người thường thoắt ẩn, thoắt hiện thiêng liêng khắp mọi nơi. Thời phong kiến sắc phong là Tam Ðảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Ðại Vương."

À, mình cũng còn 1 chút xíu nữa, các bạn có muốn đọc không? Nếu muốn thì...

Chữ “Tết” gốc từ đâu? Có thuyết cho là do đọc trại từ chữ “Tiết” (節), chữ Hán nghĩa là khí hậu; mùa... nhưng khi nói Tiết thường là ám chỉ mùa đầu năm tức mùa Xuân. “Bánh Tét” là do đọc trại từ chữ “Bánh Tết” mà ra?
Bánh Chưng thường có một loại nhân thịt và đậu xanh giã giống nhau, nhưng Bánh Tét đa dạng hơn, có khi thêm đậu đen hay đỏ còn nguyên hột, đậu phộng (lạc), dừa, chuối, gấc… Mấy năm qua ở Việt Nam có làm những Bánh Chưng và Bánh Tét khổng lồ, nặng 1,5-2 tấn. Năm nay khách sạn Yasaka Saigon ở Nha Trang có làm Bánh Tét dài 31 mét, nặng 675 kg, nấu trong cái nồi tôn đặc chế dài hơn 31 mét…
Người Việt có truyền thuyết Tiết Liêu còn gọi là Lang Liệu, con vua Hùng Vương thứ 6, dâng vua Hùng Vương Bánh Chưng và Bánh Dầy nên được vua cha truyền ngôi cho. Bánh Chưng và Bánh Dầy có thể không ngon bằng sơn hào hải vị mà các người anh dâng lên, sao lại được truyền ngôi?
Bánh Chưng và Bánh Dầy làm bằng những sản phẩm nông nghiệp, phổ thông và gần gũi với người dân, thêm nữa, Bánh Chưng vuông tượng trưng cho “Đất", “Âm”và "Mẹ", Bánh Dầy tròn trương trưng cho “Trời”,“Dương”và "Cha", người ta ai cùng nhờ trời che, đất chở và sống có âm-dương, nên khi Tiết Liệu dâng bánh hai loại bánh này là biểu hiện trọn vẹn quan hệ mật thiết của tam tài: “Thiên - Địa – Nhân” (天 - 地 - 人), hòa hợp “Âm – Dương” (陰 - 陽) và nhất là công ơn sinh thành và dưỡng dục của "Cha - Mẹ" (父 - 母), như vậy là người đã hiểu được “Đạo Trời”, mà “Ý dân là ý trời”, hiểu được ý dân thì mới là người có cái “Đức Lớn” hay “chí lương tri” cai trị muôn dân cũng như "Đạo Làm Người"... Khi phụ nữ sinh son, người Việt cũng hay chúc “mẹ tròn con vuông”, ý chỉ thuận đạo trời, được tốt đẹp, chứ không phải mẹ thì tròn quay còn con thì vuông vắn. Người Nhật tự coi mình là con cháu Thái Dương Thần Nữ (太陽女神), nên chỉ có Bánh Dầy mà không có Bánh Chưng.
Có điều, có điều… câu chuyện hay và ý nghĩa như vậy, nhưng không hiểu sao người Việt lâu lâu ăn Bánh Dầy trong năm hoặc lúc Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 Ta, tới Tết chỉ thấy nói tới Bánh Chưng? Đúng ra trên bàn thờ ngày Tết nên để cả hai thứ bánh chăng? Làm như thế, vừa bảo tồn truyền thống vừa tưởng nhớ và thấm nhuần được cái “Đức Lớn” của tổ tiên. Bánh Dầy thường làm nhỏ, đường kính độ 6-7 cm, nếu cần thì làm lớn để tương xứng với Bánh Chưng.

Vị vua này cũng có ít thông tin thật, nhưng cũng có nhiều điều thú vị phải không? :D:Tuzki3 Các bạn tham khảo nhé! :Tuzki34

Nguồn: Chữ đen: sưu tầm, chữ màu: bản thân.
@Tam Cửu @Tiểu Anh Tử @Cool Kid @Happy Ending @Tống Huy @Dương Sảng @hiep07 @ARMY's BTS @Thiên Thuận @Cô Bé Mặt Trăng @Hà nội phố @Nhok Ko tên @saitoh michio
 
Last edited:

Butterfly Angelic

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng bảy 2018
210
739
96
18
TP Hồ Chí Minh
Học viện sát thủ
Chào các bạn, có lẽ các bạn cũng có suy nghĩ giống mình phải không? Từ trước tới nay, Việt Nam có bao nhiêu vị vua nhỉ? Bây giờ, chúng mình sẽ bắt đầu tìm hiểu các vị vua ấy nhé!:D
1: Vua Hùng- Hùng Vương.
Chắc các bạn biết đến truyền thuyết trăm trứng nhỉ? Bây giờ, trước tiên vào "cánh cửa của các vị vua" , chúng ta cùng đọc lại câu chuyện ấy nhé:

"Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng làm rất khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân.

Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi.

Ðến vùng bờ biển Ðông Nam, Lạc Long Quân gặp một con cá rất lớn. Con cá này đã sống từ lâu đời, mình dài hơn năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, miệng có thể nuốt chửng mười người một lúc. Khi nó bơi thì sóng nổi ngất trời, thuyền bè qua lại đề bị nó nhận chìm, người trên thuyền đều bị nó nuốt sống. Dân chài rất sợ con quái vật ấy. Họ gọi nó là Ngư tinh. Chỗ ở của Ngư tinh là một cái hang lớn ăn sâu xuống đáy biển, trên hang có một dãy núi đá cao ngăn miền duyên hải ra làm hai vùng.

Lạc Long Quân quyết tâm giết loài yêu quái, trừ hại cho dân, Lạc Long Quân đóng một chiếc thuyền thật chắc và thật lớn, rèn một khối sắt có nhiều cạnh sắc, nung cho thật đỏ, rồi đem khối sắt xuống thuyền chèo thẳng đến Ngư Tinh, Lạc Long Quân giơ khối sắt lên giả cách như cầm một người ném vào miệng cho nó ăn. Ngư Tinh há miệng đón mồi. Lạc Long Quân lao thẳng khối sắt nóng bỏng vào miệng nó. Ngư Tinh bị cháy họng vùng lên chống cự, quật đuôi vào thuyền của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân liền rút gươm chém Ngư Tinh làm ba khúc. Khúc đầu hoá thành con chó biển. Lạc Long Quân lấy đá ngăn biển chặn đường giết chết con chó biển, vứt đầu lên một hòn núi, nay gọi hòn núi ấy là Cẩu Ðầu Sơn, khúc mình của Ngư Tinh trôi ra xứ Mạn Cẩu, nay còn gọi là Cẩu Ðầu Thủy, còn khúc đuôi của Ngư Tinh thì Lạc Long Quân lột lấy da đem phủ lên hòn đảo giữa biển, đảo ấy nay còn mang tên là Bạch Long Vĩ.

Trừ xong nạn Ngư Tinh, Lạc Long Quân đến Long Biên. Ở đây có con cáo chín đuôi sống đến hơn nghìn năm, đã thành tinh. Nó trú trong một hang sâu, dưới chân một hòn núi đá ở phía Tây Long Biên. Con yêu này thường hóa thành người trà trộn trong nhân dân dụ bắt con gái đem về hang hãm hại. Một vùng từ Long Biên đến núi Tản Viên, đâu đâu cũng bị Hồ Tinh hãm hại. Nhân dân hai miền rất lo sợ, nhiều người phải bỏ cả ruộng đồng, nương rẫy, kéo nhau đi nơi khác làm ăn.

Lạc Long Quân thương dân, một mình một gươm đến sào huyệt Hồ tinh, tìm cách diệt trừ nó. Khi Lạc Long Quân về đến tới cửa hang, con yêu tinh thấy bóng người, liền xông ra, Lạc Long Quân liền hoá phép làm mưa gió, sấm sét vây chặt lấy con yêu. Giao chiến luôn ba ngày ba đêm, con yêu dần dần yếu sức, tìm đường tháo chạy, Lạc Long Quân đuổi theo chém đứt đầu nó. Nó hiện nguyên hình là một con cáo khổng lồ chín đuôi. Lạc Long Quân vào hang cứu những người còn sống sót, rồi sai các loài thủy tộc dâng nước sông Cái, xoáy hang cáo thành một vực sâu, người đương thời gọi là đầm Xác Cáo, đời sau mới gọi là Tây Hồ.

Dẹp yên nạn Hồ Tinh nhân dân quanh vùng lại trở về cày cấy trên cánh đồng ven hồ, và dựng nhà lập xóm trên khu đất cao nhất gọi là làng Hồ, đến nay vẫn còn.

Thấy dân vùng Long Biên đã được yên ổn làm ăn Lạc Long Quân đi ngược lên vùng rừng núi đến đất Phong Châu. Ở vùng này có một cây cổ thụ gọi là cây chiên đàn, cao hàng nghìn trượng, trước kia cành lá sum suê tươi tốt che kín cả một khoảng đất rộng, nhưng sau nhiều năm, cây khô héo, biến thành yêu tinh, người ta gọi là Mộc Tinh. Con yêu này hung ác và quỷ quyệt lạ thường. Chỗ ở của nó không nhất định, khi thì ở khu rừng này, khi thì ở khu rừng khác. Nó còn luôn luôn thay hình đổi hạng ẩn nấp khắp nơi, dồn bắt người để ăn thịt. Ði đến đâu cũng nghe thấy tiếng khóc than thảm thiết, Lạc Long Quân quyết ra tay cứu dân diệt trừ loài yêu quái. Lạc Long quân phải luồn hết rừng này đến rừng kia và qua nhiều ngày gian khổ mới tìm thấy chỗ ở của con yêu. Lạc Long Quân giao chiến với nó trăm ngày đêm, làm cho cây long đá lở, trời đất mịt mù mà không thắng được nó. Cuối cùng Lạc Long Quân phải dùng đến những nhạc cụ như chiêng, trống làm nó khiếp sợ và chạy về phía Tây Nam, sống quanh quất ở vùng đó, người ta gọi là Quỷ Xương Cuồng.

Diệt xong được nạn yêu quái, Lạc Long Quân thấy dân vùng này vẫn còn đói khổ thiếu thốn, phải lấy vỏ cây che thân, tết cỏ gianh làm ổ nằm bèn dạy cho dân biết cách trồng lúa nếp, lấy ống tre thổi cơm, đốn gỗ làm nhà sàn để ở, phòng thú dữ. Lạc Long Quân còn dạy dân ở cho ra cha con, vợ chồng. Dân cảm ơn đức ấy, xây cho Lạc Long Quân một toà cung điện nguy nga trên một ngọn núi cao. Nhưng Lạc Long Quân không ở, thường về quê mẹ dưới thủy phủ và dặn dân chúng rằng: "Hễ có tai biến gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay! "

Lúc bấy giờ có Ðế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam. Ðế Lai đem theo cả người con gái yêu rất xinh đẹp của mình là Âu Cơ và nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh tươi đẹp, lại nhiều chim muông, nhiều gỗ quý. Ðế Lai sai quân dựng thành đắp lũy định ở lâu dài. Phải phục dịch rất cực khổ, nhân dân chịu không nổi, hướng về biển Ðông gọi to: "Bố ơi! Sao không về cứu dân chúng con!". Chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã về.

Nhân dân kể chuyện, Lạc Long Quân hóa làm một chàng trai rất đẹp, có hàng trăm đầy tớ theo hầu, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Ðế Lai ở. Lạc Long Quân không thấy Ðế Lai đâu cả, mà chỉ thấy một cô gái nhan sắc tuyệt trần cùng vô số thị tỳ và binh lính. Cô gái xinh đẹp đó là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi tuấn tú nàng đem lòng say mê, xin đi theo Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về ở trong cung điện của mình, trên núi cao. Ðế Lai về, không thấy con gái đâu, liền sai quân lính đi tìm khắp nơi, hết ngày này qua ngày khác. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.

Lạc Long Quân ở với Âu Cơ được ít lâu thì Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày cái bọc nở ra một trăm quả trứng. Mỗi trứng nở ra một người con trai. Trăm người con trai đó lớn lên như thổi, tất cả đều xinh đẹp khoẻ mạnh và thông minh tuyệt vời.

Hàng chục năm trôi qua, Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thủy phủ. Một hôm Lạc Long Quân từ giã Âu Cơ và đàn con, hóa làm một con rồng vụt bay lên mây, bay về biển cả. Âu Cơ và đàn con muốn theo Lạc Long Quân, nhưng không đi được, buồn bã ở lại trên núi. Hết ngày này qua ngày khác, họ mỏi mắt trông chờ mà vẫn biền biệt tăm hơi. Không thấy Lạc Long Quân trở về, nhớ chồng quá, Âu Cơ đứng trên ngọn núi cao hướng về biển Ðông lên tiếng gọi: "Bố nó ơi! Sao không về để mẹ con chúng tôi sầu khổ thế này".

Lạc Long Quân trở về tức khắc. Âu Cơ trách chồng:

- Thiếp vốn sinh trưởng ở núi cao, động lớn, ăn ở với chàng sinh được trăm trai, thế mà chàng nỡ lòng bỏ đi, để mặc con thiếp sống bơ vơ khổ não.

Lạc Long Quân nói:

- Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.

Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.

Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng."

Và thế đấy, vị vua Hùng đầu tiên của nước ta là con cả của nàng Âu Cơ và chàng Lạc Long Quân. Tiếp đến, chúng ta có thể khám phá đến sự nghiệp xây dựng nước của vị vua ấy:

"Con của Lạc Long Quân là Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước ra làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đóng đô ở bộ Văn Lang, Phong Châu. Về bờ cõi, nước đông giáp biển Đông, tây đến Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc), bắc đến hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung quốc), nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành.
Hùng Vương sai các em trai phân trị, đặt em thứ làm Tướng võ, Tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, Tướng võ là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, quan Hữu ty gọi là Bố chính, thần bộc nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền nhau cho đến hiệu là Hùng Vương không đổi.
Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Theo sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng chép. Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, khai khẩn ruộng ấy là Lạc dân, thống trị dân ấy là Lạc Vương, người giúp việc là Lạc Tướng: đều dùng ấn đồng thao xanh. Nước gọi là Văn Lang. Phong tục thuần hận, mộc mạc, chưa có chữ nghĩa, còn dùng lối thắt nút dây làm dấu ghi nhớ; truyền được mười tám chi."

Trong sự nghiệp xây dựng nước của mình, ông đã có những chính sách ngoại giao khôn khéo, đã có mối quan hệ giữa các nước láng giềng rất tốt đấy::Rabbit37

"Năm (2557-2258 TCN), năm Mậu Thân thứ 5 đời Đường Nghiêu, Hùng Vương sai sứ sang, tặng vua Nghiêu con rùa thần, có lẽ hơn nghìn năm, mình rùa hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch (lịch rùa).
Năm 1110 TCN, Hùng Vương sai sứ qua Trung Quốc, tặng Thành Vương nhà Chu chim trĩ trắng."

Ngoài ra, bên cạnh sự nghiệp to lớn, chính sách ngoại giao khôn khéo, Vua Hùng còn xây dựng được một nền văn hóa văn minh, phát triển nữa đấy. Nền văn hóa đó đã bắt đầu những ước phát triển đầu tiên của dân tộc Việt Nam ta, khẳng định những văn hóa đáng tự hào từ đó. Nào, còn chần chờ gì mà không cũng nhau khám phá nhỉ?:Rabbit57

"Nhà vua dạy dân ăn mặc, bắt đầu có trật tự về vua tôi, tôn ti, có luân thường về cha con, vợ chồng.
Dân ở rừng núi xuống sông ngòi đánh cá, thường bị giao long làm hại nên tâu lại với Hùng Vương. Hùng Vương bảo rằng: Ở núi là loài rồng cùng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại. Bèn lấy mực xăm hình thủy quái ở thân thể, tránh được nạn giao long cắn hại. Tục xăm mình của Bách Việt bắt đầu từ đây.
Ban đầu do ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây soa đồng làm bánh; lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm; lấy rễ gừng làm muối; lấy dao cày, lấy nước cấy, đất trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm. Gác cây làm nhà để tránh hổ báo; cắt ngắn đầu để tiện vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm, nhà có người chết thì giã cối gạo để cho hàng xóm nghe chạy đến giúp. Trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, rồi sau mới giết trâu để làm lễ thành hôn, đem cơm nếp vào trong phòng cùng ăn với nhau cho hết, rồi sau mới tương thông.
“ Lúc bây giờ, vua tôi cùng đi cày, cha con tắm chung sông không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc. Dân đều vẽ mình, uống nước bằng mũi, cùng nhau vui chơi vô sự."


Lãnh thổ Việt Nam lúc bấy giờ còn chưa rộng rãi như bây giờ, Vua Hùng lúc đó đã có cách chia nước ta thật độc đáo đấy. Bằng cách trị vì anh mình, Người đã chia Việt Nam- Văn Lang lúc bầy giờ thành 15 bộ giao chỉ, cùng tìm hiểu xem là những bộ giao chỉ nào nhé!:)

" Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức, đóng đô ở bộ Văn Lang. Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quận."

Bên cạnh đó, theo sách dư địa chí của Nguyễn Trãi và Nguyễn Thiên Túng ghi chép lại cũng là 15 bộ, tuy nhiên cũng có những phần khác nhau:

" Sơn Nam (bây giờ là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên) xưa là bộ Giao Chỉ. Sơn Tây xưa là bộ Chu Diên, bộ Phúc Lộc. Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh) xưa là bộ Vũ Ninh. Thuận Hóa (bây giờ là từ Hải Lăng thuộc Quảng Trị đến Điện Bàn thuộc Quảng Nam) xưa là bộ Việt Thường; An Bang (bây giờ là Quảng Yên) xưa là bộ Ninh Hải; Hải Dương xưa là bộ Dương Tuyền; Lạng Sơn xưa là bộ Lục Hải; Thái Nguyên, Cao Bằng xưa là bộ Vũ định nội ngoại; Nghệ An xưa là bộ Hoài Hoan; Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân; Hưng Hóa và Tuyên Quang xưa là bộ Tân Hưng; Còn hai bộ Bình Văn và Cửu Đức thì đều khuyết nghi. Nay khảo ở sách Tấn chí, quận Cửu Đức, do nhà Ngô đặt, nay là đất Hà Tĩnh. Sử cũ chua tức là nước Chiêm Thành, bây giờ là đất Bình Định."

Thời đại nào cũng có sự diệt vong phải không:Tuzki1. Và nhà nước Văn Lang cũng không thoát khỏi điều đó. Các bạn có thắc mắc vì sao nhà nước lại diệt vong không?Nếu có thì hãy đến phần tiếp theo nào:

"Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cuối thời Hùng Vương, vua có người con gái vô cùng xinh đẹp. Thục Vương nghe tiếng, liền sai người đến cầu hôn. Hùng hầu can rằng, Thục vương chỉ lấy làm cớ hôn nhân để xâm lược mà thôi. Thục vương đem lòng oán giận. Về sau Hùng Vương gả con gái cho Sơn Tinh, Thục vương căm giận, căn dặn con cháu phải diệt nước Văn Lang.

Cháu Thục vương là Thục Phán nối ngôi, có dũng lược, đem quân xâm lược Văn Lang. Hùng Vương có binh hùng tướng mạnh đánh bại Thục Phán. Hùng Vương bảo Thục Phán rằng: Ta có sức thần, nước Thục không sợ ư?, rồi bỏ bê đất nước, chỉ lo ăn uống vui chơi. Khi quân Thục kéo sát đến nơi, vua còn say mềm chưa tỉnh. Tỉnh dậy, Hùng Vương cùng đường, thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính đầu hàng Thục Phán. Từ đây trong sử sách nước Việt bước sang kỷ mới gọi là Kỷ nhà Thục.
Sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh rất quái đản, chỉ tạm thuật lại để truyền lại sự nghi ngờ."


Quả thực là một sự mất mát lớn đối với nhà nước Việt Nam ta thời bấy giờ phải không?:Rabbit37 Cổ tích Nam cũng đã ghi chép lại điều đó trong 1 câu chuyện mang tên" Sơn Tinh- Thủy Tinh". Nhưng theo như trên "Sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh rất quái đản, chỉ tạm thuật lại để truyền lại sự nghi ngờ". Cho nên câu chuyện đó ...không có thật ư???Có bạn nào muốn đọc lại không nà.
Truyền thuyết về Sơn Tinh Thủy Tinh, sách sử chép rằng: Vua Hùng thứ 18 có một Công chúa đã đến tuổi cập kê, rất xinh đẹp tên là Mỵ Nương. Vua mới ban truyền trong nhân gian tìm nhân tài kén làm phò mã. Vua nước Tây Âu mang cau vàng trầu bạc đến dạm hỏi. Vua Hùng bèn hỏi ý các Lạc Hầu. Họ đáp: “Vua Tây Âu là người hung bạo, lại tuổi già, hình dạng xú quái, làm sao xứng với Mỵ Nương được”. Vua y theo Lạc Hầu mà làm, vì thế mà Văn Lang và Tây Âu hiềm khích từ đó.
Sau có hai chàng trai đến xin hỏi cưới. Cả hai đều rất tài giỏi. Một là Sơn Tinh (Thần Núi Tản Viên – Thánh Tản), hai là Thủy Tinh (Thần Nước). Sơn Tinh chỉ tay đến đâu núi rừng mọc lên đến đấy, muông thú đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay thì nước dâng lên cao, ba ba, thuồng luồng nổi đầy mặt nước.
Nhà vua không biết nên chọn ai, bèn quyết định chỉ gả Mỵ Nương cho người nào đến trước với sính lễ là một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Hôm sau, trời vừa hửng sáng, Sơn Tinh đã đến trước cổng thành với tất cả lể vật cầu hôn công chúa. Vua Hùng rất mừng bèn gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh. Thủy Tinh đến trễ, và ngỡ ngàng khi biết Mỵ Nương đã theo chồng là Sơn Tinh. Thần lập tức đuổi theo và kêu binh tướng đánh Sơn Tinh để đòi lại Mỵ Nương.
Hai thần đánh nhau trời long đất lở. Thủy Tinh làm phép dâng nước định dìm chết Sơn Tinh, Sơn Tinh làm phép cho núi dâng cao cản nước. Thủy Tinh càng làm nước dâng cao, Sơn Tinh càng làm núi mình cao hơn. Cuối cùng Thủy Tinh đánh không lại, chịu thua. Từ đó, Sơn Tinh và Mỵ Nương sống vui vẻ bên nhau.
Tuy nhiên, hàng năm cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch, Thủy Tinh lại nhớ đến thù xưa và dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
Sơn Tinh – Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng, lý giải về hiện tượng lũ lụt và chống lại lũ lụt hàng năm của người Việt Nam xa xưa.

Đó, vị vua của Việt Nam đầu tiên chính là Vua Hùng ấy. Sau "lời trần thuật" lại của mình, các bạn có tiếp thu thêm được kiến thức gì không nè?:Rabbit13:Rabbit13:Rabbit13

Chúng ta sẽ cũng tìm hiểu các vị vua trong những ngày tháng tiếp theo nhé! Chúc các bạn có nhiều kiến thức nha!:D:D
Nguồn: Chữ đen nghiêng: sưu tầm

Chữ xanh: Não của me....
woaaaaa
h thì mik đã bik thêm về lịch sử của nc nhà r
tks bạn nha
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
  • Like
Reactions: Butterfly Angelic

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Tối nay, chúng ta sẽ đến với vị vua tiếp theo, khi tìm hiểu thì mình đã nhận ra vị vua này là cha của Mai An Tiêm đấy, nhưng không phải cha ruột đâu, chỉ là cha nuôi thôi nhé! Lúc đầu mình cũng tưởng là cha ruột nhưng thật ra thì không phải... Bây giờ, chúng ta cùng đến với vị vua là cha của ông tổ trồng dưa Mai An Tiêm nhé! :D

Vua Hùng Vương(XVII)- Cha nuôi của Mai An Tiêm.
Cùng đọc một số thông tin về vị vua này trước nhé!
"Hùng Vương thứ XVII là một vị vua, được cho là truyền thuyết, của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền, vua Hùng thứ XVII có một người con nuôi là Mai An Tiêm, ông tổ trồng dưa ở Việt Nam."

Như mình đã nói thì vị vua này là cha của ông tổ trồng dưa Mai An Tiêm:D, vậy các bạn có muốn đọc lại câu chuyện ấy trong một đoạn tóm tắt rất chi là ngắn gọ không? À mình có 2 bản d=là chi tiết và tóm gọn đấy, bạn nào muốn đọc chi tiết hoặc tóm tắt thì xem ở dưới nhé!

Nhiều năm về trước, vào thời Hùng Vương, đất nước ta rất trù phú và rộng lớn với những ngọn núi cao tới 9 tầng mây, những con sông rộng mênh mông và những khu rừng bạt ngàn với rất nhiều các loài cây và muông thú.
Ở thời đó ruộng đồng vẫn còn rất thưa thớt và các loại cây cho trái ngon, quả ngọt chưa được phong phú như thời bây giờ vì mọi người vẫn chưa khám phá ra hết để mang về trồng.

Truyền thuyết Việt Nam - Truyền thuyết Mai An Tiêm


Vua Hùng Vương thứ 17 có nuôi một người con nuôi tên là Mai An Tiêm. An Tiêm rất tháo vát và đặc biệt là có trí thông minh hơn người. Vua Hùng rất yêu quý An Tiêm nên khi có của ngon vật quý là vua hay ban cho An Tiêm.
An Tiêm rất thẳng tính, và chính sự thẳng tính đó đã gây nguy hại tới chàng. Theo thói đời thì vua thường rất thích nịnh, khi các quan trong triều được nhà vua ban thưởng cho một chút bổng lộc nào đó thì tấm tắc khen vua hết lời này đến lời khác. Nhưng An Tiêm lại khác, nhận được bổng lộc vua ban thì An Tiêm thường bảo: “Của được biếu là của phải lo, của được cho là của phải nợ” và xem thường những thứ đó. Không ngờ câu nói đó của An Tiêm lọt đến tai Vua.
Vua khi biết đã nổi giận lôi đình và ra lệnh cho quân lính đầy cả gia đình Mai An Tiêm ra đảo hoang ở ngoài biển khơi. An Tiêm và vợ con của chàng được áp tải xuống một chiếc thuyền buồm và bị đầy ra ngoài biển khơi trong khi không có một chút hành lí mà chỉ được mang theo một chiếc gươm nhỏ để phòng thân. Con thuyền xa dần xa dần bờ và chồng chềnh giữa biển khơi mênh mông.
Đến ngày hôm sau, con thuyền cập bến vào một hòn đảo hoang không một bóng người. Quân lính đưa cho gia đình An Tiêm số lương thực chỉ đủ dùng cho 5 ngày, và một chiếc nồi nhỏ để nấu cơm. Sau đó quân lính quay thuyền trở về bờ và bỏ lại gia đình của An Tiêm trên hòn đảo hoang. Nàng Ba, người vợ của An Tiêm bế đứa con nhỏ trên tay, mắt hướng theo chiếc thuyền càng ngày càng khuất dần và mất hẳn. Nàng khóc và sợ, sợ rằng sẽ sống ra sao trên hòn đảo hoang này khi 5 ngày nữa là lượng lương thực sẽ hết và khi đó sẽ không còn gì để ăn, không còn gì để uống.
An Tiêm an ủi vợ và dắt vợ con tìm một hốc đá để ở tạm. Sau đó chàng lên đường với chiếc gươm nhỏ đi xung quanh hòn đảo hoang để thăm dò.
Quả thật hòn đảo này rất hoang vu và không có một bóng người, chắc chưa từng có người nào đặt chân lên hòn đảo. Trên đảo chỉ có chút cây cỏ mọc lơ thơ và vài loài chim biển sinh sống. Chàng tìm kiếm mãi mới tìm được chút quả dại chua chát và chút rau dại để ăn tạm qua ngày.
Kể từ khi đó, hàng ngày An Tiêm đi khắp con đảo tìm những loại rau rừng để trồng, kiếm quả rừng để ăn. Nàng Ba, vợ An Tiêm thì ra biển kiếm ngao kiếm ốc. Đứa con lớn được chàng dạy cho cách làm bẫy bắt chim, nhưng rồi dần dần lũ chim cũng đề phòng nên có những ngày thằng bé không bẫy được con chim nào.
Mặc dù cá rất nhiều nhưng An Tiêm không có lưới để bắt, quả thì cũng có mùa. Chính vì vậy cả gia đình An Tiêm vẫn chủ yếu sống qua ngày đoạn tháng bằng những thứ rau dại mang về trồng trong vườn. Cuộc đời của cả 4 người rất khốn khó và lao đao. Tuy muôn vàn khó nhọc nhưng An Tiêm vẫn nuôi trong mình một hy vọng rồi sẽ có ngày cuộc sống sẽ khấm khá lên.
Một hôm đang trong lúc đi kiếm rau rừng thì An Tiêm thấy một con chim đang ăn một quả gì đó, thấy An Tiêm nó sợ nên đã vội vã bay đi, để lại một miếng mồi đo đỏ. An Tiêm cầm lên xem thì đó là một quả dưa rất lạ chưa từng thấy bao giờ, nó to bằng hai ngón tay người. Chàng nghĩ thầm trong bụng: “Chim ăn được thì chắc người cũng sẽ ăn được”. Chàng nếm thử một chút thì thấy có vị ngọt ngọt rất dịu. Chàng ăn hết miếng dưa cho đỡ khát rồi gom toàn bộ số hạt lại để mang về gieo trồng.
Ít ngày sau, hạt dưa đã trồi mầm đâm lá, thân dây dưa tỏa ra bò khắp một khoảnh vườn. Nàng Ba vợ An Tiêm cũng phụ giúp chồng ngày ngày chăm sóc giống dưa lạ. Vợ chồng An Tiêm hồi hộp trông thấy vài bông hoa đầu hé nở, một thời gian sau hoa kết trái. Lúc đầu quả chỉ bằng ngón tay út nhưng mấy ngày hôm sau nó đã to như con chuột, một thời gian ngắn sau nó đã vổng như con lợn con. Thấy nó cứ lớn cứ lớn nên An Tiêm cũng không rõ khi nào có thể hái quả vì đây là giống dưa lạ chàng chưa thấy bao giờ.
Một sớm tinh mơ, khi đang trong giấc ngủ thì nàng Ba nghe thấy tiếng quạ kêu ngoài vườn. Nàng thấy sự lạ nên đã gọi chồng dậy và bảo:
– Ở đây là nơi hoang vắng, sao lũ quạ lại tụ họp ở đây nhỉ, chắc có chuyện gì ngoài kia, anh ra xem sự thể có chuyện gì!
An Tiêm ra đến vườn thì đàn quạ bay đi, chúng bỏ lại một quả dưa mà chúng đang ăn dở bị mổ thủng lỗ trỗ. An Tiêm thấy vậy bèn lấy dao cắt dưa mang về. Khi bổ dưa ra, cả nhà ngạc nhiên vì màu đỏ tươi của ruột dưa, lẫn trong đó là những hạt đen nhánh như hạt huyền. Bọc ngoài là một lớp vỏ trắng viền xanh. Để cẩn thận vì là giống dưa lạ, An Tiêm cắt thử cho mỗi người một mảnh nhỏ để ăn thử, lũ trẻ ăn xong khen ngợi quả rất ngọt, vị ngọt thanh mát, mùi thơm rất dịu của quả lạ, ăn vào thấy đỡ khát và còn khỏe hẳn ra. Thấy quả ăn được, An Tiêm mạnh dạn bổ nốt số dưa còn lại cho cả nhà ngồi ăn.
Cũng nhờ lũ quạ mà An Tiêm mới biết đến khi nào thì có thể thu hoạch quả, cả nhà mừng rỡ rồng rắn nhau ra vường để hái dưa đem về. Còn lại những qua chưa chín thì cả nhà thay phiên nhau canh quả, tránh cho lũ quạ lại tới ăn.
Với tài năng chăm bón của mình, vườn dưa nhà An Tiêm càng ngày càng sai trái, thịt quả càng thêm dày, vỏ mỏng dần đi, vị ngọt càng thanh và dịu hơn. Cứ mỗi lần hái trái, An Tiêm lại khắc đánh dấu lên quả rồi thả ra biển mong chờ có một ngày có một chiếc thuyền buôn gặp được dưa trôi thì An Tiêm sẽ dùng dưa để đổi lấy thức ăn và lúa gạo.
Quả nhiên, một hôm có một chiếc thuyền buôn đi ngang qua, thấy giống dưa lạ ăn rất ngon. Chủ thuyền ngỏ ý muốn mua dưa đem bán trên đất liền. Kể từ đó, gia đình nhà An Tiêm đã có thêm thức ăn lương thực, cuộc sống cũng đã khấm khá hơn trước kia.
Về phần Vua Hùng, từ ngày đầy cả gia đình An Tiêm ra đảo hoang, vua luôn nghĩ rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ tới vua cũng bùi ngùi thương xót. Cho đến một ngày, được thị thần dâng lên quả dưa lạ, vua ăn thấy rất ngon miệng bèn hỏi xem ai đã trồng ra giống dưa này. Biết được An Tiêm trồng, vua rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà. An Tiêm rất mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín đem về tặng cho bà con lối xóm. Còn một số quả An Tiêm giữ lại lấy hạt để gieo trồng. Đó chính là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta vẫn ăn ngày nay.
Về sau khắp nước ta đều có giống dưa hấu. Nhưng người ta nói chỉ có huyện Nga Sơn là trồng được những quả ngon hơn cả, vì nơi ấy xa là hòn đảo An Tiêm ở, trải qua mấy nghìn năm nước cạn, cát bồi nay đã liền vào với đất.

Truyền thuyết kể rằng vua Hùng Vương thứ mười bảy có một người con nuôi là An Tiêm có tài tháo vát và có trí hơn người. Vua yêu mến An Tiêm thường ban cho của ngon vật quý. Có thuyết lại nói rằng Mai An Tiêm là nô bộc, sau được lấy con gái nuôi của Hùng Vương là nàng Ba. An Tiêm thường nói: "Của biếu là của lo, của cho là của nợ!" nên bị các quan tấu lên vua. Vua nổi giận bèn đày gia đình An Tiêm ra đảo hoang. Sau một thời gian vật lộn với cuộc sống hoang dã, An Tiêm phát hiện ra hạt của loài trái mà chim chóc thích ăn. Ngồi nghỉ một lát thấy mát ruột, đỡ đói, chàng có ý mừng, lấy gươm xới một khoảnh đất mà gieo hạt xuống. Sau đó hạt ra cây, cây ra quả, gia đình An Tiêm cứ trồng dưa thêm mãi. Cứ mỗi lần hái dưa, An Tiêm lấy mấy quả đánh dấu thả ra biển. Dưa trôi biệt tăm tích không biết bao lần, trăng non rồi trăng già không biết bao bận, An Tiêm vẫn không ngã lòng. Quả nhiên một hôm có một chiếc thuyền ghé đến hỏi xem ai đã trồng được giống dưa quý, để đổi về đem bán trên đất liền. Từ đấy An Tiêm đổi được các thức ăn dùng thường ngày và còn cất được một cái nhà lá xinh xinh. Về phần vua Hùng Vương, từ ngày bỏ An Tiêm ra hoang đảo, vua yên trí rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ đến cũng có bùi ngùi thương hại. Cho đến một ngày kia, thị thần dâng quả dưa lạ, vua ăn ngon miệng bèn hỏi thăm tung tích, mới biết là do An Tiêm trồng ngoài đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình sai, cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm. An Tiêm và nàng Ba mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín và hạt giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm, và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón.

Tuy nhiên, vị vua này không phải ko có con trai, mà ngài có một người con trai vô cùng tuấn tú, khôi ngô đấy!
phân phát cho bà con hàng xóm, và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón.

"Con trai
Lý Văn Lang (hay Lang Công) là một người có tướng mạo khôi ngô khác thường, được vua Hùng gả con gái thứ sau là Mỵ nương Nguyệt Cư cho. Nguyệt Cư sau sinh 12 người con trai, về sau đều theo phò mã Nguyễn Tuấn (có thuyết đồng nhất với Sơn Tinh) đánh Thục, dẹp yên bờ cõi.[2] Đên thờ Mỵ nương Nguyệt Cư nay tại làng Thời Mại hay còn gọi là Cao Mại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Hội làng mở từ mùng 3 đến mùng tháng Giêng (Âm lịch), chính hội ngày mùng 4. Trong hội có tục rước xôi ngũ sắc cùng bánh dày từ đình làng Thời Mại sang đình làng Đông Chấn (thờ con cả là Lý Văn Tràng) và trong hội có mở hát xoan"


Đó là những thông tin ít ỏi liên quan đến vị vua này mà mình tìm được thôi, có gì các bạn tham khảo nhé!:D
Nguồn: chữ đen: sưu tầm; chữ màu: me.
@Tam Cửu @Tiểu Anh Tử @Cool Kid @Happy Ending @Tống Huy @Dương Sảng @hiep07 @ARMY's BTS @Thiên Thuận @Cô Bé Mặt Trăng @Hà nội phố @Nhok Ko tên @saitoh michio
 
Last edited:

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Tối nay, chúng ta sẽ đến với vị vua tiếp theo, khi tìm hiểu thì mình đã nhận ra vị vua này là cha của Mai An Tiêm đấy, nhưng không phải cha ruột đâu, chỉ là cha nuôi thôi nhé! Lúc đầu mình cũng tưởng là cha ruột nhưng thật ra thì không phải... Bây giờ, chúng ta cùng đến với vị vua là cha của ông tổ trồng dưa Mai An Tiêm nhé! :D

Vua Hùng Vương(XVII)- Cha nuôi của Mai An Tiêm.
Cùng đọc một số thông tin về vị vua này trước nhé!
"Hùng Vương thứ XVII là một vị vua, được cho là truyền thuyết, của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền, vua Hùng thứ XVII có một người con nuôi là Mai An Tiêm, ông tổ trồng dưa ở Việt Nam."

Như mình đã nói thì vị vua này là cha của ông tổ trồng dưa Mai An Tiêm:D, vậy các bạn có muốn đọc lại câu chuyện ấy trong một đoạn tóm tắt rất chi là ngắn gọ không? À mình có 2 bản d=là chi tiết và tóm gọn đấy, bạn nào muốn đọc chi tiết hoặc tóm tắt thì xem ở dưới nhé!

Nhiều năm về trước, vào thời Hùng Vương, đất nước ta rất trù phú và rộng lớn với những ngọn núi cao tới 9 tầng mây, những con sông rộng mênh mông và những khu rừng bạt ngàn với rất nhiều các loài cây và muông thú.
Ở thời đó ruộng đồng vẫn còn rất thưa thớt và các loại cây cho trái ngon, quả ngọt chưa được phong phú như thời bây giờ vì mọi người vẫn chưa khám phá ra hết để mang về trồng.

Truyền thuyết Việt Nam - Truyền thuyết Mai An Tiêm


Vua Hùng Vương thứ 17 có nuôi một người con nuôi tên là Mai An Tiêm. An Tiêm rất tháo vát và đặc biệt là có trí thông minh hơn người. Vua Hùng rất yêu quý An Tiêm nên khi có của ngon vật quý là vua hay ban cho An Tiêm.
An Tiêm rất thẳng tính, và chính sự thẳng tính đó đã gây nguy hại tới chàng. Theo thói đời thì vua thường rất thích nịnh, khi các quan trong triều được nhà vua ban thưởng cho một chút bổng lộc nào đó thì tấm tắc khen vua hết lời này đến lời khác. Nhưng An Tiêm lại khác, nhận được bổng lộc vua ban thì An Tiêm thường bảo: “Của được biếu là của phải lo, của được cho là của phải nợ” và xem thường những thứ đó. Không ngờ câu nói đó của An Tiêm lọt đến tai Vua.
Vua khi biết đã nổi giận lôi đình và ra lệnh cho quân lính đầy cả gia đình Mai An Tiêm ra đảo hoang ở ngoài biển khơi. An Tiêm và vợ con của chàng được áp tải xuống một chiếc thuyền buồm và bị đầy ra ngoài biển khơi trong khi không có một chút hành lí mà chỉ được mang theo một chiếc gươm nhỏ để phòng thân. Con thuyền xa dần xa dần bờ và chồng chềnh giữa biển khơi mênh mông.
Đến ngày hôm sau, con thuyền cập bến vào một hòn đảo hoang không một bóng người. Quân lính đưa cho gia đình An Tiêm số lương thực chỉ đủ dùng cho 5 ngày, và một chiếc nồi nhỏ để nấu cơm. Sau đó quân lính quay thuyền trở về bờ và bỏ lại gia đình của An Tiêm trên hòn đảo hoang. Nàng Ba, người vợ của An Tiêm bế đứa con nhỏ trên tay, mắt hướng theo chiếc thuyền càng ngày càng khuất dần và mất hẳn. Nàng khóc và sợ, sợ rằng sẽ sống ra sao trên hòn đảo hoang này khi 5 ngày nữa là lượng lương thực sẽ hết và khi đó sẽ không còn gì để ăn, không còn gì để uống.
An Tiêm an ủi vợ và dắt vợ con tìm một hốc đá để ở tạm. Sau đó chàng lên đường với chiếc gươm nhỏ đi xung quanh hòn đảo hoang để thăm dò.
Quả thật hòn đảo này rất hoang vu và không có một bóng người, chắc chưa từng có người nào đặt chân lên hòn đảo. Trên đảo chỉ có chút cây cỏ mọc lơ thơ và vài loài chim biển sinh sống. Chàng tìm kiếm mãi mới tìm được chút quả dại chua chát và chút rau dại để ăn tạm qua ngày.
Kể từ khi đó, hàng ngày An Tiêm đi khắp con đảo tìm những loại rau rừng để trồng, kiếm quả rừng để ăn. Nàng Ba, vợ An Tiêm thì ra biển kiếm ngao kiếm ốc. Đứa con lớn được chàng dạy cho cách làm bẫy bắt chim, nhưng rồi dần dần lũ chim cũng đề phòng nên có những ngày thằng bé không bẫy được con chim nào.
Mặc dù cá rất nhiều nhưng An Tiêm không có lưới để bắt, quả thì cũng có mùa. Chính vì vậy cả gia đình An Tiêm vẫn chủ yếu sống qua ngày đoạn tháng bằng những thứ rau dại mang về trồng trong vườn. Cuộc đời của cả 4 người rất khốn khó và lao đao. Tuy muôn vàn khó nhọc nhưng An Tiêm vẫn nuôi trong mình một hy vọng rồi sẽ có ngày cuộc sống sẽ khấm khá lên.
Một hôm đang trong lúc đi kiếm rau rừng thì An Tiêm thấy một con chim đang ăn một quả gì đó, thấy An Tiêm nó sợ nên đã vội vã bay đi, để lại một miếng mồi đo đỏ. An Tiêm cầm lên xem thì đó là một quả dưa rất lạ chưa từng thấy bao giờ, nó to bằng hai ngón tay người. Chàng nghĩ thầm trong bụng: “Chim ăn được thì chắc người cũng sẽ ăn được”. Chàng nếm thử một chút thì thấy có vị ngọt ngọt rất dịu. Chàng ăn hết miếng dưa cho đỡ khát rồi gom toàn bộ số hạt lại để mang về gieo trồng.
Ít ngày sau, hạt dưa đã trồi mầm đâm lá, thân dây dưa tỏa ra bò khắp một khoảnh vườn. Nàng Ba vợ An Tiêm cũng phụ giúp chồng ngày ngày chăm sóc giống dưa lạ. Vợ chồng An Tiêm hồi hộp trông thấy vài bông hoa đầu hé nở, một thời gian sau hoa kết trái. Lúc đầu quả chỉ bằng ngón tay út nhưng mấy ngày hôm sau nó đã to như con chuột, một thời gian ngắn sau nó đã vổng như con lợn con. Thấy nó cứ lớn cứ lớn nên An Tiêm cũng không rõ khi nào có thể hái quả vì đây là giống dưa lạ chàng chưa thấy bao giờ.
Một sớm tinh mơ, khi đang trong giấc ngủ thì nàng Ba nghe thấy tiếng quạ kêu ngoài vườn. Nàng thấy sự lạ nên đã gọi chồng dậy và bảo:
– Ở đây là nơi hoang vắng, sao lũ quạ lại tụ họp ở đây nhỉ, chắc có chuyện gì ngoài kia, anh ra xem sự thể có chuyện gì!
An Tiêm ra đến vườn thì đàn quạ bay đi, chúng bỏ lại một quả dưa mà chúng đang ăn dở bị mổ thủng lỗ trỗ. An Tiêm thấy vậy bèn lấy dao cắt dưa mang về. Khi bổ dưa ra, cả nhà ngạc nhiên vì màu đỏ tươi của ruột dưa, lẫn trong đó là những hạt đen nhánh như hạt huyền. Bọc ngoài là một lớp vỏ trắng viền xanh. Để cẩn thận vì là giống dưa lạ, An Tiêm cắt thử cho mỗi người một mảnh nhỏ để ăn thử, lũ trẻ ăn xong khen ngợi quả rất ngọt, vị ngọt thanh mát, mùi thơm rất dịu của quả lạ, ăn vào thấy đỡ khát và còn khỏe hẳn ra. Thấy quả ăn được, An Tiêm mạnh dạn bổ nốt số dưa còn lại cho cả nhà ngồi ăn.
Cũng nhờ lũ quạ mà An Tiêm mới biết đến khi nào thì có thể thu hoạch quả, cả nhà mừng rỡ rồng rắn nhau ra vường để hái dưa đem về. Còn lại những qua chưa chín thì cả nhà thay phiên nhau canh quả, tránh cho lũ quạ lại tới ăn.
Với tài năng chăm bón của mình, vườn dưa nhà An Tiêm càng ngày càng sai trái, thịt quả càng thêm dày, vỏ mỏng dần đi, vị ngọt càng thanh và dịu hơn. Cứ mỗi lần hái trái, An Tiêm lại khắc đánh dấu lên quả rồi thả ra biển mong chờ có một ngày có một chiếc thuyền buôn gặp được dưa trôi thì An Tiêm sẽ dùng dưa để đổi lấy thức ăn và lúa gạo.
Quả nhiên, một hôm có một chiếc thuyền buôn đi ngang qua, thấy giống dưa lạ ăn rất ngon. Chủ thuyền ngỏ ý muốn mua dưa đem bán trên đất liền. Kể từ đó, gia đình nhà An Tiêm đã có thêm thức ăn lương thực, cuộc sống cũng đã khấm khá hơn trước kia.
Về phần Vua Hùng, từ ngày đầy cả gia đình An Tiêm ra đảo hoang, vua luôn nghĩ rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ tới vua cũng bùi ngùi thương xót. Cho đến một ngày, được thị thần dâng lên quả dưa lạ, vua ăn thấy rất ngon miệng bèn hỏi xem ai đã trồng ra giống dưa này. Biết được An Tiêm trồng, vua rất vui mừng cho quan lính đem thuyền ra đón cả gia đình An Tiêm trở về nhà. An Tiêm rất mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín đem về tặng cho bà con lối xóm. Còn một số quả An Tiêm giữ lại lấy hạt để gieo trồng. Đó chính là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta vẫn ăn ngày nay.
Về sau khắp nước ta đều có giống dưa hấu. Nhưng người ta nói chỉ có huyện Nga Sơn là trồng được những quả ngon hơn cả, vì nơi ấy xa là hòn đảo An Tiêm ở, trải qua mấy nghìn năm nước cạn, cát bồi nay đã liền vào với đất.

Truyền thuyết kể rằng vua Hùng Vương thứ mười bảy có một người con nuôi là An Tiêm có tài tháo vát và có trí hơn người. Vua yêu mến An Tiêm thường ban cho của ngon vật quý. Có thuyết lại nói rằng Mai An Tiêm là nô bộc, sau được lấy con gái nuôi của Hùng Vương là nàng Ba. An Tiêm thường nói: "Của biếu là của lo, của cho là của nợ!" nên bị các quan tấu lên vua. Vua nổi giận bèn đày gia đình An Tiêm ra đảo hoang. Sau một thời gian vật lộn với cuộc sống hoang dã, An Tiêm phát hiện ra hạt của loài trái mà chim chóc thích ăn. Ngồi nghỉ một lát thấy mát ruột, đỡ đói, chàng có ý mừng, lấy gươm xới một khoảnh đất mà gieo hạt xuống. Sau đó hạt ra cây, cây ra quả, gia đình An Tiêm cứ trồng dưa thêm mãi. Cứ mỗi lần hái dưa, An Tiêm lấy mấy quả đánh dấu thả ra biển. Dưa trôi biệt tăm tích không biết bao lần, trăng non rồi trăng già không biết bao bận, An Tiêm vẫn không ngã lòng. Quả nhiên một hôm có một chiếc thuyền ghé đến hỏi xem ai đã trồng được giống dưa quý, để đổi về đem bán trên đất liền. Từ đấy An Tiêm đổi được các thức ăn dùng thường ngày và còn cất được một cái nhà lá xinh xinh. Về phần vua Hùng Vương, từ ngày bỏ An Tiêm ra hoang đảo, vua yên trí rằng An Tiêm đã chết rồi, đôi khi nghĩ đến cũng có bùi ngùi thương hại. Cho đến một ngày kia, thị thần dâng quả dưa lạ, vua ăn ngon miệng bèn hỏi thăm tung tích, mới biết là do An Tiêm trồng ngoài đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình sai, cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm. An Tiêm và nàng Ba mừng rỡ, thu lượm hết những quả dưa chín và hạt giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm, và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón.

Tuy nhiên, vị vua này không phải ko có con trai, mà ngài có một người con trai vô cùng tuấn tú, khôi ngô đấy!
phân phát cho bà con hàng xóm, và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón.

"Con trai
Lý Văn Lang (hay Lang Công) là một người có tướng mạo khôi ngô khác thường, được vua Hùng gả con gái thứ sau là Mỵ nương Nguyệt Cư cho. Nguyệt Cư sau sinh 12 người con trai, về sau đều theo phò mã Nguyễn Tuấn (có thuyết đồng nhất với Sơn Tinh) đánh Thục, dẹp yên bờ cõi.[2] Đên thờ Mỵ nương Nguyệt Cư nay tại làng Thời Mại hay còn gọi là Cao Mại, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Hội làng mở từ mùng 3 đến mùng tháng Giêng (Âm lịch), chính hội ngày mùng 4. Trong hội có tục rước xôi ngũ sắc cùng bánh dày từ đình làng Thời Mại sang đình làng Đông Chấn (thờ con cả là Lý Văn Tràng) và trong hội có mở hát xoan"


Đó là những thông tin ít ỏi liên quan đến vị vua này mà mình tìm được thôi, có gì các bạn tham khảo nhé!:D
Nguồn: chữ đen: sưu tầm; chữ màu: me.
@Tam Cửu @Tiểu Anh Tử @Cool Kid @Happy Ending @Tống Huy @Dương Sảng @hiep07 @ARMY's BTS @Thiên Thuận @Cô Bé Mặt Trăng @Hà nội phố @Nhok Ko tên @saitoh michio
Mai An Tiêm ở Thanh Hóa nek
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Hì, hôm nay mình..phải nói là..bắt buộc phải viết buổi chiều..bởi vì..tối mình phải đi tránh bão...và chuẩn bị tinh thần cho trận chiến tối nay..đó là...chống lụt... :D Thế nên đón đọc với mình sớm hơn 1 tí so với ngày thường nhé! :p

Hùng Vương thứ XVIII.

Có ai biết Chử Đồng Tử không, chưa biết thì đọc ở đây nhé! À, thế còn Sơn Tinh thì sao nhỉ?Cũng ở đây luôn nhé! He he..và ai cũng đoán hoặc là Chử Đồng Tử, hoặc là Sơn Tinh chính là vị vua này phải không? Không hề đâu nhé! Họ đều là con rể của vị vua này đấy:D Nò cùng đến với ít thông tin này nhé! :D
"Hùng Vương thứ XVIII là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam và là vị Hùng Vương cuối cùng. Tương truyền Hùng Vương thứ XVIII có hai con rể là Chử Đồng Tử và Sơn Tinh."

Truyền thuyết về Sơn Tinh Thủy Tinh, sách sử chép rằng: Vua Hùng thứ 18 có một Công chúa đã đến tuổi cập kê, rất xinh đẹp tên là Mỵ Nương. Vua mới ban truyền trong nhân gian tìm nhân tài kén làm phò mã. Vua nước Tây Âu mang cau vàng trầu bạc đến dạm hỏi. Vua Hùng bèn hỏi ý các Lạc Hầu. Họ đáp: “Vua Tây Âu là người hung bạo, lại tuổi già, hình dạng xú quái, làm sao xứng với Mỵ Nương được”. Vua y theo Lạc Hầu mà làm, vì thế mà Văn Lang và Tây Âu hiềm khích từ đó.
Sau có hai chàng trai đến xin hỏi cưới. Cả hai đều rất tài giỏi. Một là Sơn Tinh (Thần Núi Tản Viên – Thánh Tản), hai là Thủy Tinh (Thần Nước). Sơn Tinh chỉ tay đến đâu núi rừng mọc lên đến đấy, muông thú đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay thì nước dâng lên cao, ba ba, thuồng luồng nổi đầy mặt nước.
Nhà vua không biết nên chọn ai, bèn quyết định chỉ gả Mỵ Nương cho người nào đến trước với sính lễ là một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Hôm sau, trời vừa hửng sáng, Sơn Tinh đã đến trước cổng thành với tất cả lể vật cầu hôn công chúa. Vua Hùng rất mừng bèn gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh. Thủy Tinh đến trễ, và ngỡ ngàng khi biết Mỵ Nương đã theo chồng là Sơn Tinh. Thần lập tức đuổi theo và kêu binh tướng đánh Sơn Tinh để đòi lại Mỵ Nương.
Hai thần đánh nhau trời long đất lở. Thủy Tinh làm phép dâng nước định dìm chết Sơn Tinh, Sơn Tinh làm phép cho núi dâng cao cản nước. Thủy Tinh càng làm nước dâng cao, Sơn Tinh càng làm núi mình cao hơn. Cuối cùng Thủy Tinh đánh không lại, chịu thua. Từ đó, Sơn Tinh và Mỵ Nương sống vui vẻ bên nhau.
Tuy nhiên, hàng năm cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch, Thủy Tinh lại nhớ đến thù xưa và dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
Sơn Tinh – Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng, lý giải về hiện tượng lũ lụt và chống lại lũ lụt hàng năm của người Việt Nam xa xưa.


chu-dong-tu.jpg

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước. Được vua cha nuông chiều, mỗi năm vào độ mùa xuân Tiên Dung ngồi thuyền du ngoạn, có khi ra tận ngoài biển, lắm lúc mê cảnh đẹp quên về.
Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ còn mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoài. Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, còn cứ chôn mình xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có gì che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày thì dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoặc xin ăn.
Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở bãi cát bờ sông, nấp mình xuống đó rồi phủ cát lên che người.
Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên bãi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho mình tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân hình trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rõ tình cảnh của Chử Đồng Tử, nghĩ ngợi bảo chàng:
– Tôi đã định không lấy chồng, nay tình cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. Anh dậy mà tắm rửa đi!
Rồi Tiên Dung lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đòi kết làm vợ chồng. Chử Đồng Tử cho là phận mình thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói:
– Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối?
Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng Chử Đồng tử cử hành ngay trên sông.Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần:
– Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa. Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, không được về cung.
Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ ở Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.
Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lãi to. Tiên Dung mới bảo chồng rằng:
– Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời cho. Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm.
Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đi. Đến một hòn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo.
Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo:
– Đây là vật thần thông.
Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thày học đạo.
Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.
Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôi. Họ vào thành thấy các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.
Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng:
– Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự ta. Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận.
Trời đã tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở bãi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi bão, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở bãi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trời. Sáng hôm sau, người ta kinh hãi thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.

"Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ XVIII có ít nhất ba người con gái là Mỵ nương Tiên Dung, Mỵ nương Ngọc Hoa và Mỵ nương Ngọc Nương.
Mỵ nương cả là Tiên Dung đến tuổi cập kê không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng Chử Xá, nơi có chàng trai Chử Đồng Tử câu cá ngoài bãi. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.
Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Vợ chồng Chử Đồng Tử mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Chử Đồng Tử trong một lần đi buôn bán xa gặp một đạo sĩ tên Phật Quang, ở lại học phép thuật. Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Chử Đồng Tử - Tiên Dung bèn bỏ việc buôn bán, chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn, người dân gọi là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm).
Mỵ nương thứ hai là Ngọc Hoa khi đến tuổi cập kê, vua Hùng bèn mở hội kén rể. Có hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho người nào, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ vật tới sớm nhất thì sẽ được gả Mị Nương. Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên. Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật nộp nhanh cho nhà vua. Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người.Nhưng Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về. Từ đó, Thủy Tinh và Sơn Tinh thường xuyên đánh nhau mỗi năm, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua, đành rút quân về."


Một cuộc chiến tranh nghiêng về ta, nhưng nếu Trung quốc xen vào thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ? Cùng tìm hiểu nhé! Go.....->
"Vào thế kỷ III TCN, các bộ lạc Âu Việt ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và nam Quảng Tây (khoảng 9 bộ lạc) bắt đầu hình thành nhà nước riêng của người Âu Việt do Thục Chế đứng đầu, đóng đô ở Nam Bình (nay là tỉnh Cao Bằng)[2]. Sau khi Thục Chế mất, Thục Phán đã tiến hành tiêu diệt thủ lĩnh của 9 bộ lạc và dần khuếch trương lãnh thổ về phía nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, do Hùng Vương thứ XVIII không chịu gả con gái cho Thục Phán nên Thục Phán dấy quân đánh vua Hùng, sử gọi là Chiến tranh Hùng-Thục.
Hùng Vương bèn truyền ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn (hay Nguyễn Tùng, có thuyết đồng nhất với Sơn Tinh) để chống Thục. Nguyễn Tuấn cùng với hai tướng là Cao Sơn và Quý Minh đã ngăn chặn được nhiều cuộc tấn công của Thục Phán, chặn đứng quân Thục ở ải Nam Sơn. Cuộc chiến lâm vào khó khăn cho đến khi quân đội của nhà Tần (Trung Quốc) do Đồ Thư chủ soái đánh bại người Âu Việt ở phía vùng Lưỡng Quảng của thủ lĩnh Dịch Hu Tống và tiến công vào vùng lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt thuộc Việt Nam ngày nay."


Có bạn nào cho mình biết nước Tần là nước nào không nhỉ? Hãy cho tụi mình biết bằng cách bình luận ở dưới nhé. Nước này là nước đã cướp nước ta đây..nhưng có giả thiết khác lại cho rằng là An Dương Vườn đấy...

"Vào cuối thời Hồng Bàng, nhà Tần bắt đầu mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, xâm lược các tộc Bách Việt. Nước Văn Lang của tộc Lạc Việt đã liên minh với tộc Âu Việt của Thục Phán để cùng nhau chống Tần. Kết quả là cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi sau 10 năm. Theo giả thuyết phổ biến nhất, sau chiến thắng, Hùng Vương thoái vị, Thục Phán - người có công lao lớn nhất trong cuộc chiến - nối ngôi, thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành nước Âu Lạc. Một giả thuyết khác trong Đại Việt sử ký toàn thư là An Dương Vương đánh chiếm Văn Lang, Hùng Vương thấy nước mất bèn tự sát. Tương truyền, An Dương Vương, vì cảm kích khi được nhường ngôi, đã thề rằng sẽ kế tục và thờ tự các vua Hùng, cho thợ dựng cột đá trên núi."

Đấy là những gì mình tìm hiểu được đó..và..mình đã sẵn sàng với việc chiến đấu vỡi lũ rồi..mưa đã bắt đầu từ lúc mình viết rồi cơ đấy..Và mình đã nghe thấy tiếng chổi quét nước..vậy cùng tìm hiểu nhé! Mình đi chiến đấu với lụt bảo vệ nhà đây :D
Nguồn: chữ đen: sưu tầm; chữ màu: bản thân.
@Tam Cửu @Tiểu Anh Tử @Cool Kid @Tống Huy @Pham Thi Hong Minh @nguyễn nhất mai <Yến Vy> @Dương Sảng @Happy Ending @hiep07 @Thiên Thuận @ARMY's BTS @Hà nội phố
 

Tam Cửu

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng mười một 2017
976
1,999
211
21
Hải Dương
Đại học
Hì, hôm nay mình..phải nói là..bắt buộc phải viết buổi chiều..bởi vì..tối mình phải đi tránh bão...và chuẩn bị tinh thần cho trận chiến tối nay..đó là...chống lụt... :D Thế nên đón đọc với mình sớm hơn 1 tí so với ngày thường nhé! :p

Hùng Vương thứ XVIII.

Có ai biết Chử Đồng Tử không, chưa biết thì đọc ở đây nhé! À, thế còn Sơn Tinh thì sao nhỉ?Cũng ở đây luôn nhé! He he..và ai cũng đoán hoặc là Chử Đồng Tử, hoặc là Sơn Tinh chính là vị vua này phải không? Không hề đâu nhé! Họ đều là con rể của vị vua này đấy:D Nò cùng đến với ít thông tin này nhé! :D
"Hùng Vương thứ XVIII là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam và là vị Hùng Vương cuối cùng. Tương truyền Hùng Vương thứ XVIII có hai con rể là Chử Đồng Tử và Sơn Tinh."




chu-dong-tu.jpg

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước. Được vua cha nuông chiều, mỗi năm vào độ mùa xuân Tiên Dung ngồi thuyền du ngoạn, có khi ra tận ngoài biển, lắm lúc mê cảnh đẹp quên về.
Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ còn mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoài. Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, còn cứ chôn mình xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có gì che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày thì dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoặc xin ăn.
Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở bãi cát bờ sông, nấp mình xuống đó rồi phủ cát lên che người.
Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên bãi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho mình tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân hình trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rõ tình cảnh của Chử Đồng Tử, nghĩ ngợi bảo chàng:
– Tôi đã định không lấy chồng, nay tình cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. Anh dậy mà tắm rửa đi!
Rồi Tiên Dung lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đòi kết làm vợ chồng. Chử Đồng Tử cho là phận mình thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói:
– Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối?
Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng Chử Đồng tử cử hành ngay trên sông.Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần:
– Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa. Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, không được về cung.
Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ ở Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.
Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lãi to. Tiên Dung mới bảo chồng rằng:
– Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời cho. Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm.
Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đi. Đến một hòn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo.
Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo:
– Đây là vật thần thông.
Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thày học đạo.
Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.
Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôi. Họ vào thành thấy các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.
Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng:
– Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự ta. Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận.
Trời đã tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở bãi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi bão, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở bãi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trời. Sáng hôm sau, người ta kinh hãi thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.

"Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ XVIII có ít nhất ba người con gái là Mỵ nương Tiên Dung, Mỵ nương Ngọc Hoa và Mỵ nương Ngọc Nương.
Mỵ nương cả là Tiên Dung đến tuổi cập kê không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng Chử Xá, nơi có chàng trai Chử Đồng Tử câu cá ngoài bãi. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.
Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Vợ chồng Chử Đồng Tử mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Chử Đồng Tử trong một lần đi buôn bán xa gặp một đạo sĩ tên Phật Quang, ở lại học phép thuật. Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Chử Đồng Tử - Tiên Dung bèn bỏ việc buôn bán, chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn, người dân gọi là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm).
Mỵ nương thứ hai là Ngọc Hoa khi đến tuổi cập kê, vua Hùng bèn mở hội kén rể. Có hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho người nào, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ vật tới sớm nhất thì sẽ được gả Mị Nương. Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên. Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật nộp nhanh cho nhà vua. Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người.Nhưng Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về. Từ đó, Thủy Tinh và Sơn Tinh thường xuyên đánh nhau mỗi năm, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua, đành rút quân về."

Một cuộc chiến tranh nghiêng về ta, nhưng nếu Trung quốc xen vào thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ? Cùng tìm hiểu nhé! Go.....->
"Vào thế kỷ III TCN, các bộ lạc Âu Việt ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và nam Quảng Tây (khoảng 9 bộ lạc) bắt đầu hình thành nhà nước riêng của người Âu Việt do Thục Chế đứng đầu, đóng đô ở Nam Bình (nay là tỉnh Cao Bằng)[2]. Sau khi Thục Chế mất, Thục Phán đã tiến hành tiêu diệt thủ lĩnh của 9 bộ lạc và dần khuếch trương lãnh thổ về phía nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, do Hùng Vương thứ XVIII không chịu gả con gái cho Thục Phán nên Thục Phán dấy quân đánh vua Hùng, sử gọi là Chiến tranh Hùng-Thục.
Hùng Vương bèn truyền ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn (hay Nguyễn Tùng, có thuyết đồng nhất với Sơn Tinh) để chống Thục. Nguyễn Tuấn cùng với hai tướng là Cao Sơn và Quý Minh đã ngăn chặn được nhiều cuộc tấn công của Thục Phán, chặn đứng quân Thục ở ải Nam Sơn. Cuộc chiến lâm vào khó khăn cho đến khi quân đội của nhà Tần (Trung Quốc) do Đồ Thư chủ soái đánh bại người Âu Việt ở phía vùng Lưỡng Quảng của thủ lĩnh Dịch Hu Tống và tiến công vào vùng lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt thuộc Việt Nam ngày nay."


Có bạn nào cho mình biết nước Tần là nước nào không nhỉ? Hãy cho tụi mình biết bằng cách bình luận ở dưới nhé. Nước này là nước đã cướp nước ta đây..nhưng có giả thiết khác lại cho rằng là An Dương Vườn đấy...

"Vào cuối thời Hồng Bàng, nhà Tần bắt đầu mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, xâm lược các tộc Bách Việt. Nước Văn Lang của tộc Lạc Việt đã liên minh với tộc Âu Việt của Thục Phán để cùng nhau chống Tần. Kết quả là cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi sau 10 năm. Theo giả thuyết phổ biến nhất, sau chiến thắng, Hùng Vương thoái vị, Thục Phán - người có công lao lớn nhất trong cuộc chiến - nối ngôi, thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành nước Âu Lạc. Một giả thuyết khác trong Đại Việt sử ký toàn thư là An Dương Vương đánh chiếm Văn Lang, Hùng Vương thấy nước mất bèn tự sát. Tương truyền, An Dương Vương, vì cảm kích khi được nhường ngôi, đã thề rằng sẽ kế tục và thờ tự các vua Hùng, cho thợ dựng cột đá trên núi."

Đấy là những gì mình tìm hiểu được đó..và..mình đã sẵn sàng với việc chiến đấu vỡi lũ rồi..mưa đã bắt đầu từ lúc mình viết rồi cơ đấy..Và mình đã nghe thấy tiếng chổi quét nước..vậy cùng tìm hiểu nhé! Mình đi chiến đấu với lụt bảo vệ nhà đây :D
Nguồn: chữ đen: sưu tầm; chữ màu: bản thân.
@Tam Cửu @Tiểu Anh Tử @Cool Kid @Tống Huy @Pham Thi Hong Minh @nguyễn nhất mai <Yến Vy> @Dương Sảng @Happy Ending @hiep07 @Thiên Thuận @ARMY's BTS @Hà nội phố

mai sau tớ sẽ đặt tên con là mỵ nương..lúc đó 1 thời đại về mỵ nương mới sẽ bắt đầu haha
 
  • Like
Reactions: Harry Nanmes

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
mai sau tớ sẽ đặt tên con là mỵ nương..lúc đó 1 thời đại về mỵ nương mới sẽ bắt đầu haha
Vậy tớ sẽ đặt tên của con chị Trang tớ là Sơn Tinh... con em trai-em họ tớ sẽ là Thủy Tinh..khi đó đảm bảo sẽ lặp lại lịch sửa :p
 
  • Like
Reactions: Tam Cửu

nguyễn nhất mai <Yến Vy>

Trùm vi phạm
Thành viên
19 Tháng mười hai 2017
2,031
2,280
389
Hưng Yên
trường học là chs
Hì, hôm nay mình..phải nói là..bắt buộc phải viết buổi chiều..bởi vì..tối mình phải đi tránh bão...và chuẩn bị tinh thần cho trận chiến tối nay..đó là...chống lụt... :D Thế nên đón đọc với mình sớm hơn 1 tí so với ngày thường nhé! :p

Hùng Vương thứ XVIII.

Có ai biết Chử Đồng Tử không, chưa biết thì đọc ở đây nhé! À, thế còn Sơn Tinh thì sao nhỉ?Cũng ở đây luôn nhé! He he..và ai cũng đoán hoặc là Chử Đồng Tử, hoặc là Sơn Tinh chính là vị vua này phải không? Không hề đâu nhé! Họ đều là con rể của vị vua này đấy:D Nò cùng đến với ít thông tin này nhé! :D
"Hùng Vương thứ XVIII là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam và là vị Hùng Vương cuối cùng. Tương truyền Hùng Vương thứ XVIII có hai con rể là Chử Đồng Tử và Sơn Tinh."




chu-dong-tu.jpg

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước. Được vua cha nuông chiều, mỗi năm vào độ mùa xuân Tiên Dung ngồi thuyền du ngoạn, có khi ra tận ngoài biển, lắm lúc mê cảnh đẹp quên về.
Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ còn mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoài. Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, còn cứ chôn mình xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có gì che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày thì dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoặc xin ăn.
Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở bãi cát bờ sông, nấp mình xuống đó rồi phủ cát lên che người.
Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên bãi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho mình tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân hình trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rõ tình cảnh của Chử Đồng Tử, nghĩ ngợi bảo chàng:
– Tôi đã định không lấy chồng, nay tình cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. Anh dậy mà tắm rửa đi!
Rồi Tiên Dung lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đòi kết làm vợ chồng. Chử Đồng Tử cho là phận mình thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói:
– Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối?
Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng Chử Đồng tử cử hành ngay trên sông.Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần:
– Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa. Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, không được về cung.
Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ ở Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.
Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lãi to. Tiên Dung mới bảo chồng rằng:
– Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời cho. Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm.
Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đi. Đến một hòn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo.
Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo:
– Đây là vật thần thông.
Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thày học đạo.
Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.
Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôi. Họ vào thành thấy các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.
Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng:
– Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự ta. Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận.
Trời đã tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở bãi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi bão, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở bãi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trời. Sáng hôm sau, người ta kinh hãi thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.

"Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ XVIII có ít nhất ba người con gái là Mỵ nương Tiên Dung, Mỵ nương Ngọc Hoa và Mỵ nương Ngọc Nương.
Mỵ nương cả là Tiên Dung đến tuổi cập kê không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng Chử Xá, nơi có chàng trai Chử Đồng Tử câu cá ngoài bãi. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.
Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Vợ chồng Chử Đồng Tử mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Chử Đồng Tử trong một lần đi buôn bán xa gặp một đạo sĩ tên Phật Quang, ở lại học phép thuật. Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Chử Đồng Tử - Tiên Dung bèn bỏ việc buôn bán, chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn, người dân gọi là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm).
Mỵ nương thứ hai là Ngọc Hoa khi đến tuổi cập kê, vua Hùng bèn mở hội kén rể. Có hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho người nào, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ vật tới sớm nhất thì sẽ được gả Mị Nương. Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên. Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật nộp nhanh cho nhà vua. Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người.Nhưng Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về. Từ đó, Thủy Tinh và Sơn Tinh thường xuyên đánh nhau mỗi năm, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua, đành rút quân về."

Một cuộc chiến tranh nghiêng về ta, nhưng nếu Trung quốc xen vào thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ? Cùng tìm hiểu nhé! Go.....->
"Vào thế kỷ III TCN, các bộ lạc Âu Việt ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và nam Quảng Tây (khoảng 9 bộ lạc) bắt đầu hình thành nhà nước riêng của người Âu Việt do Thục Chế đứng đầu, đóng đô ở Nam Bình (nay là tỉnh Cao Bằng)[2]. Sau khi Thục Chế mất, Thục Phán đã tiến hành tiêu diệt thủ lĩnh của 9 bộ lạc và dần khuếch trương lãnh thổ về phía nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, do Hùng Vương thứ XVIII không chịu gả con gái cho Thục Phán nên Thục Phán dấy quân đánh vua Hùng, sử gọi là Chiến tranh Hùng-Thục.
Hùng Vương bèn truyền ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn (hay Nguyễn Tùng, có thuyết đồng nhất với Sơn Tinh) để chống Thục. Nguyễn Tuấn cùng với hai tướng là Cao Sơn và Quý Minh đã ngăn chặn được nhiều cuộc tấn công của Thục Phán, chặn đứng quân Thục ở ải Nam Sơn. Cuộc chiến lâm vào khó khăn cho đến khi quân đội của nhà Tần (Trung Quốc) do Đồ Thư chủ soái đánh bại người Âu Việt ở phía vùng Lưỡng Quảng của thủ lĩnh Dịch Hu Tống và tiến công vào vùng lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt thuộc Việt Nam ngày nay."


Có bạn nào cho mình biết nước Tần là nước nào không nhỉ? Hãy cho tụi mình biết bằng cách bình luận ở dưới nhé. Nước này là nước đã cướp nước ta đây..nhưng có giả thiết khác lại cho rằng là An Dương Vườn đấy...

"Vào cuối thời Hồng Bàng, nhà Tần bắt đầu mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, xâm lược các tộc Bách Việt. Nước Văn Lang của tộc Lạc Việt đã liên minh với tộc Âu Việt của Thục Phán để cùng nhau chống Tần. Kết quả là cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi sau 10 năm. Theo giả thuyết phổ biến nhất, sau chiến thắng, Hùng Vương thoái vị, Thục Phán - người có công lao lớn nhất trong cuộc chiến - nối ngôi, thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành nước Âu Lạc. Một giả thuyết khác trong Đại Việt sử ký toàn thư là An Dương Vương đánh chiếm Văn Lang, Hùng Vương thấy nước mất bèn tự sát. Tương truyền, An Dương Vương, vì cảm kích khi được nhường ngôi, đã thề rằng sẽ kế tục và thờ tự các vua Hùng, cho thợ dựng cột đá trên núi."

Đấy là những gì mình tìm hiểu được đó..và..mình đã sẵn sàng với việc chiến đấu vỡi lũ rồi..mưa đã bắt đầu từ lúc mình viết rồi cơ đấy..Và mình đã nghe thấy tiếng chổi quét nước..vậy cùng tìm hiểu nhé! Mình đi chiến đấu với lụt bảo vệ nhà đây :D
Nguồn: chữ đen: sưu tầm; chữ màu: bản thân.
@Tam Cửu @Tiểu Anh Tử @Cool Kid @Tống Huy @Pham Thi Hong Minh @nguyễn nhất mai <Yến Vy> @Dương Sảng @Happy Ending @hiep07 @Thiên Thuận @ARMY's BTS @Hà nội phố
Chử đồng tử tiên dung
Ở Hưng Yên e coá đền thờ 2 vị này
 
  • Like
Reactions: Harry Nanmes

hiep07

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng bảy 2018
398
367
101
22
Hưng Yên
thpt kim động
Hì, hôm nay mình..phải nói là..bắt buộc phải viết buổi chiều..bởi vì..tối mình phải đi tránh bão...và chuẩn bị tinh thần cho trận chiến tối nay..đó là...chống lụt... :D Thế nên đón đọc với mình sớm hơn 1 tí so với ngày thường nhé! :p

Hùng Vương thứ XVIII.

Có ai biết Chử Đồng Tử không, chưa biết thì đọc ở đây nhé! À, thế còn Sơn Tinh thì sao nhỉ?Cũng ở đây luôn nhé! He he..và ai cũng đoán hoặc là Chử Đồng Tử, hoặc là Sơn Tinh chính là vị vua này phải không? Không hề đâu nhé! Họ đều là con rể của vị vua này đấy:D Nò cùng đến với ít thông tin này nhé! :D
"Hùng Vương thứ XVIII là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam và là vị Hùng Vương cuối cùng. Tương truyền Hùng Vương thứ XVIII có hai con rể là Chử Đồng Tử và Sơn Tinh."




chu-dong-tu.jpg

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước. Được vua cha nuông chiều, mỗi năm vào độ mùa xuân Tiên Dung ngồi thuyền du ngoạn, có khi ra tận ngoài biển, lắm lúc mê cảnh đẹp quên về.
Thuở ấy, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ còn mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoài. Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, còn cứ chôn mình xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có gì che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày thì dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoặc xin ăn.
Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng đó. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở bãi cát bờ sông, nấp mình xuống đó rồi phủ cát lên che người.
Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên bãi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho mình tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân hình trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rõ tình cảnh của Chử Đồng Tử, nghĩ ngợi bảo chàng:
– Tôi đã định không lấy chồng, nay tình cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. Anh dậy mà tắm rửa đi!
Rồi Tiên Dung lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đòi kết làm vợ chồng. Chử Đồng Tử cho là phận mình thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói:
– Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối?
Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng Chử Đồng tử cử hành ngay trên sông.Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần:
– Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, còn mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa. Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, không được về cung.
Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ ở Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.
Một hôm có khách buôn bán đến rủ Tiên Dung đem vàng cùng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lãi to. Tiên Dung mới bảo chồng rằng:
– Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời cho. Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm.
Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đi. Đến một hòn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé lấy nước ngọt, Chử Đồng Tử vui chân trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện trò ý hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng còn mình thì ở lại đây học đạo.
Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giã, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo:
– Đây là vật thần thông.
Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi tìm thày học đạo.
Một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đã mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cầm gậy che nón nằm dưới mà nghỉ. Vào khoảng nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện bằng châu ngọc và kho tàng đầy đủ của cải, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ gì. Lại thêm tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.
Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, mang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôi. Họ vào thành thấy các quan văn võ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.
Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng:
– Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự ta. Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận.
Trời đã tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở bãi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi bão, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở bãi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trời. Sáng hôm sau, người ta kinh hãi thấy chỗ đó đã hóa thành một cái đầm lớn. Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.

"Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ XVIII có ít nhất ba người con gái là Mỵ nương Tiên Dung, Mỵ nương Ngọc Hoa và Mỵ nương Ngọc Nương.
Mỵ nương cả là Tiên Dung đến tuổi cập kê không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng Chử Xá, nơi có chàng trai Chử Đồng Tử câu cá ngoài bãi. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.
Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Vợ chồng Chử Đồng Tử mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Chử Đồng Tử trong một lần đi buôn bán xa gặp một đạo sĩ tên Phật Quang, ở lại học phép thuật. Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Chử Đồng Tử - Tiên Dung bèn bỏ việc buôn bán, chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn, người dân gọi là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm).
Mỵ nương thứ hai là Ngọc Hoa khi đến tuổi cập kê, vua Hùng bèn mở hội kén rể. Có hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho người nào, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ vật tới sớm nhất thì sẽ được gả Mị Nương. Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên. Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật nộp nhanh cho nhà vua. Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người.Nhưng Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về. Từ đó, Thủy Tinh và Sơn Tinh thường xuyên đánh nhau mỗi năm, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua, đành rút quân về."

Một cuộc chiến tranh nghiêng về ta, nhưng nếu Trung quốc xen vào thì điều gì sẽ xảy ra nhỉ? Cùng tìm hiểu nhé! Go.....->
"Vào thế kỷ III TCN, các bộ lạc Âu Việt ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và nam Quảng Tây (khoảng 9 bộ lạc) bắt đầu hình thành nhà nước riêng của người Âu Việt do Thục Chế đứng đầu, đóng đô ở Nam Bình (nay là tỉnh Cao Bằng)[2]. Sau khi Thục Chế mất, Thục Phán đã tiến hành tiêu diệt thủ lĩnh của 9 bộ lạc và dần khuếch trương lãnh thổ về phía nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, do Hùng Vương thứ XVIII không chịu gả con gái cho Thục Phán nên Thục Phán dấy quân đánh vua Hùng, sử gọi là Chiến tranh Hùng-Thục.
Hùng Vương bèn truyền ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn (hay Nguyễn Tùng, có thuyết đồng nhất với Sơn Tinh) để chống Thục. Nguyễn Tuấn cùng với hai tướng là Cao Sơn và Quý Minh đã ngăn chặn được nhiều cuộc tấn công của Thục Phán, chặn đứng quân Thục ở ải Nam Sơn. Cuộc chiến lâm vào khó khăn cho đến khi quân đội của nhà Tần (Trung Quốc) do Đồ Thư chủ soái đánh bại người Âu Việt ở phía vùng Lưỡng Quảng của thủ lĩnh Dịch Hu Tống và tiến công vào vùng lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt thuộc Việt Nam ngày nay."


Có bạn nào cho mình biết nước Tần là nước nào không nhỉ? Hãy cho tụi mình biết bằng cách bình luận ở dưới nhé. Nước này là nước đã cướp nước ta đây..nhưng có giả thiết khác lại cho rằng là An Dương Vườn đấy...

"Vào cuối thời Hồng Bàng, nhà Tần bắt đầu mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, xâm lược các tộc Bách Việt. Nước Văn Lang của tộc Lạc Việt đã liên minh với tộc Âu Việt của Thục Phán để cùng nhau chống Tần. Kết quả là cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi sau 10 năm. Theo giả thuyết phổ biến nhất, sau chiến thắng, Hùng Vương thoái vị, Thục Phán - người có công lao lớn nhất trong cuộc chiến - nối ngôi, thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành nước Âu Lạc. Một giả thuyết khác trong Đại Việt sử ký toàn thư là An Dương Vương đánh chiếm Văn Lang, Hùng Vương thấy nước mất bèn tự sát. Tương truyền, An Dương Vương, vì cảm kích khi được nhường ngôi, đã thề rằng sẽ kế tục và thờ tự các vua Hùng, cho thợ dựng cột đá trên núi."

Đấy là những gì mình tìm hiểu được đó..và..mình đã sẵn sàng với việc chiến đấu vỡi lũ rồi..mưa đã bắt đầu từ lúc mình viết rồi cơ đấy..Và mình đã nghe thấy tiếng chổi quét nước..vậy cùng tìm hiểu nhé! Mình đi chiến đấu với lụt bảo vệ nhà đây :D
Nguồn: chữ đen: sưu tầm; chữ màu: bản thân.
@Tam Cửu @Tiểu Anh Tử @Cool Kid @Tống Huy @Pham Thi Hong Minh @nguyễn nhất mai <Yến Vy> @Dương Sảng @Happy Ending @hiep07 @Thiên Thuận @ARMY's BTS @Hà nội phố
ước j mk may mắn như TĐ Tử nhỉ :D:D:D:D
 
  • Like
Reactions: Harry Nanmes
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom