Topic kiến thức vật lí 11

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi all,
Các bạn đã sẵn sàng chào đón các topic trao đổi của mình chưa nhỉ? Không để các bạn chờ đợi lâu hơn nữa, hôm nay như đã mình xin ra mắt topic mình quản lí: Vật lí lớp 10 và 11 Mỗi khối lớp sẽ chia ra làm 2 topic: Topic kiến thức và topic bài tập áp dụng.
Với mục tiêu:
  • Giúp các bạn nắm vững kiến thức cơ bản của môn vật lí lớp 10 và 11.
  • Làm quen với nhiều dạng bài tập và các giải chúng khác nhau.
  • Hướng dẫn chi tiết cách làm bài, là nơi giải đáp mọi thắc mắc của bạn về các bài tập vật lí.
  • Chia sẻ một số mẹo khi làm bài để kiểm tra đáp án.
Cách thức hoạt động:
  • Lí thuyết sẽ đăng hơi chậm một chút khoảng 3-4 ngày 1 lần.
  • Bài tập sẽ đăng ở Topic bài tập vận dụng lí 11 và ngay ngày hôm sau sẽ có đáp án + thêm 1 số bài tập thêm.
  • Sẽ trao đổi các vấn đề cần hỗ trợ và cùng nhau thảo luận về bài.
  • Những giờ bạn hay onl, hỗ trợ: từ 7h30-10h và 20h-21h
Nội quy và yêu cầu khi tham gia:
  • Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy chung của diễn đàn.
  • Không spam dưới mọi hình thức.
  • Bắt buộc gõ Latex đối với công thức.
  • Không đăng, hỏi những điều có nội dung không liên quan tới topic.
  • Đặc biệt không copy bài của mem khác cũng như ở trên mạng. Hãy làm theo ý hiểu của mình, điều đó sẽ giúp bạn hiểu bài hơn.
  • Và điều cuối cùng là không được đăng bài tại Topic kiến thức để tránh làm loãng topic. Hãy đăng câu hỏi tại đây Topic bài tập vận dụng lí 11
  • Nếu vi phạm các nội quy thì bài viết của bạn sẽ bị xóa ngay lập tức. Vì vậy hãy tuân thủ các nội quy khi tham gia topic nhé.
 
Last edited:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Và bây giờ sẽ là phần kiến thức đầu tiên của môn Vật lí lớp 11.

CHƯƠNG I:ĐIỆN TÍCH.ĐIỆN TRƯỜNG


BÀI 1 ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

A.LÍ THUYẾT

1 Các cách gây nhiễm điện cho vật

* Cọ xát: electron di chuyển từ vật A sang B khác kết quả 2 vật A và B tích điện trái dấu.

* Tiếp xúc: electron di chuyển từ vật A sang B khác kết quả 2 vật A và B tích điện cùng dấu.

* Hưởng ứng : không trao đổi điện tích, chỉ phân bố lại điện tích

2.Các loại điện tích

* Có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm

* Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau trái dấu thì hút nhau.

3 Định luật cu-lông

Lực hút hay đẩy giữa 2 điện tích điểm có phương trùng với đường nối 2 điện tích điểm, có đọ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn 2 điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

4.Lực tương tác giữa 2 điện tích điểm.

Lực tương tác giữa hai điện tích điểm [tex]q_{1} [/tex] và [tex] q_{2}[/tex] (nằm yên, đặt trong chân không) cách nhau đoạn r có:

* phương là đường thẳng nối hai điện tích

* chiều là :+ chiều lực đẩy nếu [tex]q_{1}.q_{2}[/tex]> 0 (cùng dấu).

+ chiều lực hút nếu [tex]q_{1}.q_{2}[/tex]< 0 (trái dấu).
01.png

* độ lớn: + tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của hai điện tích.

+ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

[tex]F=k.\frac{q_{1}.q_{2}}{\varepsilon .r^{2}}[/tex]

Trong đó: [tex]k=9.10^{9} N.m^{2}/C^{2}[/tex]

[tex]q_{1};q_{2}[/tex] : độ lớn hai điện tích (C )

r :khoảng cách hai điện tích (m)

[tex]\varepsilon[/tex]: hằng số điện môi

Chú ý:

- Điện tích điểm : là vật chứa điện có kích thước của nó rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

- Công thức trên còn áp dụng được cho trường hợp các quả cầu đồng chất khi đó ta coi r là khoảng cách giữa tâm hai quả cầu .
B- VD MINH HỌA


VD1. Tính lực tương tác điện giữa 2 điện tích [tex]q_{1}=q_{2}=2,6.10^{-9}[/tex] khi chung đặt cách nhau 2cm?

HD: [tex]F=k.\frac{\left | q_{1}.q_{2} \right |}{r^{2}}=9.10^{9}.\frac{\left | (2,6.10^{-9})^{2} \right |}{0,02^{2}}=1,521.10^{-4} N[/tex]


VD2. Hai điện tích [tex]q_{1}=2.10^{-6}; q_{2}=2.10^{-6} [/tex] đặt tại hai điểm A và B trong không khí. Lực tương tác giữa chúng là 0,4N. Xác định khoảng cách AB

HD: [tex]F=k.\frac{\left | q_{1}.q_{2} \right |}{r^{2}}=9.10^{9}.\frac{\left | 2.10^{-6}.2.10^{-6} \right |}{r^{2}}=0,4\Rightarrow r=0,3(m)=30(cm)[/tex]

VD3:Tại 2 điểm A và B cách nhau 10 cm trong không khí các điện tích [tex]q_{1} [/tex] và [tex]q_{2} [/tex] tác dụng lên điện tích [tex]q_{3} [/tex] có phương chiều như hình vẽ biết AC=12cm; BC=16cm và chúng có độ lớn:

[tex]F_{1}=F_{2}=9.10^{9}.\frac{\left | q_{1}.q_{3} \right |}{AC^{2}}=72.10^{-3} N. [/tex] Lực tổng hợp lên [tex]q_{3} [/tex] là:

HD: Ta có [tex]\underset{F}{\rightarrow} = \underset{F_{1}}{\rightarrow}+\underset{F_{2}}{\rightarrow}[/tex] ;


Có phương và chiều như hình vẽ.

Có độ lớn [tex]F=F_{1}.cos\alpha +F_{2}.cos\alpha =2.F_{1}.cos\alpha=2.F_{1}.\frac{\sqrt{AC^{2}-AH^{2}}}{AC}(N)\approx 136.10^{-3}[/tex]
5.png



Vào coi thôi nào mọi người @Thiên trường địa cửu @Trafalgar D Law @toilatot @Trung Lê Tuấn Anh @thanhbinh2002 @one_day .... cùng tất cả các thành viên 2k1 khác
 
Last edited:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
BÀI 2 Thuyết electron -Định luật bảo toàn điện tích
I- THUYẾT ELECTRON
a)Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện.

- Nguyên tử cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các êlectron mang điện âm chuyển động xung quanh.
- Hạt nhân có cấu tạo gồm hai loại hạt là notron không mang điện và proton mang điện tích dương.

2014-07-11%2017_28_51-Scan0010%20-%20Windows%20Photo%20Viewer.jpg
- Êlectron là điện tích âm có điện tích là [tex]e=-1,6.10^{-19} C[/tex] và khối lượng là [tex]m_{e}=9,1.10^{-31} (kg)[/tex]

- Protonlà điện tích dương có điện tích là [tex]q=1,6.10^{-19} C[/tex] và khối lượng là [tex]m_{q}=1,6.10^{-27} (kg)[/tex] Khối lượng của notron xấp xỉ bằng khối lượng của proton.

- Số proton trong hạt nhân bằng số êlectron quay xung quanh hạt nhân nên độ lớn điện tích dương của hạt nhân bằng độ lớn điện tích âm của êlectron.

- Điện tích của êlectron và điện tích của proton là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được. Vì vậy ta gọi chúng là những điện tích nguyên tố (âm hoặc dương).

b) Thuyết electron
- Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện
- Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển tử nơi này sang nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

- Một nguyên tử trung hòa có thể nhận them một electron để tạo thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.



II. Vận dụng

a) Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện .

- Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do. Điện tích tự do là điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn.

- Kim loại có chứa các electron tự do, các dung dịch axit, bazo, muối … có chứa các ion tự do. Chúng đều là các chất dẫn điện.

- Vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa các điện tích tự do. Không khí khô, dầu, thủy tinh, sứ, cao su, nhựa, … Chúng đều là những chất cách điện.

b) Sự nhiễm điện do tiếp xúc

Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó. Đó là sự nhiễm điện do tiếp xúc.


22.png
c) Sự nhiễm điện do hưởng ứng.

Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện (hình 2.3). Ta thấy đầu M nhiễm điện âm, còn đầu N nhiễm điện dương. Sự nhiễm điện của thanh kim loại MN là sự nhiễm điện do hưởng ứng (hay hiện tượng cảm ứng tĩnh điện).

33.png

Tóm lại nhiễm điện do hưởng ứng là : Đưa một vật nhiễm điện lai gần nhưng không chạm vào vật dẫn khác trung hòa về điện. Kết quả là hai đầu của vật dẫn bị nhiễm điện trái dấu. Đầu của vật dẫn ở gần vật nhiễm điện thì mang điện tích trái dấu với vật nhiễm điện.

d) Giải thích các hiện tượng nhiễm điện.

- Sự nhiễm điện do cọ xát : Khi hai vật cọ xát, electron dịch chuyển từ vật này sang vật khác, dẫn tới một vật thừa electron và nhiễm điện âm, còn một vật thiếu electron và nhiễm điện dương.

- Sự nhiễm điện do tiếp xúc : Khi vật không mang điện tiếp xúc với vật mang điện, thì electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác làm cho vật không mang điện khi trước cũng bị nhiễm điện theo.

- Sự nhiễm điện do hưởng ứng : Khi một vật bằng kim loại được đặt gần một vật đã nhiễm điện, các điện tích ở vật nhiễm điện sẽ hút hoặc đẩyelectron tự do trong vật bằng kim loại làm cho một đầu của vật này thừa electron, một đầu thiếu electron. Do vậy, hai đầu của vật bị nhiễm điên trái dấu.

III. Định luật bảo toàn điện tích.

-Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.

- Hệ cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.


Vào coi thôi nào mọi người @Thiên trường địa cửu @Trafalgar D Law @toilatot @Trung Lê Tuấn Anh @thanhbinh2002 @one_day .... cùng tất cả các thành viên 2k1 khác
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 3 Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện

I. Điện trường

1. Môi trường truyền tương tác điện

Giả sử ta đặt hai quả cầu điện tích trái dấu trong một bình kín rồi hút hết không khí ra. Ta đã biết, lực hút của hai quả cầu không những yếu đi mà lại mạnh lên. Như vậy phải có một môi trường nào đó truyền tương tác điện giữa hai quả cầu. Môi trường đó là điện trường.

2. Điện trường

Điện trường là môi trường (dạng vật chất) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

Nơi nào có điện tích thì xung quanh điện tích đó có điện trường.

Một điện tích Q nằm tại một điểm trong không gian sẽ gây ra xung quanh nó một điện trường. Một điện tích q nằm trong điện trường đó sẽ bị Q tác dụng một lực điện và ngược lại, q cũng tác dụng lên Q một lực đối (hình 3.1)

II. Cường độ điện trường

1. Khái niệm cường độ điện trường

-Giả sử có một điện tích điểm Q nằm tại điểm O. Điện tích này tạo ra một điện trường xung quanh nó. Để nghiên cứu điện trường của Q tại điểm M, ta đặt tại đó một điện tích điểm q, gọi là điện tích thử và xét lực điện tác dụng lên q (Hình 3.1). Theo định luật Cu-lông, q càng nằm xa Q thì lực điện càng nhỏ. Ta nói điện trường tại các điểm càng xa Q càng yếu. Vì thế cần phải xây dựng một khái niệm đặc trưng cho sự mạnh, yếu của điện trường tại một điểm. Khái niệm đó là cường độ điện trường
2014-07-12%2010_08_09-Scan0015%20-%20Windows%20Photo%20Viewer.jpg

2.Định nghĩa.

-Thực nghiệm chứng tỏ rằng lần lượt các điện tích thử [tex]q_{1};q_{2}[/tex] ,… khác nhau tại một điểm thì:
[tex]\frac{F_{1}}{q_{1}}=\frac{F_{2}}{q_{2}}=...[/tex]

-Ta có thể thấy độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích thử q = +1C để đặc trưng cho cường độ điện trường tại điểm mà ta xét. Tuy nhiên theo công thức [tex]F=\frac{k.q^{2}}{r^{2}}[/tex] , độ lớn F của lực điện tỉ lệ thuận với q, nên thương số [tex]\frac{F}{q}[/tex] chính là độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích 1C. Do đó, ta sẽ lấy thương số này làm số đo của cường độ điện trường. Vậy ta có định nghĩa sau:

+Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

[tex]E=\frac{F}{q}[/tex] (1)
3. Vectơ cường độ điện trường

Vì lực F là đại lượng vectơ, còn điện tích q là đại lượng vô hướng, nên cường độ điện trường E cũng là một đại lượng vectơ.

Cường độ điện trường được biểu diễn bằng một vectơ gọi là vectơ cường độ điện trường. Từ công thức (1), ta có:


Vectơ cường độ điện trường [tex]\underset{E}{\rightarrow}[/tex] có:


+ Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương.

+ Chiều dài biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ lệ xích nào đó.

4. Đơn vị đo cường độ điện trường.

Đơn vị đo cường độ điện trường là Vôn trên mét (kí hiệu là V/m).

5. Công thức tính cường độ điện trường tại một điện tích điểm

Công thức tính cường độ điện trường tại một điện tích điểm Q:

[tex]E=\frac{F}{q}=k.\frac{\left | Q \right |}{\varepsilon .r^{2}}[/tex] (2)


6. Nguyên lí chồng chất điện trường
-Giả sử có hai điện tích điểm Q1 và Q2 gây ra tại điểm M hai vec tơ cường độ điện trường [tex]\underset{E_{1}}{\rightarrow};\underset{E_{2}}{\rightarrow}[/tex] .
-Nguyên lí chồng chất điện trường: Các điện trường E1 và E2 đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau. Cường độ điện trường tại một điểm bằng tổng hợp của [tex]\underset{E_{1}}{\rightarrow};\underset{E_{2}}{\rightarrow}[/tex] .

[tex]\underset{E}{\rightarrow}=\underset{E_{1}}{\rightarrow}+\underset{E_{2}}{\rightarrow}[/tex] (3)

III. Đường sức điện

1. Hình ảnh các đường sức điện

Người ta chứng minh được rằng, các hạt nhỏ đã bị nhiễm điện và nằm dọc theo phương của lực điện. Tập hợp các hạt nhỏ sẽ nằm dọc theo những đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm nằm theo phương của vectơ cường độ điện trường tại đó. Mỗi đường đó gọi là một đường sức điện.

2. Định nghĩa

Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo nó.

3.Các đặc điểm của đường sức điện

+ Qua mỗi điểm trong điện trường có một và chỉ một đường sức điện mà thôi.

+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.

+ Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi ra điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

+ Tuy các đường sức từ là dày đặc nhưng người ta chỉ vẽ một số ít đường theo quy tắc sau : Số đường sức đi qua một điện tích nhất định đặt vuông góc với đường sức điện tại điểm mà ta xét thì tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.

d) Điện trường đều

Điện trường đều là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, cùng chiều, và cùng độ lớn; đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều.

Điện trường trong một điện môi đồng chất nằm ở giữa hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và điện tích bằng nhau, trái dấu là một điện trường đều
 
Top Bottom