[văn 9]Ngân hàng đề thi HSG lớp 9 môn Văn

F

freakie_fuckie

Nghệ thuật tả ngươiì và khắc họa tính cách nhân vật trong Truyện Kiều.


Nghệ thuật tả người thì là nghệ thuật ước lệ gì gì đấy (xl nếu sai nhé, lâu lắm chửa học bài :| )
Thúy Vân thì nói vẻ ngoài
Thúy Kiều thì chấm phá điểm nhã bề ngoài rồi đi sâu vào tâm tư, tình cảm, tài năng, vẻ đẹp tâm hồn bên trong.
Ngoài ra còn có nghệ thuật lồng tiên tri vào miêu tả, rồi nghệ thuật đòn bẩy, vân vân...
Cm có kèm dẫn chứng

3,Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều

Nhận xét chung . Sau đó
Lấy dẫn chứng đoạn cuối bài Cảnh ngày xuân và 4 câu đầu của bài ý nữa. Nếu thấy thừa thời gian làm bài thì cm qua nốt 8 câu cuối bài KOLNB luôn. Cm qua loa thôi :|
Thang điểm mà mười thì câu này chắc 1 hay 2 điểm là cùng =))



4,Nhìn lại cuộc đời đầy sóng gió của Kiều,em thấy nàng có thủy chung,tình nghĩa không?(câu này hơi khó)


Không phải hơi khó mà là quá khó đấy bạn Gà nhé =))
Muốn biết Kiều có thủy chung tình nghĩa không thì phải rõ nghĩa của 2 từ này nữa:

chung thủy = thủy chung : tình cảm trước sau như một, không thay đổi
tình nghĩa: tình cảm gắn bó thủy chung, hợp với đạo lý làm người


Mổ xẻ cái vấn đề rất khởm này tý nhỉ.
Tổng hợp lại cái cuộc đời "đầy sóng gió của Kiều" thì căn bản là có bốn mối tình như sau (trẻ đẹp mà có bốn tình thực thôi thì hơi ít :( )


-Gặp Kim Trọng trong tiết thanh minh, yêu nhau, thề nguyền cùng nhau ở dưới trăng (thề gì thì không biết, nhưng chắc là thề yêu nhau hay chung thủy này này nọ nọ :)) )
-Sa cơ lỡ vận, bỏ nơi "trướng rủ màn che" sống khổ sở chốn nhớp nhơ buôn người bán thịt, gặp chàng Thúc Sinh (khách quen của Tú Bà), thấy chàng tốt, tử tế với mình thì yêu ngay ngưòi khác :))
- Bị Hoạn Thư đánh ghen, sợ quá, e vác vạ vào thân, chạy trốn, dứt tình với Thúc Sinh, gặp tiếp Từ Hải - người anh hùng tái thế - thấy đẹp trai tử tế ~> mở đầu một trang mới của một "tiểu thuyết diễm tình thứ ba" :|


Tớ thì tớ có cái suy nghĩ rất nửa nọ nửa kia ( lại nửa nọ nửa kia ). (Cho phép tớ chứng minh theo kiểu loại trừ và giả định nhé =)) )

Kiều chung thủy, tình nghĩa.

- Khía cạnh thể xác
Nếu dựa vào những định nghĩa tớ đã nêu thì "chung thủy và tình nghĩa" không hề bao hàm phạm trù về tình dục, ý quên :)), không bị chi phối bởi phạm trù tình dục.
Tức là người ta cũng hay dựa vào cái phạm trù khó nói ấy để nhận xét xem người này người nọ có chung thủy, tình nghĩa với nhau không, song, người ta không dùng những đánh giá dựa trên cái phạm trù ý để quyết định về sự chung thủy hay không chung thủy của đôi. Chỉ cần người ta nhớ đến nhau, yêu nhau là được 8->
Kiều dù phải trao thân cho loạt hạng người, nàng vẫn chung thủy tới mức tôn thờ với các mối tình nàng đã có. Vì thế, nếu dựa vào việc Kiều làm gái lầu xanh mà bảo kiều không chung thủy là tối vô lý. :))
- Khía cạnh tâm hồn, mặt tình cảm.

Có ba mối tình không có nghĩa là không chung thủy :))
Vẫn cái định nghĩa trên, người ta ( :-SS ) không đánh giá sự chung thủy dựa trên số lượng mối tình =)) Nhớ về nhau, và yêu nhau là đủ :)) Quả tim thừa đủ chỗ chứa cho ba hoặc "n" người mà :))

- Kim Trọng: ta thấy sự chung thủy của nàng ở nỗi đau đớn tột cùng khi nàng phải phụ lời thề nguyền với Kim Trọng, chẳng phải vì phụ tình chàng nàng đã tìm đến cái chết rồi sao ;;) Rồi sau nữa, nàng đã trao duyên của mình với Kim lại cho Vân, về mặt lý thì lời thề kia nàng không phải thực hiện nữa, thế nhưng sau đó thì nàng vẫn nhớ Kim, vẫn dằn vặt mình ~ đó là nàng tình nghĩa, là nàng thủy chung.

-Mối tình với Thúc Sinh: có kẻ nói đây là mối tình đáp nghĩa đền ơn, nhưng thực ra không phải vậy. Nó cũng xuất phát từ tình yêu. Khi mối quan hệ kia về lý đã được dứt bỏ thì việc nàng đến với TS là có thể châp nhận, đúng đạo nghĩa. Yêu Thúc Sinh song nàng vẫn yêu cả Kim Trọng, đại loại là nguyện giữ mối tình bền chặt với cả 2 chàng, không có gì gọi là "được mới nới cũ" ở đây sất ~> vẫn chung thủy :-"


Mối tình với TSinh: sự chia tay giữa Kiều Sinh là do hoàn cảnh ép buộc dựa trên chủ nghĩa 50 -50 hai bên cùng lợi. (Kiều mà ở lại thì mang tiếng quyến rũ chồng người, không những thế cả Kiều cả Từ Hải đều bị đay nghiến và hành hạ ) Kiều ra đi là giải pháp tình thế duy nhất trong một sự tiến thoái lưỡng nan, ra đi ở đây vừa là giải thoát cho mình, vừa là giải thoát cho người yêu ~> tình nghĩa. Về sau báo ơn báo oán nàng nhớ đến Thúc Sinh, đó chẳng phải là chung thủy thì là gì :))



Mối tình với Từ Hải: gặp Hải lúc chôn thân chốn thanh lâu, tình Thúc Sinh thì đã dứt, tình với Kim Trọng thì không dám nghĩ tới, yêu Từ Hải cũng là cái lẽ thường tình. Lúc Từ Hải chết, nàng mặc tên bay giữa trận mạc quỳ xuống ôm xác Hải, rồi liền đấy thì tự tử ~> ân tình chung thủy là ở chỗ đấy

Có ba người yêu thì người nào nàng cũng yêu hết mình, cũng hi sinh hết mình, luôn nhớ tới, luôn nghĩ tới ~> nàng chung thủy




Dựa vào định nghĩa của các từ ngữ quy định trong từ điển thì là thế. Tuy vậy, nếu đánh giá dựa trên chuẩn mực dân gian người phụ nữ lấy chữ trinh làm đầu thì Kiều hoàn toàn không có khả năng trở thành một người tình thủy chung, tình nghĩa ĐÚNG NGHĨA.



@ Đề này cho ra để cà khịa nhau thôi, vía các ông phê bình e cũng không đưa ra được giải đáp thỏa đáng :))


Kính chào. Viết xong comment này tớ khá là mệt mỏi =))
Ý kiến cá nhân nhé (Có thể bị ảnh hưởng từ những luồng tư tưởng thuyết phục mới và kế tiếp =)) )
Chúc vui.
 
F

freakie_fuckie

Còn câu cuối hôm qua còn bỏ sót =))

5,Cảnh chia tay giữa người quốc sắc,kẻ thiên tà trong hội đạp thanh chiều xuân ấy được Nguyễn Du viết:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt thaPhân tích và làm rõ nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều.


Nghệ thuật tả cảnh ở đây thì là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình thôi :)
Hầu hết các câu tả cảnh trong thiên truyện Kiều đều không thuần túy tả thiên nhiên mà còn lồng ghép cả cảm xúc nữa, vì thế nên, cứ khi nào đề bài đưa một câu thơ tả cảnh ra thì cứ chém đẹp nó là tả cảnh ngụ tình là ăn điểm 8-} *nói nhỏ*



Phân tích: [Qua loa đại khái thôi =)) Nói nhiều lòi đuôi d-ốt ra thì ngượng lắm :p]

Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha


Cái hay của câu thơ tả thiên nhiên này là ở giá trị tạo cảnh (tức sắp xếp và tái hiện khung cảnh) đi đôi với giá trị tâm lý (tức dựng lại, tái hiện lại diễn biến tâm lý). Nói một cách khái quát, tạo hình là để tạo tình - lấy cảnh thiên nhiên làm phương tiện gửi gắm xúc cảm của con người.
Lại một câu thơ nửa hở nửa che, nửa nạc nửa mỡ. Nếu bạn Gà muốn biết nó hở, nó che ở chỗ nào thì tham khảo những cái này ;))

Hẳn là từ lâu, đến với Truyện Kiều, người Việt Nam vẫn có thú chơi, thi nhau chọn và giải thích câu Kiều nào hay nhất (chứ không phải hay duy nhất). Và dĩ nhiên là đã có nhiều cách chọn. Không ít người đã chọn 2 câu:
Dưới câu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Hai câu thơ này hay là ở giá trị tâm lý đi đôi với giá trị tạo cảnh và tạo hình là để tạo tình. Nguyễn Du viết hai câu thơ này là nhằm gói lại cái chuyện Kim Kiều vừa gặp nhau buổi đầu đã chớm nở một mối tình trong sáng tuyệt trần. Có điều, đây đang là “tình trong”, chưa phải “tình ngoài”: “Tình trong như đã mặt ngoài còn e” đó mà nói ra là Kim Kiều đã yêu nhau thì quả là tồ, chẳng tế nhị gì. Nguyễn Du thiên tài – mà ở ông, trước hết là có một khả năng vào bậc thánh trong việc nhận thức và phản ánh tâm lý con người trong sáng tạo nghệ thuật, sẽ không bao giờ, dù là một lần, sa vào sự thô thiển đó. Ông đã gói chuyện lại bằng hai câu thơ tả cảnh mà riêng hình thức tả cảnh này đã là một sự thích ứng không thể nào hơn với trạng thái “tình trong” kia. Nguyễn Du đã lấy cái kín, để nói cái kín, nhưng đâu phải kín bưng, kín mít để không ai hiểu ra chuyện gì trong đó nữa? Với Nguyễn Du, trong trường hợp này, kín mà vẫn hở. Thế mới thành chuyện. Trong hai câu thơ tả cảnh này, cái độ “trong veo” của giòng “nước chảy” dưới cầu kia là gì? Những cành liễu bên cầu có lá dài, mềm như tơ rủ xuống, bóng liễu ban chiều ngả dài hòa quyện với giòng nước “trong veo” xuôi chảy, chập chờn “thướt tha” và không đứt kia là gì? Từ đâu ra ? Nếu không phải là từ cái “tình trong như đã mặt ngoài còn e” trong sáng tuyệt trần đó.

Thêm vào đó, Nguyễn Du còn dùng cảnh làm nền cho cuộc gặp gỡ Kim Kiều khiến cho cuộc tình của họ càng thêm thơ mộng. Nơi đây có cánh đồng cỏ xanh, có khóm hoa đẹp, có cây cầu nhỏ, có giòng nước chảy, có liễu buông tơ.
Và khi cuộc tình vừa nẩy nở giữa Kim và Kiều thì cảnh sắc thiên nhiên bỗng như cùng rung động để chia sẻ cái hạnh phúc ngọt ngào với nhân vật. Dưới mắt Kiều lúc này, dòng nước bỗng “trong veo “, tơ liễu và bóng chiều bỗng “thướt tha”. Nói đúng hơn, Nguyễn Du đã dùng hình ảnh ,màu sắc của thiên nhiên để diễn tả đời sống nội tâm phong phú của nhân vật. Nhờ đó ta khám phá ra rằng Kiều đang yêu đời, và tình yêu của Kiều đối với Kim trong sáng quá, thanh khiết quá, dạt dào quá; nó chính là tình yêu ban đầu của tuổi trẻ rất đỗi bồng bột, hồn nhiên, đồng thời cũng rất lãng mạn và lý tưởng.

Nếu hình ảnh “trong veo” của dòng nước chảy, hình ảnh “thướt tha” của tơ liễu bay bay theo gió, của bóng chiều quyến luyến, vương vấn trên mấy nhành liễu đã chia sẻ và phản ảnh niềm hạnh phúc ngọt ngào, niềm hy vọng chứa chan của Thuý Kiều trên đường về ; thì ta cũng có quyền tưởng tượng tiếng nhạc rung rinh của chiếc lục lạc đeo quanh cổ ngựa ,và tiếng vó câu nện đều đều trên mặt đường cũng đã chia sẻ, cũng đã phản ảnh tiếng lòng rộn ràng yêu đương và niềm hy vọng dạt dào của Kim Trọng trên đường trở lại gia trang.



 
G

ga_cha_pon9x

Đề thi HSG huyện tớ:(

Câu 1(4 điểm):Cảm nhận cái hay trong khổ:
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
Câu 2(6 điểm):Trong bài thơ "Con cò" của nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con."
Ý thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 3(10 điểm):Nói về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du,có ý kiến cho rằng:"Trong Truyện Kiều,Nguyễn du đã rất tài tình trong việc khắc hoạ nhân vật.Nhưng tác giả không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài,với ông,tả ngoại hình là để giúp cho người đọc hình dung rõ hơn bản chất,tính cách bên trong của nhân vật"
Bằng hiểu biết của em về các nhân vật :Thúy Vân,Thúy Kiều,Mã Giám Sinh hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Mới thi tuần trước đớ:(
 
F

freakie_fuckie

Câu 1(4 điểm):Cảm nhận cái hay trong khổ:
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
Câu 2(6 điểm):Trong bài thơ "Con cò" của nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con."
Ý thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 3(10 điểm):Nói về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du,có ý kiến cho rằng:"Trong Truyện Kiều,Nguyễn du đã rất tài tình trong việc khắc hoạ nhân vật.Nhưng tác giả không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài,với ông,tả ngoại hình là để giúp cho người đọc hình dung rõ hơn bản chất,tính cách bên trong của nhân vật"
Bằng hiểu biết của em về các nhân vật :Thúy Vân,Thúy Kiều,Mã Giám Sinh hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Mới thi tuần trước đớ:(

:Nói về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du,có ý kiến cho rằng:"Trong Truyện Kiều,Nguyễn du đã rất tài tình trong việc khắc hoạ nhân vật.Nhưng tác giả không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài,với ông,tả ngoại hình là để giúp cho người đọc hình dung rõ hơn bản chất,tính cách bên trong của nhân vật"
Bằng hiểu biết của em về các nhân vật :Thúy Vân,Thúy Kiều,Mã Giám Sinh hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề gì lởm thế này =))

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"

Đi sâu vào mấy chữ "chờn vờn", "ấp iu", "nồng đượm", "nắng mưa" vv..
Phân tích ra là ăn điểm :) Cảm nhận cái đẹp hay phân tích thì nó cũng thế cả thôi :|
Cái này thì tớ không biết viết :p Nhưng sách vở nói đầy r`, hén :))


Bài 3
Nếu yêu cầu của bài văn là câu ghép có cấu trúc không những...mà còn thì phương pháp làm bài là dùng 2 ý của 2 vế câu mà làm luận điểm =))
Mở.
-Giải thích nhỏ nhận định.
-Nêu nhận xét chung : nói chung là nêu nhận xét về mối quan hệ tương quan gắn bó giữa thế giới ngoài (hướng ngoại) và thế giới trong (hướng nội) trong bút pháp khắc họa nhân vật của Nguyễn Du.
- Nxét riêng rẽ từng khía cạnh, chứng minh kèm dẫn chứng qua 2 luận điểm
~> Tả vẻ ngoài : Lấy dẫn chứng qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều ( tên nó thế hén :-S), và đoạn trích MGS mua Kiều (lạy chúa, tưởng mấy ổng của sở cho bài này cuốn gói khỏi phân phối chương trình lâu r` mà :-S )
~> Qua vẻ ngoài để tả vẻ trong
Vẫn dựa vào các đoạn trên
Vân Kiều : vẻ đẹp hài hòa giữa vẻ ngoài và vẻ trong, dung nhan và phẩm cách, ngoài đẹp thế nào thì trong đẹp như thế =)) , xinh và thông minh, lịch sự, thanh tao, nhã nhặn, vv
Sinh: không đứng đắn, không tử tế, mang bản chất đáng ghê tởm của thằng phàm phu tục tử, của phường lừa người ta để làm trò này này nọ nọ . ="=

*nên chú trọng đi sâu vào ngôn ngữ nhân vật nữa, đó là khía cạnh quan trọng của thế giới phi nội tâm mà =)), đặc biệt là với chàng Mã

~ Tổng kết lần cuối. Bình + thêm dẫn chứng ngoài (hoặc có thể dẫn chứng ngoài lồng vào luôn trong quá trình cming cũng được 8-}

Kết.

~~~~~~~~~

Đề bọn mày sôi tiết nhỉ @.@ MGS mua Kiều Sở giảm tải mà =)) Cuộc thi cho những thằng "phản bộ" chắc :-SS

Đề của bọn tao là truyện ngắn nói về "giá trị của đau khổ" , bắt chứng minh dài 2 trang giấy thi.
Bài 2 :
Bình giảng văn 9 có viết:
Ánh trăng mang dáng dấp của một câu chuyện ngụ ngôn, đơn sơ giản dị mà bao hàm nhiều ý nghĩa.
Dựa vào bài Ánh trăng làm sáng tỏ nhận định :-<

Tham khảo nhé =))


Biến :| Cái keyboard ghẻ quá nên ngại viết nhiều =)) Vừa bấm vừa chọc phát mệt :-<

Kính cụ Gà =))




 
G

ga_cha_pon9x

:"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"

Đi sâu vào mấy chữ "chờn vờn", "ấp iu", "nồng đượm", "nắng mưa" vv..
Phân tích ra là ăn điểm :) Cảm nhận cái đẹp hay phân tích thì nó cũng thế cả thôi :|
Bổ sung tí,còn phân tích điệp t "một bếp lửa" nữa.
Cái này thì tớ không biết viết :p Nhưng sách vở nói đầy r`, hén :))


Bài 3
Nếu yêu cầu của bài văn là câu ghép có cấu trúc không những...mà còn thì phương pháp làm bài là dùng 2 ý của 2 vế câu mà làm luận điểm =))
Mở.
-Giải thích nhỏ nhận định.
-Nêu nhận xét chung : nói chung là nêu nhận xét về mối quan hệ tương quan gắn bó giữa thế giới ngoài (hướng ngoại) và thế giới trong (hướng nội) trong bút pháp khắc họa nhân vật của Nguyễn Du.
- Nxét riêng rẽ từng khía cạnh, chứng minh kèm dẫn chứng qua 2 luận điểm
~> Tả vẻ ngoài : Lấy dẫn chứng qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều ( tên nó thế hén :-S), và đoạn trích MGS mua Kiều (lạy chúa, tưởng mấy ổng của sở cho bài này cuốn gói khỏi phân phối chương trình lâu r` mà :-S )
~> Qua vẻ ngoài để tả vẻ trong
Vẫn dựa vào các đoạn trên
Vân Kiều : vẻ đẹp hài hòa giữa vẻ ngoài và vẻ trong, dung nhan và phẩm cách, ngoài đẹp thế nào thì trong đẹp như thế =)) , xinh và thông minh, lịch sự, thanh tao, nhã nhặn, vv
Sinh: không đứng đắn, không tử tế, mang bản chất đáng ghê tởm của thằng phàm phu tục tử, của phường lừa người ta để làm trò này này nọ nọ . ="=

*nên chú trọng đi sâu vào ngôn ngữ nhân vật nữa, đó là khía cạnh quan trọng của thế giới phi nội tâm mà =)), đặc biệt là với chàng Mã

~ Tổng kết lần cuối. Bình + thêm dẫn chứng ngoài (hoặc có thể dẫn chứng ngoài lồng vào luôn trong quá trình cming cũng được 8-}

Kết.

~~~~~~~~~

Đề bọn mày sôi tiết nhỉ @.@ MGS mua Kiều Sở giảm tải mà =)) Cuộc thi cho những thằng "phản bộ" chắc :-SS
Học hết,ko sót bài nào:|

Đề của bọn tao là truyện ngắn nói về "giá trị của đau khổ" , bắt chứng minh dài 2 trang giấy thi.
Bài 2 :
Bình giảng văn 9 có viết:
Ánh trăng mang dáng dấp của một câu chuyện ngụ ngôn, đơn sơ giản dị mà bao hàm nhiều ý nghĩa.
Dựa vào bài Ánh trăng làm sáng tỏ nhận định :-<

Phân tích ba phần chính:
-Trăng với con người trong quá khứ(tình nghĩa,tri kỉ)
-Trăng với con người bây giờ(trăng bị lãng quên,lu mờ)
-Cái giật mình thức tỉnh của nhà thơ(Cái này nên phân tích kĩ nhất để làm rõ cái nhận định ở đề bài)
Đề này nghe quen vô đối,cơ mà chẳng biết đã đọc ở đâu rồi:-<


Ngắn gọn,ko súc tích :|
 
F

freakie_fuckie

-Trăng với con người trong quá khứ(tình nghĩa,tri kỉ)
-Trăng với con người bây giờ(trăng bị lãng quên,lu mờ)
-Cái giật mình thức tỉnh của nhà thơ(Cái này nên phân tích kĩ nhất để làm rõ cái nhận định ở đề bài)


Nếu chỉ cần thế này thôi thì đề này đâu dành cho hsg hả Gà =))
Phân tích thế nào cho chặt chẽ và hòa hợp với nhận định chứ 8-}

Đề này nghe quen vô đối,cơ mà chẳng biết đã đọc ở đâu rồi

Câu nhận định lấy ở cuốn Bình giảng văn 9 của ông Lê Bảo mà =)) Nếu mày đọc bài phân tích tác phẩm Ánh trăng trong đấy r` thì sẽ thấy quen thôi =)) Tao cũng ..quen nhưng mà không biết :( Vào phòng thi chẳng biết viết gì hết á =))

Bổ sung tí,còn phân tích điệp t "một bếp lửa" nữa.

Mày nói rõ đi há :) *cười duyên*


Học hết,ko sót bài nào

Nghe nói việc "cắt giảm" được "cả nước hóa" kia mà nhỉ :-? Rõ khổ :-S
 
F

freakie_fuckie

Re.

Gà tình hình dạo này để mấy cái avatar rất cà khịa nhau nhé =)) Trông avatar của Gà thực vừa Gà vừa thiểu 8-}

Hôm nay biết điểm vòng 2 r` nè 8-} Đội sổ tóp 13 :)) May mắn một tý :) Không thì ngỏm =))
Mà btw. lạy chúa, thằng ngồi chễm trệ quán quân là một giai chính gốc nhé :) Trai mà lại giỏi văn thế chẳng biết. Vừa sợ vừa ghê =))


Nhờ vả Gà cái này này:

Bài 6đ : Chọn một trong 3 đề:
Đề 1:
"Mỗi người đều nhận được 2 thứ GD: một thứ là do người khác truyền lại cho mình, một thứ khác quan trọng hơn nhiều là do chính mình tự tạo cho mình."
(Phỏng theo Từ điển Lời hay ý đẹp, Nxb Thanh Niên tr 605)​
Từ câu nói trên hãy tạo một văn bản nghị luận khoảng 600 từ bàn về việc tự giáo dục 8->.

Đề 2:
"Hành trang cần thiết nhất của 1 con người trong cuộc đời là lòng can đảm và đức tính trung thực".
Em hãy viết một bài văn nghị luận có độ dài khoảng 2 trang giấy thi để bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến trên.


Đề 3:
CÁI NHIỆT KẾ VÀ MÁY ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ​

Bạn có biết sự khác biệt giữa cái nhiệt kế và máy điều hòa nhiệt độ không?

Cái nhiệt kế đơn thuần chỉ cho chúng ta biết nhiệt độ của từng vùng riêng biệt. Ví dụ như cái nhiệt kế của bạn đang chỉ 35 độ C, và bạn đem nó vào trong phòng lạnh có nhiệt độ là 28 độ C thì nó sẽ thay đổi chỉ số của mình để phù hợp với nhiệt nhiệt độ của phòng là 28 độ C. Cái nhiệt kế luôn điều chỉnh để hòa hợp với nhiệt độ của môi trường xung quanh.

Còn máy điều hòa nhiệt độ thì ngược lại, nó điều chỉnh nhiệt độ trong phòng. Nếu trong phòng đang có nhiệt độ là 28 độ C và máy điều hòa được cài đặt ở 20 độ C thì chẳng bao lâu, nhiệt độ trong căn phòng sẽ là 20 độ C phù hợp với chỉ số của máy điều hòa.
(Bài học làm người - NXB Trẻ,2006)

Vậy trong cuộc sống, bạn sẽ là cái nhiệt kế hay là máy điều hòa nhiệt độ?


Bài 14 điểm :
Nói về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, nhà thơ Huy Cận có lần tâm sự: "Tôi coi đây là một khúc tráng ca"
Hãy trình bày cảm nhận của em về "khúc tráng ca" của Đoàn thuyền đánh cá.
 
S

satthiendk1

Câu 1 (2 điểm)
Cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du ở hai câu thơ (miêu tả nỗi lòng Kiều khi rơi vào Lầu xanh) sau đây có gì đặc biệt? Hãy phân tích ý nghĩa của cách sử dụng ấy:
Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?
Câu 2 (8 điểm)
Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau:
a. Chiến tranh phong kiến. b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ. c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh). Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả.
Ghi chú: Học sinh cần phân tích, xem xét từng đối tượng cụ thể. Đối tượng được xác định là mục tiêu phê phán chính cần bàn bạc kĩ hơn.
mình có một số đề học sinh giỏi văn lớp 9 nè
ĐỀ SỐ I:
cảm nhận vẻ đẹp cảnh ra khơi trong các câu sau
khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
dân trai tràng bơi thuyền đi đánh cá.
chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
(quê hương - Tế Hanh)
" Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
sóng đã cài then đêm sập cửa.
đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
câu hát căng buốm cùng gió khơi."
(Đoàn thuyền đấnh cá- Huy Cận)
câu 2: ý nghĩa của tình yêu thương
câu 3:
dựa vào cốt truyện cổ tích vợ chàng Trương nhưng "chuyện người con gái Nam Xương" đã khẳng định được những sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ. Bằng hiểu biết của em về thiên truyện thứ 16 trong tập " truyền kì mạn lục" của nhà văn, hãy làm sáng tỏ những sáng tạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm đó.
đề 2:
câu 1:
cảm nhận về ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong tác phẩm " chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyến Dữ
câu 2:
hãy cùng bạn em hướng tới trường học thân thiện
câu 3:
văn học hiện đại Việt Nam từ năm 1945- 1975 có sự kết hợp hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn. Bằng hiểu biết của em về một số tác phẩm văn học trong chưng trình ngữ văn 9 hãy làm sáng tỏ
chúc mấy bạn trúng đề !
 
N

nhi_hoangson

Phân tích bài " Đoàn thuyền đánh cá" để chứng minh cho nhận định sau: " Sự hoà hợp giữa thiên và con người trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã làm nên 1 bức tranh đẹp về cuộc sống mới ở miền Bắc trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội
 
C

c0_p3_dang_iu

ai có đề thi HSG môn văn ở Thái Nguyên Đại Từ thì poss lên cho em xem với nha!!!
 
M

myhearthuyen98

các bạn có đề văn phân tích nào tổng hợp về văn học Việt Nam không ?
 
Last edited by a moderator:
H

hoconnetna

Đề thi HSG lớp 9

Đây là đề thi thử HSG của trường mình mình Đăng lên cho các bạn cùng tham khảo nè!!
Thời gian làm bài là 120 phút
Câu 1(2đ); chuyển các lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp ?
a) Thầy giáo dặn cả lớp mình:'' Sắp đến kì thi hết cấp, các em cần chăm học hơn nữa''
b) Cụ Giáo đã từng nghiêm khắc dặn học trò :'' Lễ là tự lòng mình.Các anh trọng thầy thì các anh hãy làm như lời thầy dạy''
Câu 2(5đ): ''Tư tưởng nhân đạo trong văn học đã phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn mà chế độ phong kiến bộc lộ sự khủng hoảng trầm trọng, như ở thế kỉ XVII- nửa đầu thế kỉ XIX''
Hãy trình bày những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong văn học giai đoạn này( minh họa thông qua truyện Kiều của Nguyễn Du)
Câu 3(3đ): ý nghĩa nhan đề''bài thơ về tiểu đội xe không kính''
Câu 4(10đ): Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong 2 tác phẩm:Đồng Chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duâtf
 
C

chuxu_lovesuju

chị ơi mấy cái đề thi trên có lời dàn ý không chỉ giúp e câu 2 về vũ nương vs câu đấy hơi khó
 
H

hotboy_kuken_9x

Câu 1 : Tiếng tích tắc của đồng hồ trong đêm khuya
câu 2: Cảm nhận về thiên nhiên và con người trên Sapa qua tác phẩm Lặng lẽ sapa của Nguyễn Thành Long
 
G

goodgirla1city

Đề thi HSG tỉnh môn Ngữ Văn tỉnh Hải Dương năm 2010-2011

Câu 1: (2đ)
Trong truyện ngắn "Lặng lẽ SaPa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, điều gì đã góp phần củng cố thêm nhận thức của nhân vật họa sĩ về giới hạn của nghệ thuật so với cuộc đời? ;)

Câu 2 (3đ) Suy nghĩ của em về mẩu chuyện sau
Chiếc bình nứt​
Một người Ấn độ thường dùng 2 chiếc bình lớn để gánh nước từ suối về nhà.Một trong 2 cái bình đó bị nứt và khi về đến nhà nước trong bình đã vơi đi một nửa.Cái bình nứt luôn buồn bã khổ sở vì khiếm khuyết của mình.Một ngày nọ cái bình nứt nói với chủ của mình:
- Tôi thấy thật xấu hổ khi không làm tròn công việc.Vì tôi mà ông phải làm việc cực nhọc hơn.
Người gánh nước nói bằng giọng cảm thông:
- Trên đường về ngươi có để ý những luống hoa xinh đẹp dọc đường không?Ngươi có thấy hoa chỉ mọc ở phía đường của ngươi mà không phải ở phía bên kia không?Ta đã biết khiếm khuyết của ngươi nên ta đã gieo những hại giống hoa bên đó và mỗi ngày ngươi đã tưới nước cho chúng.Hai năm qua, ta đã hái những bông hoa này để tặng mọi người và làm đẹp cho căn nhà của chúng ta. :)&gt;-
Phỏng theo"Hạt giống tâm hồn"​

Câu 3 (5đ) :)
Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh, em hãy làm rõ ý kiến sau:
Với Sang thu, Hữu Thỉnh đã làm mới cho thơ thu​
 
Last edited by a moderator:
G

goodgirla1city

Trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, đồng tiền là nhân vật không mang gương mặt nhưng có thế lực vô cùng ghê gớm.Bằng các đoạn trích đã học và đọc thêm (Trong chương trình Ngữ Văn 9) em hãy chứng minh "thế lực ghê gớm của đồng tiền"

Đây là một trong số những câu trong đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2002-2003 mình thấy hay nên post lên cho các bạn tham khảo... :)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-
 
Last edited by a moderator:
B

bongbottuyet

đề thi HSG văn

1):
Suy nghĩ của em về câu nói:
"Không nỗi đau đứt lá sao làm nổi nhành mai"
2)
Khi nói về bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá",nhà thơ Huy Cận có nói :"Tôi gọi đó là một khúc tráng ca".
Từ hiểu biết của em về bài"ĐTĐC",hãy làm rõ ý kiến trên
3)
Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Hêlen Keller:
"Tôi đã khóc vì không có dày để đi cho đến khi tôi thấy một người không có chân để đi dày"
 
S

summerdelight

Câu I ( 4 điểm )
Bàn về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, nhà thơ Nga, Maiacốpxki có viết:
Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.
Em hiểu gì về ý kiến trên? Hãy phân tích một vài dẫn chứng để làm sáng tỏ.

Câu II ( 6 điểm )
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?
…………. ( Dẫn theo Ngữ văn 9 – tập một –tr 160 )
1. Theo em, người bạn kia sẽ trả lời như thế nào?

2. Hãy viết bài văn ngắn ( không quá 01 trang giấy làm bài ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.


Câu III ( 10 điểm )
Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng : “ Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh”.
Em hãy chọn một trong hai truyện ngắn sau để lý giải điều đó:
1. Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ;

2. Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
 
S

summerdelight

Câu 1 (4,0 điểm)
Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:
Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
(Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)
Câu 2 (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp hai đoạn thơ sau:
…Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con…
(Con cò- Chế Lan Viên, Ngữ văn 9, Tập hai)
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát…
(Nói với con- Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai)
 
L

lililovely

Câu I ( 4 điểm )
Bàn về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, nhà thơ Nga, Maiacốpxki có viết:
Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.
Em hiểu gì về ý kiến trên? Hãy phân tích một vài dẫn chứng để làm sáng tỏ.

Câu II ( 6 điểm )
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?
…………. ( Dẫn theo Ngữ văn 9 – tập một –tr 160 )
1. Theo em, người bạn kia sẽ trả lời như thế nào?

2. Hãy viết bài văn ngắn ( không quá 01 trang giấy làm bài ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.


Câu III ( 10 điểm )
Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng : “ Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh”.
Em hãy chọn một trong hai truyện ngắn sau để lý giải điều đó:
1. Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ;

2. Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
Câu II ( 6 điểm )
1." Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người".
2.st
Trong cuộc sống có lẽ ai cũng cần đến sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ từ những người xung quanh để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Và cũng không ít lần ta thất vọng vì những việc làm sai trái của bè bạn, người thân. Bạn nên làm gì trong những hoàn cảnh đó? Hãy tha thứ, quên đi những hận thù và phải luôn ghi nhớ công ơn của những người đã giúp đỡ bạn, người đã mang đến cho bạn cuộc sống tươi đẹp ngày hôm nay. Đó cũng chính là ý nghĩa giáo dục mà câu chuyện " Lỗi lầm và sự biết ơn" muốn gửi đến chúng ta.

" Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người".Đó là câu nói của người bị miệt thị trong câu chuyện. Thật vậy, câu nói đã mang đến cho người đọc, người nghe rút ra được bài học kinh nghiệm sống đẹp cho bản thân.


Điều mà anh chàng bị miệt thị ghi lên cát là lần anh bị người bạn tốt nhất miệt thị. Đó đúng là một kỷ niệm buồn, đáng quên đi. Anh ta đã ghi lên cát để điều đó bị xóa nhòa theo thời gian, bị cát vùi lấp đi cũng như sẽ tan biến dần trong lòng người. Còn khi người bạn tốt nhất của anh đã cứu anh thì điều đó được khắc lên đá, điều đó sẽ không bao giờ bị xóa nhòa cũng như điều tốt đẹp một khi đã đi sâu vào lòng người thì sẽ không bao giờ quên." Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá". Đó là câu cuối chuyện mà tác giả muốn gửi đến chúng ta. Đúng vậy, hãy biết quên đi sự hận thù, đừng mang nó trong lòng, hãy biết ghi nhớ ân nghĩa. Có như vậy chúng ta mới có thể sống đẹp và thấy cuộc đời này có ý nghĩa hơn.


Vậy nỗi buồn đau là gì mà ta phải ghi nó lên cát? Nỗi buồn là khi em bé bị ốm, gia đình khát khao có tiếng cười của em... Nỗi buồn là khi ông nội tôi qua đời, là khi đứa cháu bé bỏng ngày nào vẫn được ông thương yêu, chiều chuộng khóc sưng cả mắt vì nhớ ông... Hay nỗi buồn chỉ đơn giản là khi bị mẹ mắng vì làm sai, là khi bị điểm kém và hối hận vì đã đi chơi không lo học bài... Hàng ngày ta gặp phải nhiều nỗi buồn đau, bất hạnh và nhiều khó khăn thử thách trong cuộc sống. Nhưng hãy nhìn về phía tương lai đừng để những nỗi buồn giày vò bạn. Vì thế, hãy quên đi những nỗi buồn đau đã làm khổ bạn và tiếp tục bước đi.


Bạn biết không hậu quả ghê gớm và tai hại nhất do nỗi buồn gây ra chính là sự thù hận. Ta thù hận những người đã làm cản trở bước tiến trên con đường sự nghiệp mà ta hàng mơ ước. Ta thù hận những người bạn đã chế giễu ta chỉ vì ta sinh ra trong một gia đình nghèo. Hay ta hận những người đã chà đạp lên tình cảm trong trắng của lứa tuổi học trò, chúng đưa ra làm trò cười là đề tài chế giễu của những kẻ ngu ngốc. Bạn đừng nghĩ rằng sự thù hận chỉ là những ghen tức ở trong lòng, mà nó chính là thứ vũ khí sắc bén nhất cho những tội ác. Nó dẫn ta lấn sâu vào con đường tội lỗi. Và dường như cái đích của sự thù hận chính là khi ta đã " trả thù" cho những người đã gieo dắt vào trong long ta sự thù hận đó chính là những tội ác không thể tha thứ được. Và đau khổ hơn nữa, khi ta đã đi đến cái đích cuối cùng thì không chỉ đối phương hay nói cách khác là kẻ thù của ta bị tổn thương mà ngay cả bản thân mình cũng tan nát.


Thay vì luôn nhớ tới nỗi buồn và thù hận bạn hãy khắc ghi những ân nghĩa trong lòng. Vậy bạn có biêtd ân nghĩa là gì? Ân nghĩa là khi ta nhận từ bố món quà sinh nhật, là khi cầm trên tay quả khế do tay bà vun trồng. Ân nghĩ là những hành động thể hiện sự biết ơn được nhắc trong bài thơ " Biết ơn":


Ăn một đĩa muống
Nhớ người làm ao,
Ăn một quả đào
Nhớ người vun gốc,
Ăn một con ốc
Nhớ người đi mò,
Sang đò
Nhớ người chèo chống,
Nằm võng
Nhớ người mắc dây,
Đứng mát gốc cây
Nhớ người vun xới.


Ghi nhớ ân nghĩa là hành động thể hiện sự biết ơn, kính trọng người đã giúp đỡ mình, đó là một nghĩa cử cao đẹp làm tâm hồn mình trong sáng hơn. Đối với mỗi người ghi nhớ ân nghĩa trước hết là với những người đã sinh thành dưỡng dục hay cưu mang mình, đó là những người không thể thiếu trong cuộc đời mình. đặc biệt công lao của cha mẹ- người đã sinh ra và dạy dỗ ta nên người có lẽ không có giấy bút nào ghi hết:



Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.


Đó là công ơn của mẹ, của những người phụ nữ nông dân, sự hi sinh đó là vì con cái, vì một tương lai tươi sáng hơn. Bên cạnh đó, chúng ta phải ghi nhớ ân nghĩa của mọi người xung quanh, của thầy cô, bạn bè. Họ luôn có mặt bên cạnh ta, an ủi chia sẻ những lúc ta gặp phải chuyện buồn hay có những niềm vui. Thầy cô luôn hết mình dạy dỗ cho ta những điều hay lẽ phải để sau này trở thành người có ích cho xã hội. Thầy cô như người chèo đò đưa ta đến bến bờ hạnh phúc. Phải biết ghi lòng tạc dạ những công ơn của thầy cô. Thật đáng xấu hổ cho những kẻ không biết trân trọng điều này!


Ân nghĩa còn là thủy chung với chính mình, với quá khứ đã qua, phải luôn nhớ về những kỉ niệm đẹp, hay những ngày nghèo khó đã trôi qua để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn trong tương lai. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn với những người đã góp công xây dựng và bảo vệ đất nước để ta được sống trong một đất nước độc lập, tự chủ. Trong thực tế mỗi người dân Việt luôn nhớ tới ngày giỗ Tổ Hùng Vương- Tổ tiên của người Viẹt đã có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước:


Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giổ Tổ mùng 10 tháng 3.


Trong những ngày toàn dân đang hân hoan chào mừng đại lễ " 1000 năm Thăng Long- Hà nội" hãy hướng về cội nguồn của mình, về thủ đô Hà Nội thân yêu và làm những công việc thiết thể hiện lòng biết ơn, ghi nhớ ân nghĩa.


Qua câu chuyện " Lỗi lầm và sự biết ơn" và những việc làm thiết thực trong đời sống hãy rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân để hướng tới một tương lai tốt đẹp đang chờ đón bạn. Phải biết quên đi nỗi dau buồn và sự thù hận, ghi nó lên bãi cát và luôn ghi nhớ ân nghĩa để nó được khắc ghi lên đá, trong lòng người. Và hãy nhớ rằng một trái tim khỏe mạnh là một trái tim luôn hướng về lòng nhân đạo, niềm vui và không có chỗ cho sự hận thù.


Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tương lai đang rộng mở phía trước hãy sống hết mình vì mọi người và đừng bao giờ quên những ân nghĩa mà mọi người đã làm cho mình. Đừng làm mất thời gian cho nỗi buồn và sự hận thù để thấy cuộc sống mới tươi đẹp và có ý nghĩa làm sao.
 
Top Bottom