[Văn 8] - Nhớ rừng

I

inxinh46

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ai giúp em phân tích bài thơ này với cô giảng hay quá trời mà...em hổng hiểu gì:D

------------
Anh thay đổi tên bài viết một chút em nhé!
Chú ý quy định về đặt tên bài viết trong Diễn đàn, uki em ;)
Tham khảo cách đặt tên:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?goto=newpost&t=37038


XEM THÊM
Cùng tham khảo một số nội dụng hay về bài thơ "Nhớ rừng" - Thế Lữ
Topic 1: https://diendan.hocmai.vn/threads/nho-rung.132892/
Topic 2: https://diendan.hocmai.vn/threads/nho-rung.235382/
Topic 3: https://diendan.hocmai.vn/threads/van-8-nho-rung.204799/
 
Last edited by a moderator:
K

khanhvy1215

uhm! Mình làm giúp cho nha!
đây là bài thơ mượn lời con Hổ để nói lên tâm trạng buồn của tác giả khi mất nước! cũng giống như hổ, khi lìa xa rừng nó sẽ buồn và nhớ đến lúc xưa khi nó còn ở trong rừng, tác giả trong tâm trạng buồn khi nc' mất nhà tan
híc! mình học chưa hết nên ko viết tiếp đc!
 
K

kally_05

a)nổi căm hờn và niềm uất hận
khổ 1:ko gian tù hãm kéo dài,nổi nhục bất bình đè nặng
khổ 4:vườn bách thú giả dối,vô hồn,nhỏ bé
-->trạng thái bức bối,ưu uất kéo dài,chán ghét tồn tại,tù túng,tầm thường,giả dối,khao khát đc sống thật,tự do
b)nổi nhơ 1 thời oanh liệt:
khổ 2:
_cảnh sơn lâm:
+bóng cả,cây già,tiếng gió gào ngàn,giọng nguồn hét núi
+điệp từ"với",động từ
-->súc sống tiềm ẩn mãnh liệt giũa núi rừng bí ẩn
_hình ảnh chúa tể
_từ ngữ gợi tả hình dáng:bước chân dõng dạc,lượm tấm thân,vờn bóng,mắt thần đã quắc
-->lẫm liệt,uy nghiêm
khổ 3:-không gian:những đêm,những ngày mưa,những bình minh,những chiều
-cảnh sắc:đêm vàng,ngày mưa,bình minh,nắng gội,chiều lênh láng
-->rực rỡ,sôi động,hùng vĩ,bí ẩn
-đại từ"ta"dc lặp lại nhiều lần cùng với câu cảm thán"than ôi!........còn đâu"
-->nhạc điệu rắn rỏi,khí phách làm chủ nhấn mạnh bộc lộ trực tiếp nổi tiếc nuối cuộc sống tự do
c)khao khát giấc mộnh ngàn:
-không gian: oai linh,hùng vĩ nhưng là một không gian trong mộng
-các câu cảm thán :hoi oai....hùng vĩ
hỡi cảnh ...............ta ơi
-->nổi tiếc nhớ cuộc sống tụ do,sống thật,mãnh liệt nhưng đau xót bất lực



***Ngoài ra bn cÓ thể tham khảo ở trang web:http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=205921&cm_id=249201#249201
 
Last edited by a moderator:
C

cuncon2395

cún có trang này ko biết có giúp đc bạn hok: http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/458132
bạn đọc bài này coi nhaz:
Bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ thực chất là một tuyên ngôn của chủ nghĩa lãng mạn, không chấp nhận cái tầm thường...

Sự đa tầng, đa nghĩa thường làm cho thơ giàu sức khái quát và cũng là thuộc tính tất yếu làm cho thơ có thể thành thi phẩm bất hủ. Sụ lay động và lấp lánh của thơ thường loé lên, toả sáng từ nhiều tầng cảm xúc. Phải chăng chính những cảm xúc hợp lý vẫn cứ mở rộng thơ ra về kích cỡ để tạo nên từng nét thơ, hoặc cả dung mạo một bài thơ bất tử? Đọc "Nhớ rừng" của Thế Lữ chừng như nhiều thế hệ đã nhận định như vậy...

Xưa nay, sự bí mật và kỳ vĩ của thơ ca thường khởi nguyên từ bút pháp rất dung dị mà đậm chất hàm súc. Chỉ một "lốt" hổ trong "Nhớ rừng", Thế lữ cũng đã tạo ra biết bao tầng nghĩa rất khác nhau, biến con hổ trong thơ hoá thân thành muôn hình vạn trạng của muôn điều suy tưởng từ những "gốc rễ" nhận thức rất riêng của từng người đọc.

Với Thơ Mới, Thế Lữ không luận chiến mà ông ung hoành dùng ngọn bút của chủ nghĩa lãng mạn để lột tả cái khí phách của vị chúa sơn lâm khi bị hãm mình trong "cũi sắt".

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Thơ cũ giam mình trong lốt hổ, nhà thơ tả hổ sa cơ bằng bút pháp và kích cỡ vung ngang, chém dọc rất tự nhiên, ngẫu hứng, sắc bén bằng tố chất mới lạ của Thơ Mới?

Nếu trước đó, nhà thơ miền Nam Đông Hồ đã ví thơ cũ như "Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi", cũ về màu sắc đặt định, cũ cả về kích thước của cảm xúc... thì giờ đây Thế Lữ không muốn chỉ ra hết tất thảy nhược điểm của thơ cũ. Trái lại, chừng như ông nhìn thấy hồn thơ cũ vẫn còn âm vang trong Thơ Mới, có điều nó được diễn đạt thoải mái hơn, tự do hơn. Con hổ bị giam nhưng vẫn cố ánh lên thứ khí phách phi thường bằng đặc chất của chủ nghĩa lãng mạn qua những ngôn từ cực mạnh của của "gió rừng", của "giọng nguồn hét núi", của những động từ dữ dội: "thét, dõng dạc, cuộn, quắc...":

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.

"Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi" phải chăng là câu thơ làm cho mãnh lực phi thường của chúa sơn lâm trước muôn loài vụt tan biến... mọi oai linh? Bởi quyền uy đó chẳng có gì để đối chứng, để xác tín chăng? Cái siêu phàm chợt đồng nghĩa với nỗi cô đơn? Trong bài thơ "Hi Mã Lạp Sơn" Xuân Diệu chừng như cũng chỉ ra điều đó:

Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
(.....)
Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta
Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!

Phải chăng hình ảnh hổ bị giam là một ẩn dụ về sự độc đáo trong khuôn khổ của thơ cũ, cũng chính là một thứ độc đoán tự giam mình? Khuôn khổ thơ hay là chiếc "cũi sắt" giam hổ trong thơ:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

"Đâu... đâu... đâu...?" điệp động liên hồi về một quyền năng chỉ còn trong hoài niệm của hổ. Sự khuôn định, niêm luật khắt khe chưa hẳn là thế mạnh của thơ cũ, ngược lại nó gò bó thơ cũ. Nhưng tính súc tích, cô đọng về ngôn từ của thơ cũ vẫn có thể vận dụng để làm giàu đẹp cho Thơ Mới. Yêu tự do, muốn vượt mọi khuôn định, nhưng sự dài dòng, khuynh hướng viết "thoải mái", "tràng giang" nhất địng không thể là thế mạnh của Thơ Mới, mà nó đã vấp phải trong giai đoạn sơ khai.

Phải chăng ngoài sự thắng lợi của Thơ Mới, vị chủ tướng Thế Lữ vẫn còn rất trân trọng với thơ cũ về năng lực đậm đặc và súc tích của nó? Nếu như vậy, "Nhớ rừng" của Thế Lữ đã mở ra triển vọng cho Thơ Mới về cả hai cực: tiến tới sự phóng khoáng của ngày mai trong sự kế thừa, chắt lọc bao tinh túy của cái hôm qua?
 
B

bupbe_dautay

Tớ tóm tắt sơ lược nhé.....
Đoạn 1:Tâm trạng của con hổ ở vườn Bách Thú:
- Cảnh ngộ và thân phận của hổ: Bị qiam cầm trong cũi sắt, bị làm trò chơi....
=> Mất tự do, nhục nhã.
+> Tâm trạng, nỗi niềm:
Gậm 1 khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông......
=> Từ ngữ, hình ảnh táo bạo, giàu sắc thái, tâm trạng của con hổ là căm buồn, u uất, dồn nét, chất chứa, chán ngắt vì cuộc sống vô vị....
Đoạn 2, 3; Nỗi nhớ rừng của con hổ
- Cảnh sơn lâm
- Bóng cả, cây già
-Gió gào ngàn
- Giọng nguồn, hét núi dữ dôi...
=> Hình ảnh phóng khoáng, hùng vĩ, câu thơ trải rộng, mạch thơ cuồn cuộn chảy, âm hưởng hào hùng, thiết tha nênm đây là cảnh phi thường nhất trong nôix nhớ của con hổ
+> Bóng dáng của hổ: Ta bước chân lên..
Lượn tấm thân....
Vờn...quắc...>>> Miêu tả+ kể, tả gần để chọn những đường Nét tiêu biểu..
=> Hổ oai phong , lẫm liệt, dungzx mãnh và thong dong tuyệt đối!
Giọng điệu: hào hùng, thể hiện được thái độ tự hào, thoả mãn
- Hổ nhớ cuộc sống tự do: Đêm vàng bên bờ suối......Chiều lênh láng.....
4 khung cảnh ở 4 thời điểm # nhau, khung cảnh nào hiện lên cũng rất ấn tượng, khi êm ả, lãng mạn, khi dữ dội, bi hùng, nhưng ở khung cảnh nào, hổ cũng ngự trị.
- TÂm trạng của hổ: Nào đâu....Ghét những....>>> Câu hỏi tu từ , các câu cảm thán diễn tả nỗi đau buồn, nuối tiếc tột cùng quá khứ.....
- Đoạn 4: Cảnh hiện tại
Hoa chăm, cỏ xén...
Dăm vừng lá......
Cảnh ở đây đơn điệu, tẻ nhạt tầm thường>> Giọng điệu: Giễu cợt, mỉa mai....
Đoạn 5: Lời nhắn gửi của Hổ:
Giọng điệu: cảm thán, thống thiết
=> Nỗi căm uất vì mất tự do
Lời nhắn gửi: Sự gắn bó thuỷ chung với non nước cũ>>> Nuối tiếc chốn rừng xanh, muốn được tự do
=> NT: Giọng điệu tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thể thơ 8 chữ, hình thức câu thơ mở rộng, dồi dào cảm xúc, hình ảnh phóng khoáng, sống động, chọn hình tượng thơ giàu ý nghĩa
ND: Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách Thú để diễn tả lòng sâu kín của nhà thơ với lớp người VN ở những năm 30 đầu thế kỉ XX nói lên nỗi khao khát, cháy bỏng, chán ghét cao độ cảnh tầm thường, tù túng....!
 
M

mstm04

uhm! Mình làm giúp cho nha!
đây là bài thơ mượn lời con Hổ để nói lên tâm trạng buồn của tác giả khi mất nước! cũng giống như hổ, khi lìa xa rừng nó sẽ buồn và nhớ đến lúc xưa khi nó còn ở trong rừng, tác giả trong tâm trạng buồn khi nc' mất nhà tan
híc! mình học chưa hết nên ko viết tiếp đc!
Theo mình tâm trạng của con hổ lúc bị nhốt ở vườn bách thú chỉ có NÉT TƯƠNG ĐỒNG với nỗi niềm của người dân mất nước thủa ấy,Thế Lữ cũng 0 có ý định viết về nỗi niềm mất nước đâu bạn ạ (SGK đã dùng từ "tâm sự gần gũi" mà bạn!!!!!!!!!!!):cool::p
 
L

laban95

Thế Lữ viết về nỗi niềm đất nc đó bn. Đã nói Thế Lữ mượn lời con hổ đề diễn tả tâm trag mà. bn coi kĩ ghi nhớ đi
 
M

mstm04

Thế Lữ viết về nỗi niềm đất nc đó bn. Đã nói Thế Lữ mượn lời con hổ đề diễn tả tâm trag mà. bn coi kĩ ghi nhớ đi
Thế Lữ mượn lời con hổ để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng......(SGK).Ở bài này SGK 0 hề nói hay gợi ý về điều này( bn có thể tìm thêm sách tham khảo,mình nghĩ cng 0 có sách nào viết Thế Lữ viết về nỗi niềm mất nc đâu).Hôm đó cô giáo mình giảng rất kĩ và luôn nhắc đi nhắc lại điều này(mình sẽ xem lại cẩn thận rồi viết lại sau:D) À các bạn có thể TL lại câu 4 SGK giúp mình 0???Thank!!!!!
 
L

laban95

ờ. để mình coi lại. bn nói câu 4 của bài nhớ rừg à? mình chỉ có ý kiến thui. chứng minh dài lắm, mình chĩ nói các ý chính thôi ^^
Ca ngợi tài năng sử dụng ngôn ngữ tiếng việt của Thế Lữ
CM: qua cách miêu tả hình tượng con hổ bị giam cầm, miêu tả hình tượng con hổ giữa rừng núi và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính, âm điệu dồi dào
 
C

connhagiau_ht

de i ma1

bai nay cua nha tho THe Lu . nha tho da muon loi mot con ho de noi ve canh nhan dan viet nam nhu the! bi kim han den muc duong cung ! hay ching ccac nha tho cung fai bi buoc troi trong su kim han ! day la mot bai tho hay tieu bieu cua nha tho the lu ! nho do ma nha tho dc bit den ! bai chia lam 5 doan 1-4 / 2 /3/5 moi doan mang mot noi dung khac nhau
:)>-@};- CHUC HOC TOT HON VS Y KIEN NHO!
_____________
Chú ý viết có dấu !
 
Last edited by a moderator:
C

connhagiau_ht

NGAY MAI TROI LAI SANG!^^ dung vay mot ngay moi la mot niem vui / hay song, hay vui, hay huong tron cuoc doi du bi gio ko thạnh cong nhung mai co the! bi gio buon mai vui-co the! HAY BIET SONG-BIẺT VI MINH!
 
T

trangphenh

nhớ rừng

Cùng với Xuân Diệu, Vũ Đình Liên, .... Thế lữ đã mang một làn gió mới trong thi ca việt nam. Làn gió ấy mang tên thơ mới .khác với thơ cũ . thơ mới không theo quy tắc cũ ,phá luật hoàn toàn , câu chữ o quy định o theo luật trắc bằng 'mới ' trong cả âm điệu lẫn cách thể hiện . Hồn của 'người lữ khách trần gian' ấy dồi dào và lãng mạn, thợ của ông dội vào lòng người , mang một sức hút kì lạ . Trong số những bài thơ của ông , 'Nhớ rùng ' là bài thơ tiêu biểu nhất góp phần tạo nên chiến thắng huy hoàng của thơ mới sau này.
'Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua'
Nếu thay từ gậm băng từ 'ngậm' có lẽ có lẽ sẽ o thể hiện đc tâm trạng con hổ ở đây.Con hổ cứ nhai mãi nghiến ngấu nỗi cạm hờn ấy nhưng dường như cái khối đó o những nhỏ đi mà lại lớn dần lên theo năm tháng . Căm hờn , một thứ ttrừu tượng đã đc cụ thể hóa thành một sự vật . Chúa sơn lâm o thể làm gì khác hơn là ôm cái khối ấy ngồi gặm . =((
Ôi đáng thương thay vị chúa tể ! Mất tự do trong chiếc cũi sắt , anh hùng chiến bại thành thú vui của con người với con mắt bé nhỏ . Hổ phải chịu chung chuồng với bọn hèn kém (gấu dở hơi , báo chuồng) , rời bỏ thực tại tù đày và sống trong kí ức thủa xưa
Trên đây là phân tích đoạn 1 , tui mới viết phân tích bài này lần đầu mong bà con sửa chữa để bài hay hơn :-SSmong bà con cho í kiến để tui rút kinh nghiệm để có chí viết tiếp
 
N

ngocthinhdan

)nổi căm hờn và niềm uất hận
khổ 1:ko gian tù hãm kéo dài,nổi nhục bất bình đè nặng
khổ 4:vườn bách thú giả dối,vô hồn,nhỏ bé
-->trạng thái bức bối,ưu uất kéo dài,chán ghét tồn tại,tù túng,tầm thường,giả dối,khao khát đc sống thật,tự do
b)nổi nhơ 1 thời oanh liệt:
khổ 2:
_cảnh sơn lâm:
+bóng cả,cây già,tiếng gió gào ngàn,giọng nguồn hét núi
+điệp từ"với",động từ
-->súc sống tiềm ẩn mãnh liệt giũa núi rừng bí ẩn
_hình ảnh chúa tể
_từ ngữ gợi tả hình dáng:bước chân dõng dạc,lượm tấm thân,vờn bóng,mắt thần đã quắc
-->lẫm liệt,uy nghiêm
khổ 3:-không gian:những đêm,những ngày mưa,những bình minh,những chiều
-cảnh sắc:đêm vàng,ngày mưa,bình minh,nắng gội,chiều lênh láng
-->rực rỡ,sôi động,hùng vĩ,bí ẩn
-đại từ"ta"dc lặp lại nhiều lần cùng với câu cảm thán"than ôi!........còn đâu"
-->nhạc điệu rắn rỏi,khí phách làm chủ nhấn mạnh bộc lộ trực tiếp nổi tiếc nuối cuộc sống tự do
c)khao khát giấc mộnh ngàn:
-không gian:eek:ai linh,hùng vĩ nhưng là một không gian trong mộng
-các câu cảm thán :hoi oai....hùng vĩ
hỡi cảnh ...............ta ơi
-->nổi tiếc nhớ cuộc sống tụ do,sống thật,mãnh liệt nhưng đau xót bất lực
 
N

nhungpro_196

Qua hình tượng con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, Thễ Lữ đã lồng tâm sự của mình vào bài thơ: Tâm sự của những con người mất nước, phải sống trong cảnh tù túng, không có tự do.
Phân tích:
- Đoạn 1 và 4 : Cảnh con hổ bị nhốt trong vường Bách Thú: buông xuôi( "ta nằm dài trông ngày tháng dần qua"), tuyệt vọng, nhức nhối,căm hờn( căm hờn đã kết lại thành khổi, thành tảng đề nặng lên tâm hồn của con hổ, trước giờ nó vồn là chúa tể mà bây giờ phải chịu ngang bầy vời "bọn gấu dở hơi" "cặp báo vô tư lự"- đó là một nỗi nhục nhã), nó chán ghét những cảnh giả dối, tầm thường( "hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng", "Dòng nước đen..."...).
- Đoạn 2 và 3: Nó hồi tưởng lại thời xưa kia khi còn là "Chúa tể của muôn loài" với cảnh rừng núi hoang vu, bí hiểm với những cảnh rừng núi bốn mùa thay đổi- hùng vĩ,... => Nhưng đó chỉ là quá khứ, là những hoài niệm về một thời xưa không còn nữa (" Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?").
 
D

deltafoce11

Ngay từ đầu khi mới xuất hiện trên thi đàn văn học, phong trào Thơ Mơi đã đánh dấu cho sự đổi thay lớn lao của nền thi ca dân tộc. Để có được những sự thay đổi lớn lao ấy , đó là sự đóng góp miệt mài và say mê của hàng loạt cây bút với hồn thơ lãng mạn và giàu cảm xúc. Một trong những cây bút xuất sắc có mặt ngay từ lúc ban đầu là Thế Lữ. Rất nhiều tác phẩm của ông đã góp phần to lớn cho sự phát triển của Thơ Mới mà tiêu biểu nhất là tác phẩm Nhớ Rừng. Ở trong Nhớ Rừng , Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.
Trong những ngày đầu mới ra đời, phong trào Thơ Mới đã có những sự phát triển trong cả phong cách và nội dung. Trên các chặng đường phát triển, Thơ Mới đã dần giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ có tính “phi ngã” của thi ca cổ điển. Các nhà thơ đã khám phá thế giới bằng chính những giác quan, những cảm xúc rất thực của mình. Đó cũng là lúc xuất hiện cái tôi rõ nét trong thơ. Ở đó là sự vươn lên của những cảm xúc mãnh liệt của con người vượt thoát khỏi thực tế khách quan. Chính vì vậy Thơ Mới có khuynh hướng thoát ly thực tại, thể hiện tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực trạng xã hội. Qua đó, Thơ Mới cũng đã bộc lộ sự phản kháng gay gắt trước thực tại tầm thường giả dối, tù túng giam hãm ước mơ con người.
Cùng chung thái độ phản kháng ấy, Thế Lữ đã viết nên những dòng thơ đầy tâm trạng trong bài Nhớ Rừng. Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình. Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Tất cả hình ảnh đuợc nhắc đến trong bài đều là không gian xoay quanh cuộc sống của con hổ. Thực tế là con hổ đang bị giam hãm trong một cũi sắt và nó cảm nhận cuộc sống của mình chứa đựng những u uất ngao ngán trong cảnh giam hãm tù túng, những cảnh “tầm thường giả dối” ở vườn bách thú. Chính vì thế, nó cảm thấy tiếc nhớ về quá khứ oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ. Đó là hai cảnh tượng hoàn toàn trái ngược nhau giữa thực tại và dĩ vãng.
Hổ vốn là loài vật được xem là chúa tể của muôn loài, nhưng nay vì sa cơ mà phải chịu sống cảnh “nhục nhằn” trong cũi sắt. Không gian cuộc sống của vị chúa tể rừng xanh đã bị thu hẹp và từ nay bị biến thành một “trò lạ mắt”, một “thứ đồ chơi” trong con mắt mọi người. Đối với nó, cuộc sống bây giờ đã trở nên vô vị nhạt nhẽo bởi đang phải sống nơi không tương xứng với tư cách của một vị chúa sơn lâm.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Hổ đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích. Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc “giống hùm thiêng” cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Ông ba – mươi đã tỏ thái độ khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người “ngạo mạn ngẩn ngơ” chỉ biết “giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”. Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với “bọn gấu dở hơi”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”! Làm sao chịu được cảnh sống cam chịu chấp nhận số phận của những “người bạn” đồng cảnh ngộ. Đó là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…
Con hổ đã tiếc nhớ về thuở “hống hách” nơi “bóng cả cây già”. Đó là nỗi nhớ đau đáu về nơi rừng thẳm. Nhớ rừng là tiếc nhớ tự do, nhớ về “thời oanh liệt”, là nhớ về cái cao cả, chân thực, tự nhiên . Ở chốn nước non hùng vĩ ấy, con hổ đang ngự trị một sức mạnh giữa cuộc đời. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Những gì nó cần phải làm là khiến mọi vật đều phải nể sợ thuần phục. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấmthân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi
Vẻ đẹp thật sự của hổ là đây! Từng bước chân, từng tấm thân ,từng ánh mắt đã khơi gợi lên một vẻ vừa dũng mãnh uy nghi vừa nhẹ nhàng uyển chuyển. Trong từng hành động, loài mãnh thú kia đã cho mọi vật thấy được sức mạnh tuyệt đỉnh khiến cho tất cả phải “im hơi”. Cuộc sống tự do giữa chốn rừng thẳm mãi mãi là một điều rất cao quý. Ở đó hổ thực sự được hưởng một cuộc sống tươi đẹp mà thiên nhiên đã dành cho. Đó là những thời khắc mãnh hổ đang “say mồi”, đang ngắm sự đổi thay của “giang sơn”, đang say giấc và đang muốn chiếm lấy riêng “phần bí mật” . Nó đã được thoải mái trong chính giang sơn của mình và khẳng định giá trị thật sự của cuộc sống với những khung cảnh lộng lẫy tươi đẹp nên thơ và cũng đầy sức quyến rũ. Nhưng bây giờ , tất cả cũng chỉ còn là những hoài niệm thuộc về quá khứ. Hổù chẳng bao giờ còn được chứng kiến những cảnh “đêm vàng bên bờ suối”, được nhìn thấy cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, được nghe thấy tiếng chim ca, được đắm mình trong cảnh “bình minh cây xanh nắng gội”, được đợi chờ “chết mảnh mặt trời” của những buồi chiều “lênh láng máu sau rừng”. Những cảnh ấy chỉ để lại trong con hổ những cảm giác tiếc nuối, ngậm ngùi trong sự xúc động mạnh mẽ, dồn dập của những câu hỏi đau đớn xót xa. Nỗi nhớ miên man tuôn trào với cảm xúc về quá khứ tươi đẹp đã khép lại giấc mơ huy hoàng rong một tiếng than thảm thiết:
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu
Được sống lại với những ký ức tươi đẹp ở chốn núi rừng hùng vĩ, hổ chợt nhận ra sự tầm thừơng giả dối của những khung cảnh nơi nó đang sống. Trong cái nhìn ngạo nghễ của hổ là những cảnh “không đời nào thay đổi”, những cảnh đơn điệu nhàm chán do con ngưới sửa sang và cố đòi “bắt chước”. Chúa tể rừng xanh đã tỏ thái độ khinh miệt, chán chường trước những cảnh vật nhỏ bé thấp kém của những sự giả dối nhân tạo. Đó không phải là nơi xứng đáng để sống của một đấng thống lĩnh. Dẫu có cố gắng sửa sang thì đó cũng chỉ là những “dải nước đen giả suối chẳng thông dòng” len dưới những “mô gò thấp kém” , là những “hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng” không có gì là “bí hiểm” “hoang vu”. Những cảnh sống ngụy tạo ấy khiến cho hổ càng tiếc nhớ chốn “ngàn năm cao cả âm u”.
Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng. Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn “nước non hùng vĩ”. Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về “giấc mộng ngàn to lớn”. Vị chúa mất ngôi đã khẩn cầu để được mãi sống trong những ký ức, những hoài niệm của những vẻ đẹp một đi không trở lại:
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi
Nỗi lòng của hổ là tâm sự của chàng thanh niên Thế Lữ. : mơ về cuộc sống tươi đẹp đã qua trong quá khứ. Đó cũng là tinh thần chung của hầu hết các bài thơ của Thế Lữ cũng như trong phong trào Thơ Mới, mang theo khát khao của con người muốn được sống chính là mình.
Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, “tâm bệnh của thời đại” bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng .
Giàu cảm hứng lãng mạn và cảm xúc mãnh liệt, Nhớ Rừng đã lan toả một hồn thơ hối thúc và nhiều hình ảnh thơ đầy ấn tượng miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng. Thành công của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tuởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.
 

Ngọc Bùi 12345

Vì học sinh thân yêu! Cựu Admin
Thành viên
23 Tháng ba 2018
934
4,156
396
27
Hải Dương
Trường THPT Đoàn Thượng
Chào cả nhà,
:Chuothong47:Chuothong47:Chuothong47
Chương trình học của lớp 8 tuần này hẳn sẽ là nội dung "Nhớ rừng" - Thế Lữ, cùng nhau tìm hiểu bài viết để học tốt hơn các bạn nhé!!!!
Chúc các bạn ôn tập vui vẻ!
:Chuothong46:Chuothong46:Chuothong46
 
Top Bottom