Văn 11 Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu

nguyenngoc 17

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng chín 2021
25
16
6
20
Cà Mau
THPT Chuyên PNH
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi ( bài Đại cáo Bình Ngô ) , Nguyễn Đình Chiểu ( bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc ) anh / chị cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa của hai nhà thơ này ?
 
  • Like
Reactions: Bùi Nhi

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi ( bài Đại cáo Bình Ngô ) , Nguyễn Đình Chiểu ( bài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc ) anh / chị cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa của hai nhà thơ này ?
Chào bạn ! Mình sẽ tiếp nhận bài này nha !
*Giới thiệu đôi nét về các tác giả, tác phẩm
+ Nguyễn Trãi ( 1380 - 1442), chẳng những là một nhà văn, nhà thơ có những đóng góp đáng kể cho nền văn học Trung Đại Việt Nam mà còn là người có công trạng rất lớn trong các cuộc chiến chống quân xâm lược. Đại Cáo Bình Ngô là một trong những điểm sáng nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi. Là bài thơ thể hiện rõ ràng nhất tinh thần nhân đạo nhà thơ Nguyễn Trãi - Đó là sự hòa quyện giữa nhân nghĩa và yêu nước, giữa ý chí sôi sụt, câm thù, quật cường trước bọn giặc ngoại xâm với lòng yêu dân, yêu nước, yêu lẽ phải công lý và sự tự do.
+ Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm tiêu biểu cho bộ phận thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu. Lần đầu tiên người anh hùng nông dân yêu nước chống ngoại xâm đã bước vào tác phẩm văn học Việt Nam với vẻ đẹp rực rỡ nhất.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc của dân tộc khóc cho người nông dân anh hùng đã hi sinh trong chiến đấu đuổi giặc thù ra khỏi quê hương. Qua tiếng khóc ấy, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng được tượng đài nghệ thuật mang tính bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm. Điều này đã tạo nên tinh thần nhân đạo của ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu.
=> Hai nhà thơ có những nét tương đồng và gần gủi như sau:
- Tinh thần yêu nước, thái độ câm thù bọn giặc ngoại xâm và tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất trong kháng chiến trường kì.
- Thái độ tôn trọng, tiếc thương với những lớp người đã ngã xuống hi sinh vì lý tưởng cao đẹp, vì chân lý, vì lẽ phải và lòng tự cường dân tộc.
- Chủ nghĩa yêu nước thương dân - mong cho nhân dân có được một cuộc sống yên bình ấm no và hạnh phúc; lên án sự tàn khóc của những cuộc chiến tranh phi nghĩa:
+ Đại cáo Bình Ngô :Nguyễn Trãi lên án, vạch trần những tội án của giặc Minh, từ cướp bóc đánh thếu, đến giết những người dân vô tội một cách dã man và rùng rợn.
+ Văn tế Nghĩa sĩ Cần Guộc : Câm ghét sâu cay những tội ác của thực dân Pháp và đau xót trước những diễn cảnh điêu tàn của cạnh vật, cảnh tang thương, mất mát của gia đình những người nghĩa sĩ.
+ Khẳng định tinh thần dân tộc, sự quả cảm và ý chí kiên cường của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền hòa bình độc lập nước nhà
→ Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại
Bạn tham khảo bài làm nhé
Còn thắc mắc gì cứ hỏi nha
Chúc bạn học tốt!
 
Top Bottom