Tại sao??

B

babycute1997

Văn học dân gian với tính truyền miệng là 1 hình thức tồn tại "an toàn"

Văn học dân gian ra đời khi chữ viết chưa xuất hiện. Vì thế, để lưu dữ những tác phẩm văn học thời này, người ta đã dùng phương pháp truyền miệng để truyền lại cho đời sau, cho ng khác.
Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng miệng cho người khác. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
Vào thời gian này, chỉ có cách truyền miệng là hữu hiệu nhất
 
H

hellobabie

Văn học dân gian với tính truyền miệng là 1 hình thức tồn tại "an toàn"

Văn học dân gian ra đời khi chữ viết chưa xuất hiện. Vì thế, để lưu dữ những tác phẩm văn học thời này, người ta đã dùng phương pháp truyền miệng để truyền lại cho đời sau, cho ng khác.
Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng miệng cho người khác. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
Vào thời gian này, chỉ có cách truyền miệng là hữu hiệu nhất

Cảm ơn bạn..
Nhưng thật sự mình vẫn chưa thấy được cái " AN TOÀN " trong câu trả lời của bạn.
Bạn có thể giải thích cho mình biết "AN TOÀN" trong câu hỏi ý muốn nói gì đc ko?
 
T

thuyhoa17

Vì truyền miệng thì truyền qua truyền về nó sẽ dễ gắn bó với nhau. VHDG phục vụ sinh hoạt cộng đồng đúng chứ? Vậy thì truyền miệng sẽ là hình thức nhanh nhất và... vui nhất ^^.
Đỡ mất công sức ngồi viết ra nữa.
Thời đó "bán mặt cho trời bán lưng cho đất" còn chưa có cơm mà ăn chứ ai rảnh mà ngồi chép thơ, chép văn ra nữa, nói nhanh nói lẹ mà đi làm chứ :).
Giống như cái thời chưa có internet, điện thoại di động thì người ta gửi cho nhau bằng thư tay, mỗi thời kỳ nó phát triển theo một cách thức khác nhau tương ứng với trình độ phát triển của thời kỳ đó.

p/s: Câu hỏi hay đấy! :)
 
Last edited by a moderator:
M

mia_kul

Theo ý tớ, thì tính truyền miệng là hình thức tồn tại "an toàn" của VNDG trong thời kì phong kiến. Như cta thấy, nội dung của văn học dân gian thường hướng tới đời sống, với những nội dung kiểu như phê phán xã hội, lấy triều đình ra mua vui,... thì việc có tác giả đích danh, có nội dung không thay đổi thì có thể thể loại VHDG sẽ k còn được lưu truyền đến ngay nay.

Vấn đề thứ hai nữa là do tác giả thường là những người nông dân không hề biết chữ, vì thế truyền miệng là hình thức duy nhất : )
 
B

babycute1997

Nếu bạn chưa hiểu rõ từ an toàn thì mình có thể nói thế này:
+ An toàn vì vào thời gian này chữ viết chưa ra đời ( truyền miệng để lưu lại )
+ An toàn vì VHDG thường đc xuất hiện trong các buổi sinh hoạt cộng đồng: về một số tập tục thói quen vv ....( Nói là chính)
+ An toàn vì con ng thời kỳ này dễ tiếp thu và dễ dàng nhớ hơn khi truyền = miệng
+ An toàn vì nó phù hợp với con ng+ hoàn cảnh nơi đó
 
Top Bottom