MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ HAY VÀ KHÓ

L

loveyouforever84

153 said:
Ka(CH3COOH) = 1,75.10(mũ)-5 ;
Kb( HNO2) =4,0.10(mũ)-4 . nếu hai axít có nồng đọ mol bằng nhau và ở cùng nhiệt độ , khi quá trình điện li ở trang thái cân bằng , đánh giá nào là đúng ?
A. [H+ ] CH3COOH > [H+] HNO2
B. [ H+ ] CH3COOH <[H+]HNO2
C. pH (CH3COOH ) < pH ( HNO2)
d. [ CH3COO-] > [NO2-]
Đáp án B. [ H+ ] CH3COOH <[H+]HNO2
Giải : So sánh Ka, vì hai chất cùng nồng độ, đều là đơn axit nên chất nào có Ka lớn hơn
thì khả năng phân li (độ điện li) sẽ mạnh hơn (HA <---> H+ + A-) => [H+] lớn hơn !
 
1

153

loveyouforever84 said:
153 said:
Ka(CH3COOH) = 1,75.10(mũ)-5 ;
Kb( HNO2) =4,0.10(mũ)-4 . nếu hai axít có nồng đọ mol bằng nhau và ở cùng nhiệt độ , khi quá trình điện li ở trang thái cân bằng , đánh giá nào là đúng ?
A. [H+ ] CH3COOH > [H+] HNO2
B. [ H+ ] CH3COOH <[H+]HNO2
C. pH (CH3COOH ) < pH ( HNO2)
d. [ CH3COO-] > [NO2-]
Đáp án B. [ H+ ] CH3COOH <[H+]HNO2
Giải : So sánh Ka, vì hai chất cùng nồng độ, đều là đơn axit nên chất nào có Ka lớn hơn
thì khả năng phân li (độ điện li) sẽ mạnh hơn (HA <---> H+ + A-) => [H+] lớn hơn !

cảm ơn thầy nhìu nhìu !!!!
em hiểu một chút rùi
 
L

loveyouforever84

153 said:
độ điện li của hai dung dịch ấy ạ !
Gọi độ điện li là a
Xét TH tổng quát, nồng độ đầu của axit là C (M)
Xét sự phân li : HA <---> H+ + A- ; Ka
Nồng độ đầu:---C----------0-----0
Phân li:---------a.C--------aC---aC
Cân bằng:----C(1-a)------aC---aC
Hằng số CB: Ka = [H+].[A-]/[HA] => Ka = (aC)^2/[C(1-a)]
Do các axit thường rất yếu nên a << 1 => 1-a =1
Vậy Ka = (a^2)C => a =(K/C)^1/2
Tức a tỉ lệ thuận với Ka => axit nào có Ka lớn hơn thì có độ điện li lớn hơn !
 
S

soosdden

loveyouforever84 said:
soosdden said:
cho em hỏi
số kim loại trong muối là bao nhiêu?
Em chú ý này: "muối kép" thì có nghĩa là tạo ra từ 2 cation thôi (có thể là cation kim loại hoặc amoni) !
em cũng nghĩ như thế
1 cái là amoni
1 là kl hóa trị 3 (tính ra dc)
RNH4(SO4)2
nhưng lúc tính thấy có vấn đề
Phần 2 khi cho vào Ba(OH)2 dư thì kết tủa sau khi nung ngoài không khí nếu tính cả khối lượng BaSO4 thì khối lượng kim loại trái với phần 1
 
S

soosdden

Xét phần 1 :
kết tủa có chứa Ba,ko tác dụng với HNO3 --> SO42-
số mol SO4 = 9,32/233 = 0,04
xét phần 2 thì số mol NH4 = 0,02
bảo toàn điện tích trong muối thì có kl hóa trị 3
thay vào lạ hoắc
trừ khi muối này lại là muối ngậm nước :D
 
S

soosdden

A!!!
Đúng là muối ngậm nước,sao mình hâm thế nhỉ=))
xét phần 2
bảo toàn khối lượng --> R2O3 = 1,6 g
số mol là 0,01 ---> R là Fe
muối là FeNH4(SO4)2.12 H2O
chắc chắn ko sai :D
 
S

soosdden

sao thầy toàn ra muối ngậm nước thế ?
Em nghĩ nên lập Topic là muối ngậm nước (1 dạng riêng)
Còn nếu có dạng khác thì lại lập Topic khác lấy tên dạng đó (cho dễ tìm kiếm, lại có hướng để nghĩ)
:D
 
L

loveyouforever84

soosdden said:
sao thầy toàn ra muối ngậm nước thế ?
Em nghĩ nên lập Topic là muối ngậm nước (1 dạng riêng)
Còn nếu có dạng khác thì lại lập Topic khác lấy tên dạng đó (cho dễ tìm kiếm, lại có hướng để nghĩ)
:D
Tại đây là một dạng mà các em còn chưa quen (đúng hơn là ít chú ý), và mình lấy nó từ một bài báo mà mình viết (Tạp chí Hóa học và Ứng dụng)
Dạng bài này hay gặp trong đề HSG !
Bài này em làm đúng rồi, nhưng có thể viết chi tiết các bước suy luận ra ko ?
 
A

ancksunamun

hòa tan hết vào H2O 10,95g hhX gồm Na2Co3 NaHCo3 và NaCl, trong 3 muối này chỉ có 1 muối ngậm H2O ta thu đc d d A chia nó thành 2 faanf = nhau:
p1 td với 70ml HCL 1M.sau đó thêm 1 lượng dư AgNO3 thu 11,48g kết tủa.
P2 thêm 50ml đ NaOH 1M và 1 lượng dư BaCl .lọc bỏ kết tủa.để trung hòa phần H2O lọc cần 25ml HCL 1M
tính m muối khan ,vieets công thức mỗi muối
 
S

soosdden

loveyouforever84 said:
Bài này em làm đúng rồi, nhưng có thể viết chi tiết các bước suy luận ra ko ?
Em làm như sau:
Phần 1 kết tủa là kết tủa bền,ko bị hòa tan trong HNO3 --> BaSO4 số mol là 0,04
Phần 2 tính ra số mol NH4+ = 0,02

nhận xét : số mol SO4 = 2 số mol NH4 nên muối có dạng RNH4(SO4)2 --> R hóa trị 3

Giả sử muối ko ngậm nước
Ta có 2 cách để chứng minh giả sử sai:
C1 : 9,64 = 0,02.(18+R+96.2) --> R = 272 ,R hóa trị 3 (loại)
C2 xét phần 2 có khối lượng R2O3 là 10,2 - 9,32 = 1,6 g ---> khối lương muối ban đầu nhỏ hơn 1,6 + 0,04.96 + 0,02.18 = 5,8 < 9.64 ---> loại

Vậy muối ngậm nước

ta có số mol kl là 0,02 mol --> số mol oxit là 0,01 mol,khối lượng oxit là 1,6g -->R là Fe
thay vào 9,64g ta dc FeNH4(SO4).12H2O
:D
 
S

soosdden

ancksunamun said:
hòa tan hết vào H2O 10,95g hhX gồm Na2Co3 NaHCo3 và NaCl, trong 3 muối này chỉ có 1 muối ngậm H2O ta thu đc d d A chia nó thành 2 faanf = nhau:
p1 td với 70ml HCL 1M.sau đó thêm 1 lượng dư AgNO3 thu 11,48g kết tủa.
P2 thêm 50ml đ NaOH 1M và 1 lượng dư BaCl .lọc bỏ kết tủa.để trung hòa phần H2O lọc cần 25ml HCL 1M
tính m muối khan ,vieets công thức mỗi muối

bài này thiếu dữ kiện
chính xác thì P1 tác dụng vừa đủ với 70ml HCl mới chuẩn :D

giải trong từng phần:
Na2CO3.H2O : 0,0225 mol
NaHCO3 : 0,025 mol
NaCl 0,01 mol
 
L

loveyouforever84

soosdden said:
loveyouforever84 said:
Bài này em làm đúng rồi, nhưng có thể viết chi tiết các bước suy luận ra ko ?
Em làm như sau:
Phần 1 kết tủa là kết tủa bền,ko bị hòa tan trong HNO3 --> BaSO4 số mol là 0,04
Phần 2 tính ra số mol NH4+ = 0,02

nhận xét : số mol SO4 = 2 số mol NH4 nên muối có dạng RNH4(SO4)2 --> R hóa trị 3

Giả sử muối ko ngậm nước
Ta có 2 cách để chứng minh giả sử sai:
C1 : 9,64 = 0,02.(18+R+96.2) --> R = 272 ,R hóa trị 3 (loại)
C2 xét phần 2 có khối lượng R2O3 là 10,2 - 9,32 = 1,6 g ---> khối lương muối ban đầu nhỏ hơn 1,6 + 0,04.96 + 0,02.18 = 5,8 < 9.64 ---> loại

Vậy muối ngậm nước

ta có số mol kl là 0,02 mol --> số mol oxit là 0,01 mol,khối lượng oxit là 1,6g -->R là Fe
thay vào 9,64g ta dc FeNH4(SO4).12H2O
:D
Chà được đó, lời giải của em còn ngắn hơn của mình !
Cố gắng lên !
 
L

loveyouforever84

soosdden said:
Khó hơn nữa nhé !

Bài 4. Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại M trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 1,64 lít khí B (đo ở 27oC, 1,5atm).
Chia A thành 2 phần bằng nhau.
- Cho phần thứ nhất tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa C. Nung C trong không khí ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi, thu được (b + 2,4) gam chất rắn D. Hòa tan D trong H2SO4 dư được dung dịch E. Xử lý dung dịch E ở điều kiện thích hợp thu được 28,1 gam một muối X duy nhất.
- Xử lý phần thứ hai chỉ thu được một muối Y duy nhất với khối lượng 19,9 gam.
Xác định công thức của X, Y. Biết a = 2b.
 
S

soosdden

loveyouforever84 said:
Khó hơn nữa nhé !

Bài 4. Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại M trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 1,64 lít khí B (đo ở 27oC, 1,5atm).
Chia A thành 2 phần bằng nhau.
- Cho phần thứ nhất tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa C. Nung C trong không khí ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi, thu được (b + 2,4) gam chất rắn D. Hòa tan D trong H2SO4 dư được dung dịch E. Xử lý dung dịch E ở điều kiện thích hợp thu được 28,1 gam một muối X duy nhất.
- Xử lý phần thứ hai chỉ thu được một muối Y duy nhất với khối lượng 19,9 gam.
Xác định công thức của X, Y. Biết a = 2b.

số mol H2 là 0,1 mol
---> a g M số mol e là 0,2 mol .Giả sử hóa trị là n --> b g số mol là 0,1/n

lại có số mol oxi phần 1 là 0,15 mol --> số mol e là 0,3 hóa trị thứ 2 là m --> số mol là 0,3 /m
nhận thấy kl thay đổi số OXH từ 1 lên 3 (em không hiểu,hình như đề sai)
 
S

soosdden

Nếu em không nhầm thì bài này đúng ra số mol H2 ban đầu là 0,2 mới đúng
kim loại thay đổi số OXH từ 2 lên 3
giải ra dc Fe
 
Top Bottom