luyenthi.nhom.hoa

S

sieuchuoi10

Bài tập ôn tuần 6
Thời gian: 6/11 --> 10/11
Nội dung: ... + Lipit


A - PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: viết CTCT của tripanmitin, triolein, tristearin, trilinolein.

Câu 2: Đun hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic (có axit H2SO4 làm xúc tác) có thể thu được mấy loại trieste đồng phân cấu tạo của nhau?

Câu 3: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng
``A. nước và quỳ tím.``````````````B. nước và dung dịch NaOH
``C. dung dịch NaOH``````````````D. nước Brom

Câu 4: Số miligam KOH cần để trung hoà lượng axit béo tự do có trong 1g chất béo được gọi là chỉ số axit của chất béo. Để xà phòng hoá 100 kg triolein có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 kg natri hidroxit. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng xà phòng thu được.

Câu 5: Số miligam KOH dùng để xà phòng hoá hết lượng triglixerit có trong 1g chất béo được gọi là chỉ số este của chất béo đó. Tinh chỉ số este của một loại chất béo chứa 89% tristearin.

Câu 6: Số miligam KOH dùng để xà phòng hoá hết lượng triglixerit và trung hoà lượng axit béo tự do có trong 1g chất béo được gọi là chỉ số xà phòng hoá của chất béo. Một loại chất béo chưa 2,84% axit stearic còn lại là tristearin. Tính chỉ số xà phòng hoá của mẫu chất béo trên.

Câu 7: Số gam iot có thể cộng vào liên kết bội trong mạch cacbon của 100g chất béo được gọi là chỉ số iot của chất béo. Khi cho 4,5g một mẫu chất béo có thành phần chính là tristearin phản ứng với dung dịch iot thì thấy cần một dung dịch chứa 0,762g iot. Tính chỉ số iot của mẫu chất béo trên.

B - PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.jpg

2.jpg

3.jpg

4.jpg


Thời gian post đáp án: 9 - 11 - 2010
 
T

thanh.hot

câu 1
tripanmitin (CH3[CH2]14COO)3C3H5
triolein (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5
tristearin (CH3[CH2]16COO)3C3H5
trilinonein (C17H31COO)3C3H5
 
H

huynhtantrung

Tự luận:
2/6
3/A
4/103,448kg
5/168mg
6/189mg
7/16,93

Trắc nghiệm
1/d
2/B
3/D
4/C
5/C
6/B
7/D
8/C
9/B
10/C
11/D
12/B
13/D
14/A
15/B
16C
17/A
18/C
19/D
20/A
21/C
22/C
23/D
24/B
25/A
26/B
27/B
28/B
29/C
30/C
31/B
32/C
 
S

sieuchuoi10

Đáp án bài tập ôn tuần 6
Nội dung: ... + Lipit


A. Phần Tự Luận

câu 1: Các bạn xem lại sgk lớp 12 sẽ thấy rõ hơn CTCT, mình chỉ ghi CTCT thu gọn thôi.
`````tripanmitin C3H5(OCO-C15H31)3
`````tristearin `C3H5(OCO-C17H35)3
`````triolein ```C3H5(OCO-C17H33)3
`````trilinolein``C3H5(OCO-C17H31)3

Câu 2: 6 đp

Câu 3: A

Câu 4: 103,448 kg

Câu 5: 168

Câu 6: 189

Câu 7: 16,93

B. Phần Trắc Nghiệm:

BangDapAn.jpg
 
Last edited by a moderator:
S

sieuchuoi10

Bài tập ôn tuần 7
Thời gian: 13-11 ----> 17-11
Nội dung: ... + Cacbonhidrat


A. Phần tự luận

Câu 1: Lên men b gam glucozo, cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 10g kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 g so với ban đầu. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 90%. Giá trị của b là?

Câu 2: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 g dung dịch saccarozo 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là?

Câu 3: Cho bốn chất hữu cơ X, Y, Z, T. Oxi hoá hoàn toàn từng chất đều cho cùng kết quả: cứ tạo ra 4,4 g CO2 thì kèm theo 1,8 g H2O và cần một thể tích O2 vừa đúng bằng thể tích CO2 thu được. Tỉ lệ phân tử khối của X, Y, Z, T bằng 6 : 1 : 3 : 2 và số nguyên tử cacbon trong mỗi chất không nhiều hơn 6 . xác định CTPT của X , Y , Z , T.

Câu 4: Người ta dùng 1 lít ancol chứa 138 gam etylic trong nước có khối lượng riêng 0,965 gam/ml để lên men giấm. Sau phản ứng cho dung dịch tác dụng với Na dư, thu được 280 lít khí (ở 0 độ C và 2 atm). Khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 gam/ml.
a) Tính độ ancol và % ancol tạo thành axit.
b) Tính khối lượng khoai chứa 75% tinh bột cần dùng để lên men thu được lượng ancol trên. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu 5: Phản ứng tổng hợp glucozo trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng.
`````` 6CO2 + 6H2O + 2816 kJ -----> C6H12O6 + 6O2

a) Nếu trong 1 phút, mỗi [TEX]cm^2[/TEX] lá xanh nhận được 2,092 J năng lượng mặt trời nhưng chỉ có 10% năng lượng đó được dùng vào phản ứng tổng hợp glucozo thì cần thời gian bao lâu để 1 cây có 10 lá xanh, diện tích mỗi lá là 10 [TEX]cm^2[/TEX], sản sinh được 0,18 gam glucozo?

b) Tính thể tích không khí cần thiết để cung cấp đủ CO2 cho trường hợp câu a (tức tạo ra 0,18 gam glucozo), biết rằng CO2 chiếm 0,06% thể tích không khí ở đktc.


B. Phần trắc nghiệm.

cacbonhidrat1.jpg

cacbonhidrat2.jpg

cacbonhidrat3.jpg

cacbonhidrat4.jpg


Thời gian post đáp án: 16-11-2010
 
Last edited by a moderator:
L

langthieu71

Làm Trắc nghiệm trước đã Tự luận làm sau :D
1.B ; 2.A ; 3D ; 4.B ; 5.C ; 6.A ; 7.A ; 8.C ; 9.C ; 10.A ; 11.A ; 12.A ; 13A ; 14.C ; 15.B(câu dưới câu 16) ; 16.D ; 17.C ; 18.D ; 19.B ; 20.B ; 21C ; 22.B ; 23.D ; 24.D ; 25.A ; 26.D ; 27.D ; 28.A ; 29.B ; 30.A ; 31.D phù, không biết có sai câu nào không :S
 
B

bacho.1

Bạn nào lập ra toppic có thể up lên những bài ơ mức độ khác được không VD như đề thi thử lẫn đề thi thật được tuyển chọn qua các năm về các phần và các chuyên đề như vậy mình nghĩ mới hay và hiệu qur cho việc ô luyện lần sau mình có thể đưa lên một sô bài cho các ban tham khỏa được không
 
S

sieuchuoi10

Bạn nào lập ra toppic có thể up lên những bài ơ mức độ khác được không VD như đề thi thử lẫn đề thi thật được tuyển chọn qua các năm về các phần và các chuyên đề như vậy mình nghĩ mới hay và hiệu qur cho việc ô luyện lần sau mình có thể đưa lên một sô bài cho các ban tham khỏa được không

Chào bạn.
Mình hiểu ý bạn là các bài tập của bạn nói đến ở mức độ khó hơn. Bạn có thể lập 1 pic riêng theo ý của bạn, nếu thực sự hiệu quả ắt hẳn sẽ thu hút nhiều bạn học, mình rất ủng hộ.
Mình chỉ post các bài tập tự luận cơ bản để mọi người trong nhóm có thể hiểu rõ hơn về bản chất của từng loại hợp chất, cách để suy luận nó so vs các chất khác. và cũng thêm 1 số bài tập TN lý thuyết đơn giản để cũng cố kiến thức đã học trong SGK, các bài toán TN nhỏ để áp dụng.
Không nắm vững bản chất vấn đề thì cứ học mãi sẽ ko thể tiến bộ được. Mục đích của mình là các bạn có đủ nền tảng để thuận lợi trong việc rèn luyện vs học tập thêm ở nhiều nơi khác. Nếu bạn là một trong những nơi khác đó, mình rất vui khi được cộng tác vs bạn để nhóm học tốt hơn.
Bạn có thể post bài tập trong nhóm vs đk là bài tập đó phù hợp vs những phần mà nhóm đã ôn rùi (từ đầu hữu cơ đến cácbonhiđrat) và các bài tập post lên nếu có bạn nào comment hỏi thì bạn phải hồi đáp.
 
S

sieuchuoi10

Đáp án bài tập ôn tuần 7
Nội dung: ... + Cacbonhidrat


A. Phần Tự Luận:

Câu 1: 15 gam

Câu 2: 13,5 gam

Câu 3: X, Y, Z, T lần lượt là: C6H12O6, CH2O, C3H6O3, C2H4O2.

Câu 4: a) Độ ancol: 17,25 độ
````````%ancol etylic tạo axit = 33,33%
``````b) 324 gam

Câu 5: a) 134,6 phút
``````b) 224 lít

B. Phần Trắc Nghiệm:

apAn_BT_Cacbonhidrat.jpg
 
M

minhhung180193

Cho mình hỏi 1 chút thôi
1.Ngâm bột sắt vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Kết luận nào sau đây đúng ?
A. X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2. B. X gồm Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
C. Y gồm Fe, Cu. D. Y gồm Fe, Ag.
ĐS: A
Mình giải thế này nhưng lại ra là đáp số B.

muối tạo thành---------------->
Fe2+ Fe3+ Cu2+ Ag+
Fe__ Fe__ Cu__ Ag__
<--------------- Kim loại tạo thành
vậy là ra muối Fe2+ và Fe3+ đúng không vậy, ai giải thích giùm mình với ! Thanks nhiều
 
M

minhhung180193

Các bạn cho mình tham gia vào nhóm được không ! Năm này mình thi ĐH nhưng kiến thức còn khá nông cạn, phải nói được làm quen với những người như các bạn là điều hằng mơ ước vì mình tự học, nhiều khi gặp khó không biết hỏi ai, có được 1 cái topic học tập như vậy quả là vui!!! nik chat mình là nm_hung99 email : nm_hung99@yahoo.com.vn ! Ép nick mình và cho mình xin nick các bạn được không T.T cám ơn
 
B

bugha

Cho mình hỏi 1 chút thôi
1.Ngâm bột sắt vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Kết luận nào sau đây đúng ?
A. X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2. B. X gồm Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
C. Y gồm Fe, Cu. D. Y gồm Fe, Ag.
ĐS: A
Mình giải thế này nhưng lại ra là đáp số B.

muối tạo thành---------------->
Fe2+ Fe3+ Cu2+ Ag+
Fe__ Fe__ Cu__ Ag__
<--------------- Kim loại tạo thành
vậy là ra muối Fe2+ và Fe3+ đúng không vậy, ai giải thích giùm mình với ! Thanks nhiều

Fe ko thể lên số oxi hoá 3+ dc. dd sau fu có Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 , KL tạo thành là Cu và Ag. cái sơ đồ bạn dùng là của thầy Sơn dạy fai hok, đúng oy đó, chỉ có điều là ko có Fe3+ thôi, Cu2+ và Ag+ là chất oxi hóa, nhưng chưa đủ mạnh để oxi hóa Fe thành Fe3+ nhé
 
Top Bottom