[Hóa học] Ôn luyện hóa vô cơ

A

acidnitric_hno3

Bài 24: Cho tan hoàn toàn 58g hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol NO, 0,05mol N2 và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng muối khan thu được là:
A. 120,4g B. 89,8g C. 116,9g D. 90,3g

Bài 25: Hòa tan hết 16,3 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,55 mol SO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng chất rắn khan thu được là:
A. 51,8g B. 55,2g C. 69,1g D. 82,9g

Bài 26: Cho 18,4 g hỗn hợp kim loại A,B tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra 0,6 mol NO2 và 0,3mol SO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng chất rắn thu được là:
A. 42,2g B. 63,3g C. 79,6g D. 84,4g

Bài 27: Cho m gam Fe tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HNO3 x(M) thu được 2,24 lit khí NO( đktc) Tính giá trị x?

Bài 28: Cho m gam kim loại X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HNO3 x(M) thu được 2,24 lit NO(đktc). Tính giá trị của x?

Bài 29: Hòa tan vừa đủ 6g hỗn hợp 2 kim loại X,Y có hóa trị tương ứng I,II vào dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4 thì thu được 2,688 lit hỗn hợp khí B gồm NO2 và SO2( đktc) và có tổng khối lượng là 5,88g. Cô cạn dung dịch sau cùng thì thu được m(g) muối khan. Tính m?

Bài 30: Cho 12gam hỗn hợp 2 kim loại X,Y hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 thu được m(g) muối và 1,12lit khí không duy trì sự cháy(đktc). Tính giá trị m?

Bài 31: Hòa tan hỗn hợp gồm Mg,Fe và kim loại X vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,03 mol NO2 và 0,02mol NO. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là bao nhiêu?

Bài 32: Hòa tan hoàn toàn 5,04g hỗn hợp gồm 3 kim loại X,Y,Z vào 100 ml dung dịch HNO3 x(M) thu được m(g) muối, 0,02mol NO2 và 0,005mol N2O. Tính giá trị x và m?

Bài 33: Cho 13,4gam hỗn hợp Fe,Al,Mg tác dụng hết với một lượng dung dịch HNO3 2M( lấy dư 10%) thu được 4,48 lit hỗn hợp NO và N2O có tỷ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch không chứa muối amoni. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng và khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng
 
Last edited by a moderator:
H

hoi_a5_1995

Bài 27: Cho m gam Fe tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HNO3 x(M) thu được 2,24 lit khí NO( đktc) Tính giá trị x? x = 4M vì n HNO3 = 4 . n NO

Bài 28: Cho m gam kim loại X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HNO3 x(M) thu được 2,24 lit NO(đktc). Tính giá trị của x?
x = 4 M .....nHNO3 = 0,1 + 0,1 . 3 = 0,4 mol


Bài 30: Cho 12gam hỗn hợp 2 kim loại X,Y hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 thu được m(g) muối và 1,12lit khí không duy trì sự cháy(đktc). Tính giá trị m?
m muoi = 12 + 1,12 / 22,4 . 10 .62 = 43 g

Bài 31: Hòa tan hỗn hợp gồm Mg,Fe và kim loại X vào dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,03 mol NO2 và 0,02mol NO. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là bao nhiêu?
nHNO3 = 0,03 . 2 + 0,02 .4 = 0,14 mol

Bài 32: Hòa tan hoàn toàn 5,04g hỗn hợp gồm 3 kim loại X,Y,Z vào 100 ml dung dịch HNO3 x(M) thu được m(g) muối, 0,02mol NO2 và 0,005mol N2O. Tính giá trị x và m?
nHNO3 = 0,02 . 2 + 0,005 . 10 = 0,09 mol => x = 0,9

 
N

nguyenlethanhhung

câu 25. m = 16.3 + 0.55x96 = 69.1
câu 26 m = 18.4 +0.3x3x62 + 0.3x96 = 103
công thức tính nhanh đó bạn
 
S

smileandhappy1995

Bài 24: Cho tan hoàn toàn 58g hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol NO, 0,05mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng muối khan thu được là:
A. 120,4g B. 89,8g C. 116,9g D. 90,3g

Bài 25: Hòa tan hết 16,3 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,55 mol SO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng chất rắn khan thu được là:
A. 51,8g B. 55,2g C. 69,1g D. 82,9g
 
S

smileandhappy1995

câu 25. m = 16.3 + 0.55x96 = 69.1
câu 26 m = 18.4 +0.3x3x62 + 0.3x96 = 103
công thức tính nhanh đó bạn
câu 26 đáp án của bạn sai rùi thì phải.......................
.........................................................................
Chú ý : Viết tiếng việt có dấu!
 
Last edited by a moderator:
H

hoi_a5_1995

Bài 33: Cho 13,4gam hỗn hợp Fe,Al,Mg tác dụng hết với một lượng dung dịch HNO3 2M( lấy dư 10%) thu được 4,48 lit hỗn hợp NO và N2O có tỷ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch không chứa muối amoni. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng và khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng

m muối = 13,4 + ( 0,1 . 3 + 0,1 . 8 ) . 62 = 81,6g
nHNO3 =1.54 mol
=> V = 0,77 lít;;)
 
H

hoi_a5_1995

Bài 24: Cho tan hoàn toàn 58g hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol NO, 0,05mol N2O và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, khối lượng muối khan thu được là:
A. 120,4g B. 89,8g C. 116,9g D. 90,3g



tớ đã giải nhiều lần mà không ra đáp án C
tớ nghĩ khí bay ra là NO và N2 thôi ~X(~X(~X(~X( thì mới có kq đó
 
A

acidnitric_hno3

Câu 26 : Vì HNO3 đặc => Ra NO2 mình sửa lại đề rồi đó:D
Thấy nếu cho 1 KL vào HNO3 hay H2SO4 sẽ có PT như sau:
3M + 4nHNO3 ---> 3M(NO3)n + nNO + 2nH2O
=> nNO3- = nNO2
2M + 2nH2SO4 ---> M2(SO4)n + nSO2 +2n H2O
nSO4^2- = nSO2
=> m muối = 18,4 + 0,6.62+ 0,3.96 =84,4
Xin lỗi vì sơ suất trên!:D
 
Last edited by a moderator:
A

acidnitric_hno3

Bài 33: Cho 13,4gam hỗn hợp Fe,Al,Mg tác dụng hết với một lượng dung dịch HNO3 2M( lấy dư 10%) thu được 4,48 lit hỗn hợp NO và N2O có tỷ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch không chứa muối amoni. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng và khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng
Tính được nNO = nN2O = 0,1mol
bài cuối nHNO3 pu=4nNo+10nN2O=1,4=>nHNO3bđ=1,54mol
Đ!
Bài này người ta hỏi là V HNO3 và KL muối mà
V HNO3 = n/CM = 1,54/2 = 0,77l
KL muối = 13,4 + 62. ( nNO.3 + nN2O.8) = 15,6 g muối
 
A

acidnitric_hno3


Tiếp nhé các bạn:D
Bài 34: Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3 , toàn bộ lượng khí NO sinh ra đem oxi hoá hết thành NO2 rồi chuyển hết thành HNO3. Tính thể tích oxi tham gia vào các quá trình trên.

Bài 35: Cho 12 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 63%. Sau pứ thu dc dung dịch A và 11,2 l khí NO2 duy nhất (đktc). Tính C % các chất có trong dung dịch A

Bài 36: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hh gồm 1 muối cacbonat kim loại kiềm và muối cacbonat kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl. Sau pứ thu được 4,48 l khí ở dktc. Đem cô cạn dung dịch sau pứ thì sẽ dc bao nhiêu gam muối khan

Bài 37: Để đốt cháy hoàn toàn 1 chất hữu cơ A có chứa C, O, H cần 1,904 lit O2 dktc và thu dc khí CO2 và hơi nước theo thể tích 4:3. Hãy XĐ công thức PT của A biết tỉ khối hơi của A so với không khí nhỏ hơn 7

Bài 38: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Tính giá trị m.

Bài 39: Hòa tan hoàn toàn 8g hỗn hợp kim loại bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,1mol NO và 0,2 mol NO2. Khối lượng muối có trong dung dịch (không có muối amoni) sau phản ứng là:
A. 39g B. 32,8g C. 23,5g D. Không xác định

Bài 40: Hòa tan hoàn toàn 5,1g hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lit( đktc) khí N2( sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng?
A. 36,6g B. 36,1g C. 31,6g D. Kết quả khác
 
Last edited by a moderator:
H

hoi_a5_1995

@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)@-)

Tiếp nhé các bạn:D
Bài 34: Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3 , toàn bộ lượng khí NO sinh ra đem oxi hoá hết thành NO2 rồi chuyển hết thành HNO3. Tính thể tích oxi tham gia vào các quá trình trên.

Bài 35: Cho 12 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 63%. Sau pứ thu dc dung dịch A và 11,2 l khí NO2 duy nhất (đktc). Tính C % các chất có trong dung dịch A



Cau 34 ) nO2 = (0,2 + 0,05 ) .22,4 = 5,6 lít
 
Last edited by a moderator:
H

hoi_a5_1995


Tiếp nhé các bạn:D

Bài 36: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hh gồm 1 muối cacbonat kim loại kiềm và muối cacbonat kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl. Sau pứ thu được 4,48 l khí ở dktc. Đem cô cạn dung dịch sau pứ thì sẽ dc bao nhiêu gam muối khan

mmuoi = 23,8 + 0,2 . 11 = 26g







Bài 39: Hòa tan hoàn toàn 8g hỗn hợp kim loại bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,1mol NO và 0,2 mol NO2. Khối lượng muối có trong dung dịch (không có muối amoni) sau pahn3 ứng là:
A. 39g B. 32,8g C. 23,5g D. Không xác định

Bài 40: Hòa tan hoàn toàn 5,1g hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lit( đktc) khí N2( sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng?
A. 36,6g B. 36,1g C. 31,6g D. Kết quả khác


Công nhận đề ghi bị thiếu nhièu /:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)/:)
 
A

acidnitric_hno3

Xin lỗi mọi người vì sơ suất tiếp. Do bài lấy từ Word ra nên những CTHH được gõ Text bị lỗi
Chân thành xin lỗi các bạn:(
Mình hứa sẽ rút kinh nghiệm.:(
 
D

dethuongqua

M góp vui!

Hỗn hợp A gồm kim loại R hóa trị I; kim loại X hóa trị II. Khi hòa tan 4,08 gam A vào dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thì thu được 1,5 gam hỗn hợp khí B gồm N2O và khí D. Biết V hh khí B = 0,56 lít.
- Tính m muối thu được; nếu tỉ lệ khí N2O và D thay đổi thì khối lượng muối khan thu được sẽ thay đổi trong khoảng nào
 
Last edited by a moderator:
H

hoi_a5_1995


Tiếp nhé các bạn:D



Bài 38: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Tính giá trị m.
từ đây ta có nCO dư = 0,1
nCO@ = 0,4
m = 64 + mO(trong CO2) = 64 + 0,4.4 .16= 76,8 g





Bài 39: Hòa tan hoàn toàn 8g hỗn hợp kim loại bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,1mol NO và 0,2 mol NO2. Khối lượng muối có trong dung dịch (không có muối amoni) sau phản ứng là:
A. 39g B. 32,8g C. 23,5g D. Không xác định
 
H

heartrock_159

M góp vui!

Hỗn hợp A gồm kim loại R hóa trị I; kim loại X hóa trị II. Khi hòa tan 4,08 gam A vào dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thì thu được 1,5 gam hỗn hợp khí B gồm N2O và khí D. Biết V hh khí B = 0,56 lít.
- Tính m muối thu được; nếu tỉ lệ khí N2O và D thay đổi thì khối lượng muối khan thu được sẽ thay đổi trong khoảng nào

Mình có làm 1 bài tương tự rồi, để post lên bạn tự xem và giải lấy nhé :

Bài 1: Cho hỗn hợp A gồm kim loại R (Hóa trị I) và kim loại M (hóa trị II). Hòa tan 3g A bằng dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 thu được 2.94g hỗn hợp B (gồm khí NO2 và khí D) có thể tích là 1.334 lít (đktc)
1, Khí D là khí gì ? Tính khối lượng muối khan.
2, Nếu tỉ lệ khí NO2 và khí D thay đổi thì khối lượng muối khan thay đổi trong khoảng nào?

Giải:

1, Hoà tan hh kim loại bằng dd chứa HNO3 và H2SO4 thì sp khử thu đc là khí của H2SO4 có thể là SO2 hoặc H2S.
n(hhB) = 1,344/22,4 = 0,06 mol
-> M trung bình của hhB = 2,94/0,06 =49 (g)
Mà trong B có một khí là NO2 có M=46 < 49
-> Khí còn lại (D) phải có M > 49 -> D là SO2.
Trong hh B đặt nNO2 = x; nSO2 = y mol
Có hệ pt:
{x+y = 0,06
{46x + 64y = 2,94
-> x = 0,05; y = 0,01
N(+5) + 1e --> N(+2)
- - - - - -0,05<- - 0,05 mol
S(+6) + 2e --> S(+4)
- - - - - -0,02<- - 0,01
-> n(e nhận) = 0,05+0,02 = 0,07 mol
G/s hh A chứa a mol R và b mol M.
R --> R(+1) + 1e
a - - - - a- - - - a mol
M --> M(+2) + 2e
b - - - - b - - - - 2b mol
Bảo toàn e: a+2b = 0,07
Trong dd có sự cân bằng điện tích:
n(R+) + 2n(M2+) = n(NO3-) + 2n(SO4 2-)
<-> a+2b = n(NO3-) + 2n(SO4 2-) = 0,07 mol
Mà n(NO3-)/n(SO4 2-) = nNO2/nSO2 = 0,05/0,01
(tỉ lệ N+5 và S+6 trong các pư OXH và tạo muối là bằng nhau)
-> n(NO3-) = 0,05 mol
n(SO4 2-) = 0,01 mol
-> m(muối) = m(kim loại) + m(NO3-) + m(SO4 2-)
= 3 + 62.0,05 + 96.0,01 = 7,06 (g).
 
A

acidnitric_hno3

Bài 35: Cho 12 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 63%. Sau pứ thu dc dung dịch A và 11,2 l khí NO2 duy nhất (đktc). Tính C % các chất có trong dung dịch A
Có 3x + 2y = 0,5
56x + 64 y = 12
=> x= y = 0,1 ( với x, y là nFe và nCu)
=> nHNO3 = 3nFe + 2nCu + nNO2 = 0,5 + 0,5 = 1mol
=> mct = 63
=> m dung dịch = 100 g
=> msau = 100 +12 - 0,5.46= 89g
C% Cu(NO3) 2 = 21,12%
% Fe(NO3)3 = 27,19%
 
A

acidnitric_hno3

Thư giãn một chút với lí thuyết nhé các bạn :D
Câu 41: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng Fe3O4 + HNO3 --> Fe(NO3)3 + NO + H2O là
A. 55
B. 20.
C. 25.
D. 50.

Câu 42: Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là
A. 0,5.
B. 1,5.
C. 3,0.
D. 4,5.

Câu 43: Trong phản ứng Zn + CuCl2 --> ZnCl2 + Cu thì một mol Cu2+ đã
A. nhận 1 mol electron.
B. nhường 1 mol electron.
C. nhận 2 mol electron.
D. nhường 2 mol electron.

Câu 44: Trong phản ứng KClO3 + 6HBr --> 3Br2 + KCl + 3H2O thì HBr
A. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.
B. là chất khử.
C. vừa là chất khử, vừa là môi trường.
D. là chất oxi hóa.

Câu 45: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 --> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 8.
B. 6.
C. 4.
D. 2.

Câu 46: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
A. bị khử.
B. bị oxi hoá.
C. cho proton.
D. nhận proton.

Câu 47: Cho các chất và ion sau: Zn; Cl2; FeO; Fe2O3; SO2; H2S; Fe2+; Cu2+; Ag+. Số lượng chất và ion có thể đóng vai trò chất khử là
A. 9.
B. 8.
C. 7.
D. 6.

Câu 48: Cho các chất và ion sau: Zn; Cl2; FeO; Fe2O3; SO2; Fe2+; Cu2+; Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8.

Câu 49: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là
A. +1 và +1.
B. –4 và +6.
C. –3 và +5.
D. –3 và +6.

Câu 50: Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH --> NaNO3 + NaNO2 + H2O thì nguyên tử nitơ
A. chỉ bị oxi hoá.
B. chỉ bị khử.
C. không bị oxi hóa, không bị khử.
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
 
H

hoi_a5_1995

Thư giãn một chút với lí thuyết nhé các bạn :D
Câu 41: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng Fe3O4 + HNO3 --> Fe(NO3)3 + NO + H2O là
A. 55
B. 20.
C. 25.
D. 50.

Câu 42: Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là
A. 0,5.
B. 1,5.
C. 3,0.
D. 4,5. " AL [TEX]^3+[/TEX] -----> Al[TEX]^0[/TEX]
-------------------------------------------------------1,5 ----------4.5


Câu 43: Trong phản ứng Zn + CuCl2 --> ZnCl2 + Cu thì một mol Cu2+ đã
A. nhận 1 mol electron.
B. nhường 1 mol electron.
C. nhận 2 mol electron.
D. nhường 2 mol electron.

Câu 44: Trong phản ứng KClO3 + 6HBr --> 3Br2 + KCl + 3H2O thì HBr
A. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.
B. là chất khử.
C. vừa là chất khử, vừa là môi trường.
D. là chất oxi hóa.

Câu 45: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 --> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 8.
B. 6.
C. 4.
D. 2.

Câu 46: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
A. bị khử.
B. bị oxi hoá.
C. cho proton.
D. nhận proton.

Câu 47: Cho các chất và ion sau: Zn; Cl2; FeO; Fe2O3; SO2; H2S; Fe2+; Cu2+; Ag+. Số lượng chất và ion có thể đóng vai trò chất khử là
A. 9.
B. 8.
C. 7.
D. 6. ( Zn; Cl2; FeO;SO2; H2S; Fe2+)

Câu 48: Cho các chất và ion sau: Zn; Cl2; FeO; Fe2O3; SO2; Fe2+; Cu2+; Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 2.
B. 4.( Cl2; FeO SO2; Fe2+)
C. 6.
D. 8.

Câu 49: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là
A. +1 và +1.
B. –4 và +6.
C. –3 và +5.
D. –3 và +6.

Câu 50: Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH --> NaNO3 + NaNO2 + H2O thì nguyên tử nitơ
A. chỉ bị oxi hoá.
B. chỉ bị khử.
C. không bị oxi hóa, không bị khử.
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
:khi (151)::khi (151)::khi (151)::khi (151)::khi (151)::khi (151)::khi (151)::khi (151)::khi (151)::khi (151)::khi (151)::khi (151):
 
Top Bottom