[Hóa học] Ôn luyện hóa vô cơ

A

acidnitric_hno3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn!:khi (203)::khi (203)::khi (203):
Các bạn thân mến, như các bạn đã biết hóa học là một môn học cực kì quan trọng bởi nó - góp phần đưa các bạn đến gần hơn với ngôi trường đại học mà mình mơ ước ( đối với các mem thi khối A-B)....Nhưng có thể nói môn hóa học là môn thi khó nhất trong tất cả các môn thi bởi đề thi môn này tổng hợp kiến thức 3 năm THPT của các bạn....Muốn thi được chúng ta phải nắm rõ về các kiến thức về hóa học...bắt đầu từ khái niệm cơ bản nhất...đến các phương pháp giải bài toán hóa từ đơn giản đến phức tạp...Khác với các môn học như Toán - Lí - Sinh.Hóa học là khoa học nghiên cứu về chất, phương pháp biến đổi chất và ứng dụng của chất đó trong cuộc sống. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.
Hóa học được phân ra làm hai loại chính là HÓA HỌC VÔ CƠ và HÓA HỌC HỮU CƠ...
Nhằm giúp các bạn ôn luyện thật tốt để thi đại học đạt kết quả cao...song song với pic hóa hữu cơ của ahcanh95 , Acid sẽ lập ra pic : Ôn luyện hóa vô cơ.
Mục đích của pic là giúp các bạn ôn lại kiến thức vô cơ của 3 năm THPT
Trước tiên mời các bạn nghía qua xem cấu trúc hóa vô cơ của đề thi đại học- và đó cũng là những vấn đề trọng tâm nhất mà chúng ta cần ôn luyện:
Trước hết là 40 câu phần chung
- Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học: 2 câu
- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học: 2 câu
- Sự điện li: 1 câu
- Cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, các nguyên tố thuộc nhóm halogen; các hợp chất của chúng: 3 câu
- Đại cương về kim loại: 2 câu
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 5 câu
- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu
Tổng là 21/40 câu.
Giờ chúng ta sẽ bắt đầu ôn luyện nhé:khi (192)::khi (192)::khi (192):
Ủng hộ mình nhé!!!:khi (67)::khi (67)::khi (67):
Một thí sinh con thương binh vừa đi xem điểm thi đại học về, mặt buồn so
Bố cậu liền hỏi: " Được bao nhiêu điểm con?"
Cậu con trai trả lời: "20 điểm bố ạ,hóa con được có 5 điểm, thiếu 0,5 điểm, con trượt rồi:(("
Bố:" Thế đã cộng điểm thương binh chưa???"
Con: " Dạ rồi, giá mà bố là liệt sĩ thì con đã đỗ"
Đó, câu chuyện chỉ có thế thôi. Bạn nên cười hay nên buồn đây, Tại sao cậu con trai đó không nói: " Giá mà mình cố làm thêm được vài câu hóa học nữa nhỉ...

START :khi (176)::khi (176)::khi (176)::khi (196)::khi (196):
 
A

acidnitric_hno3

CHUYÊN ĐỀ 1:- Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học
A. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị
* Lí thuyết trọng tâm

I. Hạt Nhân Nguyên Tử

1. Điện tích hạt nhân

a) Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

b) Nguyên tử trung hoà về điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron của nguyên tử.

Vậy trong nguyên tử: Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron

2. Số khối

a) Số khối (kí hiệu là A) là tổng số hạt proton (kí hiệu là Z) và tổng số hạt notron (kí hiệu là N) của hạt nhân đó:

A = Z + N

b) Số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối A đặc trưng cho hạt nhân và cũng đặc trưng cho nguyên tử, vì khi biết Z và A của một nguyên tử sẽ biết được số proton, số electron và cả số nơtron trong nguyên tử đó (N = A –Z).
II. Nguyên Tố Hóa Học

1. Định nghĩa
Định nghĩa: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
2. Số hiệu nguyên tử
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọị là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.

3. Kí hiệu nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Để kí hiệu nguyên tử, người ta thường đặt kí hiệu các chỉ số đặc trưng ở bên trái kí hiệu nguyên tố X với số khối A ở phía trên, số hiệu nguyên tử Z ở phía dưới:…………………..

III. Đồng Vị

Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.

Các đồng vị được xếp vào cùng một vị trí (ô nguyên tố) trong bảng tuần hoàn.

IV. Nguyên Tử Khối Và Nguyên Tử Khối Trung Bình Của Các Nguyên Tố Hóa Học

1. Nguyên tử khối

Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử .
M = mp+ mn
Như vậy, nguyên tử khối coi như bằng số khối (khi không cần độ chính xác cao).

Thí dụ: Xác định nguyên tử khối của P biết rằng P có Z = 15 và N = 16: Nguyên tử khối của P là 31.

2. Nguyên tử khối trung bình

Nhiều nguyên tố hóa học tồn tại nhiều đồng vị trong tự nhiên nên nguyên tử khối của các nguyên tố này là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó. Giả sử một nguyên tố có hai đồng vị là X và Y; X là nguyên tử khối của đồng vị X; Y là nguyên tử khối của đồng vị Y; a là phần trăm số nguyên tử của đồng vị X ; b là phần trăm số nguyên tử của đồng vị Y. Công thức tính nguyên tử khối trung bình là:
[TEX]M =\frac{ Xa + Yb}{ a+b}[/TEX]

Trong những tính toán không cần độ chính xác cao, có thể dùng số khối thay cho nguyên tử khối.
 
A

acidnitric_hno3

* Bài tập vận dụng
DANG 1: BÀI TẬP VỀ THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ, ION
Bài 1. Hãy xác định số e, số p, số n, tổng số hạt của các nguyên tử sau: Na; Ca; Cl ; N.
Bài 2. Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 82, trong đó số hạt nơtron nhiều hơn số hạt electron là 4 hạt. Tìm số lượng mỗi loại hạt, xác định số khối và viết kí hiệu của nguyên tử X trên?
Bài 3. Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử Y là 48, trong đó số hạt mang điện nhiều gấp hai lần số hạt không mang điện.
a) Tìm số lượng mỗi loại hạt trong Y.
b) Xác định số khối, điện tích và khối lượng hạt nhân nguyên tử Y?
Bài 4. a) Một nguyên tử A có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 34 hạt. Hãy xác định tên nguyên tố. Hãy mô tả cấu tạo của nguyên tử đó.
b) Một nguyên tử B có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 52 hạt. Hãy xác định tên nguyên tố. Viết kí hiệu hóa học của B.
c) Một nguyên tử C có tổng số hạt trong nguyên tử là 58 hạt. Hãy xác định tên nguyên tố. Nguyên tố C là kim loại hay phi kim?
Bài 5. Ba nguyên tử X, Y, Z có số hạt proton lần lượt là ba số lẻ liên tiếp và tổng số các hạt electron của ba nguyên tử là 39. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của ba nguyên tố trên.
Bài 6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12. Xác định hai kim loại A, B.
Bài 7. Cho hai nguyên tử X, Y có tổng số hạt là 76, trong đó tổng số hạt mang điện lớn hơn tổng số hạt không mang điện là 24. Số hạt mang điện của Y lớn hơn số hạt mang điện của X là 18. Xác định điện tích hạt nhân của X, Y.
Bài 8. Hãy xác định số e, số p, số n, điện tích hạt nhân, số khối, tổng số hạt của các ion sau:
a) [TEx] Na;Cl^- ; Mg^{2+} b) Ne; Al^{3+}[/TEX]
Bài 9 . ion X2- có tổng số hạt là 50. Số hạt p bằng số hạt n. Hãy xác định số hiệu nguyên tử của X.
Bài 10. Tổng số hạt cơ bản có trong một cation X3+ bằng 37 hạt. Hãy xác đinh tên nguyên tố X.
Bài 11. Phân tử XY có tổng số hạt là 42; phân tử XY2 có tổng số hạt 66. Hãy xác định số khối của Y biết rằng trong nguyên tử Y, số hạt proton bằng số hạt nơtron.
Bài 12. Phân tử XY3 có tổng số hạt là 177; tổng số hạt mang điện lớn hơn tổng số hạt không mang điện là 55; số hạt mang điện của Y lớn hơn số hạt mang điện của X là 4. Xác định CTPT và tên gọi của XY3.
Bài 13. Oxit của kim loại M có công thức là M2O. Tổng số các loại hạt cơ bản trong phân tử M2O là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. (Biết oxi trong oxit M2O là O). Xác định số hiệu, số khối và kí hiệu nguyên tử của M.
Bài 14. a) Tổng số hạt cơ bản có trong một phân tử X3 bằng 72 hạt. Hãy xác đinh tên nguyên tố và tên của phân tử X3.
b) Tổng số hạt cơ bản có trong một phân tử X2 bằng 56 hạt. Hãy xác định tên nguyên tố. Nêu tính chất hóa học cơ bản của X2.
Bài 15. Một hợp chất ion A tạo từ ion M2+ và X2-. Tổng số hạt trong phân tử A là 60. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt. Số hạt mang điện của ion X2- ít hơn của ion M2+ là 4 hạt. Hãy cho biết trong ion M2+ có bao nhiêu hạt mang điện ?
 
Last edited by a moderator:
Y

your_ever

Khai trương pic mấy bài :D
Bài 1. Hãy xác định số e, số p, số n, tổng số hạt của các nguyên tử sau: Na; Ca; Cl ; N.
+Na: Số e=p=Z=11. Lại có A=23 --> n=A-Z=12.Tổng số hạt của ntử là 34.

+Ca: Số e=p=Z=20. Có A=40 --> n=20. Tổng số hạt của ntử là 60.

+Cl: Số e=p=Z=17. Có A=35 --> n=18. Tổng số hạt của ntử là 52.

+N: Số e=p=Z=7. Có A=14 --> n=7. Tổng số hạt của ntử là 21.

Bài 2. Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 82, trong đó số hạt nơtron nhiều hơn số hạt electron là 4 hạt. Tìm số lượng mỗi loại hạt, xác định số khối và viết kí hiệu của nguyên tử X trên?

[TEX]p+Z+N=82 \Leftrightarrow 2Z+Z+4=82 \Leftrightarrow Z=26.[/TEX] ->X là Fe.

Số e=p=Z=26. Số n=30. Số khối A=46

Bài 3. Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử Y là 48, trong đó số hạt mang điện nhiều gấp hai lần số hạt không mang điện.
a) Tìm số lượng mỗi loại hạt trong Y.
b) Xác định số khối, điện tích và khối lượng hạt nhân nguyên tử Y?

[TEX] 2Z+N=48\Leftrightarrow 2Z+Z=48 \Leftrightarrow Z=16.[/TEX]->Y là S.

Số p=e=Z=n=16 ; A=32. Điện tích hạt nhân:16+

Khối lượng hạt nhân nguyên tử:

[TEX]m=16.1,6726.10^{-27}+16.1,6748.10^{-27} = 5,35584.10^{-26}kg.[/TEX]

Bài 4. a) Một nguyên tử A có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 34 hạt. Hãy xác định tên nguyên tố. Hãy mô tả cấu tạo của nguyên tử đó.

[TEX]2Z+N=34 \Leftrightarrow N=34-2Z[/TEX]

[TEX] Z\le \ N \le \ 1,52Z \Leftrightarrow Z\le \ {34-2Z} \le \ 1,52Z \Leftrightarrow 9,6 \le \ Z \le \ 11,3 \Leftrightarrow Z=10.[/TEX]

Vậy A là lưu huỳnh Ne.

Lâu rồi không động đến chắc còn sai nhiều,sai chỗ nào mọi người chỉ giúp nhé :) thanks
 
  • Like
Reactions: Nguyen Hoangggg Tam
A

acidnitric_hno3

Chém bài này rùi đi học tóan đã
Bài 5. Ba nguyên tử X, Y, Z có số hạt proton lần lượt là ba số lẻ liên tiếp và tổng số các hạt electron của ba nguyên tử là 39. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của ba nguyên tố trên
Có Py = Px + 2; Pz = Px + 4
Tổng số e = tổng số p = px + px+2 + px+4 = 3px+6 = 39=> px= 11
=> py = 13; pz = 15
X có Z = 11; Y có Z= 13; Z có Z = 15
Bài 6. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12. Xác định hai kim loại A, B.
2pA + 2pB + nA + nB = 142
=> 2( pA + pB) + ( nA+nB)= 142
2( pA+pB) - ( nA+nB) = 42
=> pA + pB=46
nA+nB =50
Lại có 2pB- 2pA = 12
=> pB= 26 : .....; pA = 20: Canxi
 
Y

your_ever

Bài 7. Cho hai nguyên tử X, Y có tổng số hạt là 76, trong đó tổng số hạt mang điện lớn hơn tổng số hạt không mang điện là 24. Số hạt mang điện của Y lớn hơn số hạt mang điện của X là 18. Xác định điện tích hạt nhân của X, Y.

Ta có: 2pX + 2pY + nX + nY = 76 Và 2pX + 2pY - (nX + nY) = 24

Cộng vế với vế của 2 pt ta được : 4pX + 4pY = 100 (1)

Lại có 2pY - 2pX = 18 (2)

Từ (1) và (2) --> pX = 8 ; pY = 17.

Bài 8. Hãy xác định số e, số p, số n, điện tích hạt nhân, số khối, tổng số hạt của các ion sau:
a) [TEx] Na;Cl^- ; Mg^{2+} b) Ne; Al^{3+}[/TEX]

+)Na: Số e=p=Z=11. Lại có A=23 --> n=A-Z=12.Tổng số hạt của ntử là 34.

+)Cl: Số e=p=Z=17. Có A=35 --> n=18.

--> Cl- có số e = 18, số p,n không đổi. Tổng số hạt của ion là 53.

+)Mg:Số e=p=Z=12. Có A=24 --> n = 12

--> Mg2+: số e= 10, số p,n không đổi. Tổng số hạt của iôn là 34.

+)Ne: Số e=p=Z=10. A= 20 --> n = 10. Tổng số hạt là 30.

+)Al: Số p=e=Z=13; A = 27 --> n = 14.

--> Al3+: số e = 10, số p,n không đổi. Tổng só hạt của ion là 37.

Bài 9 . ion X2- có tổng số hạt là 50. Số hạt p bằng số hạt n. Hãy xác định số hiệu nguyên tử của X.

ion X2- có tổng số hạt là 50 --> X có tổng số hạt là 48.

[TEX]p+e+n=48 \Leftrightarrow 3e = 48 \Leftrightarrow e = 16[/TEX]

Vậy số hiệu ntử X là 16.

Bài 10. Tổng số hạt cơ bản có trong một cation X3+ bằng 37 hạt. Hãy xác đinh tên nguyên tố X.

Tổng số hạt của X3+ là 37 --> tổng số hạt của X là 40 hạt --> 2Z + N = 40 --> N = 40-2Z

[TEX]Z\le \ 40 - 2Z\le \ 1,52Z \Leftrightarrow 11,3\le \ Z \le \ 13,3 \Rightarrow Z = 12 h Z = 13[/TEX]

Z = 12 --> X là Mg ( loại)

Z = 13 --> X là Al (TM).

Bài 11. Phân tử XY có tổng số hạt là 42; phân tử XY2 có tổng số hạt 66. Hãy xác định số khối của Y biết rằng trong nguyên tử Y, số hạt proton bằng số hạt nơtron.

Trong pt XY: 2pX + nX + 2pY + nY = 42.

Trong pt XY2: 2pX + nX + 4pY + nY = 66.

Trừ vế cho vế của 2 pt ta được : 2pY - nY = 22. Mà pY = nY

--> pY = 22 --> Số khối của Y: A = 22.2 = 44.
 
H

hiepkhach_giangho

Bài 12. Phân tử XY3 có tổng số hạt là 177; tổng số hạt mang điện lớn hơn tổng số hạt không mang điện là 55; số hạt mang điện của Y lớn hơn số hạt mang điện của X là 88. Xác định CTPT và tên gọi của XY3.

gọi n , p là số p , số n của X

N , P là số p , số n của Y

Phân tử XY3 có tổng số hạt là 177

----> (n+2p)+[3(N+2P)]=177(1)

tổng số hạt mang điện lớn hơn tổng số hạt không mang điện là 55

---->(2p+6P) - (n+3N)=55(2)

số hạt mang điện của Y lớn hơn số hạt mang điện của X là 4

----->P - p=2

ta có hpt

(n+2p)+[3(N+2P)]=177
(2p+6P) - (n+3N)=55
P - p=2

------>p=13 và P=15
--------->CTPT là AlP3




Bài 13. Oxit của kim loại M có công thức là M2O. Tổng số các loại hạt cơ bản trong phân tử M2O là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. (Biết oxi trong oxit M2O là O). Xác định số hiệu, số khối và kí hiệu nguyên tử của M.


Tổng số các loại hạt cơ bản trong phân tử M2O là 92
--> 2 ( n+2p )+24 =92-----> n+2p=34
trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28
(4p+16)-(2n+8)=28---->2p-n=10
ta co hpt
n+2p=34
2p-n=10
-------> n= 12 và p=11
vậy M là Na
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

Chém cái:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
bài 14: Ta có: 2Z + N = 24
Giả sử Z = N ---> Z = 8
--> [TEX]X_3[/TEX] là [TEX]O_3[/TEX]
b) Tương tự --> Z [TEX] \le [/TEX] 9,33
--> Z = 9 ---> [TEX]X_2[/TEX] là [TEX]F_2 [/TEX]
---> có tính oxh ( chỉ có số oxh -1 )
VD : tác dụng với H2 ---> HF
 
H

hiepkhach_giangho

Bài 14. a) Tổng số hạt cơ bản có trong một phân tử X3 bằng 72 hạt. Hãy xác đinh tên nguyên tố và tên của phân tử X3.
b) Tổng số hạt cơ bản có trong một phân tử X2 bằng 56 hạt. Hãy xác định tên nguyên tố. Nêu tính chất hóa học cơ bản của X2
.


Tổng số hạt cơ bản có trong một phân tử X3 bằng 72 hạt
3(n+2p)=72---->n+2p=24----->n=24-2p
áp dụng đồng vị bền
p\leqn\leq1,5 p

p\leq24-2p\leq1,5p

6,8\leqp\leq8
mà p nguyên -------> X là Nito hoặc oxi
N3 thì em chưa nghe bao giờ
O3 thì hình như là ô zôn
em ko bit / anh chi bao em vs

b)Tổng số hạt cơ bản có trong một phân tử X2 bằng 56 hạt
--->2(n+2p)=56----->n+2p=28---->n=28-2p
áp dụng đồng vị bền
T T như trên dc
8\leqp\leq9,3
-----> O hoặc F
------>O2 hoặc F2

Bài 15. Một hợp chất ion A tạo từ ion M2+ và X2-. Tổng số hạt trong phân tử A là 60. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt. Số hạt mang điện của ion X2- ít hơn của ion M2+ là 4 hạt.Hãy cho biết trong ion M2+ có bao nhiêu hạt mang điện ?


Một hợp chất ion A tạo từ ion M2+ và X2-. -----> CTPt là MX

Tổng số hạt trong phân tử A là 60
----->(n+2p)+(N+2P)=60
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt
-------> (2p+2P)-(n+N)=20
Số hạt mang điện của ion X2- ít hơn của ion M2+ là 4 hạt.
(2P-2)-(2p +2)=4

p=8 và P=12
----> Mg va O
trong ion M 2+ có 10 hạt mang điện
 
H

hiepkhach_giangho


Bài 16: Ion dương A+ có 8 nguyên tử thuộc 3 nguyên tố . trong A+ tổng số e là 18
A+ có 2 nguyên tố liên tiếp nhau cùng chu kì và A+ là 1 muối của bazo hữa cơ
a) tìm công thức của ion A+
b)viết CT cấu tạo của phân tử ANO3

bài 17:hợp chất N dc tạo thành từ 2 ion X+ và Y2- . mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 ng tố tạo nên . tổng số p trong X+ là 11. tổng số e trong Y2- bằng 50. các nguyên tố trong Y2- thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kì lien tiếp.gọi tên hợp chất N

Bài 18 :1 hợp chất dc tạo từ các ion M+ và x2 2-.trong phân tử M2X2 cso tổng số hạt p,n.e =164.trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 52. số khối M > số khối của x là 23 đơn vị. tổng hạt p.n.e trong ion M+ nhiu hơn trong ion X2 2- là 7 hạt
xác định các nguyên tố M , x và công thức M2X2.viết cấu hình e của của M+

Bài 19: : hợp chất M tạo bởi ion Y- và Z+ .tỉ khối Y- : Z+=31:9 . A là nguyên tố trong Y- và Z+ có tổng các hạt trong ng tử là 21 . tỉ lệ giữa các hạt mang điện và ko mang điện là 1:2 . Y- do 4 ng tử của 2 ng tố tạo nên , Z+ do 5 ng tử của 2 ng tố tạo nên . xác định công thức phân tử của M

1 số dạng em đi học :p:p
 
Last edited by a moderator:
H

hiepkhach_giangho

bài 17:hợp chất N dc tạo thành từ 2 ion X+ và Y2- . mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 ng tố tạo nên . tổng số p trong X+ là 11. tổng số e trong Y2- bằng 50. các nguyên tố trong Y2- thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kì lien tiếp.gọi tên hợp chất N

gọi Zx là số p TB trong 1 ng tử cso trong ion X+
ta có Zx=11/ 5=2,2 do đó X phải chứa H hoặc He
nhưng He là khí kiếm ko tạo hợp chaastdos đó trong X+phải chứa H
gọi A là ng tố thứ 2 ta cso CT của X+ là AnBm+ với hpt
n+m=5
ZA . n+m=11
giải ra có n(ZA-1)=6
chỉ có nghiệm duy nhất n=1 ZA= 7 là phù hợp
cation là NH4+
gọi Zy là số p TB trong 1 nguyên tử có trong Y2-
Zy=(50-2) ./ 2=9,6 do đó có 1 nguyên tố có Z\leq9 nghĩa là thuộc chu kì 2 do đó nguyên tố thứ 2 phải thuộc chu kì 3 và số p của chúng các nhau 8
chu kid 2 và hcu kì 3 đều là chu kì nhỏ cách nhau 8
gọi Z là số p của ng tố hứ nhất A thì Z+8 là số p của ng tố thứ 2 B
CT của Y2- là AaBb 2-
a+b=5
za+(Z+8)(5-a)=48
----->a=4 và Z=8---->2 ng tố oxi và S
chát N có công thức (NH4)2SO4
 
H

hiepkhach_giangho

Bài 16: Ion dương A+ có 8 nguyên tử thuộc 3 nguyên tố . trong A+ tổng số e là 18
A+ có 2 nguyên tố liên tiếp nhau cùng chu kì và A+ là 1 muối của bazo hữa cơ
a) tìm công thức của ion A+
b)viết CT cấu tạo của phân tử ANO3

a)ion A+ co 18e----->A co 19e
do A co 8 ng tử ---->Z TB=19 / 8=2,37-----> có ng tử cso số Z\leq2------->Hidro
vid A+ là Hợp chất hữa cơ vậy trong A+ có cacbon----> ng tố còn lại kế tiếp H hoặc C
+nếu kế tiếp H là He----->loại
+nếu kế tiếp C là Bo hoặc nito--->nito vì Bo ko tạo hợp chất hữa cơ

đặt CT tổng quát [TEX]C_xH_yN_z[/TEX]
với y\leq2x+2+z và x,y,z thuộc N*

tổng số e trong A =19-->6x+y+7z=19
vì trong A có 8 ng tử : x+y+z=8
--->5x+6z=11--->6z<11---->Z<1,8
vậy z=1 --->x=1 và y=6
CT là CH6N
b) co cái hay là có cả liên kết cho nhận nhưng mà em ko bit vẽ trên máy tính

mỗi bài em chép ở 1 quyển@-)
giờ ko biết chỗ nào mà tìm giải
bao giờ em tìm thấy giải rồi em trình bày:p
 
H

heartrock_159


Bài 19: : hợp chất M tạo bởi ion Y- và Z+ .tỉ khối Y- : Z+=31:9 . A là nguyên tố trong Y- và Z+ có tổng các hạt trong ng tử là 21 . tỉ lệ giữa các hạt mang điện và ko mang điện là 1:2 . Y- do 4 ng tử của 2 ng tố tạo nên , Z+ do 5 ng tử của 2 ng tố tạo nên . xác định công thức phân tử của M


A có 2p+n=21
mà n:2p=1:2
>>p=7
>> A là C hoặc N
Mà tổng các hạt trong A là 21 ---> A là N
[TEX]Y^-[/TEX] và [TEX]Z^+ [/TEX]đều có N
Tỉ khối của Y^-:Z^+ = 31:9
[TEX]Y^-[/TEX] do 4 ngtử của 2 ngtố tạo nên,[TEX]Z^+[/TEX] do 5 ngtử của 2 ngtố tạo nên
>>[TEX]Y^-[/TEX] la [TEX]NO_3^-[/TEX] và [TEX]Z+[/TEX] la [TEX]NH_4^+[/TEX]
>> CTPT của M là [TEX]NH_4NO_3[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
A

acidnitric_hno3

Bài 18 :1 hợp chất dc tạo từ các ion M+ và x2 2-.trong phân tử M2X2 cso tổng số hạt p,n.e =164.trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 52. số khối M > số khối của x là 23 đơn vị. tổng hạt p.n.e trong ion M+ nhiu hơn trong ion X2 2- là 7 hạt
xác định các nguyên tố M , x và công thức M2X2.viết cấu hình e của của M+
Nốt bài này rồi mình sẽ post bài mới nhé ( pic trầm quá:()
TỔng số hạt trong M2X2 = 4pM +2 nM + 4pX + 2nX = 164 => 4 (pM + pX) + 2(nM + nX) = 164
Có 4 (pM + pX) - 2(nM + nX) = 52
=> pM + pX =27
nM + nX = 28
số khối M > số khối của x là 23 đơn vị. (pM+ nM) - (pX + nX) = 23
tổng hạt p.n.e trong ion M+ nhiu hơn trong ion X2 2- là 7 hạt
2pM + nM -1 - ( 4pX + 2nX + 2) = 7
=> 2pM - 4pX + nM - 2nX = 10
Giải hệ PT 4 ẩn trên ( thế hoặc bấm máy )
=> pM = 19, nM = 20
pX = 8, nX = 8
CT K2O2
Cấu hình tự viết nhé!!!
 
H

heartrock_159

Nốt bài này rồi mình sẽ post bài mới nhé ( pic trầm quá:()
TỔng số hạt trong M2X2 = 4pM +2 nM + 4pX + 2nX = 164 => 4 (pM + pX) + 2(nM + nX) = 164
Có 4 (pM + pX) - 2(nM + nX) = 52
=> pM + pX =27
nM + nX = 28
số khối M > số khối của x là 23 đơn vị. (pM+ nM) - (pX + nX) = 23
tổng hạt p.n.e trong ion M+ nhiu hơn trong ion X2 2- là 7 hạt
2pM + nM -1 - ( 4pX + 2nX + 2) = 7
=> 2pM - 4pX + nM - 2nX = 10
Giải hệ PT 4 ẩn trên ( thế hoặc bấm máy )
=> pM = 19, nM = 20
pX = 8, nX = 8
CT K2O2
Cấu hình tự viết nhé!!!

HNO3, cậu nên tích cực quảng cáo pic để mọi người biết, chứ pic này tuyệt cú mèo lúm mà ;))
Cố lên, quan tâm pic 1 tý! Mà cũng tại dạng này lâu quá mọi người nhát đó!
 
A

acidnitric_hno3

Pic khá trầm vì vậy mỗi lần post bài mình chỉ post 2 - 3 bài để mọi người cùng trao đổi nhé!
Chúng ta đã kết thúc dạng 1 với những bài tập từ dễ đến khó ( thank hiepkhach_giangho) bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục với bài tập dạng 2.
Dạng 2: Một số bài tập về đồng vị
Câu 1: Trong tự nhiên H có 3 đồng vị : [TEX] ^{2}H , ^{3}H[/TEX]. Oxi có 3 đồng vị , [TEX]^{16}O ,^{17}O , ^{18}O[/TEX]. Hỏi có bao nhiêu loại phân tử H2O được tạo thành từ các loại đồng vị trên:
A. 3 B. 16 C. 18 D. 12
Câu 2: ( Hay)
Cho m gam kim loại X tác dụng vừa đủ với 7,81 gam khí Clo thu được 14,943 gam muối clorua với hiệu xuất 95%. Kim loại X có 2 đồng vị A và B có đặc điểm như sau:
- Tổng số các hạt trong 2 nguyên tử A và B là 186
- Hiệu số hạt không mang điện của A và B là 2
- Một hh có 3600 nguyên tử A và B nếu ta thêm vào 400 nguyên tử A thì hàm lượng phần trăm của hh đó ít hơn hh đầu là 7,3%
a, Xác định khối lượng và khối lượng nguyên tử của X
b, Xác định số khối và số p
c, Xác định % của A trong muối thu được.
 
Last edited by a moderator:
C

conang_96

Bài 19: : hợp chất M tạo bởi ion Y- và Z+ .tỉ khối Y- : Z+=31:9 . A là nguyên tố trong Y- và Z+ có tổng các hạt trong ng tử là 21 . tỉ lệ giữa các hạt mang điện và ko mang điện là 1:2 . Y- do 4 ng tử của 2 ng tố tạo nên , Z+ do 5 ng tử của 2 ng tố tạo nên . xác định công thức phân tử của

theo bài ra ta có
2ZA+NA=21
NA : 2ZA= 1 : 2
-------->ZA=7 ------->A là nito
Y- là NOx-
Z+ là NHy+
[TEX]\frac{NOx-}{NHy+}=\frac{31}{9}[/tex]
----->[TEX]\frac{NO3-}{NH4+}=\frac{62}{18}=\frac{31}{9}[/TEX]
CT cua M la: [TEX]NH_4NO_3[/TEX]
 
D

defhuong

Pic khá trầm vì vậy mỗi lần post bài mình chỉ post 2 - 3 bài để mọi người cùng trao đổi nhé!
Chúng ta đã kết thúc dạng 1 với những bài tập từ dễ đến khó ( thank hiepkhach_giangho) bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục với bài tập dạng 2.
Dạng 2: Một số bài tập về đồng vị
Câu 1: Trong tự nhiên H có 3 đồng vị : [TEX] ^{2}H , ^{3}H[/TEX]. Oxi có 3 đồng vị , [TEX]^{16}O ,^{17}O , ^{18}O[/TEX]. Hỏi có bao nhiêu loại phân tử H2O được tạo thành từ các loại đồng vị trên:
A. 3 B. 16 C. 18 D.12

tớ dùng tổ hợp xác suất
H-O-H
H2 có 6 cách
-3 cách giống nhau:
[TEX]^{1}H^{1}H....[/TEX]
[TEX]^{2}H^{2}H[/TEX]
[TEX]^{3}H^{3}H[/TEX]
-3 cách khác nhau:[TEX]^{1}H^{2}H.....[/TEX]
[TEX]^{1}H^{3}H[/TEX]
[TEX]^{3}H^{2}H[/TEX]

chọn 1 ngtu Oxi cho H-O-H có 3 cách chọn

-> các cách chọn độc lập với nhau

---> có 6.3=18 cách :D:D:D
 
Last edited by a moderator:
C

conang_96

Câu 1: Trong tự nhiên H có 3 đồng vị :
latex.php
. Oxi có 3 đồng vị ,
latex.php
. Hỏi có bao nhiêu loại phân tử H2O được tạo thành từ các loại đồng vị trên:
A. 3 B. 16 C. 18 D.12
theo em
9 phân tử HOH có TP đồng vị khác nhau
1H16O1H
1H17O1H
1H18O1H
1H16O2H
1H17O2H
1H18O2H
2H16O2H
2H17O2H
2H18O2H
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom