bài viết số 5 và Bài viết số 6 lớp 12

M

money_22

Ui, mình vừa viết bài văn số 5 đề y như thế này hôm qua! Đề khá khó nhưng lại mở, nên cũng dễ phóng bút! Hi hi
 
T

thienquang113

ban phải nói rõ đề bài thì mình mới biết mà làm cho bạn chứ.
Mình đồng ý vói bạn thanhloan happy và cunu
 
H

hla91

bài viêt số 6( SGK 12-68)

mọi người giúp mình bài văn này với
Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà(Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Dàn ý thôi cũng được
Mình xin cảm ơn trước!!!!!!!!:):)
 
I

ikariam

Hình như trong sách giải văn tập 1 chương trình nâng cao có một bài viết về cái này đấy. Mình chỉ đọc lướt qua thôi nên không nhớ rõ lắm. Xin lỗi nha.
Sông Đà: Dữ dội nhưng cũng mang nét đẹp của một người con gái miền núi cao ( TBắc) Năm năm báo oán, đời dời đánh ghen)
Sông Hương: Người con gái xứ Húe dịu hiền nhưng có nét hoang dại của núi rừng khi còn ở thượng nguồn
Chú ý câu văn, các biện pháp nghệ thuật.
tìm thêm một số điểm chung nữa.
Mình chỉ nhớ nôm na như vậy thôi nên khong thể giúp gì nhiều cho bạn được
 
M

mei_mei

mình cũng biết bài này. theo mình thì bạn có thể triển khai đại ý như sau
1. đề tài con sông đã trở thành quen thuộc và gợi cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ
2. trong ai đã đặt tên cho dòng sông:
- dòng sông được nhìn từ nhiều góc độ
- HPNT cũng khai thác sự trữ tình và tạo ra những khám phá mới về sông hương so với những người đi trước
+con sông lặg lẽ trầm mặc, mang vẻ đẹp đằm thắm trí tuệ
+ con sông của lịch sử văn hoá
+con sông gắn với đời sống của con người
+ con sông được nhìn từ góc độ của tình yêu
3. trong người lái đò sông đà
- chọn sông đà để viết thể hiện một cái ngông của ng tuân
- ng tuân đã thể hiện nét êm dịu của sông đà đến mức độ tuyệt đối
+ sông như mái tóc ng thiếu nữ
+ màu nước sông
+ bờ sông tĩnh lặng xoá mọi khoảng cách không và thời gian( đoạn này mình thích nhất)
4. tuy vậy 2 con sông còn được tác giả nhìn dưới một góc độ khác( viết gọn ý này)
5. luận
-tuy cùng khai thác hai mặt của các dòng sông nhưng cảm hứng chủ đạo của 2 bài khác nhau và khẳng định hai tài năng cá tình sáng tạo khác nhau
- nhờ những tp văn chương như vậy chúng ta càng hiểu thêm về vẻ đẹp thiên nhiên đất nước
- khái quát vai trò của văn chương trong đời sống đồng thời đặt ra yêu cầu sáng tạo cho nhà văn
 
H

hla91

các bạn giúp mình thêm đi, mình học kém môn văn lắm
bài này thứ 3 phải nộp rồi
 
M

mei_mei

bạn phải nói là k rõ ý nào chứ. mình chỉ có thể nêu dàn bài chung thôi k thể viết thành bài đc. chỗ nào bạn k hiểu thì nói ra để mọi người cùng giúp
 
H

hla91

mình muốn hỏi đề bài yêu cầu phân tích hình ảnh dòng sông trữ tình, thơ mộng thì có phải nêu phần hung dữ của con sông Đà trong Người lái đò sông Đà ko?
 
M

mei_mei

cả hai con sông đều có đặc điểm hung bạo dữ dội. Bạn sẽ nói về phần đó nhưng k nặng ở phần cuối để khẳng định vẻ đẹp hoàn chỉnh của dòng sông và tài năng sáng tạo, cảm hứng riêng của mỗi nhà văn
 
T

tinbr0

[ Văn 12 ] Bài Làm Văn Số 6

Đề bài : Phân tích tình huống truyện "Vợ Nhặt" của Kim Lân từ đó nêu lên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.



Ai giúp em cái nha ;)
 
N

nghia11b9

[Van 12] Bài viết về nhà số 6

Ai viết giùm mình dàn ý với đề số 1 đó.

Phân tích hình tượng Chiến và Việt nối tiếp truyền thống cha ông đi đánh giặc....
 
T

thuyduong1986

Đề bài : Phân tích tình huống truyện "Vợ Nhặt" của Kim Lân từ đó nêu lên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.



Ai giúp em cái nha ;)

Với đề này em có thể làm rõ một số ý cơ bản sau:

* Tình huống là gì?

+ Nội hàm khái niệm
- " Lát cắt trăm năm của đời thảo mộc" (Nguyễn Minh Châu) > qua tình huống, tính cách nhân vật được bộc lộ, tài năng nhà văn được thể hiện.
- Biểu hiện nghịch lí trong sáng tạo: qui mô nhỏ nhưng ẩn chứa hàm lượng nghệ thuật không lồ.

+ Phân tích khái quát về tình huống trong truyện ngắn: Xây dựng tình huống độc đáo thực sự là dấu hiệu của tài năng (Thạch Lam với tình huống đợi tàu ám ảnh trong "Hai đứa trẻ", Nguyễn Tuân với tình huống gặp gỡ, đối diện đàm tâm của Huấn Cao và quản ngục trong những ngày cuối của tử tù, Nguyễn Minh Châu với tình huống gỡ kì lak giữa 2 người yêu nhau trong "Mảnh trăng cuối rừng"....)

*Giá trị hiện thực và nhân đạo trong " Vợ nhặt":

+ Hiện thực: miêu tả chân thựcm trần trụi cuộc sống khốn cùng, thảm hại của người nông dân Việt Nam năm đói qua số phận những con người cụ thể, đặc biệt là người phụ nữ - vợ nhặt với giá trị chỉ ngang cỏ rác.

+ Nhân đạo: Trong "tối sầm vì đói khát", tình yêu và khát vọng sống hạnh phúc vẫn cháy sáng mãnh liệt ".

* Tình huống đã kết tinh giá trị hiện thực và nhân đạo độc đáo của tác phẩm
- Nhận diện tình huống.
- Diễn biến tình huống: gắn với số phận và tâm trạng 3 nhân vật.

Em có thể dựa vào bài cô đã phân tích cùng những gợi ý trên để viết.

Chúc em thành công^
 
M

money_22

Em xin bổ sung 1 vài ý kiến về tình huống truyện: :D

Là tình thế xảy ra chuyện, khoảnh khắc sự sống hiện ra rất đậm đặc, có khi chứa đựng cả 1 đời người, thể hiện mâu thuẫn hoặc quan hệ giữa nhân vật này với nv khác, hoặc mâu thuẫn trong nội tâm nv, góp phần thể hiện chủ đề của truyện.
 
P

phaodaibatkhaxampham

phù hôm nay mệt nên đi copy về không chính xác tuyệt đối nhưng cũng có một vài ý nhỏ tự bạn cố nha
Đặt vấn đề:

- Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt.

- Một trong những thành công của tác phẩm Vợ nhặt là nhà văn đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo.

II. Giải quyết vấn đề:

1. Tóm tắt tình huống truyện:

Tràng - một anh nông dân nghèo, xấu trai, là dân ngụ cư. Vậy mà chỉ vài câu hò bâng quơ và mấy bát bánh đúc đã có vợ hẳn hoi theo về.

2. Nhận xét:

Đây là một tình huống lạ, hiếm thấy nhưng lại có giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật cao:

-Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít, phong kiến đã đẩy nhân dân ta đến nạn đói khủng khiếp năm 1945.

- Con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn khát khao sống hạnh phúc, vẫn tin tưởng và kỳ vọng vào tương lai.

- Nhờ tình huống độc đáo mà tác phẩm lôi cuốn và hấp dẫn. Nhân vật được đặt trong các tình huống gay cấn để bộc lộ tâm trạng, tính cách.

III. Kết thúc vấn đề:

Với tình huống được cấu trúc độc đáo, tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
 
T

trinhdethuong12

Bạn giúp mình một dàn bài luôn đi , nếu bạn có bài mẫu thì càng tốt nha bạn. Và có anh chị nào biết bài này giúp em với nha:
 
Last edited by a moderator:
A

anhquoc9002

[Văn 12] Bài Viết số 6^!^!Aj Giúp tớ với!

Một trong những nét nổi bật về tài năng cũa Kim Lân là khắc hoạ tâm lí, tính cách của nhân vật.
Em hãy phân tích tâm lí , tính cách của nhân vật Ông Hai Trong Truyện "Làng" Và hình ảnh Bà Cụ Tứ trong truyện "Vợ Nhặt" để làm nổi bật rõ Nội dung trên.
Các bạn coá thể đóng góp ý kiến cũa mình về đề văn trên giúp mình với!Mình cần một cái hướng, 1 dàn ý, về đề văn nàyđc Hem^^!Hay 1 vàj lời khuyên khi làm dạng văn so sánh giũa 2 tác phẩm như thế này đc hem! Mình rất mong nhận đc nhìu sự đóng góp ý kiến từ các bạn gần xa gủi về. Xjn trân thành cám ơn các bạn^!^ Rất nhìu!
 
H

hoa_tigon

Quan niệm Văn chương của Nguyễn Văn Siêu


Cuộc sống con người từ lâu đã gắn liền với văn chương. Bởi vì văn chương không chỉ có tác dụng giải trí, mà bên cạnh đó, văn chương còn làm cho cuộc sống mỗi người thêm đẹp, thêm phong phú. Nhưng, như cuộc sống vốn tồn tại cả cái xấu xa và tốt đẹp, thì văn chương cũng có loại hay, loại dở. Bởi vậy, Nguyễn Văn Siêu đã từng viết: “ Văn chương […] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ”. Đây thực sự là một quan niệm đúng đắn đáng để suy nghĩ.
Theo Nguyễn Văn Siêu, văn chương có hai loại: “loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương” và “Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Vậy, thế nào là văn chương ‘đáng thờ’ và ‘không đáng thờ”?.
Có thể hiểu, văn chương “không đáng thờ” là loại văn chương không chân chính, “chỉ chuyên chú ở văn chương”. Đây là kiểu văn chương chỉ quan tâm đến vẻ hào nhoáng bên ngoài, lấy hình thức nghệ thuật làm mục đích sáng tác, trau chuốt về ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu. Bên cạnh đó, loại văn chương này thường mang những nội dung tư tưởng không rõ ràng, không tạo nên sự độc đáo, và hơn nữa không quan tâm đến đời sống, số phận con người, xã hội. Người đọc có thể cảm nhận được ánh hào quang rực rỡ của nó bởi những hình ảnh mĩ lệ, trang trọng nhưng lại khó có thể cảm nhận được tình cảm, suy nghĩ của người viết trong tác phẩm.
Còn văn chương “đáng thờ” thì lại khác. Đây là loại văn chương lấy con người làm mục tiêu sáng tác, được dựng lên từ chính cuộc sống của con người “chuyên chú ở con người”, . Trong những tác phẩm thuộc loại này, “con người” trở thành trọng tâm, là động lực chi phối toàn bộ nội dung tác phẩm cũng như các hình tượng nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật. Và chính điều này đã làm nên giá trị cho những tác phẩm – giá trị được làm nên bởi nó có ích cho cuộc đời.
Quan niệm của Nguyễn Văn Siêu – người được tôn thờ là “Thần Siêu” cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Ông coi văn chương là lĩnh vực để “thờ”, do đó, câu nói của ông càng trở nên thuyết phục và đúng đắn hơn. Mà như thế thì đâu phải loại văn chương nào cũng “đáng thờ”. Như vậy, với ông văn chương chỉ có giá trị khi lấy con người làm trung tâm, khắc họa con người và phục vụ con người. “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du vì đâu mà dễ đi vào lòng người đọc, vì đâu mà trở thành một tác phẩm bất hủ, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam? Bởi vì, tất cả những éo le, những nghiệt ngã của cuộc đời, của số phận – nhất là số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa - được Nguyễn Du tái hiện đủ đầy. Ông đã đưa số phận của con người –
của kiếp “Hồng nhan bạc mệnh” vào văn chương. Và chính điều ấy, đã làm nên giá trị của tác phẩm – giá trị nhân đạo sâu sắc mà không phải ở tác phẩm nào cũng có.
Trở lại với quan điểm của Nguyễn Văn Siêu. Có thể nhận thấy rằng, bản chất quan niệm của “thần Siêu” có phần tương đồng với quan niệm văn chương “nghệ thuật vị nhân sinh” (văn học 1930 – 1945) của không ít các nhà văn hiện đại. Đã là văn chương chân chính thì phải hướng tới con người, tới hiện thực. Văn chương có giá trị phải “chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ…Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình….Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa – Nam Cao). Hay trong “Trăng sáng”, Nam Cao viết “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than..”. Tức là, Nam cao phủ nhận văn học lãng mạn thoát li- văn học chỉ biết trau chuốt hình thức, phủ nhận hiện thực, đồng thời nhà văn cũng khẳng định văn chương phải gắn bó với cuộc đời con người ‘thoát ra từ những kiếp lầm than..”. M. Gorki cũng từng nói “Văn học là nhân học”, để đề cao văn học hướng tới con người, viết về con người và phục vụ con người. Quan niệm của Nam Cao, M. Gorki cũng như của Nguyễn Văn Siêu là những quan niệm đúng , tiến bộ, phản ánh chức năng cao quý của văn học. Tuy nhiên, ngay trong chính quan niệm của Nguyễn Văn Siêu cũng thể hiện rõ, ông lên án thứ văn chương chỉ mải gọt giũa ngôn từ, chứ không phủ nhận vai trò của nghệ thuật. Ông cho rằng văn chương không nên thiên về hình thức nghệ thuật, nhưng đồng thời, tác phẩm giá trị cũng không thể không có đặc sắc về nghệ thuật. Điều đó cho thấy, đối với Nguyễn Văn Siêu cũng như rất nhiều các nhà văn nhà thơ khác, một tác phẩm văn chương có giá trị là tác phẩm có nội dung “chuyên chú ở con người” song đồng thời cũng có hệ thống hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, và quan trọng không kém là phải chứa đựng cái “Tâm” của người viết. Như Nguyễn Du cũng từng khẳng định “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay vẫn tồn tại, và in sâu trong tâm trí người đọc. Không chỉ bởi giá trị nhân đạo sâu sắc, mà Truyện kiều còn là tuyệt tác bởi những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng, cùng với một tâm hồn đồng cảm của chính tác giả với cuộc đời nhân vật. Hay như khi đọc Chí phèo của nam cao, ban đầu ta chỉ thấy hiện hữu rõ ràng một thằng lưu manh rạch mặt ăn vạ, uongs rượu chửi bới. Nhưng rồi, chắc chắn sẽ đọng lại trong ta ít nhiều thương cảm sau khi đọc xong tác phẩm. Thấp thoáng đằng sau cái vẻ bề ngoài hung dữ táo tơn ấy, lại là một anh Chí như bao anh chí khác, cũng khát khao ‘làm người lương thiện, để được sống, được yêu thương. Nhân vật này hiện lên qua ngòi bút tinh tế, tài tình của tác giả, và thành công của nó ít nhiều cũng phụ thuộc vào suy nghĩ, lòng cảm thương của tác giả. Như vậy, một tác phẩm văn chương chân chính là tác phẩm mà hướng ngòi bút về con người, cuộc sống con người, được xây dựng bằng sự sáng tạo nghệ thuật, tạo thành phong cách riêng cho từng nhà văn.




Từ trước tới nay, không một ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của văn chương đến đời sống tinh thần của con người. Văn chương như là một công cụ để con người khám phá thế giới, và khám phá chính bản thân tâm hồn mình. Nhưng như quan niệm của “thần Siêu”, không phải văn chương nào cũng ‘đáng thờ”. Chỉ có những tác phẩm văn chương hướng về con người, hướng về cuộc sống, và đặc sắc nghệ thuật được tạo ra từ sự sáng tạo văn học cùng với tâm huyết của nhà văn mới làm nên văn chương chân chính, tiêu biểu cho quan niêm truyền thống “ Văn dĩ tải đạo”của cha ông ta. Cho đến nay, quan niệm của Nguyễn Văn Siêu vẫn còn nguyên giá trị.:rolleyes:
 
Top Bottom