bài viết số 5 và Bài viết số 6 lớp 12

N

ngoc_91

BÀi LÀM
Không đợi đến thế kỉ XX này con người mới có nhiều quan điểm về văn chương mà ngay ở thế kỉ XiX, Nguyễn Văn Siêu, một danh sĩ thời Nguyễn đã từng có ý kiến “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Song nói như Lê Quý Đôn “Văn chương là của công thiên hạ, ý kiến của mỗi người mỗi khác, phân tích thì đuợc chứ không nên chê mắng”. Cho nên, ý kiến của Nguyễn Văn Siêu đáng nên hiểu lại và hiểu như thế nào cho đúng.
Nguyễn Văn Siêu là một văn sĩ có tài, là bạn thân của Cao Bá Quát từng được người đời tôn thờ là “Thần Siêu, Thánh Quát”. Quan niệm của ông không phải là một quan niệm dễ dãi, điều quan trọng là ta phải hiểu cho đúng ý nghĩa của câu nói “Văn chương chuyên chú ở văn chương”, “văn chương chuyên chú ở con người” là như thế nào?
“Văn chương chuyên chú ở văn chương” là loại văn chương chỉ chăm chút gò câu đẽo chữ, tìm những chữ thật kêu, những điển tích cổ bí ẩn...nói chung đấy là loại văn chương thuần tuý, là “văn” kkhông cần biết nội dung, về tư tưởng, là loại văn chương thuần túy về hình thức.
“Văn chuyên chú ở con người” chính là loại hình văn chương viết lên từ cuộc sống của con người, hướng đến con người, “làm cho người gần người hơn” (Đời thừa – Nam Cao). Ở đây là các yếu tố hình thức là sự phát tiết anh hoa một cách tự nhiên, không cố ý. “Vọt lên từ suối là nước, từ tim người là máu” (Lỗ Tấn).
Như vậy đại ý của câu nói của họ Nguyễn là : Văn chương có giá trị khi lấy đề tài cảm hứng từ con người và vì con người.
Đầu tiên Nguyễn Văn Siêu nói “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ”. Ông thẳng thắn phủ nhận loại văn chương không đem đến một cái gì tốt lành cho con người, văn chương như thế là loại “không đáng thờ” không đáng để đọc, để học hỏi. Văn chương là gì nếu không nói về con người, về nhân sinh? Văn chương đầu cần đến những người thợ mà văn chương chỉ cần những khối óc của những “kĩ sư tâm hồn”. Văn chương mà chỉ như những đoá hoa đẹp nhưng hữu sắc mà vô hương, thì nó đâu còn là văn chương nữa. Quan niệm của Nguyễn Văn Siêu rất giống như Cao Bá Quát đương thời:
“Đáng phàn nàn cho ta đóng chửa mà gọt giũa câu văn
Lải nhải nhai lại từng câu từng chữ
Có khác chi con sâu đo muốn đo cả đất trời?”
(Đề sát viện Bùi Công, yên đài anh ngữ khúc hậu)
Không giao cảm với đời, văn chương tuôn ra ngọn bút không bắt đầu từ lòng thương cảm sâu sắc mà vì đời thì chỉ là văn chương “một tấc đến trời” , chỉ là một con sâu bé nhỏ hèn mọn ngạo mạn lố bịch có những ý nghĩa ngông cuồng, múôn đo cả vũ trụ. Những lời văn viết ra bằng sự khổ công gọt giũa trong bốn bức tường văn lạnh lẽo sẽ như một sinh vật tự dưỡng, văn chương thiếu cái mở lòng ra đón những vang động cuộc đời, thiếu sự hô hấp các dưỡng khí ngoài cuộc sống thì chỉ nhạt nhẽo, bủng beo có chăng chỉ là những đồ lạ mắt ! Họ Cao cho đó là “đồ con trẻ” là sản phẩm của một đôi tay khéo léo trong tâm hồn rỗng toếch và giả dối. Anh đóng cửa phòng văn để viết những gì? Trong khi văn chương của anh là kia, là bầu trời bạt ngàn gió mới, là nắng ban mai hồng tươi sắc ngói. Anh đóng cửa để làm nghệ thuật, để đuổi bắt nghệ thuật khi nghệ thuật của anh ở ngoài kia, ở ngoài thanh sắc trần gian đầy sôi động: Anh có biết rằng :
Bài thơ anh làm chỉ một nửa mà thôi
Còn một nửa do mùa thu làm lấy
(Chế Lan Viên)
Văn chương chỉ biết lấy chủ nghĩa duy mĩ làm đích thì thử coi có đáng thờ chăng? “Văn chương phải có quan hệ với đời” (Ngô Thi Sĩ ) và “ Cuộc đời là nơi đi tới cũng là điểm khởi đầu của văn chương” (Tố Hữu). Nếu L. Tônxtôi vĩ đại bởi kiệt tác “Chiến tranh và hoà bình” thì cũng chính là kết quả của những lần ông xông pha nơi chiến trận tìm hiểu, ghi chép. Nếu “đóng cửa phòng văn hì hục viết thì Chiến tranh và hoà bình nó có ra đời không? Nếu không gắn bó, đau đời Nguuyễn Du có một Đoạn trường tân thanh không?
Văn chương không thể là như thế, văn chương để người ta gần gũi và tôn kính chứ không phải văn chương “hũ nút” mà người ta có thể “kính nhi viễn chí”. Văn chương như vậy tuyệt đối là không đáng thờ. Khổng Tử đã từng dạy học trò rằng “Từ đạt nhi dĩ hí” (nghĩa là : văn từ cần đạt mà thôi, dễ hiểu mà thôi) điều quan trọng là cái “tâm” của người viết, nghĩa là thực tế, phải sống trong cuộc đời. Quan niệm của Nguyễn Văn Siêu gần giống như những văn học hiện thực Việt Nam vào giai đọn 1930-1945, lấy con người làm chủ thể sáng tạo, ngòi bút hướng vào con người.
Cuộc đời cũ vốn cuồn cuộn sóng gió bão táp đau khổ ngày đêm cứ đổ dồn dập vào con người, vào nhân loại , là “lương tâm của mọi thời đại” (Balzac). “Văn phải chở đạo”, phải làm cho con người tốt hơn tự hoàn thiện hơn hay ít ra cũng bắt gặp mình trong đó thì đấy mới là “văn đáng thờ”.
Bùi Huy Bích, học trò của Lê Quý Đôn đã viết những ý kiến thật xác đáng: “Người quân tử đời sau biết chăm học chỉ học hỏi để sửa mình rồi dần dần trở thành người có văn chuơng ấy là người bậc nhất. Những người tập làm văn chương rồi thấy đươc nghĩa lí trong đó, là bậc thứ ahi. Còn hạng bét thì chỉ biết có văn chuơng mà thôi”.
Nói đến “Văn chương đáng thờ” Nguyễn Văn Siêu múôn nói đến cái giá trị của văn chương. Là nghệ thuật đi sâu vào thế giới tâm hồn của con người thì văn chương phải vì con người, vì cuộc sống con người, là chiếc đũa thần gợi mở trong con người những cái đẹp cái hay mà triệt tiêu những gì xấu xa, có hại. Văn chương phải hướng đến Chân - thiện- mĩ phải khơi ở lòng người những tình cảm nhân ái, phải đem đến cho con người một tia nhìn mới. Có ai đã không từng thấy một thằng say nhâng nháo chửi đời nhưng có ai nhìn ra một anh Chí ao ứôc một thiên đường lương thiện như Nam Cao chưa? Có ai thấy đựơc thế giới tâm hồn của A. Q chưa? Và có ai đã nhìn thấy được cái tình yêu cao quý của một “thằng gù” cực kì xấu xí như Quazimôđô dành cho Extiranđa chưa? Đọc số phận của chàng Quazimôđô hay Chí Phèo ai mà khôgn nghe dâng lên một tí gì của xốn xanh, của một niềm thương yêu tủi hận như muốn nghẹn ngào...Và ta khẳng định rằng : Vâng, chỉ có những hình tượng xúc động lòng người mói là văn chương, còn thuần tuý dùng kĩ thuật chạm trổ cầu kì, làm xiếc ngôn từ để người ta xem như một trò giải trí, “đọc rồi quên ngay sau lúc đọc” đấy chỉ là “thợ” đàu với những con chữ, chứ không là nhà văn, nhà thơ. Người ta thường truyền giai thoại cụ Nguyễn Công Trứ đả kích lối sống sáo rỗng. Ông gặp các thầy cử trên đưòng khoa bảng, theo yêu cầu của họ, ông ngồi trên lưng bò vàng tủm tỉm đọc “Sông Nhị Hà sâu ba mươi sáu thước. Chim ăn chưa béo, cá không ăn bay về núi Hồng Sơn. Nhớ thủa xưa vua Thần Nông giá sắt, vua ĐẾ Thuấn canh vấn. Cùng quăng, cùgn quẳng, cùng quằng, tổng bất ngoại bò vàng chi liếm lá”. Một mớ ngôn từ vô cùng như thế mà ai cũng cho văn hay ý lạ. Cái tủm tỉm của Tồn Chất thâm thuý hay thay.
Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu đúng song nếu so sánh với quan điểm nghệ thuật của Thạch Lam - Thế hệ hậu bối của “Thần Siêu” – thì có lẽ nhà văn trẻ này phát biểu toàn diện hơn : “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại,văn chương là một thứ khi giới thanh cao và đắc lực mà chúgn ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc đựơc thêm trong sạch và phong phú hơn”
Không phải ngẫu nhiên hay vô tình mà cụ Nguyễn Du viết:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài
(Truyện Kiều)
Rõ ràng, thi sĩ Tiên Điền không hề phủ nhận chữ “tài”. Nhưng nếu coi văn học là một cái cây thì chữ “tài” chỉ là lá cành mà chữ “tâm” kia mới là gốc là ngọn. Cho nên nếu “văn chương” mà chỉ đơn thuần “chuyên chú ở con người” mà không “chuyên chú ở văn chương” thì liệu có còn giá trị nữa không? Còn là một bộ môn nghệ thuật nữa chăng?
Có văn chương nào lại không lấy con người làm đối tượng. M.Gorki đã khẳng định : “Văn học là nhân loại”, ta phải hiểu rằng không thể tách rời văn chương và con người cũng như tách rời nội dung và hình thức biểu đạt của nó. Đành rằng người ta nói “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nhưng nếu cả gỗ và nước sơn đề tốt thì sao? Lẽ dĩ nhiên là tốt hơn ! Cho nên nếu cái đẹp đích thực thì có chăng là ở thế giới của con người, và vì vậy văn chương chân chính ( nghĩa là văn chương của cái đẹp ) là văn chương luôn đi đến con người và thế giới con người. Văn chương là nghệ thuật, tức là nó đi tìm kiếm, sáng tạo cái đẹp nhưng không thể có một cái đẹp thuần tuý lung linh nào ngoài cái thế giới con người. Đề tài cái đẹp văn chương không cần đâu xa lạ mà ở ngay những giản đơn bình thường nhất. Thực ra, văn chương chuyên chú ở văn chương và “văn chương chuyên chú ở con người” là hai mặt của một tờ giấy trắng. “Văn chương chuyên chú ở con người” nhưng không hề quay lưng với cái Đẹp, và ngược lại. Đỗ Phủ đã từng viết “Ngữ bất kinh nhân, tử bất hưu” ngôn ngữ phải làm cho người ta kính phục nhưng cái chứa đựng trong ngôn ngữ kia là gì mới là quan trọng. Một tác phẩm có giá trị thì không bao giờ là một tác phẩm thô vụng về ý thức: Khi anh nhìn thấy được những gì ẩn chứa sâu xa nhất của cuộc sống, anh đã có một cái tâm vĩ đại thì ắt hản anh không phải là một con người tầm thường, mà anh biết làm thế nào để nhân laọi này hiểu anh, hiểu cái “tâm” của anh - Nguyễn Du để lại một Đoạn trường tân thanh tràn ngập lòng nhân đạo, nhưng ông cũng để lại một công trình nghệ thuật ngôn từ rất đặc sắc phong phú mà nếu thiếu chúng thì nội dung truyện Kiều chẳng làm say mê bao thế hệ con người.
Ở trên ta bàn đến cái khả năng có thể có sự kết hợp giữa “văn chương chuyên chú ở văn chương” và “văn chương chuyên chú ở con người”.Nhưng nếu có một ai đó đưa bạn một sản phẩm và yêu cầu lựa chọn “Đây cái này là tốt gỗ” và đưa một sản phẩm khác bảo là tốt nước sơn, nếu biết giá trị của một cái hào nhoáng nhưng không ra gì và một cái giản dị nhưng vĩ đại bạn sẽ chọn bên nào?
Câu hỏi đó có lẽ sẽ là thừa. Cho nên, nếu văn chương chuyên chú ở con người thì dễ có giá trị hơn, nhưng “văn chương chuyên chú ở văn chương” thì chưa hẳn đã hay vì người ta chỉ đọc “đọc rồi quên ngay sau khi đọc”.
Cái “tâm” là nguồn nuôi dưỡng để phát huy cái tài. Còn dù có tài đến đâu nếu dửng dưng trước đồng loại đến số phận con người thì cũng khó làm nên một ánh văn chương có giá trị. Vì tâm hồn con người không chỉ tiếp thu cái đẹp mà còn lại cái “nhân” rộng lớn, cái “tình” muôn thuở.
Cho nên, dẫu là gì đi nữa thì “chất” ở bên trong vẫn là yếu tố quyết định. Chữ “tâm” là động lực là yếu tố cần thiết nhất. Lịch sử văn học đã có ghi những hiện tượng có những người không hề có ý định làm văn, làm thơ nhưng lại là những người nghệ sĩ lớn, còn có những nhà văn nàh thơ trọn đời cũng không viết được một câi thơ có giá trị nào dù rất kiên tâm, rất dày công đẽo gọt ngôn từ.
 
H

h0tb0ycute

[Văn 12] Bài viết số 5 - Quan niệm văn chương của Nguyễn Văn Siêu

Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết:"Văn chương [...] có loại đáng thờ, có loại ko đáng thờ.Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biẻu ý kiến về quan niệm trên.
bài viết số năm ra đề như vậy, đọc xong thấy hãi luôn. ai biết chỉ em nên làm như thế nào với. gấp gấp
 
Last edited by a moderator:
N

ngoc_xih

[Văn 12] Bài viết số 5 - Quan niệm văn chương của Nguyễn Văn Siêu

paj nay de day de kua tui moi goi la khiep co de 2 trong sgk day doc xog muon xiu lun
pan co the t tra loi cac cau hoi nhu" muc dich va y nghia cua sang tac van chuong la gj?" "gia tri thuc su của van chuong o dau?" ban con co the ke den ca nhung cuoc tranh luan cua VH nhung nam 30-45 ve quan diem Nghe thuat:"nghe thuat vị nghe thuat"va "nghe thuat vị nhan sinh"
ngoai ra pan con phai gthjk khai niem"van chuong chuyen chu o con nguoi" va "van chuong chuyen chu o van chuong "
Van chuong chuyen chu o van chuong la loai van chuong chi biet co no coi trong hjh thuk nght la tren het, nha van khi st chi lo cai dep cua hjnh thuk, ko may chu y noi dung tu tuong va ko wan tam den doi sog,van menh con nguoi, ko co 1 chut trak nhiem xa hoi nao=> bieu hien
Roi tu do pan suy ra loai van chuong chuye chu o con ng hoan toan nguok lai the thui lam pai tot nha:)>-:)>-:)>-


Viết không dấu, cảnh cáo lần 1 . TramNgan
 
Last edited by a moderator:
Z

zero_flyer

[Văn 12] Bài viết số 5 - Quan niệm văn chương của Nguyễn Văn Siêu

không dấu, hiz mấy mod văn giờ này chả có ai, hiz.............................
 
B

be_tho

mấy bạn chỉ giúp mình bài này với:
Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e :" Khi 1 tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm 1 nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là 1 cuốn sách hay và do 1 nghệ sĩ viết ra".
Bài này mình viết tại lớp...bí quá....mấy bạn giúp mình với
Cảm ơn trước!
 
B

be_tho

mau giúp mình đi...mình sắp làm bài rùi....cứu mình với...:khi (44)::khi (105)::khi (105):
.....help me...:M017::M017::M017:
 
O

otchuong

Hix, đọc cái đề thôi cũng nhức óc rồi, lại tới 3 đề lận, k bít cô ban cho đề nào đây. Mai lên fair làm bài viết tới nơi rồi, mình cung phải đi lìm thông tin đây. Chuc mọi người làm bài tốt nha!
 
T

thuyduong1986

Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết:"Văn chương [...] có loại đáng thờ, có loại ko đáng thờ.Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biẻu ý kiến về quan niệm trên.
bài viết số năm ra đề như vậy, đọc xong thấy hãi luôn. ai biết chỉ em nên làm như thế nào với. gấp gấp

Chào em.

Đề bài này yêu cầu các em bày tỏ ý kiến về quan niệm văn chương của Nguyễn Văn Siêu. Em có thể tham khảo dàn ý dưới đây:

Giải thích câu nói của Nguyễn Văn Siêu
+ " Loại không đáng thờ": Văn chương không chân chính, văn chương mà tác giả không xem trọng- "chỉ chuyên chú ở Văn chương". Đây là loại văn chương lấy nghệ thuật làm mục đích, làm động lực, chỉ chú ý chau chuốt về hình thức nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu...) mà không quan tâm tới đời sống hiện thực của con người.

+ "Loại đáng thờ": Văn chương chân chính, văn chương mà tác giả xem trọng - " chuyên chú ở con người". Đây là những tác phẩm lắy con nguời và đời sống con người làm trọng tâm, mục đích, động lực sáng tác. Mọi dụng công nghệ thuật đều được chi phối bởi nội dung hướng tới đời sống con người.

+ Quan niệm của tác giả về văn chương:
- Coi văn chương là lĩnh vực tinh thần cao quí để "thờ"
- Văn chương chân chính là văn chương lấy con người làm trung tâm (động lực, mục đích,...).
- Nguyễn Văn Siêu không phủ nhận tuyệt đối vai trò của nghệ thuật. Tác giả không đồng tình với thứ văn chương "chỉ" chăm chú gò đẽo ngôn từ, lấy nghệ thuật làm mục đích. Ngay khi khẳng định quan niệm về văn chương chân chính, ông không nói "chỉ chuyên chú ở con người" mà diễn đạt "chuyên chú ở con người".

Bình luận (Ý kiến của em)

Em có đồng tình với quan niệm của Nguyễn Văn Siêu? Vì sao?
+ Một quan niệm văn chương đúng đắn
- Cơ sở lí luận: Nguồn gốc, mục đích của nghệ thuật, mối quan hệ nhà văn- tác phẩm- hiện thực...
- Chứng minh: Phân tích 1-3 ví dụ làm sáng tỏ thế nào là "văn chương đáng thờ".
- Liên hệ với các nhận định tương tự như vậy trong lịch sử phê bình (cổ và kim). Ví dụ: quan niệm "nghệ thuật vị nhân sinh" (Văn học 1932-1945), văn học là nhân học (Gorki)
> Điểm giao thoa của quan niệm về văn chương chân chính Đông- Tây, cổ - kim.
+ Phê phán quan niệm văn chương "chỉ chuyên chú ở văn chương"
- Cơ sở lí luận: Nguồn gốc, mục đích của nghệ thuật, mối quan hệ nhà văn- tác phẩm- hiện thực, mối quan hệ nội dung-hình thức...
- Liên hệ với các quan niệm nghệ thuật của các trường phái chỉ chú trọng hình thức dẫn đến bế tắc trong sáng tác.

+ Trình bày quan niệm của em về một tác phẩm văn chương chân chính (bổ sung, phát triển thêm ý của Nguyễn Văn Siêu)
Một tác phẩm chân chính là tác phẩm "chuyên chú ở con người" (lấy con người làm trung tâm, mục đích, động lực sáng tác) đồng thời có hình thức nghệ thuật mới lạ, độc đáo.
-Chứng minh: Lấy ví dụ các tác phẩm nổi tiếng, có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung sau sắc hướng vào đời sống con người và hình thức nghệ thuật độc đáo (Truyện Kiều- Nguyễn Du, Chí Phèo- Nam Cao, Những nguời khốn khổ- Victo huygo, Tôi yêu em- Puskin...)
- Liên hệ, dẫn một số quan niệm tương tự.

Lưu ý:

+ Lấy dẫn chứng: cổ, kim, văn học trong nước- văn học nước ngoài, Đông - Tây...


Trên đây là một số gợi ý. Hi vọng em sẽ làm tốt đề bài này đồng thời có được phương pháp cho các vấn đề tương tự. Chúc em thành công;)
 
Last edited by a moderator:
B

babyzuk0n

Ai giúp mình bài viết số 5 với !

Nghị luận văn học về bài Người Lái Đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông .
Ai bik chỉ mình làm với nha thứ 2 tuần sau là nộp ùi :(
 
M

money_22

Nghị luận văn học về bài Người Lái Đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông .
Ai bik chỉ mình làm với nha thứ 2 tuần sau là nộp ùi :(

bạn ko nêu rõ đề yêu cầu gì thì làm sao mọi người giúp được!:D

Chắc là từ vẻ đẹp của 2 dòng sông để làm nổi bật bút pháp nghệ thuật của 2 tác giả hả? Hay là cái gì?;)
 
P

pinattsu

@money_22: nghị luận văn học là phân tích bài đó đó bạn, đề quá rõ rồi còn gì
 
T

thanhloanhappy_263

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG là bút kí mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết bằng tất cả tình yêu say đắm với sông Hương đẹp và dịu dàng, với Huế cổ kính và thơ mộng
Đoạn mở đầu với ngững khu vườn cổ, những kí ức về Nguyễn Du đã gợi cảm xúc về những vùng đất có vẻ đẹp sâu lắng( thanh khiết, cổ kính, có td như 1 khúc dạo đầu của 1 bản đàn hay bài ca thơ mộng)
Mỗi đoạn văn là 1 chắt lọc tinh túy về hành trình, về dáng vẻ, về vẻ đẹp và sức cuốn hút riêng của mỗi đoạn sông.
Sông Hương đc miêu tả như 1 cá thể sống, mhư 1 người con gái với những từ ngữ gợi cảm, diễn tả tình yêu say đắm của người con gái với dòng sông" Sông Hương đã sống 1 nữa cuộc đời mình như 1 cô gái Digan phóng khoáng và mang dại'. " Sông Hương khi về đồng bằng đã thay đổi tính cách.....trở thành phù sa cvủa một vùng văn hóa xứ sở"
Với liên tưởng kì thú, diễm tình, tg ví Sông Hương như 1 người con gái đẹp đc người tình mong đợi đến đánh thức. Những câu văn đẹp, đầy màu sắc ấn tượng." Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn" " Sắc nước trở nên xanh thắm", " Nó trôi đi giữa 2 dãy đồi sừng sững như những thành quách'. "Dòng sông như tấm lụa.....phản quang nhiều màu sắc" "Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím".
Đến ngoại vi thành Huế, sông Hương lại có vẻ đẹp đẹp trầm mặc nhu những rừng thông u tịch và lăng tẩm đồ sộ phong kìn niềm kiêu hãnh âm u.
Đoạn sông Hương sảy vào TP Huế, tg sáng tạo những hình ảnh đầy sáng tạo, ấn tượng" chiếc cầu trắng in trên nền trời, uốn 1 cánh cung rất nhẹ". Tg sd rộng rãi đặc sắc những phép tu từ gợi cảm vốn là sở trường của thơ như so sánh kết hợp với nhân hóa ẩn dụ:" Dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng.....lẳng lơ kín đáo của tình yêu". Những chi tiết về phong tục, lễ hội cũng trở thành họa thàh nhạc, thành tình, nghĩa là thành thơ." Trăm nghìn cánh hoa đang bồng bềnh....vấn v8ương của một cõi lòng".
Thi trung hữu nhạc đó là nạc của lòng, trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Từong cũng có nhạc, gợi nhớ nhạc" Điệu nhảy lẳng lở của nó(sông Hương) khi ngang qua thành phố. Đúng là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế". Những câu văn trãi dài, uyển chuyển, du dương à tự nhiên, nhuần nhị như dòng sông, dòng nhạc đẹp, một" Đanuyp xanh" trong văn.
Trí tưởng tượng thật phong phú trong những liên tưởng so sánh, những hồi tưởng dầy hình ảnh kì thú" Sông Nêva với những phiến băng trôi như những chiếc thuyền của những chú chim hải âu"(Chim hải âu đứng trên băng)
Vẻ đẹp của đoạn văn tăng lên trên từng chi tiết, đến chi tiết cuối thì thăng hoa cao nhất, đẹp nhất. Tg lí giải tên dòng sộng bằng huyền thoại đầy chất thơ khiến cho dòng sông có cái tên thơ lại càng thơ hơn: Hương là thơm, thơm của nàng hoa, của nước nấu trăm loài hoa đổ xuống, làm thơ đến từng hơi đất.
Bút kí cuốn hút người 1 phần sự việc, ở tri thức, sự việc lạ, tri thức mới nhưng nếu chỉ có thế, bài bút kí sẽ ko hơn một bài báo và nó nhanh qua di mà ko đọng lại trong lòng người. Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường ko thế, nó dầy chất liệu quý, thể hiện một vốn sống, vốn văn hóa phong phú, nhất là về Huế, nhưng nó còn mãi, ngân mãi vì nó đầy chất thơ. Chất thơ ấy gắn với nhiều yếu tố, bắt dầu từ nhiều nguồn nhưng yếu tố quan trọng nhất, nguồn lớn lao, dạt dào nhất là tình yêu, tình yêu tha thiết với dòng sông, với Huế, với đất nước của tác giả.
(đây chỉ là một vài ý kiến riêng của mình, các bạn đọc có gì góp ý giùm luôn nghen, mình cũng sắp viết bài viết số 5 rồi)
 
T

thanhloanhappy_263

còn bài người lái đò sông Đà mình sẽ post lên sau, mõi tay wá ah ^-^
 
M

money_22

@money_22: nghị luận văn học là phân tích bài đó đó bạn, đề quá rõ rồi còn gì

cái này tớ mới nghe lần đầu! Nghị luận bao gồm cả phân tích, chứng minh, bình luận! tại sao lại đánh đồng phân tích thành Nghị luận thế? Mà nếu như thế thì phải nói rõ là nghị luận từng tác phẩm chứ! Mà cái đó đâu bao giờ là 1 đề văn viết đâu? ( Trừ thơ ra)
 
T

thanhloanhappy_263

chắc bạn ý đọc ko kĩ đề hay chưa nắm rõ ý mà. thoi bỏ wa cho bạn đó đi
 
C

conu

“Người lái đò sông Đà”

Tác giả: Nguyễn Tuân
CÁC THÔNG TIN VỀ SÔNG ĐÀ
- Thượng nguồn: tỉnh Vân nam, Trung Quốc.
- Cửa sông: Ngã ba Hồng Đà (Tam Nông, tỉnh phú Thọ.
- Độ dài của sông: 910 km.
- Diện tích lưu vực: 52.900 km2.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (Nguyễn Tuân)
I – TÌM HIỂU CHUNG
II – PHÂN TÍCH
III – TỔNG KẾT
1. Tùy bút “Sông Đà”
2. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà”
1. Hình tượng con sông Đà
2. Hình tượng người lái đò sông Đà
1. Tùy bút “Sông Đà”
Câu hỏi : Căn cứ vào phần tiểu dẫn, em hãy cho biết tùy bút “Sông Đà” ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi : Em hãy cho biết đặc điểm của thể loại tùy bút?
- Ra đời năm 1960, gồm 15 tùy bút, là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả năm 1958 ở vùng Tây Bắc.
Tùy bút:
+ Chủ quan, tự do, phóng túng, biến hóa linh hoạt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, từ ngữ phong phú, nhiều cách so sánh liên tưởng…
+ Thể loại giúp Nguyễn Tuân thăng hoa cảm xúc và tư tưởng của mình
I – TÌM HIỂU CHUNG
Câu hỏi: Tùy bút “Sông Đà” tập trung vào những nội dung nào?
- Nội dung:
+ Phong cảnh Tây Bắc vừa uy nghiêm hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình
+ Con người Tây Bắc dũng cảm, lao động cần cù
2. Tùy bút “Người lái đò sông Đà”
Câu hỏi : Em hãy cho biết xuất xứ và chủ đề của tùy bút “Người lái đò sông Đà”?
Xuất xứ: Trích từ tùy bút “Sông Đà” (1960)
- Chủ đề: Qua hình ảnh người lái đò vượt sông Đà trên nền bức tranh sông nước hùng vĩ và trữ tình, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, đất nước, con người và cuộc sống mới ở vùng cao Tây Bắc.
1. Hình tượng con sông Đà
Câu hỏi: Nguyễn Tuân đã tập trung khắc họa hình tượng con sông Đà trên những phương diện nào?
Câu hỏi: Sông Đà có lai lịch như thế nào? Lai lịch ấy có ý nghĩa gì?
- “Chúng thủy giai Đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu”
(Mọi con sông đều chảy theo hướng Đông, chỉ có sông Đà theo hướng Bắc)
- Ý nghĩa: Sông Đà như một nhân vật có diện mạo, có cá tính độc đáo
a. Lai lịch con sông Đà:
II – PHÂN TÍCH
HÌNH ẢNH CON SÔNG ĐÀ TRÊN BẢN ĐỒ
Một số hình ảnh về sông Đà
VƯỢT THÁC
1. Hình tượng con sông Đà
b. Tính cách con sông Đà:
Câu hỏi : Nguyễn Tuân đã khắc họa con sông Đà qua những nét tính cách nào? Tìm dẫn chứng và phân tích ý nghĩa của những nét tính cách ấy
* Hung bạo:
- Sông Đà là kẻ thù số một sẳn sàng cướp đi mạng sống con người và có tâm địa ác độc.
+ Đoạn tả cảnh bờ sông dựng đứng vách thành
+ Dữ dội nhất là những thác đá
+ Cảnh thủy chiến giữa sông Đà và người lái đò.
Câu hỏi : Khi miêu tả sông Đà “hung bạo” ngòi bút của Nguyễn Tuân có gì đặc biệt?
- Nguyễn Tuân dùng nhiều câu góc cạnh, giàu tính tạo hình, những động từ mạnh, và lối nói ví von, ẩn dụ tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ, chính xác, thú vị.
Câu hỏi : Qua hình ảnh sông Đà hung bạo, Nguyễn tuân muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?
=> Niềm tự hào của tác giả về tổ quốc giàu đẹp, hùng vĩ. Đó còn là âm hưởng của những khúc ca ca ngợi sức mạnh của tự nhiên.
* Trữ tình:
Câu hỏi : Hình ảnh sông Đà “trữ tình” được nhà văn thể hiện qua những chi tiết nào? Hãy phân tích ý nghĩa của những chi tiết ấy?
Sông Đà hiền hòa, mềm mại, huyền ảo như mái tóc của một phụ nữ kiều diễm.
Gợi cảm về màu sắc
+ Mùa xuân: xanh ngọc bích
+ Mùa thu: lừ lừ chín đỏ - mặt người bầm đi vì rượu bữa
Không khí hoang dại, tĩnh lặng, đấy chất thơ
+ Bờ sông:một bờ tiền sử, một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa
+ Đàn hươu: ngẩng đầu ngơ ngác, mơ một tiếng còi sương và ánh nắng tháng 3 gợi nhiều tâm sự
1. Hình tượng con sông Đà
b. Tính cách con sông Đà:
*Trữ tình:
Câu hỏi : Em có nhận xét gì về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân khi miêu tả sông Đà “trữ tình”?
- Nguyễn Tuân sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, êm ái. Câu ngắn diễn tả trạng thái bình lặng của sự vật. Sông Đà được nhìn dưới góc độ văn hóa thẩm mỹ
Câu hỏi : Qua hình ảnh sông Đà “trữ tình”, Nguyễn Tuân muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?
=> Tình yêu thiên nhiên, vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ.
c. Nhận xét: Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên thật sinh động, hữu tình. Ẩn sau câu chữ là niềm tự hào của nhà văn về đất nước giàu đẹp. Đây cũng là cách tôn vinh con người của Nguyễn Tuân
Câu hỏi: Qua hình tượng con sông Đà, em có nhận xét về ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm?
2. Hình tượng người lái đò sông Đà
Câu hỏi: Khi khắc họa hình ảnh người lái đò, nhà văn đã tập trung ở những phương diện nào?
a. Lai lịch và ngoại hình
Câu hỏi : Lai lịch, ngoại hình của người lái đò có đặc điểm gì? Ý nghĩa của những đặc điểm ấy?
Lai lịch: + Bảy mươi tuổi, làm nghề chở đò dọc suốt sông Đà mười năm liền, nghỉ làm nghề đã đôi chục năm nay + Quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh Lai Châu
Ngoại hình: + Tay: Lêu nghêu như cái sào + Chân: Lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng + Giọng nói: Ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông + Nhỡn giới: Vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù
2. Hình tượng người lái đò sông Đà
a. Lai lịch và ngoại hình
=> Ca ngợi sự gắn bó, từng trải, yêu quý nghề của người lái đò
b. Tính cách:
Câu hỏi : Người lái đò có những đặc điểm tính cách nào? Ý nghĩa của những đặc điểm ấy?
Sự từng trải, gắn bó và yêu nghề: + Ngoại hình + Tuổi nghề: 10 năm, xuôi ngược hơn trăm lần, giữ lái độ 60 lần + Ông nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lòng tất cả các con thác hiểm trở
=> Nguyễn Tuân bày tỏ niềm thán phục về một con người như được sinh ra từ những con sóng, ngọn thác của sông Đà
2. Hình tượng người lái đò sông Đà
a. Lai lịch và ngoại hình
b. Tính cách:
Lòng dũng cảm, mưu trí, nhanh nhẹn, quyết đoán: đoạn văn tả cuộc vượt thác đầy nguy hiểm trên chiến trường sông Đà của người lái đò
Nghệ sĩ tài hoa
Câu hỏi: Tại sao chúng ta có thể khẳng định người lái đò là một nghệ sĩ tài hoa?
+ Nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và làm chủ được nó. Nguyễn Tuân gọi “tay lái ra hoa”
+Vào trận mạc: khôn khéo, bình tĩnh, mọi giác quan đều hoạt động nhịp nhàng, chính xác
+Xông trận: ung dung thanh thản như chưa hề vượt thác
=> Nguyễn Tuân đã tìm thấy và khẳng định cái đẹp ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân lao động dưới góc độ tài hoa, nghệ sĩ
III – TỔNG KẾT
Câu hỏi: Qua việc tìm hiểu và phân tích hình tượng sông Đà và người lái đò, em hãy nêu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm.
Tùy bút “Người lái đò sông Đà thể hiện rõ tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
- Sự uyên bác của một trí tuệ và sự phóng khoáng của một tâm hồn
- Sự quý trọng những giá trị vật chất và tinh thần của đất nước, của dân tộc và tình yêu đối với người lao động bình thường
- Chất tài hoa – tài tử trong cách dùng từ, câu, hành văn
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
- Phân tích hình tượng con sông Đà và người lái đò
- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện qua tùy bút “Người lái đò sông Đà”
(Nguồn: thư viện bài giảng)
 
M

money_22

Ahh Conu ơi, em tưởng là theo chương trình sách mới thì đâu cần đi sâu vào phân tích lai lịch gốc tích con sông làm chi, phần đó bị lược rồi mà!:D Cái chính là làm nổi bật 2 trạng thái đối cực: vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông qua đó làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn thôi chứ ạ? :-SS
Nhưng tất nhiên là ko được quên hình tượng người lái đò rồi! Hì
 
Last edited by a moderator:
B

babyzuk0n

cái này tớ mới nghe lần đầu! Nghị luận bao gồm cả phân tích, chứng minh, bình luận! tại sao lại đánh đồng phân tích thành Nghị luận thế? Mà nếu như thế thì phải nói rõ là nghị luận từng tác phẩm chứ! Mà cái đó đâu bao giờ là 1 đề văn viết đâu? ( Trừ thơ ra)

Hix tai ông thầy ổng kiu zậy mình cũng chả bik gì lun :D
còn bài người lái đò sông Đà mình sẽ post lên sau, mõi tay wá ah ^-^

Hì thanks bạn nhìu nà bạn post giùm mình bài kia lun ik nha :D thanks bạn nhìu lém ^^!
 
Top Bottom