Văn Các đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT mới trên hocmai.vn

C

congchualolem_b

TÔI VÀ CHÚNG TA​

(Lưu Quang Vũ)

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả


- Nhà thơ, nhà sáng tác kịch trưởng thành từ quân đội.
- Đặc điểm kịch: Đề cập đến thời sự nóng hỏi trong cuộc sống đương thời -> xã hội đang đổi mới mạnh mẽ.

2. Tác phẩm: 9 cảnh.

- Trích trong “Tuyển tập kịch”.
- Cảnh 3.

3. Đọc, tìm hiểu chú thích

a. Đọc, hiểu chú thích.

b. Đại ý.


Cuộc đối thoại gay gắt công khai đầu tiên giữa 2 tuyển nhân vật diễn ra trong phòng làm việc của Giám đốc Hoàng Việt.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Tình huống kịch và những mâu thuẫn cơ bản.


- Tình trạng ngưng trệ sản xuất ở xí nghiệp đòi hỏi có cách giải quyết tào bạo ->Giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch sản xuất mở rộng và phương án làm ăn mới.
Tuyên chiến với cơ chế quản lý phương thức tổ chức lỗi thời mà Nguyễn Chính và Trương là tiêu biểu.
- Xung đột (mâu thuẫn) cơ bản giữa 2 tuyến.
Hoàng Việt (giám đốc) và Sơn (kĩ sư).
Tư tưởng tiên tiến dám nghĩ, dám làm
Phòng tổ chức lao động, tài vụ (biên chế, tiền lương) quản đốc phân xưởng (hiệu quả tổ chức).
Bảo thủ, máy móc
Mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều đổi thay mạnh mẽ, đồng bộ.

2.Những nhân vật tiêu biểu

a. Giám đốc Hoàng Việt


+ Người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm.
+ Thẳng thắn, trung thực kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lý.

b. Kĩ sư Lê Sơn

+ Có năng lực, trình độ chuyên môn giỏi, gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp.
+ Sẵn sàng cùng Hoàng Việt cái tiến toàn diện hoạt động xí nghiệp.

c.Phó Giám đốc Chính

+ Máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khoé.
+ Vin vào cơ chế nguyên tắc chống lại sự đổi mới, khéo luồn lọt, xu nịnh.

d. Giám đốc phân xưởng Trương

3. Ý nghĩa của mâu thuẫn kịch và cách kết thúc tình huống


- Cuộc đấu tranh giữa 2 phái: đổi mới và bảo thủ
=> Phản ánh tính tất yếu và gay gắt những tình huống xung đột kịch nêu lên là vấn đề nóng bỏng của thức tế đời sống sinh động.
- Cuộc đấu tranh gay go nhưng cái mới sẽ thắng.

III. Tổng kết


- Nghệ thuật Kịch với nhân vật tính cách rõ nét.
- Nội dung: Vấn đề đổi mới trong sản xuất.
 
L

lan_anh_a

Mình cũng góp mấy đề nha !

ĐỀ 1

Câu 1: Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau :
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi​
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)​

Câu 2 :
Tố Hữu viết : Ôi ! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ.
Nguyễn Đình Thi viết : Việt Nam đất nước ta ơi !
a, Trong 2 câu thơ trên, từ: "tổ quốc", "đất nước", "giang sơn" có phải là những từ đồng nghĩa không ?
b, Nhận xét cách dùng từ : tổ quốc, đất nứơc cảu 2 nhà thơ trong mỗi câu ?

Câu 3 : Phân tích cảm hứng thu tinh tế và sâu sắc của Hữu Thỉnh trong bài "sang thu"

ĐỀ 2

Câu 1 : Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau :
Cơm ngày hai bữa dọn bên hè
Mâm gỗ, môi dừa, đũa mộc tre
Gạo đỏ, cà thâm, vừng giã mặn
Chè xanh hãm đặc nước vàng hoe.​
(Bữa cơm quê - Đoàn Văn Cừ)​

Câu 2 : Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đối được sử dụng trong 2 câu thơ:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
(Qua đèo ngang - Bà Huyện Thanh Quan )

Câu 3: Nhận xét "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật), SGK Ngữ văn 9- tập 1 có viết :
Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên.
Qua việc phân tích "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", em hãy làm sãng tỏ nhận xét trên .

ĐỀ 3

Câu 1: Thế nào là thành phần biệt lập trong câu? Kể tên thành phần biệt lập và cho ví dụ minh hoạ ?

Câu 2: Hãy chỉ ra điểm nhìn của người kể chuyện trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quan Sáng). Tại sao nhà văn lại sử dụng điểm nhìn ấy để kể chuyện? Phân tích hiệu quả của nó trong tác phẩm?

Câu 3: Trong truyện Kiều, Nguyễ Du có hai câu thơ nổi tiếng:
Cảnh nào cảnh chảng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ​
Em hiểu quan niệm trên như thế nào ? Phân tích tám câu cuối đoạn trích "Kiều ở lầu ngưng Bích" (truyện Kiều) để làm sáng tỏ quan niệm của Nguyễn Du ?
 
L

lan_anh_a

ĐỀ 4

Câu 1: Phân biệt khởi ngữ và thành phần biệt lập trong câu ? Cho ví dụ minh hoạ ?

Câu 2: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ trong 2 câu thơ sau :

Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông​
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)​

Câu 3: Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của người nghệ sỹ gửi tới bạn đọc. Hãy chứng minh điều đó qua việc phân tích bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy.

ĐỀ 5

Câu 1:
- Trình bày nội dung các phương châm hội thoại?
- Chỉ ra quan hệ cuả chúng với tình huống giao tiếp. Vì sao khi giao tiếp bằng ngôn ngữ phải quan tâm đến các phương châm này ?
- Nêu rõ những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Câu 2: Cảm thụ sức mạnh nghệ thuật của đoạn thơ sau:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.​
(Quê hương - Tế Hanh)​

Câu 3: Phân tích hình tượng bếp lửa trưng bài thơ "Bếp lửa" (Bằng Việt)

ĐỀ 6

Câu 1: Phân biệt tục ngữ, thành ngữ, phương ngữ và biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ minh hoạ ?

Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ trong đoạn thơ sau:

Mai về miền nam thương trào nứơc mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm câu tre trung hiếu chốn này.​
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)​

Câu 3: Qua việc phân tích chân dung nhân vật Nhuận Thổ, hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán hiện thực của tác phẩm "Cố hương" (Lỗ Tấn). Cuối tác phẩm này, nhà văn muốn gửi gắm điều gì qua hình ảnh con đường: "Cũng như những con đường trên mặt đất ... kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đương. Người ta đi mãi mà thành đường thôi."
 
Last edited by a moderator:
L

lan_anh_a

Tiếp đây !

ĐỀ 7​

Câu 1:Chỉ ra các phương thức chủ yếu được sử dụng để phát triển nghĩa của từ và tạo ra hiện tượng từ nhiều nghĩa. Cho ví dụ ?

Câu 2: Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh mùa hè được gợi lên trong sáu câu thơ sau:

Khi con tu hu gọi bầy
Lúa chiêm đang chín ,trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
.​


(Khi con tu hú - Tố Hữu)​

Câu 3, Vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã được Lê Minh Khuê tái hiện một cách sinh động và hấp dẫn trong tác phẩm NHững ngôi sao xa xôi. Hãy phân tích nhân vật Phương Định trong trích đoạn tác phẩm (Ngữ văn 9) để làm rõ ý kiến trên.

ĐỀ 8

Câu 1:phân tích nghĩa tường minh và hàm ý trong các câu nói sau đây của những người trên mây và của em bé trong bài Mây cà sóng (R.Tago):

-Mẹ ơi , trên mây có người gọi con :
"Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà .Bọn tớ chơi với bình minh vàng,bọn tớ chơi với vầng trăng bạc "
-"Mẹ mình đang đợi ở nhà con bảo -"Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?"

Câu 2: Hãy trình bày những cảm nhận cảu em khi đọc 2 câu thơ:

Võng mắc chông chênh đường xe chạy,
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.​

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)​

Câu 3: Phân tích ý nghĩa hình tượng "cái bóng trên vách" trong việc thể hiện vẻ đẹp phẩm giá cũng như số phận bi kịch của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ). Từ đó nêu bật ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm.
 
L

lan_anh_a

ĐỀ 9

Câu 1: Chỉ ra các hình thức liên kết câu và liên kết đoạn.

Câu 2: Cảm nhận vẻ đẹp của 2 câu thơ sau:

Câu hát căng buồn với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời .​

(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)​

Câu 3: Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng ông của ông Hai của Kim Lân qua trích đoạn tác phẩm "Làng" (Ngữ văn 9)
 
L

lan_anh_a

ĐỀ 10

Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về đặc điểm loại hình kịch. Có mấy loại hình kịch ?
Nêu rõ sự khác biệt giữa hồi (còn gọi là màn kịch) và lớp kịch.

Câu 2: Phân tích ngữ pháp câu sau:

Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen ...

Câu 3: Phân tích tình cảm thiết tha, sâu nặng cảu Viễn Phương cũng như của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ qua bài thơ "Viếng lăng Bác".
 
K

keodungkd_271

oài ,các bạn nêu rõ nguồn đề đi chứ post thế này bik đâu mà lần với cả thời jan làm bài nữa nhá!!!
 
L

lan_anh_a

oài ,các bạn nêu rõ nguồn đề đi chứ post thế này bik đâu mà lần với cả thời jan làm bài nữa nhá!!!

Rất tiếc thưa bạn ! Đây là đề cô giáo soạn cho bọn mình chứ có phải đề thi tuyển sinh thật đâu mà có nguồn đề
Mà bạn cứ tin là thể nào mà thời gian làm bài chả là 150 phút
Ko cần quan tâm nguồn làm gì cả !! Bạn chỉ cần tham khảo thôi đấy có thể là những dạng bài có thể gặp !! Và bạn cứ nắm chắc kiến thức cơ bản là dc rồi !! Biết nguồn để làm gì ???
 
K

kanye

đề thi trường năng khiếu thành phố hồ chí minh
nói về thơ và việc làm thơ , hàn mẵc tử có nói :
" ta muốn hồn ta trào ra đầu ngọn bút
mỗi câu thơ đều dính não cân ta "
chế lan viên lại viết :
" bài thơ anh , anh làm một nửa mà thôi
còn một nửa để mùa thu làm lấy "
các ý kiến này có gì mâu thuẫn với nhau không ? Bằng những hiểu biết cúa mình , em hãy bán luận cho vấn đề thêm sáng tỏ

ngắn gọn chỉ có như zij
 
P

peshock_qn9x

ước j` có cả lời giải đáp cho những kái đề trên ^^",dù sai cũng kãm ơn
 
H

hoaixa

ui cha sao toàn là tác phẩm văn học trung đai vậy cà có tác phẩm văn học hiện đại hok vậy? những tác phẩm văn học hiện đại có rơi vào đề thi vô 10 không nhỉ
 
F

fantastic_hakin

Toan tac pham trung dai thui a.Bun nhy.Co gang tim them may tac pham hien dai duoc khong anh
 
S

smil3_ang3l_9x

Bạn ơi thi vào cấp 3 sẽ ko có các đề liên quan đến văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình hay tuyên bố về sự sống còn đâu, nó hơi mơ hồ đấy
Hãy lưu ý đến các văn bản đặc sắc vì chúng ta đag ôn thi nên hãy chọn những kiến thức quan trọng nhất
 
V

vuongtoandanphung

mình cũng có đề nà :
câu 1 :
Về hình thức hãy xác định và chỉ ra các biện pháp liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau :
(1) Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. (2) Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời.
câu 2 :
Bàn về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, nhà thơ Nga Maiacốpxki có viết :
Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài
Em hiểu gì về ý kiến trên? Cho một ví dụ và phân tích đề minh họa.
câu 3 :
Trnh bày cảm nhận của em về cái hay của đoạn thơ sau trích từ bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình ưa ngõ
Dường như thu đã về
câu 4 :
Bàn về truyện ngắn , có ý kiến cho rằng:" Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh ".
Em hãy chọn một trong hai truyện ngắn sau để lý giải điều đó :
1. Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ;
2. Bến quê của Nguyễn Minh Châu.
 
C

cogaitrunghoa_y

Tôi cung góp vài đề cho vui vậy.

Câu 1:
Kể tên các văn bản nhật dụng trong chương trình lơp 8 và lơp9.
Trong số đó văn bản nào để lại cho em ắn tượng sâu sắc nhất, Bằng một đoạn văn nghị luận (dài không quá 15 dòng ) theo phép quy nạp hãy trinh bày ấn tượng đó
Câu 2:
Đọc kỹ đoạn thơ sau:
"Trước lầu Nghưng Bích khoá xuân
Ve non xanh tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dăm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nữa tình nữa cảnh như chia tấm lòng"
Hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều trong đoạn trích trên. Trong đó có sử dụng yếu tố khởi ngữ, thành phần biệt lập, lời dẫn trực tiếp.
Câu 3
Từ viêc trìng bày cảm nhận của em về một tác phẩm văn học Việt nam tring chương trình Ngữ văn THCS hãy nói về góc đẹp nhất trong lòng em.
 
H

huynh_phuc

Đề văn vào 10 năm học 2009-2010 đê!!!!!!!

Câu 1: (2 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay".
(Đồng chí - Chính Hữu)
1.1 Các từ "vai, miệng, tay, chân" trong đoạn thơ từ nào đc dùng theo nghĩa gốc, từ nào đc dùng theo nghĩa chuyển?
1.2 Trong đoạn thơ trên, những từ nào thuộc trường từ vựng chỉ trang phục, từ nào thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người (có tính đến yều tố văn cảnh)?
Câu 2: (2 điểm)
2.1 Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
2.2 Nêu tình huống đặc sắc trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân và mục đích cách xây dựng tình huống ấy.
Câu 3: (6 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp người nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
 
H

huynh_phuc

[Thi vào THPT]Ngân hàng đề thi Văn tuyển sinh lớp 10 THPT

Câu 1: (2 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay".
(Đồng chí - Chính Hữu)
1.1 Các từ "vai, miệng, tay, chân" trong đoạn thơ từ nào đc dùng theo nghĩa gốc, từ nào đc dùng theo nghĩa chuyển?
1.2 Trong đoạn thơ trên, những từ nào thuộc trường từ vựng chỉ trang phục, từ nào thuộc trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người (có tính đến yều tố văn cảnh)?
Câu 2: (2 điểm)
2.1 Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
2.2 Nêu tình huống đặc sắc trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân và mục đích cách xây dựng tình huống ấy.
Câu 3: (6 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp người nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
 
H

hocvien994

:)>- chan vai mieng la nghia goc

tay la nghia chuyen

:) nhung tu chi trang phuc la:ao, quan ,giay

nhung tu chi bo phan con nguoi la :vai ,tay ,mieng,chan

:confused: hoan canh sang tac truyen LANG<kim lan>:vao nhung nam dau cua cuoc khang chien chong mi cuu nuoc


-->Bn chú ý viết có dấu nha
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom