[Ngữ văn 8]Văn thuyết minh

N

nhoc_luoi_0311

Last edited by a moderator:
P

pengoc_dethuong_97

iệt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội đầu là vật không thể thiếu được để che nắng che mưa.
Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng ào Thịnh vào 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.
Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên).
Theo lời các cụ, trước kia người ta phân thành 3 loại nón cổ có tên gọi nón mười (hay nón ba tầm), nón nhỡ và nón đầu. Nhìn chung nón cổ vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Phụ nữ thời xưa thường đội nón này đi chơi hội hay lên chùa. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quanh cũng thấp nhất. Trước kia người ta còn phân loại nón theo đẳng cấp của người chủ sở hữu nón. Các loại nón dành cho ông già, có loại cho nhà giàu và hàng nhà quan, nón cho trẻ em, nón cho lính tráng, nón nhà sư...
Ở Việt Nam, cả hai miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng và mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16-20 vành; nón Ba ồn (Quảng Bình) mỏng nhẹ và giáng thanh thoát; nón Gò Găng (Bình ịnh); nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây) là loại nón bền đẹp vào loại nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Ở nơi nào cũng vậy, muốn làm được một chiếc nón phải dùng lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang, dùng sợi nón - một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta thường dùng sợi chỉ nilon) và tre. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh răn reo, được đem là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm dẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị ròn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại răn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc.
Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vòng nón. Nón Chuông có 16 lớp vòng. Con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một nguyên tắc không thay đổi. Chúng đã tạo cho những chiếc nón Chuông có được dáng thanh tú, không quá cũn cỡn, không xùm xụp. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu. Vòng tre được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã thành hình.
Trong lúc khâu nón, các cô gái làng Chuông thường không quên tìm cách trang trí thêm cho chiếc nón hấp dẫn. ơn giản nhất là họ dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc thường được in sẵn và bán ở các phiên chợ Chuông. Tinh tế hơn, các cô còn dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón.
Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.
Chiếc nón Việt Nam được làm ra để che mưa, che nắng. Nó là người bạn thuỷ chung của những con người lao động một nắng hai sương. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào đó cho giải bớt nhiệt. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái người Kinh với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc Ninh, chàng trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay chiếc nón ba tầm, nó giúp cô giấu khuôn mặt ửng hồng của mình khi chàng trai hát những lời bóng gió xa xôi về mối tình của chàng, thảng hoặc khi cô muốn kín đáo ngắm khuôn mặt bạn tình của mình mà không muốn để cho chàng biết.
Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón trắng, đó chính là tín hiệu Việt Nam.
------------------------------:D------------------------------------
Tham khảo nhé ^^!
Có ích nhớ thanks nha.....:*
 
Q

qunhlinh1997

A.Mở bài:

- Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.)

B. Thân bài: (thuyết minh về chiếc nón lá)

- Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.)

- Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léocủa các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón những hình ảnh cô thiếu nữ, những đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho nên chiếc nón lá còn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó mà du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam không chỉ trầm trồ khen ngợi những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón lá trên đầu che dấu nụ cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha Trong bộ đồng phục đó, nòn lá trở thành biểu tượng của dân tộc, chẳng những thế mà hình ảnh cô thôn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ôm bó lúa trên tay trở thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẻ khắp các thôn xóm và trên biển quảng cáo ở thành thị.)

- Tác dụng của chiếc nón láchiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính quân cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao :

“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài...”


Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi đấy. Còn ai đến vùng quê Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát những nàn điệu dân ca quan họ hẳn không thể quên chiếc nón quai thao rộng vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và trông như cái thúng vì vậy dân gian thường gọi là nón thúng quai thao. Ta còn nhớ hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt lá dăm liếc dài sắc nhọn tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao đã làm nao lòng bao khán giả và du khách nước ngoài. Nón quai thao trở thành điểm nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ bao đời nay...

Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ xứ nghệ...”Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng như giọng nói ngọt ngào của các cô gái xứ Huế thân thương đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà.)

C. Kết bài: suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Bình ,Nam Định Hải Dương...Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.)
 
A

an1904

Trong đời sống của người Việt Nam tự bao đời, chiếc nón lá đã là người bạn thủy chung, gần gũi, gắn liền với sinh hoạt hằng ngày. Chiếc nón che nắng che mưa cho người nông dân lúc vất vả cấy cày trên đồng ruộng hay đi dưới trời nắng gắt. Dưới gốc đa làng, mấy bà đi chợ nghỉ chân, phe phảy chiếc nón thay quạt cho ráo mồ hôi, râm ran trò chuyện bên bát nước chè tươi. Chiếc nón lá là vật dụng truyền thống phổ biến trên khắp mọi miền đất nước, nổi bật là chiếc nón bài thơ xứ Huế!
Để làm được 1 chiếc nón đẹp, người thợ phải mất khá nhiều công phu, từ việc chọn lá, phơi lá đến việc khâu nón, từng đường kim mũi chỉ phải đạt dến độ khéo léo, tinh xảo.
Nguyên liệu làm nón à lá cây buông, có họ hàng với cây cọ, mọc ở trong rừng.Lá non vừa độ màu trắng sữa, gân lá màu xanh nhẹ, mặt lá bóng mướt thì nón mới đẹp.
Để đạt được tiêu chuẩn đó, lá phải được xử lí đúng quy trình kĩ thuật. Đầu tiên là việc sấy khô lá bằng than củi khoảng 1 đêm, rồi phơi sương từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm. Dùng 1 búi vải tròn đặt trong miếng gang trên bếp than nóng để ủi cho lá phẳng phiu. Chọn lá kĩ 1 lần nữa cho đồng màu rồi cắt bớt đầu đuôi, để độ dài còn 50cm. Sau đó lần lượt phủ lên khuông theo chiều dọc, ngọn lá hướng lên trên, lá nọ xếp khít lá kia. Lớp trong khoảng 20 lá, lớp bên ngoài gần 30 lá. Công đoạn khâu khỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Chỉ khâu nón là loại chỉ cước rất nhỏ và trong suốt. Người khâu căn cho mũi chỉ đều tăm tắp. Vành dưới mũi khâu hơi thưa, càng lên cao càng mau dần. Chiếc nón đẹp ko chỉ ở màu lá hay đường kim mũi chỉ mà còn ở dáng nón có thanh tú hay không.
Ở nước ta, nhiều địa phương có nghề làm nón lá nhưng nổi tiếng nhất miền Bắc là nón làng Chuông thuộc huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây. Miền Trung có nón Ba Đồn ở Quảng Nam và đặc biệt là nón bài thơ xứ Huế.
LÀng TÂy Hồ thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ. Việc làm nón ở đây cũng giống như nơi khác nhưng có thêm nhửng nét sáng tạo riêng, rất Huế. Nhà thơ Nguyễn Hoa Điểm đã viết:
Sao anh khôg về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
(Bài thơ đan nón)
Nghề chằm nón ko chỉ dành riêg cho phụ nữ mà cả nam giới cũng có thể giúp chuốt vành và lên khung nón. Từng sợi tre cật được vót nhẵn, uốn thành 1 vòng tròn. 1 khung nón gồmm 16 vòng tròn lớn nhỏ kể từ vành lên đến chóp. Khâu nón cần đến bàn tay nhẹ nhàng, khéo léo của người phụ nữ. Lúc nón đã khâu xong, trên chóp nón sẽ được đính thêm cái "xoài" kết bằg chỉ tơ rất đẹpvà bền. Sau đó, nón được quét 1 lớp dầu bóng ra bên ngoài rồi hong dưới nắng nhẹ.
Điều làm nên nét đặc biệt của nón Tây Hồ chính là nón mỏng và nhẹ, màu lá trắng nền nã, dáng nón thanh tú. Nghệ nhân làm nón vốn yêu thơ phú nên đã ngĩ ra cách lồng những câu thơ hay và nhữg cảnh sắc tiêu biểu giữa 2 lớp lá để tôn thêm vẻ đẹp và giá trị tinh thnầ của nón Huế. Bởi thế nón Tây Hồ còn được gọi là nón bài thơ.
 
Last edited by a moderator:
L

lamngochan

Mình vừa làm bài này nè, mọi người đọc rồi nhận xét luôn nha
Nón lá là biểu tượng của con người Việt Nam, gắn liền với người mẹ ra đồng một nắng hai sương, gắn liền với người chị buôn bán gánh bưng.Nón lá còn là vật thể hiện tình yêu giữa đôi lứa.Nón thể hiện tâm linh của con người, gần gũi với mọi người nhưng mấy ai thấu hiểu được cội nguồn
Cái làm nên dân tộc không chỉ là những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cái làm nên dân tộc còn là nền văn hoá truyền thống lâu đời.Nón lá là một vật dụng quen thuộc của người miền quê. Nón xuất hiện ở những phiên chợ búa, những lúc mẹ ra đồng hay những cô thiếu nữ xinh tươi thường đội cùng khi mặc những chiếc áo dài duyên dáng. Nón lá rất phù hợp cho con người sống ở nơi nắng lắm mưa nhiều, là vật dụng cho mẹ quạt mỗi khi mẹ mệt nhọc hay là cái bảo vệ làn da của mẹ khỏi ánh nắng, giọt mưa vô tình
Từ miền quê đến thành thị đâu đâu cũng thấy chiếc nón lá, nhưng mấy ai biết nó được làm ra như thế nào? Người làm nón phải thật khéo léo và tỉ mỉ.Nón được làm bằng lá cọ, mọc ở trong rừng. Phải lựa lá thật non thì lá mới có màu xanh, gân trắng nhỏ nhẹ. Đầu tiên, người làm nón phải sấy khô bằng than củi sau đó đem phơi sương từ 2 đến 4 giờ. Dùng búi vải tròn đặt trong miếng gang trên bếp để cho lá được phẳng phiu. Người ta chọn những là đồng màu rối cắt bớt, chừa lại khoảng 50cm. Đặt lá sắp dọc theo khuôn nón. Chỉ đan nón là sợi chỉ cước, rất nhỏ và trong suốt . Nón lá không chỉ đẹp nhờ màu sắc hay đường kim mũi chỉ mà phải xem dáng nón có thanh tú hay không
Nón lá là vật dụng rất quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam. Một số nhà thơ ca, thi sĩ đã làm những câu thơ nói về vẻ đẹp của nón cũng như bày tỏ lòng tự hào của mình về nó. Một số người nói về nón Làng Chuông như sau:
Muốn ăn cơm trắng, cá mè
Muốn mua nón tốt thì về Làng Chuông
Không chỉ như thế, nón lá còn là nhịp cầu nối cho đôi lứa đến với nhau. Những chàng trai thường ngỏ lời với các cô gái bằng những bài thơ nói về đặc sản quê mình, tiêu biểu là những bài thơ viết về người con gái Huế, chúng thường được khắc trên nón:
Những này thiếu nữ sông Hương
Da thơm là phấn , má hường là son
Tựu trường chân sát thon thon
Lao xao nón mới màu sơn sáng ngời
Chiếc nón lá cùng với tà áo dài Việt Nam đã hoà huyện vào nhau hết sức độc đáo. Nó không chỉ thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam mà còn nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Vào những giờ tan trường, dọc trên con đường hay ven sông Hương, những cô gái mặc áo dài cùng chiếc nón lá bước đi dịu dàng trên phố khiến cho những người ngoại quốc phải trố mắt đến ngẩn ngơ. Nón làm đẹp cho tâm hồn Huế, làm đẹp cho bản sắc dân tộc Việt Nam và lòng tự hào về dân tộc Việt Nam
Nón lá đi theo lời ru của mẹ vào giấc ngủ con thơ, đi theo bài thơ khúc hát vào lòng người viễn xứ. Nón là vật hữu tình lẫn vô hình của hàng ngàn năm bản sắc dân tộc. Ngày nay, trên đô thị đã thay những chiếc nón lá bằng những chiếc nón màu, hay những chiếc nón có kiểu cách giống người nước ngoài. Nhưng dù sao đi nữa, chiếc nón vẫn là một niềm tự hào đối với bạn bè năm châu của người Việt Nam. Nón mang những tia nắng của miền quê hẻo lánh, mang mùi bùn của cánh đồng thơ mộng và đặc biệt nó còn mang tình yêu thương của cha mẹ đến những đứa con xa xứ
 
U

uyen12376

hãy kể vê 1 kỉ niệm vê cuộc gặp gỡ 1 ng` thân đã cách xa lâu ngày.Giúp đỡ dumf tôi với tks thi rồi
 
L

lamoanh_duyenthuc

Thuyết minh về bài thơ ngắm trăng cuả hồ chí minh
"trong tù không rươu củng không hoa
cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ "

Em chú ý tên tiêu đề nhé.
 
Last edited by a moderator:
P

p3b3o_091098

Giúp bạn thuyết minh về quạt điện

Bài 1 là bài văn bài 2 là tài liệu nhé
BÀI 1
Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới, nằm gần đường xích đạo nên không ai phủ nhận việc nước Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày - quạt máy.

Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Nguyên lí hoạt động của quạt điện được tận dụng rất nhiều trong đời thường, chẳng hạn như phong tốc kế (thiết bị đo gió) và tuốc bin gió thường được thiết kế tương tự như quạt điện.
Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.Và khi Thomas Alva EdisonNikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.
Quạt máy là thiết bị chống nóng chủ yếu trong mùa hè vì nó đơn giản và ít tốn kém về mặt kinh tế. Nhưng nếu sử dụng máy không hợp lý thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ ví dụ như việc ngồi trước quạt lâu, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm theo sự bốc hơi của mồ hôi, dẫn đến bị cảm, đau bụng. Thời gian ngồi quạt mỗi lần khoảng 30 - 60 phút là hợp lý. Khi bật quạt, nên ấn chức năng để quạt quay đi các hướng, không nên để cố định một chỗ. Không nên để quạt thổi với tốc độ cao. Khi nhiệt độ môi trường vượt quá 30oC, nhiệt độ không khí đã gần với nhiệt độ cơ thể, nhiệt năng trong cơ thể người được phát tán chủ yếu nhờ vào sự bốc hơi của mồ hôi. Nếu để quạt thổi quá mạnh, nhiệt độ bề mặt da giảm, lỗ chân lông khép kín, nhiệt độ trong cơ thể không phát tán ra được sẽ làm cho người mệt mỏi, đau nhức lưng. Do vậy, chỉ nên dùng quạt ở tốc độ vừa, tạo ra những luồng gió nhẹ nhàng là được. Đồng thời, chúng ta cũng không nên để quạt thổi quá gần. Không ít người vẫn lầm tưởng khi nóng, càng ngồi gần quạt càng mát, nhưng thực tế nếu ngồi gần quạt quá lâu sẽ càng mệt mỏi. Vì ở phía quạt thổi tới, mồ hôi trên da sẽ bốc nhanh, nhiệt độ giảm xuống, còn phía bên kia mồ hôi bốc hơi chậm khiến cho sự tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi ở hai phía của cơ thể có sự chênh lệch. Lúc này các cơ quan trong cơ thể cần phải được điều chỉnh lại để có sự cân bằng. Khi thời gian kéo dài, sẽ sinh ra mệt mỏi, cảm thấy khó chịu toàn thân. Tốt nhất là để quạt cách cơ thể trên 2 mét.
Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều loại quạt: quạt treo tường, quạt để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần , quạt âm tường, quạt hút gió, quạt thổi gió,… Có rất nhiều cỡ quạt từ quạt gắn trong máy tính nhỏ xíu đến quạt công nghiệp to đùng. Môtơ chạy quạt cũng rất nhiều loại khác nhau, điện một pha , điện ba pha, công suất từ nhỏ tới lớn.
Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm,... Tính năng vượt trội của quạt điện đã làm cả thế giới phải ngã phục, và có một số đại văn hào, nhà văn đương thời đã trích dẫn quạt điện. Họ ca ngợi các mẫu thiết kế của những chiếc quạt đương thời và có cả một sự thay đổi lớn trong tính an toàn, bảo vệ người sử dụng như chiếc lồng quạt của loại thông gió do nhà thiết kế người Thụy Sĩ Carlo Borer phát minh.
Cái gì cũng có cái hạn của nó. Nếu chúng ta cứ sử dụng nó mà không biết cách bảo quản, nó cũng dần hư đi. Vì vậy, chúng ta cần bảo quản chúng thật tốt bằng cách hoạt động đúng công suất, thời gian sử dụng hợp lí và đem đi bảo trì nếu thấy có trục trặc gì để tránh nguy hiểm (chẳng hạn như cánh quạt bị văng ra) hay tốn công và tiền của để đi sắm cái mới.
Nói tóm lại, quạt máy là một vật dụng rất cần thiết cho đời sống của chúng ta. Nếu ta sử dụng đúng cách, nó sẽ đạt hiểu quả cao, hết công suất. Và nhớ, dùng quạt nhiều quá là cũng không tốt lắm đâu nhé!

Bài 2
Quạt điện hay Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống.

Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Nguyên lí hoạt động của quạt điện được tận dụng rất nhiều trong đời thường, chẳng hạn như phong tốc kế (thiết bị đo gió) và tuốc bin gió thường được thiết kế tương tự như quạt điện.

Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, khăn thắm...

Tính năng vượt trội của quạt điện đã làm cả thế giới phải ngã phục, và có một số đại văn hào, nhà văn đương thời đã trích dẫn quạt điện. Họ ca ngợi các mẫu thiết kế của những chiếc quạt đương thời và có cả một sự thay đổi lớn trong tính an toàn, bảo vệ người sử dụng như chiếc lồng quạt của loại thông gió do nhà thiết kế người Thụy Sĩ Carlo Borer phát minh.

Lịch sử:
Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỷ 19. Đó là một hệ thống gồm một cái khung làm bằng vải bạc kết nối với một sợi dây dẫn kéo tới và lui tạo ra luồng gió.

Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ 19, các nhà máy thủy lực đã tạo ra một loại quạt dẫn động bằng đai. Họ thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí. Các loại quạt ly tâm này được sử dụng rất thành công ở trong các nhà máy vào năm 1832-1834. Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay. Vào cuối thế kỷ 19, quạt điện được các hộ gia đình sử dụng. Những loại quạt đối lưu nhiệt được chạy bằng cồn, dầu, hoặc là dầu hỏa đã phổ biến khắp thế giới vào thế kỷ 20.

Vào khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện đã du nhập vào nước Mỹ. Chiếc lồng quạt bảo vệ của họ không có tính an toàn do người dân lúc ấy chưa biết, khoảng cách giữa các lưới ở lồng quạt (bằng sắt, đồng hoặc nhôm tạo thành một cái lồng) rất lớn, có độ hở rộng vì thể nhiều người nhất là trẻ em đã bị thương ở bàn tay hoặc cánh tay do cánh quạt gây ra.

Vào thập niên 1920, do có sự cải cách và mặt tiến bộ công nghiệp trong sản xuất nên đã hạ giá quạt để nhiều nhà có thể đủ tiền mua sử dụng. Đến năm 1930, nghệ thuật trang chí quạt ra đời (Quạt hình Thiên nga). Trong năm 1950, các loại quạt được sản xuất và sơn đủ loại màu sắc bắt mắt. Khi máy điều hòa không khí ra đời vào năm 1960 là lúc đánh dấu kết cho sự kết thúc của cả một tuổi vàng cho quạt điện. Trong những năm 1970, kiểu quạt trần của Nữ hoàng Victoria được phổ biến thế giới.

Trong thế kỷ 20, quạt điện đã trở nên thiết thực hơn. Trong thập niên 2000, việc chọn mua quạt thẩm mỹ tương thích với nhà đã trở thành một mối qua tâm lớn của mọi người. Quạt điện đóng vai trò là một phần rất lớn trong cuộc sống mỗi ngày ở một số nước nhưViễn Đông, Nhật Bản, Tây Ban Nha và một số các nước khác. Hiện nay, trong văn phòng làm việc sẽ không còn thấy những chiếc quạt điện nữa mà thay vào đó là chiếc máy điều hòa không khí, nhưng nó lại rất phổ biến và được dùng nhiều nhất ở trong mọi gia đình.
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_98

nguyen thi ngoc lien lop 8a truong thcs thach da
ban nao truong nay thi vao bai viet cua lien nha!
Bài thơ “Vọng Nguyệt” trong “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ.
Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm bằng chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ:

NGẮM TRĂNG

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
(ST)trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác :)

--------------------------------------------------------------------------------
 
N

nam_rocket22

nguyen thi ngoc lien lop 8a truong thcs thach da
ban nao truong nay thi vao bai viet cua lien nha!
Bài thơ “Vọng Nguyệt” trong “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ.
Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm bằng chữ Hán, đây là bản dịch bải thơ:

NGẮM TRĂNG

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
(ST)trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác :)

--------------------------------------------------------------------------------

Bài này post đi post lại rồi chả có ý nào mới!:confused:
 
K

khoctrongmua1999

Thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ giản dị. Phép đối, nhân hoá, giàu hình ảnh.
Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, lạc quan.

Qua bài thơ ta thấy được Thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ giản dị. Phép đối, nhân hoá, giàu hình ảnh của bác đã thể hiện qua bài thơ , qua đó ta có thể cảm nhận đc Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, lạc quan của bác lúc đó ..
Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta như được thưởng thức một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao nói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
 
K

khoctrongmua1999

bạn tham khảo nha hjhj

Phân tích bài thơ Ngắm trăng:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghia sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”

Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăg sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.

Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
 
C

cr7n01

Van Thuyet Minh ai biet giup voi

DE BAI:Thuyet minh ve quyen sach ngu van 8 tap 2.Ai biet chi giup,dang can` gap.
 
K

khoctrongmua1999

Sách giáo khoa Ngữ Văn là 1 vật không thể thiếu cúa các học sinh,sinh viên từ tiểu hoc,trung học cho đến đại học.Nó là 1 kho tri thức to lớn góp 1 phần quan trọng trên con đường học vấn của chúng ta.

Quyển sách có dạng hình chữ nhật đứng,khá dày và to hơn cuốn tập bình thường 1 chút.Bìa sách đc làm bàng chất liệu trơn,bóng khá đẹp,phía trên cùng có dòng chữ"Ngữ Văn 8" lớn,màu xanh dương.Ở giữa là hình 1 giàn hoc đang khoe sắc,dưới cùng có ghi tên của nhà sản xuất.Lật vào bên trong ta sẽ thấy rất nhiều tờ giấy đc xếp chồng lên nhau,phần gáy sách đc đóng rất gọn gàng.Tờ giấy mỏng màu hơi ngà tỏa ra 1 mùi thơm ngây ngây.Phần chữ được in mấy tính rất đẹp và được sắp xếp cân đối với khổ tờ giấy.Ở những tờ cuối có in phần mục lục để người đọc có thể dễ dàng tra cứu 1 bài nào đó.

Quyển sách này giúp cho chúng ta hiểu đc nỗi khổ cực của người dân thời kì phong kiến trước Cách Mạng Tháng 8 năm 1945 qua các văn bản như "Tức Nước Vỡ Bở","Lão Hạc"...;hiểu đc cuộc đời bất hạnh của cố bé bán diêm qua 1 tác phẩn cùng tên của nhà văn An-đéc-xen;đoạn trích "Chiếc Lá Cuối Cùng" của O Hen-ri gợi cho chúng ta lòng cảm thương và sự đồng cảm với những hoạ sĩ chân chính nước Mỹ,dù nghèo nhưng luôn luôn có 1 tấm lòng yêu thương lẫn nhau,họ là những con người cao cả;...Ngoài ra,sách còn chỉ cho chúng biết về công dụng cũng như cách sử dụng của dấu 2 chấm,dấu ngoặc đơn...để áp dụng vào tập làm văn.

Vì sách đc làm bằng chất liệu giấy mềm mà chúng ta sử dụng cũng rất thường xuyên nên rất dễ bị quăn góc và có nếp nhăm,vì vậy,sau khi dùng xong chúng ta phải làm cho những chỗ bị quăn góc hay bị nhăn đc thẳng trở lại,sau đó để trở lại chỗ đựng sách hay ngăn cặp cẫn thận.

Sách Ngữ Văn 8 cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức quan trọng mà ở các lớp dưới vẫn chưa đc học.Và không chỉ ở hiện tại mà ngay cả tương lai,quyển sách này vẵn luôn luôn là 1 người bạn đồng hành bỗ ích và đáng tin cậy của học sinh.

nếu dc cho mình chữ THANKS NHA HJHJ
 
N

nguyentuyetnu123

Sách giáo khoa Ngữ Văn là 1 vật không thể thiếu cúa các học sinh,sinh viên từ tiểu hoc,trung học cho đến đại học.Nó là 1 kho tri thức to lớn góp 1 phần quan trọng trên con đường học vấn của chúng ta.

Quyển sách có dạng hình chữ nhật đứng,khá dày và to hơn cuốn tập bình thường 1 chút.Bìa sách đc làm bàng chất liệu trơn,bóng khá đẹp,phía trên cùng có dòng chữ"Ngữ Văn 8" lớn,màu xanh dương.Ở giữa là hình 1 giàn hoc đang khoe sắc,dưới cùng có ghi tên của nhà sản xuất.Lật vào bên trong ta sẽ thấy rất nhiều tờ giấy đc xếp chồng lên nhau,phần gáy sách đc đóng rất gọn gàng.Tờ giấy mỏng màu hơi ngà tỏa ra 1 mùi thơm ngây ngây.Phần chữ được in mấy tính rất đẹp và được sắp xếp cân đối với khổ tờ giấy.Ở những tờ cuối có in phần mục lục để người đọc có thể dễ dàng tra cứu 1 bài nào đó.

Quyển sách này giúp cho chúng ta hiểu đc nỗi khổ cực của người dân thời kì phong kiến trước Cách Mạng Tháng 8 năm 1945 qua các văn bản như "Tức Nước Vỡ Bở","Lão Hạc"...;hiểu đc cuộc đời bất hạnh của cố bé bán diêm qua 1 tác phẩn cùng tên của nhà văn An-đéc-xen;đoạn trích "Chiếc Lá Cuối Cùng" của O Hen-ri gợi cho chúng ta lòng cảm thương và sự đồng cảm với những hoạ sĩ chân chính nước Mỹ,dù nghèo nhưng luôn luôn có 1 tấm lòng yêu thương lẫn nhau,họ là những con người cao cả;...Ngoài ra,sách còn chỉ cho chúng biết về công dụng cũng như cách sử dụng của dấu 2 chấm,dấu ngoặc đơn...để áp dụng vào tập làm văn.

Vì sách đc làm bằng chất liệu giấy mềm mà chúng ta sử dụng cũng rất thường xuyên nên rất dễ bị quăn góc và có nếp nhăm,vì vậy,sau khi dùng xong chúng ta phải làm cho những chỗ bị quăn góc hay bị nhăn đc thẳng trở lại,sau đó để trở lại chỗ đựng sách hay ngăn cặp cẫn thận.

Sách Ngữ Văn 8 cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức quan trọng mà ở các lớp dưới vẫn chưa đc học.Và không chỉ ở hiện tại mà ngay cả tương lai,quyển sách này vẵn luôn luôn là 1 người bạn đồng hành bỗ ích và đáng tin cậy của học sinh......
 
T

tuongchi1905

văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh

Moi ng giúp em câu này nha:)[lại là BT hè]:
Lập dàn ý chi tiết đề văn:Hay thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh của đất nước
(dàn ý CHI TIẾT đó);)
help me,em đang cần gấp lắm:(@};-
 
A

alexandertuan

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Phố cổ Hội An

Thị xã Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông...
Thị xã có những dãy phố cổ gần như nguyên vẹn, đó là loại nhà hình ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dãy phố nằm sát ngay bờ sông Hội An. Nhà ở đây toàn bằng gỗ quý, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kỳ... Hội An là một bảo tàng sống, khu phố cổ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
1339698913_news.jpg

hương cảng Hội An với tên gọi xưa kia là cảng Ðại Chiêm được hình thành khi những thương gia nước ngoài, nhất là người Nhật Bản và người Trung Quốc từng bước thiết lập cơ ngơi để sinh sống cũng như buôn bán lâu dài.

Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca Bài Chòi, Hò Khoan, Giã Gạo...vẳng lên từ con thuyền đậu dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố ...

Thị xã nhỏ bé nằm trên đất Quảng Nam này từng là nơi chứng kiến hai cuộc giao thoa văn hoá lớn trong lịch sử dân tộc Việt: Lần thứ nhất cách đây hơn 5 thế kỷ, khi nước đại Việt tiến về phương Nam mở mang bờ cõi, và lần thứ hai cách đây hai thế kỷ, khi người phương tây theo các chiến thuyền và thương thuyền đặt chân lên mảnh đất này với ý đồ truyền bá và thôn tính. Cả hai sự kiện lớn đó đều kéo theo tương tác văn hoá lớn lao và nền văn hóa Việt đã vượt qua thử thách đồng hoá để tự cải biến và tồn tại cùng thời cuộc.

Giờ đây, du khách tới Hội An, ngoài việc khám phá sự bình dị chân thật trong tâm hồn người dân phố Hội, sẽ mất nhiều thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và tĩnh lặng của các mái ngói phủ rêu xanh mướt và nét chạm trổ tinh vi trong những căn nhà gỗ đã tồn tại từ hơn ba trăm vòng quay xuân hạ thu đông.

Bước chân vào khu phố cổ, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới biệt lập, tách khỏi mọi dòng chẩy và sức phá huỷ của thời gian. Không có tiếng động cơ gầm rú cũng chẳng có những thương hiệu rực rỡ đèn mầu. Tất cả đã lùi xa sau lưng, cả không gian và thời gian đều lắng đọng trong những nếp nhà gỗ cổ xưa. Cầu chùa, dẫy nhà cổ hai tằng quay lưng phía bến sông Hoài, Hội quán Quảng Ðông, Phúc Kiến... đang lặng lẽ tồn tại để con người hoài niệm về một thời quá khứ. Ðặc biệt, khu phỗ cổ mạng một vẻ lãng mạng, sâu lắng và bình yên dưới ánh đèn lồng huyền ảo mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng. Xưa kia, nếu như người Việt quen dùng đĩa đèn dầu lạc, thì người Nhật Bản và Trung Hoa đã đưa tới Hội An thói quen sử dụng đèn lồng.

Sáng kiến khôi phục việc thắp đèn lồng thay cho ánh sáng điện từ mùa thu năm1998 đã mang lại hiệu quả không ngờ ngay từ buổi đầu tiên. Vào mỗi đêm 14 âm lịch, mọi sinh hoạt của thị xã bình yên này được quay trở về với tập quán của hơn 300 năm trước, và khu phố cổ nằm trong giới hạn của bốn con đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Lê Lợi, Bạch Ðằng đã hàng loạt tắt đèn và treo trước hiên nhà những ngọn đèn lồng huyền ảo.

Dù toả sáng nhờ ngọn điện thông thường, song ánh sáng của đèn lồng mờ dịu và phảnh phất dấu ấn của thời gian xưa cũ. Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo phong cách Trung Hoa treo dưới mái hiên và hai bên cửa ra vào, đèn quả trám hoặc ống dài kiểu Nhật Bản phất giấy trắng lơ lửng dọc theo hàng cột, đèn trụ vuông, đèn quả trám to nhỏ các cỡ... tất cả đã tạo lên một thế giới lung linh, huyền ảo. Trong đêm hoa đăng, phố cổ đã tự nguyện ngừng sử dụng các thiết bị điện như TV, đèn đường, đèn neon... nhưng người dân Hội An không thấy đó là điều bất tiên cho cuộc sống của mình.

Cường độ ánh sáng giảm đi, song chất men say của thị xã lãng mạn đã bốc mạnh trong mỗi con người khi đi qua phố cổ.

Trong ngôi nhà cổ rêu phong, bóng người phụ nữ áo dài thời trước cặm cụi làm việc dưới ánh đèn lồng được tạo thành từ chiếc nơm cá giản dị, bên vỉa hè, hai người già râu tóc bạc phơ đang chìm đắm vào suy nghĩ với ván cờ tướng thắp sáng bởi ngọn nến lung linh... Dường như con người đang được sống với dĩ vãng khi mà những phiền toái của cuộc sống hiện tại chưa hiện hữu.

Trong bầu không khí cổ tích đó, hãy kiểm nghiệm sự hiện hưu bằng việc nếm một vài món ăn phong vị xứ Quảng như bánh Bo, bánh Vạc, Cao lầu tại các nhà hàng còn giữ nguyên hình ảnh đầu thế kỷ. Tại tiệm ăn FaiFo trên đường Trân Phú, những chiếc đèn lồng nhỏ xíu hình dáng cổ điển chiếu một nguồn ánh sáng vàng ấm áp, hoà điệu cùng cặp đèn lớn có dán lời cầu ước chữ Hán theo phong tục cổ xưa trước mái hiên. Ðộc đáo hơn là cách bài trí của tiệm cafe có tên "Treated". Tại đây, người chủ đã khoét thủng trần gỗ và lồng vào những chiếc rá tre vo gạo bình dị. Hàng lỗ thủng đều đặn của rá tre đã tạo ra một nguồn ánh sáng ngộ nghĩnh và độc đáo. Có phải người chủ nào cũng đủ cam đảm khoét thủng trần gỗ của nhà mình ra ?

Hiện diện trên phố Hội An là vô số các cửa hàng bầy bán các loại đèn lồng làm kỷ niệm. Tuỳ theo chất liệu vải bọc ngoài mà ngọn đèn đưa tới những loại ánh sáng khác nhau. Ðó có thể là mầu đỏ may mắn, mầu vàng tươi vui, mầu gấm huyết diụ kiêu sa hay sắc xanh lãnh lẽo. Tuy nhiên khó so sánh được với những chiếc đèn lồng có tuổi hàng thế kỷ đang được các gia đình sinh sống lâu đời ở đây gìn giữ và chỉ chưng ra trong đêm hội hoa đăng. Những ngọn đèn này được chế tác từ gỗ quý, chạm trổ cầu kỳ và trên mỗi tấm kính là một tác phẩm hội hoạ thật sự. Các tích truyện cổ nổi tiếng được nghệ nhân xưa vẽ trên kính, sinh động và hoàn hảo như một bức tranh đắt giá. Mỗi khi ngọn nến bên trong toả sáng, cảnh mây trắng, trời xanh hoặc nước biếc sẽ liên tục quay tròn, hắt bóng các chi tiết lên mặt kính.

Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca bài chòi, hò khoan, giã gạo... vẳng lên từ con thuyền đậy dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố... tạo ra sức cuốn hút kỳ lạ đối với du khách. Không quá trang nghiêm như Cố Ðô Huế, không quá sôi động như chợ Lớn, nét cổ truyền nơi đây mang một vẻ thuần khiết, thu hút những tâm hồn ưa chuộng lãng mạn của những ngày xa xưa.
 
A

alexandertuan

Thuyết minh về Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long một kiệt tác của thiên nhiên được công nhận là di sản thế giới, là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Việt Nam. Tự hào thay khi chúng ta được sở hữu một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đến thế.
Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là Rồng bay xuống. Cái tên này gắn liền với một truyền thuyết đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thuyết kể lại rằng ngay từ những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công theo đường biển. Biết trước được điều này Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc chuẩn bị ồ ạt tiến vào bờ cũng là lúc đàn Rồng từ trời cao bay xuống. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá ngọc bích trên biển. Những hòn đảo liên kết với nhau tạo nên bức tường thành vững chắc làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột, đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc ngoại xâm bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời nữa vì họ đã say mê vẻ đẹp của nước và biển nơi hạ giới. Họ quyết định ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị trí mà Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long và nơi mà Rồng con đáp xuống, cúi đầu chào mẹ của mình chính là Bái Tử Long, nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh được gọi là Bạch Long Vĩ.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.
Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều, vừa rất quen thuộc vừa như xa lạ với con người. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền - hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước - Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá - hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi - hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước - hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất - hòn Lư Hương... Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.
Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung... Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Bao tao nhân mặc khách từ khắp năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy bàng hoàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ Long, dường như họ đều cảm thấy lúng túng và bất lực bởi vốn từ hiện có vẫn chưa đủ để mô tả vẻ đẹp của Hạ Long.
Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn - nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng - là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm. Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng...
Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới... Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như tôm, cá, mực... Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.
Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.
Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái riêng đầy ấn tượng. Vịnh Hạ Long là nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, hằng năm cung cấp hải sản cho các nhà máy chế biến.
Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Ngày nay, vnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước
 
A

alexandertuan

văn thuyết minh thì không cần nhiều tính sáng tạo chỉ cần chính xác là được bạn à
MB : + Giới thiệu danh lam thắng cảnh thuyết minh
TB: có thể đối với từng danh lam thắng cảnh khác nhau nhưng chung chung là vầy
+Nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử hình thành
+Vị trí địa lí
+Cảnh quan nét, nổi bật
tùy theo từng danh lam thắng cảnh mấy cái mục đó thì tra google là được
KB: Suy nghĩ bản thân
 
Top Bottom