[Văn7] Văn biểu cảm : loài cây em yêu

Status
Không mở trả lời sau này.
N

ngocmai_kute_1999

Cây tre đã đi vào văn hoá VN như một hình ảnh bình dị mà đầy sức ống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có mặt ở nhiều nước Châu á như ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Indonesia từ xa xưa, cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN từ nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê VN từ xưa gắn liền với luỹ tre làng - những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược - nhân tai. Không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người nông dân VN: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường...), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ. Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm... nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi... tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Nhưng xem ra chỉ có ở VN là cây tre và các loại tre vẫn bị bỏ quên. Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á.

Đi đầu trong những nước này là Trung Quốc. Tre và các loại cây thuộc họ tre phát triển chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, những năm gần đây xuất khẩu hơn nửa triệu mét vuông mỗi năm. VN, đất nước mà cây tre, cây trúc mọc từ ngàn đời, những năm gần đây cũng tiêu thụ không ít chiếu trúc, chiếu tre nhập từ Trung Quốc, và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn!!! Mỗi hécta trồng tre chất lượng cao đem lại thu nhập 15.000 USD mỗi năm cho người nông dân Trung Quốc. Các tác phẩm mỹ thuật tinh xảo được dệt thủ công từ sợi tre (được chẻ nhỏ và chế biến bằng công nghệ hiện đại) xuất sang thị trường Singapore gần đây thật đáng chú ý. Trái với quan niệm trước đây là cây tre làm đất bạc màu, kết quả nghiên cứu do Viện Nghiên cứu và phát triển sinh thái (trụ sở ở Lugana, Philippines) cho thấy cây tre đã cải tạo thành công ở những vùng đất bị tro núi lửa Pinatubô huỷ hoại. Cây tre có sức sống tuyệt vời ở cả những vùng đất bạc màu, cằn cỗi hay đất bị ô nhiễm. Viên nghiên cứu này cũng khẳng định bộ rễ của cây tre có tác dụng ổn định nhất, chống xói mòn đất, chống xói lở bờ sông, tre mọc ken dày có thể làm giảm cường độ của gió, giảm sự tàn phá của những cơn bão và gió lốc. Người Nhật đã từng trồng thí nghiệm tre trên một vùng đất ở gần Hiroshima -thành phố bị tàn phá bởi bom nguyên tử năm 1945. Cây tre đã đâm chồi trên đất nhiễm phóng xạ ở đây sau khi được trồng vài tháng! Một phương pháp sử dụng chất bảo quản có nguồn gốc thiên nhiên mới cũng được các nhà khoa học Nhật phát minh gần đây, khi mà trong quá trình nghiên cứu xử lý tre dùng làm đồ nội thất và làm thùng chứa, họ vô tình phát hiện một chất có khả năng chống ôxy hoá mạnh có trong vỏ cây tre. Nếu như cây cà kheo bằng tre được người dân miền biển VN sử dụng từ
 
V

vuhuy99

Hôm nay là ngày ba mươi Tết, mẹ dẫn em đi chợ hoa chơi, trong chợ người ta bày bán rất nhiều hoa. Nào là : đào, cúc, huệ, mai, lan,…Cuối cùng em đã chọn cây hoa mai. Thấy em thích, mẹ liền mua nó về tặng cho em.

Không biết cây mai người ta trồng từ bao giờ mà thân cây đã bự bằng bắp tay của người lớn.Tán lá tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc thu nhỏ dần ở phần ngọn. Để cho cây ra hoa vào đúng dịp Tết, người ta đã tuốt lá. Giờ cây chỉ toàn là búp, hoa và vài chồi lá non xanh mơn mởn. Những nụ hoa no tròn ẩn bên trong chiếc đài màu ngọc bích. Từng chùm, từng chùm với hàng loạt cánh hoa bung ra nở rộ toàn thân cây một màu vàng rực rỡ. Hoa mai xoè ra năm cánh mịn như lụa. Dưới nắng xuân ấm áp, cánh mai mỏng manh như bướm đang nghiêng mình khoe sắc. Thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những cánh mai nhè nhẹ rơi phủ vàng một vùng quanh gốc.

Em rất thích cây hoa mai này, nó không toả hương thơm và lộng lẫy như hoa hồng nhưng nó mang đến cho mọi người sự ấm áp, dịu dàng và đằm thắm của mùa xuân. Mùa xuân đến là mùa mai nở hoa. Những bông hoa vàng xinh xắn giống như một bàn tay vẫy gọi mọi người đi xa hãy trở về sum họp gia đình.
 
V

vuhuy99

ta phuong day nay


Ô, cái gì thế này? Em bất giác kêu lên khi chợt nhận ra : một đoá phượng đỏ thắm đang khoe sắc dưới ánh nắng chói chang. Em vui mừng chạy thẳng lên lớp báo cho các bạn một sự kiện lớn: “Hè đã đến”
Một bông, hai bông rồi lại ba bông,… Những đoá hoa ngày càng nhiều và khi phượng đỏ tràn ngập sân trường cũng là lúc chúng em nô nức dự ngày tổng kết. Ngày hôm ấy thật vui, các bạn tới trường từ rất sớm. Màu đỏ của hoa phượng buổi sớm mai mới đẹp làm sao! Không có ánh nắng chói lọi, những cánh hoa như dịu dàng hẳn đi, nhẹ nhàng, kì ảo trong lớp sương mờ dày đặc như những cô bé học trò thơ ngây. Các chú ve sầu đậu trên thân ve dậy sớm nghê. Hình như chúng cũng muốn chia vui với tụi em nên ca râm ran, rộn cả sân trường. Bao nhiêu là trò chơi dưới gốc cây phượng được bày ra. Có nhóm bạn thì thi nhau bắt ve. Các bạn ấy dùng đôi mắt tinh tường của mình để phát hiện ra những chú ve màu vỏ phượng rất khó thấy rồi sau đó những tay thiện xạ dùng dép ném lên. Những con ve sầu bị ném trúng tuy không chết nhưng sớm muộn gì cũng lìa đời. Các cậu bạn tinh nghịch bỏ ve vào hộp, thỉnh thoảng lại lấy ra một vài con bóp bụng. Chú ve xấu số bị bóp đau quá kêu lên những tiếng ve, ve,… khiến cho các bạn rất thích thú và thế là chú lại bị bóp mạnh hơn. Sang nhóm nữ, các bạn nữ không tinh nghịch như lũ con trai mà lại chọn trò chơi đòi hỏi tính khéo léo chứ không phải là thiện xạ. Các bạn lấy những bông hoa rơi dưới đất hay hái trên cánh tết thành hình những chú bướm đỏ thật đẹp. Có bạn khéo léo, chỉ trong chốc lát đã thắt được cả chục con bướm phượng. “Rụng râu nè!” tiếng một bạn nam sau lưng em cất lên làm em bất giác quay lại. À, thì ra là trò “đá gà” đấy mà. “Gà” ở đây là nhị đực của hoa phượng. Trên mỗi “con gà” có một cái chỏm, khi đánh qua đánh lại, chỏm nào rớt trước là thua. Lại ngắm những khóm bông phượng, trong ánh nắng của buổi sớm mai, bông phượng có phần sáng hơn trước, trông như một cậu bé tinh nghịch nhưng cũng rất đỗi thơ ngây, trong sáng. Các em vào chỗ ngồi nào, tiếng thầy tổng phụ trách vang lên xoá tan mọi suy nghĩ của em. Lễ tổng kết bắt đầu. Đầu tiên là bản diễn văn của thầy hiệu trưởng, rồi sau đó là nghi thức chào cờ và cuối cùng là lễ phát thưởng. Sau khi kết thúc buổi tổng kết, lớp chúng em chạy vào phòng học giở những gói quà tập thể ra liên hoan cuối năm. Rồi sau đó là chia tay ai về nhà nấy. Khi bước ra ngoài cổng trường, em còn ngoái lại để ngắm màu hoa phượng. Mặt trời lúc này đã gần lên tới đỉnh đầu, chíu những tia nắng chói lọi xuống bông phượng khiến em liên tưởng đến hình ảnh người thầy giáo đáng kính. Nghiêm nghị, nhưng cũng rất ấm áp và thân thiện…
Bấy giờ, mặc dù đã rời xa ngôi trường tiểu học mến yêu để học trong ngôi trường chỉ thấy hoa phượng vàng. Nhưng hình ảnh những bông phượng đỏ cùng những trò chơi lí thú sẽ mãi là kí ức không bao giờ phai nhoà trong cuộc đời của em mãi mãi…
Bài làm 2
“Ve, ve, ve…” tiếng ve kêu râm ran làm em bật giác nhìn ra ngoài. Ôi, cây hoa phượng giữa sân trường em lúc này mới đẹp làm sao! Những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Đến giờ chơi, em ngồi dưới gốc cây, nhìn ngắm những bông hoa phượng một cách thật mê say.
Mùa xuân, phượng ra lá, từ những bàn tay cỗi cằn, những búp lá non bắt đầu nhú lên. Lá ban đầu xếp lại như lá me. Rồi ngày tháng qua đi, những búp lá nhiều lên và lớn dần, xum xuê chi chít trông như một chiếc ô xanh khổng lồ. Nhưng phượng đẹp nhất vẫn là vào mùa hè,mùa của hoa phượng. Những bông hoa phượng ban đầu có nàu đỏ non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Vào những ngày hè, bọn trẻ chúng em thường rủ nhau lên trường nhặt hoa phượng làm bươm bướm chơi, Chúng em lấp bốn cánh hoa phượng làm cánh bướm, dùng cuống lá làm thân và lấy hai sợi nhị làm râu bướm. Ép lên quyển ba bốn ngày, lấy ra thì thấy giống bướm thật. Gốc phượng to bằng một vòng tay em. Có ba nhánh lớn tỉa ra ngay từ dưới gốc cây, từ ba nhánh đó sinh ra không biết bao nhiêu là nhánh nhỏ. Mùa đông, cây phượng trông như một con ác quỷ với những cánh tay quều quào không cân đối.
Em rất thích cây phượng vĩ này vì nó đã gắn bó với em bao nhiêu kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò. Đứng ngắm nhìn cây phượng trổ hoa đỏ rực, lòng em bỗng rạo rực nghĩ tới kì nghỉ hè, được vui chơi thoả thích, được về quê thăm ngoại. Ôi ! Thích quá
 
V

vuhuy99

Hoa phượng nở về mùa hè. Khi ve kêu thì cũng là lúc hoa phượng nở nên hai thứ nầy, ve và hoa phượng là biểu tượng của mùa hè. Cũng vì đặc tính đó, hoa phượng và ve sầu rất gần gủi với học sinh. Khi ve bắt đầu kêu và hoa phượng chớm nở trên cành là lúc bọn học trò chuẩn bị cho các kỳ thi và nghỉ hè.

Hồi trước, nền giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng Pháp nên mỗi năm có rất nhiều kỳ thi: Thi tiểu học, thi trung học đệ nhất cấp, tú tài 1, tú tài 2. Ngoại trừ thi tiểu học, các kỳ thi khác được tổ chức hai lần trong một năm: đầu hè, cuối hè, nên học trò rất bận rộn. Khi nghe ve kêu, khi thấy hoa phượng nở là thấy lòng xao xuyến lẫn lo âu: Xao xuyến vì nghỉ hè, xa trường, xa thầy cô, xa bạn bè, lo âu vì thi cử đã gần kề.

Những nỗi xao xuyến và lo âu ấy, dĩ nhiên, được thể hiện trong văn chương học trò; không những ở học trò mà ngay cả trong lòng những người đã bỏ trường học và bạn bè lại sau lưng.

Ở Huế, như tôi viết trong bài ve sầu, ve đã nhiều mà hoa phượng thì cũng không ít.

Nếu có một ngày hè nào đó, dĩ nhiên vào mùa hè, đi ngang cầu Trường Tiền, nhìn ngược lên phía Tây, hướng chùa Linh Mụ, cồn Giã Viên, người ta bỗng thấy hoa phượng nở đỏ cả hai bờ sông Hương, bên phía Thương Bạc hay bên phía bệnh viện Huế cũng vậy.

Dọc theo hai bờ sông, từ thời Tây còn đô hộ, Tây đã cho trồng hai hàng phượng. Cây phượng cao, cành lớn. Hoa phượng nở, trước khi phượng ra lá. Lá chỉ mọc đầy sau khi hoa phượng đã kết trái. Hoa phương đỏ như màu lửa, rực rỡ cả hai bờ sông, làm cho người ta phải chú ý, trầm trồ khen ngợi vì cái vẻ đẹp rực rỡ của nó. Hoa phượng đỏ như lửa nên người Pháp gọi phượng là flamboyant. Trong tiếng Pháp, flamboyant cũng có nghĩa là sáng chói, sáng rực, sáng ngời, sáng quắc, lòe loẹt, rực rỡ. Tất cả các định nghĩa ở trên cũng có nghĩa là màu sắc của hoa phượng.

Kể ra, tạo hóa không những vừa nhiệm mầu mà lại còn nhân đạo. Giả tỉ màu trời, màu nước sông không xanh mà đỏ chói, cây lá không xanh mà toàn màu lửa thì chói mắt ngươi biết bao nhiêu! Màu xanh là màu dịu, làm cho mắt người ta dịu lại, thoải mái khi nhìn trời, nhìn sông, nhìn cây, lá. Tuy vậy, trong màu xanh mênh mông của nước, của trời, của cây lá, bỗng hiện lên hai hàng phượng đỏ, nổi bật trên nền xanh. Sự tương phản của màu, giữa xanh và đỏ làm cho người ta chú ý, thích thú. Cái đẹp của phượng là ở màu đỏ và cũng ở chính sự tương phản của màu sắc vậy.



Thành phố Huế có hai khu vực: Khu thành cổ ở tả ngạn tức là khu hoàng thành, với đại nội, chợ Đông Ba, phố Gia Hội, gồm cả Ngự Viên cũ. Khu phố mới, tức là phố Tây, - theo cách gọi hồi xưa - tức hữu ngạn, gồm Morin, bệnh viện Huế, các trường học, Ga Huế, Nam Giao, Bến Ngự, cung An Định, An cựu, v.v… Phú Cam, hay tên trên giấy tờ là làng Phước Quả, không thuộc địa giới thành phố Huế mà thuộc quận Hương Thủy.

Dĩ nhiên - tại sao gọi là dĩ nhiên, tôi sẽ phân giải ở phần sau -, khu phố mới, ngoài những cây đoác, - cây cọ Tây - người ta trồng phượng hai bên đường, nhất là con đường bờ sông, tức là đường Lê Lợi, từ đầu cầu Trường Tiền lên tới Ga Huế.

Hai bên bờ sông Hương có nhiều vườn hoa: Từ chân cầu Trường Tiền lên tới Thương Bạc, Phú Văn Lâu hay cả Vườn Ương Cây trước của Nhà Đồ (Sau nầy gọi là cửa Sập vì cửa Nhà Đồ bị sâp trong trận lụt lớn năm 1953 -) là những vườn hoa. Bên kia sông, từ Câu Lạc Bộ Thể Dục Thể Thao trở lên cho đến sân bóng tròn Trường Quốc Học, kế Đài Kỷ Niệm cũng là những vườn hoa. Bên nầy cũng như bên kia, cuối vườn hoa, sát bờ sông là một hàng cây phương dài. Khi hoa phượng nở, không những ở hai hàng hai bên đường mà còn sát bờ sông là hàng phượng thứ ba hoa nở rộ thành ra nhìn thấy một màu hoa lửa, rực rỡ cả một khung trời.

Trong thành nội, ngày trước, phần nhiều người ta trồng nhãn hay mù u. Tuy nhiên, cũng có vài đọan đường, như con đường đi ngang cửa Ngọ Môn, song song với đường Cột Cờ, không trồng mù u hay nhãn mà lại trồng phượng.

Cũng dĩ nhiên, trong hầu hết sân các trường học, đều trồng phượng; - ngoại trừ Quốc Tử Giám, sau nầy là trường Hàm Nghi (trước 1975). Các trường học nầy được dựng nên sau khi Tây đã đô hộ nước ta rồi.

Hình ảnh hoa phượng nở đỏ hai bên bờ sông, trong sân trường, v.v… làm cho người Huế, học trò Huế và cả những người đến Huế vì một lý do nào đó, trong dịp hè, không thể không có những ý tưởng, xúc cảm, viết vài câu thơ về hoa phượng.

Anh “học trò Duy Khánh”, có lẽ cũng đã “trồng cây si” một hoa khôi học trò nào đó nên than vãn rằng 3 tháng hè dài như một thế kỷ: “Rồi chiều nay Hè trở lại đây. Phượng thắm rơi Phượng thắm rơi đầy, Lại cách xa nhau chín mươi ngày. Hay là một thế kỷ dài.”
 
V

vuhuy99

“Khu vực trồng

“Phượng vĩ được trồng khá phổ biến tại khu vực Caribe.

Tại Hoa Kỳ, nó được trồng ở khu vực Florida, thung lũng Rio Grande ở miền nam Texas, các sa mạc ở Arizona (đến tận Tucson) và California, Hawaii, Puerto Rico, quần đảo Virgin và Guam. Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana

Phượng vĩ được coi là đã thích nghi với thủy thổ ở nhiều khu vực mà người ta trồng nó, và bị coi là loài xâm hại tại Australia, một phần là do các bóng râm cũng như bộ rễ của nó đã ngăn cản sự phát triển của nhiều loài thực vật bản địa mọc dưới tán lá của nó. Nó cũng được tìm thấy tại Ấn Độ, tại đây người ta gọi nó là gulmohar, hay tại Việt Nam.

“Quả phượng vĩ được sử dụng tại khu vực Caribe trong vai trò của bộ gõ âm nhạc với tên gọi shak-shak hay maraca.

“Cây phượng vĩ tại Blakiston St, Harare, Zimbabwe, 1975



“Mùa nở hoa

“Phượng vĩ nở hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, tùy theo khu vực.



“Ý nghiã tên

“Tên “phượng vĩ” là chữ ghép Hán Việt – “Phượng Vỹ” có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.



“Biểu tượng

“Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi “hoa học trò”. Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là “thành phố Hoa Phượng Đỏ”. Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.”



Thật ra, theo tôi biết, có hai loại hoa phượng khác nhau chút ít: Một thứ, như trình bày ở trên, thường gọi nôm là phượng. Phượng vĩ là tên thường thấy trong văn chương. Tên phượng tây cũng vậy. Thật ra, thông thường, người ta hiểu đây là phượng ta, đối nghịch với cách gọi trong phần giải thích nói trên. Phượng tây là tiếng dùng để gọi một loại phượng khác, loại nầy cao chỉ mới quá đầu người. Chỉ cần đứng trên ghế là người lớn tuổi có thể hái được những chùm hoa trên ngọn cây. Đây cũng là loài cây mộc, nhưng cành và thân nhỏ, bông cũng mọc chùm, hình dáng như bông lau, cánh hoa màu đỏ, viền vàng. Những bông hoa phía trong thì đã nở trong khi những bông hoa đầu ngọn còn búp. Loại phượng nầy thường được trồng trong sân các đình, chùa, miếu, vũ để lấy hoa chưng trên bàn thờ; có khi cũng được trồng trong công viên. Trước 1945, khi tôi còn nhỏ, tôi đã theo người anh cả, qua “Nhà Giây Thép” xin ít cánh hoa về để bố tôi chưng trên bàn thờ.

Đây cũng là loại hoa thường được gọi là “bông cúng” - cúng bái. Tuy nhiên, loại nầy không phổ biến như hoa phượng.

Trong một cuốn sách của ông Nguyễn Tường Bách, người gốc Huế, cũng cho biết rằng loài phượng vĩ gốc gác từ Madagascar. Pháp đô hộ Madagascar trước, sau đó tới các nước Đông Dương.

Khi người Pháp bắt đầu xây dựng những thành phố mới ở Việt Nam hay chỉnh trang, phát triển những thành phố đã có từ trước khi họ đến Việt Nam, có lẽ họ đã cho nhập giống phượng từ Madagascar qua Việt Nam để trồng và làm đẹp các đường phố, các trường học, công sở, công viên ,v.v…

Thành phố Huế chẳng hạn. Ở khu phố Tây là phố mới, có nghĩa là được xây dựng sau khi Tây đã đô hộ, thì hầu hết các đường phố ở khu vực nầy được trồng phượng hai bên đường, bên bờ sông, bên cạnh những cây đoác hay cây chuối Tây cũng là loại cây được “nhập cảng.”

Ở khu phố cổ, - tả ngạn - phượngg chỉ được trồng bên bờ sông, hoặc vài ba cây còn nhỏ trên đường ngang cửa Ngô Môn - song song với đường Cột Cờ, đoạn gần cửa Ngăn. Có lẽ đây là một sự “lạc giống” được sở Công Chánh trồng “bổ sung” khi một số cây cũ đã chết.

Trong thành nội Huế, dọc theo đường Hộ Thành - nay là đường Đinh Bộ Lĩnh -, khu vực cửa Hiển Nhơn, hầu hết trồng nhãn - nhãn lồng - đường Tam Tòa trồng mù u.

Loại cây trồng ở Huế, trước khi Tây cai trị phần nhiều là thông, bàng và mù u. Người Huế có câu ca dao:



Văn Thánh trồng thông

Võ Thánh trồng bàng

Ngó lên Xã Tắc hai hàng mù u.



Năm tôi học Đệ Tam với ông VĐH, môn Văn Chương Bình Dân, có đứa trong bọn chúng tôi thóc mách hỏi thầy tại sao Văn Thánh trồng thông mà không trồng bàng, Xã Tắc lại trồng mù u? Ông thầy tôi không trả lời!

Năm Đệ Nhị, học về Nguyễn Công Trứ, tôi nhớ đã học bài thơ sau đây của Nguyễn Công Trứ từ năm Đệ Tứ:



Kiếp sau xin chớ làm người,

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Giữa trời vách đá cheo leo

Ai mà chịu rét thì trèo với thông.

Cụ Võ Liêm Sơn, một nhà cách mạng, “đồng chí” với cụ Phan Bội Châu, sau nhiều năm bị đày ra Côn Đảo, được tha về, dạy học ở trường Khải Định, có bài thơ “Ngắm Non Hồng”, có mấy câu kết như sau:



Vẫn cứ đinh ninh lời nguyện ước:

Bên mồ có mọc một cây thông

Để cho xương thịt máu vung trồng

Theo gió reo lên một khúc nhạc

Kêu vang chín chín ngọn non Hồng.



Tôi không bàn về sự khác biệt tư tưởng giữa hai tác giả nầy: Một bi quan và một lạc quan, dù là ở “kiếp sau”, người đọc thấy rằng:

Cây thông tượng trưng cho người quân tử vì thân thẳng và cao, như người quân tử chẳng bao giờ chịu oằn lưng vì danh lợi. Tấm lòng quân tử bao giờ cũng xanh, không đổi màu, không thay lòng.

Tư tưởng đó gần gủi với văn hóa nên có phải vì vậy mà thông được trồng ở Văn Thánh, nơi thờ Khổng Tử và thất thập nhị hiền.

Võ Thánh trồng bàng?

Cây bàng gỗ cứng, chịu đựng được sức nặng, lại có tàng rộng, che nắng cho người. Có phải đó là tính chất của các võ tướng.

Xã Tắc trồng mù u?

(Xin độc giả xem bài sau: Hoa Mù u)

Về chữ phượng, “Bách Khoa Toàn Thư” còn giải thích thêm:

“Chòm sao Phượng Hoàng, (tiếng La Tinh: Phoenix) là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh chim phượng hoàng.

“Đèo Phượng Hoàng

“Đèo Phượng Hoàng là con đèo nằm trên quốc lộ 26 đoạn giáp ranh giữa tỉnh Đăk Lăk với Khánh Hòa.

Phượng, hay Phượng hoàng, Phụng, là một trong 4 tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam và các nước Á Đông khác. Phượng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... Các bộ phận của phượng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phượng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phượng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phượng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà đẹp.”



Trước khi có cây phượng, hoa phượng, nghĩa là trước khi Tây thực dân đem cây “phượng thực dân” từ Madagascar (Tội nghiệp cho cây phượng bị mang tiếng oan khi dính chùm với thực dân) thì ở nước ta chỉ có chim phượng, hay còn gọi là chim phượng hoàng. Chim trống gọi là hoàng, chim mái gọi là phượng. Gọi chung là phượng hoàng.

Người Tàu có câu:



Phượng hề, phượng hề qui cố hương

Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng.



Con chim phượng trở về quê cũ (hề chỉ là tiếng đệm trong thơ cổ), sau khi ngao du khắp bốn biển để tìm con chim hoàng. Do ý nghĩa đó mà có bản đàn “Phượng cầu kỳ hoàng.”

Trong truyện Kiều, ở đoạn Kiều gảy đàn cho Kim Trọng nghe (Bản đàn thứ nhứt), cùng một ý như trên, Nguyễn Du viết:



“Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu,

Nghe ra như oán như sầu phải chăng!
 
S

scientificfiction

đa số các bạn đều giải thích xem cây đó có tên ý nghĩa như thế nào ? công dụng của nó trên toàn thế giới ? ở VN thì giá thành, kinh doanh thế nào :D ? vị trí địa lí, họ hàng của nó ?,.... mà quên đi rằng đây là văn biểu cảm chứ không phải văn thuyết minh, các bạn cần gửi tâm tình của mình vào bài văn, một bài văn có thể chỉ dài 2 mặt giấy A4 nhưng đạt 9 điểm( it's me ) vì mình đã ghi tất cả tình yêu của mình về cây đó vào bài văn, sao chép gần 90% bài văn mình đã đăng.
 
Last edited by a moderator:
H

ha_96

mình nghĩ là bạn nên chọn cây gì mà bạn quen vi thế thi sẽ dễ hơn mà!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! như cây tre,cây táo,cây hoa mai chẳng hạn
 
D

deltafoce11

Trước ngõ nhà em có một cây Bàng. Cây Bàng này do Bố em trồng, có lẽ nó cũng xấp xỉ tuổi em. Từ lâu cây Bàng đã gắn bó với em như một người bạn thân thiết.

Trải qua bao nắng, mưa, gió, bão... nhưng cây Bàng vẫn hiên ngang đứng đó: Xanh tươi và lớn lên theo thời gian.

Dáng cây hơi nghiêng. Thân cây to và thẳng, vỏ cây xù xì và có màu nâu sẫm, cành Bàng to, vươn dài, lá Bàng trông như những bàn tay đang vẫy, lấp ló ẩn hiện những chùm quả.

Mùa thu đến, những chiếc lá xanh mướt chuyển dần sang màu đỏ tía. Mỗi cơn gió heo may thoảng qua làm những chiếc lá khẽ đung đưa, đung đưa.

Gió bấc tràn về, mang theo cái lạnh cắt da cắt thịt của Mùa đông. Luồng gió dường như mạnh hơn, cuốn theo cả những chiếc lá còn sót lại cuối thu. Cây Bàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu trong giá rét. Tuy vậy khi nhìn nó, ta vẫn cảm nhận được sự tiềm ẩn của một sức sống mãnh liệt.

Khi những hạt mưa bay lất phất báo hiệu mùa xuân về, cây Bàng như được hồi sinh, từ đầu cành những búp non thi nhau đâm chồi nảy lộc. Những chú chim nhỏ nhảy nhót đùa vui theo vũ điệu bất tận của Mùa xuân.

Những trưa hè, em và các bạn thường ngồi chơi dưới tán lá Bàng. Chúng em nhặt những chiếc lá Bàng rơi làm những chiếc "mũ đội đầu", những chú "nghé con" ngộ nghĩnh và cả những chiếc "vương miện" xinh xắn nữa. Trong ký ức của em, kỷ niệm về cây Bàng cùng những người bạn nhỏ trong ngõ xóm là những gì thân thương nhất!

Em chưa bao giờ nghĩ rằng, cây Bàng sẽ rời xa tuổi thơ của em. Thế rồi một hôm đi học về, em thấy các chú công nhân của Công ty Môi trường Đô thị đến để chặt cây. Em ngạc nhiên không hiểu vì sao nên đến gần để hỏi. Một chú trả lời: " sắp đến mùa bão rồi, các chú chặt đi đề phòng bão làm đổ cây". Em đứng như chôn chân xuống đất, lặng người đi nhìn cây bàng đang bị chặt dần những cành đẹp nhất, cho đến lúc cây Bàng chỉ còn trơ lại gốc...

Mất cây Bàng, em như mất đi một người bạn đã lớn lến cùng em, vui chơi cùng em, chứng kiến bao chuyện vui buồn của em và các bạn...

Nhưng rồi thời gian trôi đi, nỗi nhớ cây Bàng trong lòng em cũng nguôi ngoai dần, học tập bận rộn khiến em cũng không còn nhiều thời gian để nghĩ đến cây bàng nữa.

... Cho đến một buổi chiều, mưa xuân lất phất bay, em đang ngồi học bài bên cửa sổ, bất chợt em nhìn ra cổng, nơi có cây Bàng thân thương. Những chồi non đang nhú lên từ gốc cây xù xì cằn cỗi. Một sự sống mới lại bắt đầu hồi sinh!

Kỷ niệm về cây Bàng sẽ còn đọng mãi trong tâm trí em. Giờ đây em còn có thêm một niềm vui nho nhỏ là được chăm sóc những mầm non mới được hồi sinh kia. Em hy vọng trong một thời gian ngắn nữa, các em nhỏ sẽ lại được đùa vui dưới tán lá Bàng
 
C

conan99

MB : “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu” Câu hát của nhà thơ Xuân Diệu đã làm tui nhớ đến sự đẹp đẽ, mạnh mẽ của hoa phượng.Tôi yêu loài hoa biểu tượng cho tâm hồn của mỗi người học trò chúng tôi.
TB:Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài
hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút.
Vào khoảng giữa tháng năm,tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá
phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất.
Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè
trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng.
Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây
từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ
thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi
gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá
vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm?
KT:Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng- hoa học trò thân thương
BÀI SỐ 2

Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò.
Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông.
Hè đang đến, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng
 
B

begakuteo19

Ngay từ nhỏ, tôi đã từng được nghe nói nhiều về tre về trúc, mà sao tôi trưa thấy chúng ngoài đời thường bao giờ, chúng xuất hiện trên những bức tranh, quyển sách mà tôi mua. ‘’Có lẽ mình chỉ biết lợi ích và hình của chúng qua sách thôi’’- tôi đã từng nghĩ như thế khi đọc xong quyển sách về loài cây được coi là biểu tượng của dân tộc VN này. Qua những câu hỏi đó, tôi càng muốn hiểu hơn về chúng, càng yêu quý chúng hơn qua từng lợi ích, vẻ đẹp của loài cây này.
Nhưng những câu hỏi như thế chấm dứt khi tôi được về quê và bất ngờ thây. Đúng là ‘’trăm nghe không bằng mắt thấy’’ vẻ đẹp của loài tre mọc thành từng bụi này lại mọc xung quanh nhà ngoại tôi. Tôi biết ngay lúc đó là mình sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về loài cây này hơn. Cái cảm giác háo hức, nôn nao cứ thúc tôi nhanh chóng đi tìm hiểu về chúng ngay khi vừa đặt chân xuống mảnh đất này.
Ngay trước mặt tôi là một bụi tre to lớn chừng sáu, bảy cây tre tụm vào nhau như thể hiện sự đoàn kết vĩnh cữu của dân tộc Việt Nam. Bên dưới là những bụi tre là những măng non đang mọc lên làm tôi nhớ đến hình ảnh cuộc thi ‘’Búp măng non’’ mà mình thường được nghe đến, mãi bây giờ mới hiểu đó chính là hình ảnh của một búp non tuy nhỏ nhưng sau này sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước xinh đẹp này. Tre mọc khắp đồng quê, tuy không đẹp nhưng chúng gắn bó với người dân ở đây hơn cả những loài cây như: hoa giấy, hoa hồng,.. suốt đời chỉ biết làm đẹp để khoe mình cho đến chết. Tre tuy khẳng khiu một màu xanh và ngày càng vàng đi khi nhìn thấy các búp măng lớn lên, nhưng chúng không phải là vô ích, chúng có thể là vật liệu để làm nên những chiếc giường, những chiếc tủ và vô vàn thứ khác mà ta từng thấy. Đối với người nông dân, còn gì tốt hơn sau nhiều giờ làm việc dưới các nóng gây gắt của ánh Mặt Trời thì được ngả lưng dưới bóng tre tươi mát Lúc này, tôi lại khám phá ra chính những chiếc diều mà tôi thường hay chơi lại có khung được làm từ tre. Sự ngạc nhiên ngày càng dâng cao khi chính tay tôi có thể dùng tre làm nhiều thứ mà mình không còn cơ hội làm khi quay lại thành phố. Nhưng có lẽ thứ mà bọn trẻ làng quê sợ nhất cũng chính là tre, ở đây đứa nào cũng sợ chiếc roi tre mắc đầu giường của bố mẹ mình mà chúng thường bị đánh khi mắc lỗi.
‘’Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…’’
Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế, hình ảnh của tre quá quen thuộc với các bạn nhỏ qua hình ảnh nhân vật Thánh Gióng khi gẫy chiếc gậy sắt đã lấy bụi tre bên đường đập tan bọn giặc. Hình ảnh cây tre trăm đốt trong truyện cùng tên và hình ảnh đó ngày càng mở rộng ra khắp các lĩnh vực từ văn học đến những bộ phim như : ‘’ Cây tre Việt Nam’’.
‘’…Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi..’’
Qua 2 câu thơ đó, tôi càng khâm phục tre hơn, rõ ràng tre đã gắn bó với dân tộc ta suốt nhiều năm dài bị các nước khác xâm chiếm. Tre dựng lũy, dựng thành chống quân giặc, tre làm vũ khí cho nhân dân, tre làm những bãi chông ngăn bọn lính dù,… Tre luôn tiên phong trên con đường mở ra đến sự tự do và hạnh phúc của dân tộc ta.
‘’…Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều…’’

Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng:
’’Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù’’.
Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng của tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
> đây là bài văn của mình, mọi người tham khảo nhé, ai thấy hay thì thanks, thấy chưa được thì comment nhé.
bài của bạn mình thấy có phần phân tích cái bài "tre xanh..."
( chỉ là ý của mình thôi nhá, có gì sai thì thôi, hihi):)
 
N

ngocmai_kute_1999

“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.
Kể từ khi sách ra đời đã hơn 60 năm, hôm nay người viết có cảm tưởng gì khi đọc lại mấy dòng trên ?
*
1. Nói tới “hoa phượng” tưởng cần biết sơ về hoa phượng ta. Phượng ta, cây không lớn, có ở Việt Nam hình như từ lâu, ít ra so với “hoa phượng” tức “hoa phượng tây”.
Từ điển tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) ghi rằng cây phượng ta, dùng như chữ “kim phượng”, là loại “cây nhỡ cùng họ với vang, muồng, hoa màu đỏ hay vàng, có nhị mọc thò ra ngoài như đuôi phượng, thường trồng làm cảnh”.
“Phượng vĩ” trước đây dùng để chỉ cây phượng ta, nhưng vì từ mấy chục năm nay cố đô Huế đã biến thành ‘thủ đô của phượng’ (danh từ tác giả đặt), “phượng vĩ” đã trở thành “hoa phượng”. Dĩ nhiên một khi đã có “hoa phượng” rồi thì chẳng ai truy nguyên gốc gác của nó là “hoa phượng tây” làm gì !
2. Phượng, cũng theo từ điển trên, là “loài cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm, màu đỏ, nở vào đầu hè, thường trồng lấy bóng mát. Mùa hoa phượng (mùa hè)”. Tiếng Anh gọi phượng là Royal Poinciana, hay Flamboyant có gốc của tiếng Pháp cổ. Tên khoa học là Delonix Regia. Thân cây cao chừng trên 10 m và chỉ mất vài năm để ra hoa. Phượng có xuất xứ từ Madagascar, trước đây thuộc Pháp. Ngay trong từ điển người ta cũng không để, hay là không ý thức, đến gốc gác cây phượng nguyên ở đâu – huống hồ là người thường !
Từ Madagascar đến Việt Nam có bao xa, dẫu thuở ấy là thời Pháp thuộc ...
*
3. Khi viết ngang mấy dòng trên, tôi chợt nghĩ thi sĩ Xuân Diệu có lẽ cũng vô tình cảm thấy cây phượng có một lịch sử dài như vô tận. Với nhà thơ, cây phượng tuồng như không có điểm khởi đầu. Nhưng Xuân Diệu và chúng ta nào đâu có dè rằng cây phượng ở Việt Nam chỉ có 40, 50 năm lịch sử là nhiều nhất ! Đó là tính từ ngày cuốn Trường ca ra đời.
Phượng làm quen với đất thuộc địa mới ở Đông Nam Á của người Pháp vào cuối thế kỷ 19 -- đầu thế kỷ 20 qua mảnh đất Việt Nam. Tôi lật những sách như từ điển Huỳnh Tịnh Của ra năm 1896 hoặc Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 để kiếm một đôi điều nói về cây phượng vốn là “cây phượng tây” này, nhưng các cuốn đó tuyệt nhiên không đề cập gì cả.
Ví dụ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chỉ có từ “phụng” với nghĩa là “Chúa các loài cầm, lông năm sắc, ở trong số tứ linh”. Từ “Hoa phụng” có trong từ điển là cây có lá “dùng làm thuốc tẩy trường”, nhưng thuộc “thứ cây nhỏ” – như vậy chắc chắn là khác với cây phượng mà ta đang kiếm rồi. Chúng ta có thể phỏng đoán cuối thế kỷ 19, cây phượng chưa có tại Việt Nam, hay nếu có chăng nữa thì cũng rất ít. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Việt Nam là nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa Pháp trước tiên thì Pháp phải mất thì giờ để tìm hiểu con người cũng như cây cỏ !
Cuốn Việt Nam từ điển (Khai Trí Tiến Đức) thì sao ? Theo sách này, “phụng” có khi đọc là “phượng”, nhưng nghĩa thì chẳng khác gì Đại Nam quốc âm tự vị.
Tóm lại, cho đến đầu năm 1930 những cuốn từ điển ở Việt Nam vẫn chưa có từ “phượng” theo nghĩa “cây phượng” mà chúng ta đang tìm.
4. Nhưng từ nửa sau thập niên 1930 hoa phượng “đột nhiên” xuất hiện rầm rộ trong thơ văn. Vì sao vậy ? Phải chăng có đợt trồng phượng rộng rãi ở Việt Nam trước năm 1935 ? Hay có nhân vật nào của chính quyền thuộc địa thấy cây phượng thích hợp với khí hậu Việt Nam và đã trồng thử trong khoảng thời gian đó ? Vân vân và vân vân.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi như trên vẫn còn thiếu sót, nếu không nói thêm rằng đó cũng là khoảng thời gian mà vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, sự vùng dậy của tiếng Việt, cùng với các vận động quần chúng đã ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự bành trướng trên nhiều mặt trong xã hội, kể cả sự lan rộng của bóng hình cây phượng trong tuổi trẻ Việt Nam.
“Học trò” từ đây làm quen với những gốc phượng trong sân trường. Một khi đã quen rồi thì sự gắn bó với hoa phượng cũng đi nhanh gấp bội : từ cây “phượng tây” hoặc cây “phượng lai” phút chốc đến “hoa phượng” rồi đến hoa-học-trò đâu có bao xa ! Trái “phượng tây” to mấy lần trái bồ kết cũng trở thành trái phượng hiền lành như muôn ngàn cây trái khác, khi viên đá hay mảnh gạch của mấy anh học trò tìm cách khẻ mãi mới ra hột phượng xanh rờn !
*
5 . Một trong những thi sĩ có thơ nói về phượng sớm nhất chính là Hàn Mặc Tử. Năm 1937, thi sĩ đã nói lên “màu máu” của hoa phượng trong bài “Những giọt lệ” của tập Đau thương. Ở đây ta sẽ không bàn đến sự thiên phú của nhà thơ hoặc tính cách siêu nhiên (“bỏ dưới trời sâu”) để chỉ xin nói về màu huyết của “bông phượng” :
Tôi vẫn ngồi đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?
“Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người” (Xuân Diệu) đã được nhắc lại trong một số bài thơ của các tác giả qua sự gắn bó của hoa phượng với dải đất Việt Nam. Các chữ “sắc hây hây” và “màu lửa” trong trường hợp này, không hiểu sao cũng làm gợi nhớ đến sắc máu người :
Từ cỏi lòng trai nở dẫy đầy
Một trời phượng đỏ sắc hây hây,
Nắng ơi, xin rực thêm màu lửa
Và gió chao nhè nhẹ nhánh sây.
V.B., 1990
Màu hồng của hoa phượng là màu của tương lai rực rỡ. Có bạn chắc còn nhớ bài hát khoảng 1954 của nhạc sĩ Hùng Lân :
Trời hồng hồng, sáng trong trong,
Ngàn phượng rung nắng ngoài song ...
Song màu đỏ của hoa phượng cũng mang lại không khí đượm buồn, một nỗi buồn man mác, của cảnh xa trường qua mấy tháng Hè :
Phượng đem duyên thắm cho hiu hạ,
Nhuộm đỏ lòng tôi sắc biệt ly,
Khi trường đóng cửa xa chân bước,
Không hiểu rồi tôi sẽ nhớ gì ?
Bài thơ trên tôi thuộc từ hồi còn bé, nhưng tôi không có dịp hỏi tên tác giả trước khi anh tôi vội thành người thiên cổ. Bạn nào vui lòng chỉ giáo tôi sẽ xin đội ơn vô cùng.
Ở Huế, cạnh chùa Thiên Mụ có mấy gốc phượng. Ngay từ cuối những năm 1930, những gốc phượng đâu đây đã làm chứng nhân cho những buổi “gặp nhau” rất vô tư, nhưng đẹp và lãng mạn. Thi sĩ Nam Trân, trong “Cô gái Kim Luông” (Đẹp và Thơ, 1939), đã ghi lại mẩu chuyện đó như sau :
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.
6. Đoạn văn trích ở đầu bài đã được nhà thơ Xuân Diệu viết để tả vùng nào ? Huế.
Tại sao ?
Bởi trên khắp lãnh thổ Việt Nam, hay nói cho sát nghĩa thì từ Nam chí Bắc, ch
 
C

conan99

Gợi ý này, nếu hay thì cảm ơn nhé:

Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.
Kể từ khi sách ra đời đã hơn 60 năm, hôm nay người viết có cảm tưởng gì khi đọc lại mấy dòng trên ?
*
1. Nói tới “hoa phượng” tưởng cần biết sơ về hoa phượng ta. Phượng ta, cây không lớn, có ở Việt Nam hình như từ lâu, ít ra so với “hoa phượng” tức “hoa phượng tây”.
Từ điển tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) ghi rằng cây phượng ta, dùng như chữ “kim phượng”, là loại “cây nhỡ cùng họ với vang, muồng, hoa màu đỏ hay vàng, có nhị mọc thò ra ngoài như đuôi phượng, thường trồng làm cảnh”.
“Phượng vĩ” trước đây dùng để chỉ cây phượng ta, nhưng vì từ mấy chục năm nay cố đô Huế đã biến thành ‘thủ đô của phượng’ (danh từ tác giả đặt), “phượng vĩ” đã trở thành “hoa phượng”. Dĩ nhiên một khi đã có “hoa phượng” rồi thì chẳng ai truy nguyên gốc gác của nó là “hoa phượng tây” làm gì !
2. Phượng, cũng theo từ điển trên, là “loài cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm, màu đỏ, nở vào đầu hè, thường trồng lấy bóng mát. Mùa hoa phượng (mùa hè)”. Tiếng Anh gọi phượng là Royal Poinciana, hay Flamboyant có gốc của tiếng Pháp cổ. Tên khoa học là Delonix Regia. Thân cây cao chừng trên 10 m và chỉ mất vài năm để ra hoa. Phượng có xuất xứ từ Madagascar, trước đây thuộc Pháp. Ngay trong từ điển người ta cũng không để, hay là không ý thức, đến gốc gác cây phượng nguyên ở đâu – huống hồ là người thường !
Từ Madagascar đến Việt Nam có bao xa, dẫu thuở ấy là thời Pháp thuộc ...
*
3. Khi viết ngang mấy dòng trên, tôi chợt nghĩ thi sĩ Xuân Diệu có lẽ cũng vô tình cảm thấy cây phượng có một lịch sử dài như vô tận. Với nhà thơ, cây phượng tuồng như không có điểm khởi đầu. Nhưng Xuân Diệu và chúng ta nào đâu có dè rằng cây phượng ở Việt Nam chỉ có 40, 50 năm lịch sử là nhiều nhất ! Đó là tính từ ngày cuốn Trường ca ra đời.
Phượng làm quen với đất thuộc địa mới ở Đông Nam Á của người Pháp vào cuối thế kỷ 19 -- đầu thế kỷ 20 qua mảnh đất Việt Nam. Tôi lật những sách như từ điển Huỳnh Tịnh Của ra năm 1896 hoặc Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 để kiếm một đôi điều nói về cây phượng vốn là “cây phượng tây” này, nhưng các cuốn đó tuyệt nhiên không đề cập gì cả.
Ví dụ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chỉ có từ “phụng” với nghĩa là “Chúa các loài cầm, lông năm sắc, ở trong số tứ linh”. Từ “Hoa phụng” có trong từ điển là cây có lá “dùng làm thuốc tẩy trường”, nhưng thuộc “thứ cây nhỏ” – như vậy chắc chắn là khác với cây phượng mà ta đang kiếm rồi. Chúng ta có thể phỏng đoán cuối thế kỷ 19, cây phượng chưa có tại Việt Nam, hay nếu có chăng nữa thì cũng rất ít. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Việt Nam là nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa Pháp trước tiên thì Pháp phải mất thì giờ để tìm hiểu con người cũng như cây cỏ !
Cuốn Việt Nam từ điển (Khai Trí Tiến Đức) thì sao ? Theo sách này, “phụng” có khi đọc là “phượng”, nhưng nghĩa thì chẳng khác gì Đại Nam quốc âm tự vị.
Tóm lại, cho đến đầu năm 1930 những cuốn từ điển ở Việt Nam vẫn chưa có từ “phượng” theo nghĩa “cây phượng” mà chúng ta đang tìm.
4. Nhưng từ nửa sau thập niên 1930 hoa phượng “đột nhiên” xuất hiện rầm rộ trong thơ văn. Vì sao vậy ? Phải chăng có đợt trồng phượng rộng rãi ở Việt Nam trước năm 1935 ? Hay có nhân vật nào của chính quyền thuộc địa thấy cây phượng thích hợp với khí hậu Việt Nam và đã trồng thử trong khoảng thời gian đó ? Vân vân và vân vân.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi như trên vẫn còn thiếu sót, nếu không nói thêm rằng đó cũng là khoảng thời gian mà vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, sự vùng dậy của tiếng Việt, cùng với các vận động quần chúng đã ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự bành trướng trên nhiều mặt trong xã hội, kể cả sự lan rộng của bóng hình cây phượng trong tuổi trẻ Việt Nam.
“Học trò” từ đây làm quen với những gốc phượng trong sân trường. Một khi đã quen rồi thì sự gắn bó với hoa phượng cũng đi nhanh gấp bội : từ cây “phượng tây” hoặc cây “phượng lai” phút chốc đến “hoa phượng” rồi đến hoa-học-trò đâu có bao xa ! Trái “phượng tây” to mấy lần trái bồ kết cũng trở thành trái phượng hiền lành như muôn ngàn cây trái khác, khi viên đá hay mảnh gạch của mấy anh học trò tìm cách khẻ mãi mới ra hột phượng xanh rờn !
 
Last edited by a moderator:
K

kute98

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,...Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài "Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng..."

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,... Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,...”
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước_tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
 
H

hoahoc.vip96

biểu cảm hoa sen
Đất nước tôi thân thương với những làng quê trù phú. Về những vùng quê Bắc Bộ, ai có thể quên đc người nông dân chất phác, làng xóm thân tình?Một cách tự nhiên, lòng yêu quê hương đất nước đã đc khẽ gài trong mỗi người: bờ tre xanh mát, gốc đa đầu làng, đồng lúa chín thơm dập dờn như hòa nhịp theo cánh cò lả,... Làng quê VN còn đặc trưng với 1 loài cây, loài hoa: đó là hoa sen - loài hoa mộc mạc, thuần khiết.

Một sự thật mà tôi dường như đã nhận thấy từ khi mới biết đến khái niệm quê - hương: tôi yêu hoa sen. Hoa sen có vẻ đẹp giản dị, càng ngắm càng thấy dân dã: tấm áo đào phớt ôm áp nhị hoa vàng tươi, tỏa hương ngan ngát. Hoa tươi thắm rực rỡ trên nền lá xanh mướt như những chiếc mũ tai bèo phơi phới trong từng làn gió đãm những giọt nắng vàng hoe.

Từ Bắc vào Nam, sen có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa. Phải chăng tôi yêu hoa sen chính vì sự thân thuộc của nó: những xe hoa trên các tuyến phố, hồ sen ở chùa Một Cột, hoa sen trên các mái đình, mái chùa cong vút, cổ kính. Ngoài ra, hãng hàng không Việt Nam đã chính thức chọn biểu tượng bông sen vàng sáu cánh để kết nối Việt Nam với các nước khắp 5 châu 4 bể.

Thỉnh thoảng, về quê, tôi thường trốn ra hồ sen trước đình làng. Tôi muốn hít thật đẫy cái hương thơm ngây ngất ấy, hồ như cố lưu giữ để đem một ít về nhà. Đôi câu ca dao ngọt ngào vang lên trong tôi:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."

Có thể nói, hoa sen là 1minh chứng, 1 tấm gương cho những ai biết tu dưỡng, thì dù ở nơi ao tù bùn đọng, cũng sẽ trở nên 1 giá trị, 1 sức mạnh vô song. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ...

Dù cho người xưa có hàm ý thế nào, tôi vẫn yêu hoa sen vì sen là thứ hoa đồng nội, nó gắn với vẻ bình di của quê hương tôi. Lá sen sinh ra để bao bọc cốm xanh, một thứ quà đặc biệt mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Lá sen mát dịu, che chở tôn thêm hương thơm thanh khiết cho từng "lá cốm". Không những thế, nhờ bàn tay khéo léo và kinh nghiệm nhiều đời, con người đã chế ra món nước chè sen thơm ngan ngát.Qua 1 đêm, lá chè đc những đóa sen ấp ủ, thấm đẫm sương mai, đậm đà những chất tinh túy của đât trời. Không chỉ vậy, hoa sen còn gắn bó và hiện diện trong đời sống hàng ngày của người dân Việt: Tâm sen dùng để ướp thuốc, ngó sen dùng để làm món ăn, lá sen cũng dùng để gói bánh, gói cốm và nó mang lại mùi thơm đặc biệt.

Từng xe hoa vẫn lăn bánh đều đều trên phố, cốc chè sen vẫn thơm dìu dịu như mời gọi, cho tôi một cảm xúc, 1 tình yêu nhẹ nhàng: hoa sen duyên dáng mà mộc mạc, hoa sen quê hương
 
H

hoahoctro.vip

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải dợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mớitrong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lỗng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi
 
T

tuan9xpro1297

Ngay từ nhỏ, tôi đã từng được nghe nói nhiều về tre về trúc, mà sao tôi trưa thấy chúng ngoài đời thường bao giờ, chúng xuất hiện trên những bức tranh, quyển sách mà tôi mua. ‘’Có lẽ mình chỉ biết lợi ích và hình của chúng qua sách thôi’’- tôi đã từng nghĩ như thế khi đọc xong quyển sách về loài cây được coi là biểu tượng của dân tộc VN này. Qua những câu hỏi đó, tôi càng muốn hiểu hơn về chúng, càng yêu quý chúng hơn qua từng lợi ích, vẻ đẹp của loài cây này.
Nhưng những câu hỏi như thế chấm dứt khi tôi được về quê và bất ngờ thây. Đúng là ‘’trăm nghe không bằng mắt thấy’’ vẻ đẹp của loài tre mọc thành từng bụi này lại mọc xung quanh nhà ngoại tôi. Tôi biết ngay lúc đó là mình sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về loài cây này hơn. Cái cảm giác háo hức, nôn nao cứ thúc tôi nhanh chóng đi tìm hiểu về chúng ngay khi vừa đặt chân xuống mảnh đất này.
Ngay trước mặt tôi là một bụi tre to lớn chừng sáu, bảy cây tre tụm vào nhau như thể hiện sự đoàn kết vĩnh cữu của dân tộc Việt Nam. Bên dưới là những bụi tre là những măng non đang mọc lên làm tôi nhớ đến hình ảnh cuộc thi ‘’Búp măng non’’ mà mình thường được nghe đến, mãi bây giờ mới hiểu đó chính là hình ảnh của một búp non tuy nhỏ nhưng sau này sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước xinh đẹp này. Tre mọc khắp đồng quê, tuy không đẹp nhưng chúng gắn bó với người dân ở đây hơn cả những loài cây như: hoa giấy, hoa hồng,.. suốt đời chỉ biết làm đẹp để khoe mình cho đến chết. Tre tuy khẳng khiu một màu xanh và ngày càng vàng đi khi nhìn thấy các búp măng lớn lên, nhưng chúng không phải là vô ích, chúng có thể là vật liệu để làm nên những chiếc giường, những chiếc tủ và vô vàn thứ khác mà ta từng thấy. Đối với người nông dân, còn gì tốt hơn sau nhiều giờ làm việc dưới các nóng gây gắt của ánh Mặt Trời thì được ngả lưng dưới bóng tre tươi mát Lúc này, tôi lại khám phá ra chính những chiếc diều mà tôi thường hay chơi lại có khung được làm từ tre. Sự ngạc nhiên ngày càng dâng cao khi chính tay tôi có thể dùng tre làm nhiều thứ mà mình không còn cơ hội làm khi quay lại thành phố. Nhưng có lẽ thứ mà bọn trẻ làng quê sợ nhất cũng chính là tre, ở đây đứa nào cũng sợ chiếc roi tre mắc đầu giường của bố mẹ mình mà chúng thường bị đánh khi mắc lỗi.
‘’Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…’’
Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế, hình ảnh của tre quá quen thuộc với các bạn nhỏ qua hình ảnh nhân vật Thánh Gióng khi gẫy chiếc gậy sắt đã lấy bụi tre bên đường đập tan bọn giặc. Hình ảnh cây tre trăm đốt trong truyện cùng tên và hình ảnh đó ngày càng mở rộng ra khắp các lĩnh vực từ văn học đến những bộ phim như : ‘’ Cây tre Việt Nam’’.
‘’…Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi..’’
Qua 2 câu thơ đó, tôi càng khâm phục tre hơn, rõ ràng tre đã gắn bó với dân tộc ta suốt nhiều năm dài bị các nước khác xâm chiếm. Tre dựng lũy, dựng thành chống quân giặc, tre làm vũ khí cho nhân dân, tre làm những bãi chông ngăn bọn lính dù,… Tre luôn tiên phong trên con đường mở ra đến sự tự do và hạnh phúc của dân tộc ta.
‘’…Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều…’’
Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất.Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng:
’’Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù’’.
Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng của tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
> đây là bài văn của mình, mọi người tham khảo nhé, ai thấy hay thì thanks, thấy chưa được thì comment nhé.
 
T

tuan9xpro1297

biểu cảm hoa sen
Đất nước tôi thân thương với những làng quê trù phú. Về những vùng quê Bắc Bộ, ai có thể quên đc người nông dân chất phác, làng xóm thân tình?Một cách tự nhiên, lòng yêu quê hương đất nước đã đc khẽ gài trong mỗi người: bờ tre xanh mát, gốc đa đầu làng, đồng lúa chín thơm dập dờn như hòa nhịp theo cánh cò lả,... Làng quê VN còn đặc trưng với 1 loài cây, loài hoa: đó là hoa sen - loài hoa mộc mạc, thuần khiết.

Một sự thật mà tôi dường như đã nhận thấy từ khi mới biết đến khái niệm quê - hương: tôi yêu hoa sen. Hoa sen có vẻ đẹp giản dị, càng ngắm càng thấy dân dã: tấm áo đào phớt ôm áp nhị hoa vàng tươi, tỏa hương ngan ngát. Hoa tươi thắm rực rỡ trên nền lá xanh mướt như những chiếc mũ tai bèo phơi phới trong từng làn gió đãm những giọt nắng vàng hoe.

Từ Bắc vào Nam, sen có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa. Phải chăng tôi yêu hoa sen chính vì sự thân thuộc của nó: những xe hoa trên các tuyến phố, hồ sen ở chùa Một Cột, hoa sen trên các mái đình, mái chùa cong vút, cổ kính. Ngoài ra, hãng hàng không Việt Nam đã chính thức chọn biểu tượng bông sen vàng sáu cánh để kết nối Việt Nam với các nước khắp 5 châu 4 bể.

Thỉnh thoảng, về quê, tôi thường trốn ra hồ sen trước đình làng. Tôi muốn hít thật đẫy cái hương thơm ngây ngất ấy, hồ như cố lưu giữ để đem một ít về nhà. Đôi câu ca dao ngọt ngào vang lên trong tôi:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."

Có thể nói, hoa sen là 1minh chứng, 1 tấm gương cho những ai biết tu dưỡng, thì dù ở nơi ao tù bùn đọng, cũng sẽ trở nên 1 giá trị, 1 sức mạnh vô song. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ...

Dù cho người xưa có hàm ý thế nào, tôi vẫn yêu hoa sen vì sen là thứ hoa đồng nội, nó gắn với vẻ bình di của quê hương tôi. Lá sen sinh ra để bao bọc cốm xanh, một thứ quà đặc biệt mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Lá sen mát dịu, che chở tôn thêm hương thơm thanh khiết cho từng "lá cốm". Không những thế, nhờ bàn tay khéo léo và kinh nghiệm nhiều đời, con người đã chế ra món nước chè sen thơm ngan ngát.Qua 1 đêm, lá chè đc những đóa sen ấp ủ, thấm đẫm sương mai, đậm đà những chất tinh túy của đât trời. Không chỉ vậy, hoa sen còn gắn bó và hiện diện trong đời sống hàng ngày của người dân Việt: Tâm sen dùng để ướp thuốc, ngó sen dùng để làm món ăn, lá sen cũng dùng để gói bánh, gói cốm và nó mang lại mùi thơm đặc biệt.

Từng xe hoa vẫn lăn bánh đều đều trên phố, cốc chè sen vẫn thơm dìu dịu như mời gọi, cho tôi một cảm xúc, 1 tình yêu nhẹ nhàng: hoa sen duyên dáng mà mộc mạc, hoa sen quê hương
 
T

tuan9xpro1297

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,...Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài "Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng..."

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,... Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,...”
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước_tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
 
T

tuan9xpro1297

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải dợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mớitrong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lỗng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi
 
C

chaien2000

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.:).Nhớ thanks mình nha.!!!!!!!!:)>-:cool::):D;):rolleyes::p
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom