[Văn7] Văn biểu cảm : loài cây em yêu

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hoangviet009

Văn học là môn học yêu thích đối với tôi từ lúc tôi còn học cấp 1. Tuy nhiên từ độ ấy đến lúc tôi học lớp 8 tôi yêu nó chỉ vì tôi viết văn đỡ hơn nhiều bạn trong lớp. Nhưng lên lớp 9 cô giáo dạy văn đã bước vào cuộc đời tôi và làm thay đổi hoàn toàn thái độ của tôi đối với môn văn. Cô đã dành tất cả nhiệt huyết và tình cảm của mình làm cho tôi yêu thích môn văn bằng cả trái tim.

Ngày đầu tiên là học sinh lớp 9 tôi vừa mừng vừa sợ. Mừng vì được cô hiệu phó dạy văn , sợ vì tôi đã được nghe nói cô dạy khắt khe lắm. Mở đầu buổi học là tiết của cô. Cả lớp tôi chỉ có mấy người soạn bài mới, còn lại là không. Chứng kiến thái độ của cô lúc đó, tôi thực sự run sợ và cho rằng cô quá quan trong việc soạn bài chăng?. Tôi nghĩ thầm: “Đúng là cô khó tính “. May mà mình soạn bài rồi nếu không thì cũng bị “ chịu án” mấy đứa kia”. Tôi thở phào nhẹ nhõm nhưng một câu hỏi hiện lên trong đầu khiến tôi lo sợ nhiều hơn trước: “Liệu trong quá trình học sau này mình có thể làm tốt mà không để cô trách mắng không?”. Từ lúc đó tôi sợ cô nên tôi luôn chuẩn bị bài trước khi đến lớp, học thuộc lòng các bài thơ để không bị cô phạt.

Năm lớp 8 tôi học không được như bây giờ. Lúc đó tôi học còn sơ sài, lơ đãng, có những bài soạn còn chép của bạn, có những bài thơ chưa chắc tôi đã thuộc hết…Nhưng hiện tại chính vì sợ cô nên cách học của tôi và nhiều bạn trong lớp có phần thay đổi. Tôi cố gắng học thuộc hết những gì cần thiết trước khi đến lớp. Trong những giờ học tôi cố lắng nghe và nuốt lấy những lời cô giảng vào đầu. Vì lẽ đó mà tôi học tiến bộ hơn hẳn.

Tôi đã học rất khá môn văn, có lúc tôi nghĩ tôi đứng đầu cả lớp và cho rằng tôi là học sinh “cưng” của cô.Vì thế trong các giờ học tôi luôn tỏ ra kiêu căng với bạn bè. “Cứ thế này thì chắc chắn mình sẽ lọt vào lớp chuyên văn của trường THPT Minh Khai”- tôi thầm nghĩ vậy.

Nhưng thật bất ngờ với kết quả thi KSCL giữa học kì I của tôi. Nó làm tôi ngớ người ra: Sau khi làm khảo sát giữa kì tôi nghe bàn tán rằng: môn văn tôi được 7.5 điểm. Có đứa còn nói: “tao xem tận mắt rồi, cao nhất lớp rồi đấy”.Tôi càng có thái độ kiêu hơn trước. Nhưng khi được xem tận mắt bài khảo sát thì chỉ được 6.5 thôi. Tôi nhận thấy ở số điểm của tôi lúc đầu được 7.5 điểm thật nhưng lại bị một nét bút khác chữa vào thành 6.5 điểm. Tôi đưa bài cho đứa bạn ngồi cạnh xem và bạn tôi cũng khẳng định điều đó. Nó còn nói thêm: “Có lẽ là cô văn lớp mình chữa lại đó”. Tôi tin vào câu nói đó không dựa vào bằng chứng nào. Tôi tức giận và có những thành kiến với cô.

Mấy ngày sau, mẹ tôi đi họp phụ huynh về vẻ mặt khó chịu, giọng nói bực tức mẹ mắng tôi. Mẹ bảo mẹ không thể chấp nhận số điểm của tôi vì điểm trung bình mỗi môn tôi chưa được 5 điểm.. Mẹ khó chịu cũng đúng thôi vì trước giờ tôi học văn cũng không đến nỗi nào mà bây giờ điểm lại thế. Lúc đó tôi bắt đầu cãi lời mẹ, tôi lấy lí do là vì cô hạ điểm văn của tôi nên mới bị thiếu điểm. Bị mẹ mắng te tua nên tôi lại càng thêm giận cô hơn. Có thể nói lúc đó tôi ghét cô đến tột cùng bởi vì cô mà tôi thiếu điểm, vì cô mà tôi bị mẹ trách móc. Tôi cứ lặp đi lặp lại cái câu “vì cô hạ điểm nên mới thiếu” cho mẹ nghe để mẹ bớt mắng tôi nhưng không tôi đã sai. Mẹ càng nói lớn hơn “Đừng biện hộ lí do gì cả, học kém thì cứ nhận chứ đừng đổ lỗi cho người khác. Cô có hạ điểm đi nữa thì cũng chỉ vì muốn tốt cho con mà thôi. Cho con điểm như thế để con cố gắng phấn đấu, để con nỗ lực hơn nữa, vượt lên khó khăn để đi tìm một thứ gọi là hạnh phúc. Chẳng có giáo viên nào lại muốn học trò mình bị thiếu điểm cả. Hãy nghĩ về mặt tích cực chứ đừng nghĩ về mặt tiêu cực. Mặc dù bây giờ con thiếu điểm nhưng có như thế thì con mới tìm thấy giá trị đích thực của nó. Nhìn lại mình và cố gắng sửa sai đi con”. Đêm đó tôi thức đến khuya.Tôi nằm và suy nghĩ về lời mẹ nói, nghĩ về bản thân và cả cô nữa. Tôi nghĩ rất lâu và đã rút ra được bài học đắt giá cho bản thân qua lời mẹ. Tôi nhận thấy ở tôi còn có nhiều sai sót nên tôi phải sửa nó mỗi ngày nhất là cái thói kiêu căng của tôi. Cũng nhờ lời nói đó mà tôi mới thấy tình cảm của cô trao cho tôi lớn đến thế nào. Lớn đến độ tôi không thể thấy nó bằng mắt mình được mà phải cảm nhận nó qua từng lời nói, từng ánh mắt, từng nét chữ, từng ngày, từng giờ lên lớp của cô.

Tôi lật người lại tay va vào cái đồng hồ báo thức tiện tay tôi giơ lên “trời! đã 2 giờ rồi sao”. Gió ngoài kia lọt qua khe cửa rít vào từng cơn se lạnh tôi kéo tấm chăn mỏng lên sát người hơn và thiếp ngủ lúc nào không hay. Tôi đã gặp một giấc mơ đẹp. Trong mơ tôi thấy cô tôi đang gieo từng hạt giống kiến thức vào trong tôi mỗi ngày . Để năm tháng trôi qua tôi được thừa hưởng những điều tốt đẹp từ hạt giống ấy.

Mặt trời đã lên cao, tôi đến trường với một tâm trạng khó tả. Bước vào tiết học đầu tiên cũng là lời nói ấy,vẻ mặt ấy, bóng dáng ấy nhưng tôi lại thấy ngượng ngùng và có lỗi với cô biết chừng nào.Thú thật lúc ấy tôi không dám nhìn cô nữa. Nhưng với những bài giảng sâu sắc, nét chữ mềm mại và tình cảm ấm nồng đã sớm xua đi những vướng mắc của tôi trong mấy ngày qua.

Một ngày mới lại bắt đầu, tầm hồn tôi cũng được đổi mới từ đây.Thực sự bây giờ tôi mới cảm nhận được tình cảm cô dành cho tôi lớn thế nào. Tưởng tượng những đêm cô ngồi thức soạn bài; cố gắng sáng tạo trong bài dạy để chúng tôi không thấy nhàm chán, không thấy tẻ nhạt; nhờ ánh mắt hiền dịu ấy đã cảm hoá được nhiều bạn trong lớp tôi, làm các bạn chăm chỉ hơn trước và tất nhiên là trong đó có tôi nữa.

Từ ngày bước vào lớp 9 đến bây giờ đã hơn 2 tháng rồi nhưng cái nỗi lo lắng từ đầu năm vẫn còn lưu lại trong chúng tôi. Cứ mỗi lần chúng tôi làm sai điều gì đó để cô thực sự thất vọng thì eo ôi lúc đó tất cả chúng tôi ai nín thở, ai cũng căng thẳng hết sức. Sợ một phần là sợ bị phạt nhưng quan trọng hơn là nếu như cô quá buồn vì lớp cô không dạy nữa thì ai sẽ là người lấp đầy những lỗ hổng kiến thức trong chúng tôi đây. Biết thế nên chúng tôi ai cũng tỏ ra có lỗi nên được cô tha thứ. Điều đó đã cho tôi thấy tiềm ẩn trong những hình phạt nghiêm khắc, những thái độ khe khắt là cả môt tình thương bao la và niềm hi vọng lớn lao của cô đặt vào tất cả các thành viên lớp tôi. Thế nhưng cái bồng bột của tuổi học trò vẫn cứ tồn tại nên cứ làm những nếp nhăn trên gương mặt cô ngày một nhiều hơn. Cô muốn chúng tôi hiểu được cái tác hại của việc không học là thế nào nên cô giảng nhiều và cô còn lấy cả ví dụ cho chúng tôi hiểu sâu hơn nữa. Ấy thế mà trong lớp tôi không phải ai cũng hiểu được, nhiều bạn vẫn không tiến bộ để cô phải buồn lòng . Tôi nghĩ, nếu như tôi là cô có lẽ tôi sẽ ghét những bạn đó lắm. Nhưng cô vẫn vỗ về như người mẹ, vẫn kiên trì giảng giải cho chúng tôi hiểu được viêc “dùi mài kinh sử” bây giờ nó quan trọng đến thế nào.

Cô bình thơ hay lắm. Tôi thích nghe cô đọc thơ rồi bình thơ, nhất là Truyện Kiều – Nguyễn Du những lời nói ấm áp, nhẹ nhàng như đi sâu vào lòng tôi rằng: “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” . Và tôi cũng thích nghe cô nhận xét về những bài tập làm văn của lớp tôi nữa. Cô phê bình nhưng không làm chúng tôi buồn hay giận cô gì cả mà trái lại lời phê bình đó lại cho chúng tôi những tràng cười sảng khoái. Để mỗi giờ ra chơi tôi được nghe bao nhiêu lời tán tụng của các bạn và cả chính tôi về cô: sao cô có thể bình thơ hay đến thế? Sao cô ví von những bài viết của chúng tôi tài tình đến thế?

Tôi thích những lúc cô cười, nụ cười đẹp và sáng như ánh trăng rằm. Những lúc cô cười tôi ngắm cô thật lâu, khoảnh khắc ấy giúp tôi cảm nhận được sự gần gũi, sự ân cần, một khoảng cách không hề xa giữa cô với tôi. Cô ghi nhận những cố gắng dù là nhỏ nhất của chúng tôi. Đó chính là sự động viên giúp chúng tôi vươn lên trong học tập. Có thể nói cô đối với chúng tôi như người mẹ.

Tuy chỉ mới một thời gian ngắn được học cô nhưng tôi nhận thấy ở cô: cô là người rất giàu tình cảm và rất hết lòng vì chúng tôi. Cô chau mày khi chúng tôi làm bài dở và mỗi khi chúng tôi cố gắng cô nở nụ cười thật tươi. Đẹp biết bao những lúc cô cười.

Thật khó những lúc thế này để diễn tả lòng mình. Tôi muốn viết và viết nhiều hơn nữa nhưng khả năng viết lách của tôi chưa được tốt lắm nên không biết viết thế nào để lột tả hết cảm xúc trong tôi. Tôi đã buồn, giận khi cô hạ điểm của tôi nhưng giờ đây tôi thực sự cảm ơn cô vì đã giúp tôi nhận ra khả năng của mình. Nhất là đã giúp tôi hiểu về cô nhiều hơn. Năm nay là năm cuối cấp tôi sẽ cố gắng học tập để thay lời xin lỗi và cảm ơn của tôi gửi tới cô và cũng vì tương lai của tôi, vì bố mẹ tôi, vì những người đã quan tâm tới tôi và các bạn lớp 9A thân yêu của tôi.
 
H

hoangviet009

Tôn sư trọng đạo" là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của nhân dân ta. Dạy một chữ cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư).

Tôi được mẹ cha cho ăn học từ bé đến khi là "Anh bộ đội Cụ Hồ". Hơn 10 năm đèn sách, tôi được học nhiều trường, nhiều thầy. Cho đến nay, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh hai thầy đầu tiên trong đời: Thầy Nguyễn Văn Viện ở Mè và thầy Vũ Mâu ở Chương.

Năm 10 tuổi, tôi tốt nghiệp Sơ học - Yếu lược (tương đương tiểu học ngày nay) do thầy Viện dạy dỗ. Thầy Viện "lái" tôi đến trường huyện. Tôi chắp tay tạ thầy, tôi đi đến bờ bến mới. Các em tôi lại ngồi vào cái ghế trước chúng tôi đã ngồi ở trường thầy Viện.

Học trò trường thầy Vũ Mâu đông tới vài trăm. Trường có sân đá bóng và tập thể dục thể thao.

Hết cấp học, thầy Vũ Mâu "lái" tôi đến trường tỉnh Hải Dương. Tôi chắp tay tạ thầy, tôi đi...!

Trong đám học trò nghịch ngợm của hai thầy dần trưởng thành theo năm tháng, có anh chị hiện là Giáo sư, là Tiến sĩ khoa học, nhà báo... Có anh chị là cán bộ cao cấp trong Quân đội nhân dân hoặc cơ quan Nhà nước.

Năm nay, chúng tôi đã trên 70 tuổi. Mỗi khi có dịp gặp nhau, chúng tôi lại nhớ đến mái Trường Mè, Trường Chương, nhớ hai thầy Viện, thầy Mâu với tấm lòng biết ơn. Hai thầy đã gieo vào tâm hồn non trẻ chúng tôi tình yêu đất nước; "Dân Vi Quý, Xã Tắc Thứ Chi, Quan Vi Khinh", dạy chúng tôi viết hoa hai chữ Con Người.

Các thầy là kỹ sư tâm hồn!

Các thầy đã "lái" chúng tôi vào dòng sông kiến thức bao la bởi "con đò" của thầy. Nhưng "con đò" của các thầy quyết không phải là con đò của các ông lái, cô lái ở một bến sông ngang có tên và không tên.

Ở đó, thay vì một cây cầu là những con đò bằng gỗ, bằng tre. Con đò ấy là công cụ sinh nhai của người lái đò. Nghề của họ là nghề lao động đơn giản. Không có họ ta không thể sang sông. Họ chở đò để kiếm tiền nuôi thân. Chẳng may gặp ngày mưa dập gió vùi, bến sông vắng khách, họ không có tiền, họ buồn:

Bến Mi Lăng nằm không - thuyền đợi khách
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu

(thơ Yến Lan)

Người lái đò chẳng bao giờ nhớ khách đi đò. Cũng vậy, khách chẳng bao giờ nhớ đến lái đò. Ngoại trừ, khách là một chàng si tình:

Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách qua sông

(thơ Nguyễn Bính)

Mi Lăng là bến nào? Cô em bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông đi lấy chồng để khách tình họ Nguyễn ngẩn ngơ là ai?

Là... thơ đấy thôi!

Là thơ nên thi nhân đã hóa thân thành người lái đò bất đắc dĩ để chở thơ đi.

Riêng ông lão say Trăng đầu gối sách
Để thuyền hồn bơi khỏi bến Mi Lăng
Tiếng gọi đò... gọi đò như oán trách
Gọi đò thôi run rẩy cả ngàn Trăng

(Bến Mi Lăng - Yến Lan)

Con sông bến nước luôn luôn là đề tài gợi cảm cho Người Thơ. Cụ Tú Xương xót xa:

Sông xưa giờ đã nên đồng

Nên đêm đêm cụ:

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

Ấy là cụ nhớ tiếc bến nước Vị Hoàng, quê cụ, đã bị bồi đắp!

Bây giờ ở nước ta không còn nhiều bến nước ngang sông nữa. Đò Thưa quê tôi nay là một cây cầu hai làn xe ôtô qua lại. Cầu Quan (TP Nam Định) đã thay Đò Quan. Bến Mỹ Thuận có một cây cầu đồ sộ nhất Đông Nam Á. Không rõ các cô lái đò, ông lái đò bến Thưa, Đò Quan, Bắc Mỹ Thuận giờ này ở đâu? Có ai cần con đò, cần họ nữa không?

Con đò và người lái đò có thể thay bằng cây cầu vĩnh cửu. Nhưng thầy giáo và cô giáo thì người lái đò không thể thay thế được.

Tự bao giờ dân ta ví thầy, cô giáo là người lái đò mà lại không ví ông lái đò bến Mi Lăng hoặc cô em của Nguyễn Bính là thầy, cô giáo:

- Thầy, cô giáo đò ơi! Cho tôi sang sông với, tôi trả đủ tiền...!

Ông nội tôi (thầy đồ Phạm Công Tự Hữu - Trung) - nghe có người gọi mình như vậy chắc ông nội giận lắm.

Thầy Đồ Chiểu (Nguyễn Đình Chiểu) ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tự ví:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

Thầy Đồ Chiểu "chở" thuyền đạo. Thầy tế "Nghĩa sĩ Cần Giuộc", thầy căm giận bọn tay sai ôm chân giặc Tây Dương (chỉ giặc Pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất).

Thầy không phải là người lái đò kiếm tiền. Thầy "chở" học trò của thầy. "Chở" học trò và "chở" khách đồng âm mà khác nghĩa
 
H

hoangviet009

Thầy cô giáo được ví như những người lái đò sở dĩ họ đã đưa bao nhiêu không biết bao nhiêu hành khách qua sông tới bờ bến của cuộc đởi để từ đó mỗi học sinh của họ phải tự đấu tranh tự chứng tỏ bản thân mình trước cuộc sống! Nhưng TVNQ không nghĩ học trò nào lại nghĩ thầy trò và tiền bạc phân minh và sòng phẳng cả bởi vì đối với mỗi học sinh chúng ta luôn có trong mình lòng biết ơn đối với thầy cô giáo,lòng kính yêu đối với họ chứ không phải nghĩ tới họ như một công việc gì đó mà họ buộc phải làm cho mình ,không phải sự dạy dỗ của họ được tính đến bởi những đồng tiền!Cuộc sống còn nhiều điều mà ta cần phải học và thầy cô là những người đã dạy ta,dìu dắt ta 1/3 cuộc đời
 
H

hoangviet009

Trò chuyện, gần gũi với học sinh, lại còn "xì tin" không kém cả teen mình... đó là những thầy cô giáo "hiện đại" mà các bạn học sinh luôn rất yêu quý.
Làm sao để từ "thầy cô" không trở nên xa lạ?

Chắc hẳn chúng mình đều nhớ lúc bé, mới đi học lớp 1, thầy cô giáo luôn là những người mà chúng mình... sợ nhất. Mặc dù rất kính trọng và nể phục các thầy cô, nhưng dường như trong suy nghĩ của nhiều thế hệ trẻ hồi trước, khoảng cách giữa thầy cô và học sinh luôn tồn tại. Học sinh luôn có tâm lý "sợ" và "ngại" thầy cô, và chính cái suy nghĩ đấy đã khiến cho những buổi học trở nên "lạnh tanh", kiến thức bị "nuốt" vào một cách khó khăn, làm chúng mình chán nản mỗi khi nghĩ tới việc đến trường hay vào học những tiết cứng nhắc như Toán, Vật lý... Rồi có lẽ bạn cũng đã từng tự hỏi tại sao các bạn ở trường Quốc tế lại luôn hào hứng mỗi khi đến trường. Các bạn ấy có những tiết học thú vị trên lớp, có lúc thầy cô còn kể chuyện, nghe truyện cổ Grim, hát hò rồi giải câu đố trong giờ học... thật là sung sướng đúng không?

Thế nhưng bây giờ, quan niệm "thầy cô giáo là những người lớn xa lạ" không còn nữa đâu nhé. Các thầy cô ngày nay của teen mình đang trở nên "hiện đại" hơn rất nhiều đấy. Có lẽ, các thầy cô cũng hiểu, chuyện học hành với teen cũng khá là căng thẳng và áp lực, nếu thêm cả việc "sợ" thầy cô nữa thì lấy đâu hứng thú và nguồn cảm hứng cho học sinh tiếp thu kiến thức. Vì thế, rất nhiều thầy cô giáo đã trở nên "teen hóa", gần gũi với học sinh hơn, nắm rõ tâm lý của lứa tuổi teen để chia sẻ với các bạn nhiều hơn... Và chúng mình gọi những thầy cô ấy là những "thầy cô hiện đại".

"Thầy cô hiện đại" có gì?

Hẳn là phải có niềm say mê với nghề giáo, nhưng thầy cô còn phải có tình yêu thương với học trò. Thầy cô ấy luôn hết lòng giúp đỡ các bạn, quan tâm, chu đáo, và quan trọng nhất là luôn hiểu "học sinh ngày nay" đang nghĩ gì và cần gì. Một ví dụ tiêu biểu là cô Bích, cô giáo chủ nhiệm lớp 12D9 trường THTP PCT (TP.HCM). Là một cô giáo, cô "đầu tư" rất cẩn thận cho từng bài giảng, chăm chút cho giáo án, làm sao cho học sinh của mình có thể hiểu bài và nhớ lâu nhất. Nhưng điều teen quý nhất ở cô không chỉ dựng lại ở đó. Mạnh Thúy, một học sinh trong lớp kể: "Lần đầu tiên trong suốt 12 năm đi học, tớ mới hiểu được câu "Cô giáo như mẹ hiền". Mỗi tuần trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, thay vì các thầy cô khác sẽ lôi sổ đầu bài ra "xử" những bạn phạm lỗi thì cô Bích lớp tớ lại ngồi đấy lắng nghe từng lời phát biểu của các học sinh trong một tuần đã gặp những khó khăn gì, không ưng tiết học nào, vì sao... Sau đó cô sẽ giải đáp cho chúng tớ, bảo chúng tớ phải làm thế nào để thích nghi với từng giáo viên, vì không phải ai cũng chịu lắng nghe học sinh như cô Bích. Từ đó, chúng tớ đã thích nghi được với từng không khí của mỗi môn học và dễ dàng hiểu bài." - Mạnh Thúy, trường THPT PCT kể lại.



Những thầy cô giáo tâm lý, gần gũi luôn được học sinh quý mến. (Ảnh minh họa)

Những thầy cô "hiện đại" còn cực kỳ hiểu teen và luôn tìm cách "cập nhật" mình để "bắt kịp" độ "xì tin" của học trò đấy. Có những thầy cô giáo lập Facebook, "comment", "like" ảnh trong Facebook của học sinh mình này, chat chit với học sinh và cũng dùng những từ ngữ cực "9X" này... Nhiều thầy cô rất hiện đại, còn trao đổi bài vở với học sinh qua email, gửi bài cho lớp vào hòm thư để các bạn có thể download dễ dàng này... Rồi có thầy cô còn gợi ý cho các bạn cách tổ chức party của lớp nữa!

Rõ ràng, có những thầy cô bằng tuổi bố mẹ chúng mình, tức là cách chúng mình một khoảng cách thế hệ lớn. Thế nhưng, các thầy cô đã cố gắng hết sức để trở nên gần gũi với học sinh hơn, khiến các bạn cảm thấy thầy cô như một người bạn lớn, có thể chia sẻ được những tâm sự của mình. Bạn thử tưởng tượng xem, có những thầy cô tuổi đã cao, không thạo tiếng Anh, nhưng vẫn "đòi" con cái dạy cho cách sử dụng Yahoo, Facebook... để "kết nối" với học sinh của mình. Nếu là bạn, bạn có đủ kiên trì để thay đổi bản thân như vậy không? Rồi có những cô giáo còn đọc báo của tuổi teen để nắm bắt tình hình đời sống của chúng mình, hiểu được tâm tư tình cảm, những vấn đề mà teen mình đang quan tâm trong cuộc sống. Để trở thành một thầy cô giáo tốt đã khó, trở thành những thầy cô "xì tin", hiện đại còn khó hơn rất nhiều đấy bạn ạ. Nếu các thầy, các cô không có tình yêu thương học sinh vô bờ bến, sự quan tâm, mong muốn đến gần với học sinh hơn... hẳn là chúng mình sẽ không có những thầy cô "xì tin" như bây giờ đâu.


Thêm một "điểm cộng" nữa ở các "thầy cô hiện đại" đó chính là sự đồng cảm và thấu hiểu hoàn cảnh của từng học trò của mình như trong cuộc sống, gia đình hay chuyện tình cảm của lứa học trò,... Nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và khả năng tiếp thu của từng học sinh. "Đôi lúc phải để cho chúng thật thoải mái, cái gì đến thì cũng sẽ đến, đừng bắt chúng làm những điều không thích. Như thế chúng sẽ phản kháng và sẽ làm mọi chuyện thêm khó khăn. Quan trọng là các em phải biết bản thân mình đang làm gì, tự điều chỉnh bản thân để không làm cản trở việc học." - cô Thanh Ngà, giáo viên của một trường cấp 3 tại Q5 cho biết. Chính vì thế, có những thầy cô giáo ủng hộ tình yêu tuổi học trò nếu giữ được sự trong sáng và đảm bảo chuyện học hành, ủng hộ khi teen tổ chức các event, prom, hội hè... Ví dụ như thầy Nguyễn Thành Công (ảnh phía trên) - thầy vừa là giáo viên, vừa là cố vấn Đoàn trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ (Hà Nội) nên tất cả các phong trào Đoàn, hoạt động của teen Chuyên Ngữ, thầy đều theo sát, lắng nghe ý kiến của các bạn học sinh.

Rồi thậm chí, có những thầy cô còn đứng ra "bảo vệ" cho teen mình trước bố mẹ, thuyết phục các bậc phụ huynh cho học sinh được tham gia các hoạt động xã hội nữa cơ. Tất cả những đặc điểm đó rất hiếm có ở những giáo viên thời xưa bạn ạ. Thế mới biết, cuộc sống phát triển, teen càng hiện đại, thì các thầy cô cũng càng hiện đại hơn theo teen mình đấy!

Một người thầy, hay một người cô "hiện đại" không đơn giản là người chỉ biết mang đến cho học sinh những kiến thức từ "cuộc sống hiện đại" mang tới. Mà phải là người cùng học sinh, "chinh phục" cuộc sống hiện đại bằng cả trái tim. Nếu bạn có một người thầy hay người cô tâm lý, thân thiện và yêu quý học sinh giống như vậy, thì bạn là một teen rất may mắn đấy nhé! Hãy cùng gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới các thầy, các cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thôi nào!
 
H

hoangviet009

Có lẽ trong cuộc đời làm người, hầu hết mỗi chúng ta đều có một thời gắn bó với tuổi học trò. Tuổi của yêu thương, tuổi hoa tươi đẹp gắn với bao kỉ niệm vui buồn trong sáng. Có thể nói đây là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người, thời gian của những mộng mơ, của những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi và cả sự ngỗ nghịch đáng yêu luôn được các bậc sinh thành cảm thông và tha thứ.

“Cơm cha áo mẹ chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh”

Cha mẹ là những bậc sinh thành, còn thầy cô là những người giúp cho chúng ta thay đổi cuộc đời của mình. Những người thầy, người cô giáo được xem như những người cha, người mẹ thứ hai của chúng ta.

“Thầy cô” chỉ hai tiếng thôi nhưng sao lại tha thiết và thiêng liêng đến thế. Họ là những người dìu dắt chúng ta trên bước đường đời riêng của mình, người đã vun đắp cho chúng ta những ước mơ tốt đẹp về một tương lai tươi sáng. Người ta thường nói “ Trong trời đất chẳng có gì có thể sánh bằng công ơn sinh thành của cha mẹ”. Nhưng em có thể hiểu và khẳng định rằng “ Công ơn dạy dỗ của thầy cô chẳng kém gì công ơn sinh thành của cha mẹ cả”.

Thầy cô được ví như những người lái đò, khi năm học kết thúc thì cũng là lúc chuyến đò cũng cập bến. Trên chuyến đò ấy thầy cô đã đem hết tâm huyết của mình, và cả những mong ước của mình dành cho học sinh. Từng cử chỉ hành động của thầy cô tôi luôn nhớ mãi. Tôi không thể nào quên được tình thương mà thầy cô đã dành cho chúng tôi. Thầy cô lúc nào cũng tận tình, nhẹ nhàng khuyên bảo chúng tôi, dạy cho chúng tôi đạo lí để làm người. Thầy cô không quản ngại khó khăn dốc hết tâm huyết của mình truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức để sau này có thể tự tin bước vào đời.

Thầy cô dạy cho chúng tôi biết rằng cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Chính nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển và chèo lái con đò mà chúng tôi đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách để rồi cập bến vơi những kiến thức vô tận, đó chính là niềm vui, niềm vui không chỉ của riêng chúng tôi mà còn là niềm vui của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng ta thật thiêng liêng và cao quý.

Thầy cô đã uốn nắn chúng tôi từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi còn bi bô tập nói chúng tôi đã được cha mẹ cho đến trường mẫu giáo để làm quen với trường với lớp, cũng chính tại đó thầy cô dạy cho chúng tôi biết thế nào là lễ nghĩa, biết cách cư xử sao cho lễ phép, rồi từng ngày càng bước lên những bậc cao hơn của biển kiến thức vô tận.

Các bạn có biết không? Thầy cô đã phải thức thâu đêm để soạn giáo án đến lớp dạy cho chúng tôi. Dưới ánh đèn khuya bàn tay gầy guộc đang viết từng chữ nắn nót trên trang giấy trắng. Kiến thức của chúng tôi có được là nhờ công ơn của thầy cô. Thầy cô luôn dõi theo chúng tôi từng con điểm tốt, từng hành động , từng ý tưởng hay là một sai phạm nhỏ nhất. Thầy cô luôn nhắc nhở chúng tôi phải cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức. Chính thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng tôi đến đỉnh cao của tri thức, vun đắp cho những ước mơ của chúng tôi về một tương lai tươi sáng.

Tôi đã mười sáu tuổi, cái tuổi đủ để tôi nhận thức những gì xung quanh và tôi cũng đã tiếp xúc được rất nhiều cái mới lạ trong cuộc sống. Lần đầu tiên tôi bước vào trường tư thục, cũng là lần đầu tiên tôi phải rời xa mảnh đất quê hương yên ắn để đến thành phố Hồ Chí Minh một mảnh đất với nhiều điều mới lạ, đông đúc và phồn hoa. Thế là tôi phải xa gia đình, phải sồng một cuộc sống tự lập nên việc bỡ ngỡ trước những điều mới lạ, thiếu thốn tình cảm gia đình sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ đôi với tôi lả một khoảng trống rất lớn và chính thầy cô là những người đã cùng chia sẽ và lấp đầy khoảng trống ấy, những lúc tôi buồn và có tâm sự thì thầy cô luôn sẵn sàng giành thời gian để lắng nghe, tâm sự cùng tôi và thầy cô đã cho tôi những lời động viên giúp tôi vượt qua nổi buồn đó.

Năm nay là năm đầu tiên tôi bước vảo trường THCS-THPT Việt Thanh nhưng tôi cảm thấy thật tự hào vì không chỉ được học tập trong một môi trường tốt mà còn được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Chính thầy cô ở đây đã làm cho tôi mất đi cái cảm giác băn khoăn lo sợ khi bước vào môi trường học tập mới. Trải qua bốn tháng học tập tôi cảm nhận được tình thương, lòng nhân ái ẩn chứa trong trái tim của mỗi người thầy, người cô nơi đây. Thầy cô không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha, người mẹ của chúng tôi. Thầy cô nơi đây chăm lo cho chúng tôi từng miếng ăn giấc ngủ, cho đến việc học tập. Tôi nhận được sự chăm sóc, thương yêu của thẩy cô và tôi hạnh phúc về điều đó lắm. Trong giờ học thầy cô luôn tạo cho học sinh cảm giác thích thú lằng nghe giảng. Thầy cô luôn kiên nhẫn và nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong các tiết học. Thầy cô luôn mỉm cười với chúng tôi, nụ cười toát lên sự khoan dung và lòng vị tha. Thầy cô lại buổn khi chúng tôi không nghe lời hay bị điểm thấp. Phải chăng đó là thứ tình cảm thiêng liêng chỉ có giữa thầy và trò.

Thầy cô thân mến! Chỉ vài ngày nữa là đến ngày 20/11. Chúng em xin kính dâng lên quý thầy cô những lời thành kính và tri ân nhất. Chúng em xin hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt, gặt hái được thật nhiều hoa điểm mười đề dang lên quý thầy cô. Chúng em sẽ làm thầy cô tự hào và mỉm cười trước những thành tích mà chúng em đạt được bởi chúng em biết rằng tình cảm mà thầy cô giành cho chúng em là vô bờ bến. Thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên con đường học vấn. Chúng em sẽ mãi ghi nhớ công ơn này.
 
H

hoangviet009

KÍNH THẦY

Bài viết đạt giải II cuộc thi: Viết bài cảm nhận chủ đề “Nhớ ơn thầy Cô” chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/ 2009

Tuổi thơ của chúng ta tràn đầy màu sắc, đầy hồn nhiên, ngây thơ và cũng rất ngỗ nghịch. Thầy cô đã dạy bảo, yêu thương chăm sóc, dạy từng câu từng lời, từng nét bút dáng đi, chỉ mong cho chúng con được khôn lớn. Tích… tắc… tích… tắc thời gian lại cứ trôi và những suy nghĩ bất chợt, nông nổi của tuổi mới lớn đã làm cho thầy cô phải buồn lòng. Nhưng tấm lòng dịu ngọt của người cha, người mẹ thứ hai đã làm rung động những cảm giác vu vơ và cả trong trái tim của mỗi học sinh. Dạy dỗ qua bao năm, bao tháng, bao ngày, đến lúc trưởng thành thì chắc hẳn ai cũng phải động lòng trước mái tóc bạc trắng và những lời răn dạy của thầy cô về những bước đi trong xã hội muôn màu đầy chông gai. Đó tất cả những điều trên đây đều xuất phát từ tâm và từ lòng yêu thương học trò của các thầy cô những người đã hi sinh một đời cho sự nghiệp giáo dục.
“Sông sâu biển rộng mênh mông
Không sao bằng được tấm lòng thầy cô…”
Đây là những câu thơ nhằm bày tỏ sự biết ơn vô bờ, biết ơn công lao của thầy cô giáo. Thầy cô cứ như là những người lái đò đưa những học sinh đến những bến bờ tương lai rực rỡ và rồi lại lặng lẽ trên dòng nước xanh tiếp tục công việc của mình. Và để đáp lại lòng yêu nghề, yêu học sinh thì đất nước Việt Nam với một bề dày lịch sử mang âm hưởng” Tôn sư trọng đạo” đã tổ chức ngày 20-11 hàng năm để cho mỗi học sinh bày tỏ tấm lòng của mình với thầy cô bằng những bông hoa ngát hương, những điểm mười đỏ rực, những câu hát, lời ca,…
Riêng con, năm nay đã vào lớp tám rồi, đã tám năm trôi qua bao nhiêu kĩ niệm cũng ngày càng chất chứa và những suy nghĩ mỗi ngày trưởng thành hơn. Theo con tất cả thầy cô khi đã đặt chân vào sự nghiệp trồng người thì đều có cái tâm yêu nghề, sự thông cảm và cả khoan dung. Có ai sẽ thấu hiểu học sinh bằng thầy cô và có ai thấu hiểu thầy cô bằng học sinh. Hình như mỗi tối cô phải chuẩn bị bài, trằn trọc vì một học sinh cá biệt hay sao mà đôi mắt cô đã thâm quầng rồi . Cứ mỗi lúc bình minh hé dạng là những lúc học sinh được ba mẹ lo lắng, chuẩn bị cho ngày mới còn thầy cô còn bận chăm lo cho gia đình và rồi khoác nhanh lên người những chiếc áo dài xinh xắn, những cái áo sơ mi nghiêm chỉnh đi đến trường gặp chúng con những người con thứ hai. Chắc sẽ có những mâu thuẫn nhỏ giữa thầy cô và học sinh là do thời gian gặp mặt và bày tỏ, chia sẽ với nhau quá ít nhưng nhờ tình thương học trò cũng đã đủ để đắp vào những lỗ hở rồi. Ôi! Sao con lại có nhiều điều muốn nói với thầy cô quá đi! Năm nay, cũng là năm lớp tám rồi chỉ còn một năm là xa mái trường này rồi nghĩ tới sao thấy lưu luyến, bồn chồn quá. Chắc hẳn khi những thầy cô về hưu sẽ nhớ trường lắm đây!
Những lời tâm sự dù ngắn nhưng đó là tấm lòng yêu thầy, kính cô thật sự. Sau này con nhất định sẽ đi tiếp sự nghiệp trồng người cao cả như quí thầy cô. Sau này con sẽ về thăm thầy cô về thăm mái tóc điểm bạc và dáng đúng cầm gậy hướng về bầu trời với những thành công rực rỡ, những gương mặt ưu tú và tất cả, tất cả sẽ được viết bằng cả tấm lòng bằng câu hát lời thơ bằng những trang nhật ký mỏng manh ép vào đó những suy nghĩ trong những cành phượng vĩ, cánh hoa phượng rực rỡ. Ngày Nhà giáo Việt Nam đến rồi này hãy nói lên những suy nghĩ đối với thầy cô đi các bạn ơi!
 
H

hoangviet009

NHỚ MÃI BÓNG HÌNH ÂNN SƯ

Bài viết đạt giải III cuộc thi: Viết bài cảm nhận chủ đề “Nhớ ơn thầy Cô” chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/ 2009

“Cha mẹ cho con một hình hài
Thầy cô cho em cả kiến thức”
Nếu nói về đấng sinh thành đã cho em một hình hài thì Thầy Cô là người cha người mẹ thứ hai bỏ nhiều công sức, tâm huyết, rèn luyện giáo dục những điều hay lẽ phải. huấn luyện chúng con trở thành những người có đạo đức, tri thức.
Vâng! Thầy Cô luôn hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho tương lai chúng con.
Thầy Cô đã, đang và sẽ mãi mãi là người lái đò đưa chúng con đến bến bờ hạnh phúc. Đêm đông gió lộng trời Tây con viết đôi chữ về Thầy kính yêu.
Thương lắm những đêm Thầy Cô miệt mài với những trang giáo án, những bài kiểm tra. Trằn trọc không an giấc về vấn đề trẻ em bỏ học… tất cả đều vì đàn em thân yêu. Những điều vô cùng giản dị nhưng làm con nhói lòng. Quý Thầy Cô không ngừng quan tâm, dạy dỗ, chăm bón và vun trồng lớp “Măng non” chúng con được tốt tươi.
Thầy Cô là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức, mở mang trí óc cho chúng con, dạy chúng con thế nào là đạo lí làm người. lúc còn thơ bé, thầy dạy con từng cái chữ, con số,… Rồi dần lớn lên, thầy dạy con những hiểu biết cao hơn, rộng hơn…để con có được kiến thức như hôm nay. Công ơn ấy có thể sánh tựa bằng công ơn cha mẹ.
Thầy Cô coi lũ trẻ chúng con hệt như đàn con thân yêu của mình. Còn bé bỏng lắm, thơ dại lắm cấn phải được rèn luyện, dẫn dắt vào đời.
Lời thầy dạy con mãi nhớ không quên: “Ráng học đi con, học thành tài mai sau khôn lớn trưởng thành con sẽ kế nghiệp cha anh của mình. Nhưng rồi chúng con cũng sẽ mỗi ngày một lớn sẽ bay xa đến tận ngã trời. Mái trường xưa một thời con đã học. Nơi đưa con đến tầng cao của khát vọng. Có vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao. Con sẽ khắc ghi những kĩ niệm giữa Thầy và trò, lời khuyên nhủ_động viên thầm lặng của Thầy Cô ở phía sau bảo con phải gắng đứng lên sau những lần vấp ngã, sẽ luôn mang nó theo trong mỗi bước hành trình.
Giờ đây sắp đến ngày Hiến chương nhà giáo. Ngày mà chúng con có dịp bày tỏ lòng biết ơn, lòng tri ân, kính yêu sâu sắc đến cô thầy. Những kiến thức, hiểu biết mà con có được là nhờ công lao của người cha, người mẹ thứ hai này. Đã trải qua cuộc đời học trò 13 năm rồi chặng đường khá dài. Nhưng cảm giác của con mỗi lần khi đến ngày đó không khỏi bồi hồi, xúc động.
Giờ đây, trước hết thế hệ trẻ chúng con phải cố gắng rèn luyện. “Học cho ra học nên danh với đời”. Chủ động vươn lên nắm lấy “tri thức” để nâng cao hiểu biết. nỗ lực ở bản thân. Thế mới không phụ lòng quý Thầy Cô đã đặt niềm tin ở chúng con.
Và con xin ngàn lời kính chúc quý Thầy Cô nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong sự nghiệp ươm mầm đất nước, ươm mầm tài năng trẻ.
THẦY ƠI! NHỚ MÃI BÓNG HÌNH ÂN SƯ.
 
H

hoangviet009

THẦY CÔ NGƯỜI ĐI XÂY NHỮNG CÔNG TRÌNH

Bài viết đạt giải khuyến khích cuộc thi: Viết bài cảm nhận chủ đề “Nhớ ơn thầy Cô” chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/ 2009

Nếu bố mẹ cho con sự sống, ông bà cho con niềm tin vào cuộc sống đầy gian lao, thử thách đã cho con trưởng thành hơn thì chính thầy cô đã dạy con cách vượt qua những sóng gió, phong ba ấy.
Có ai từng nói với bạn rằng “Trí não của trẻ con như ngọn nến trước gió: Ánh sáng của nó lay động luôn…” chính vì vậy những suy nghĩ, hành động, cách dạy dỗ sai lầm ngay từ đầu sẽ dễ dàng làm con hư mất thôi. Nhưng con không còn lo sợ điều đó nữa vì bên cạnh con luôn có sự dạy dỗ của thầy cô. Từ hồi còn bé xíu, con đã cảm nhận được cảm giác ấm áp khi lấn đầu bàn tay gầy nhưng mềm mại của cô nắm lấy đôi tay nhỏ nhắn của con vỗ theo nhịp bài hát “ Cháu đi mẫu giáo”; đến khi con học lớp một, đã có lần con đứng nép sau cửa lớp vào giờ tan học và con đã thấy cô khóc, cô khóc có lẽ là con đã không chăm học, con đã đẩy tay cô ra và òa lên khi cô cố gắng cầm tay con nắn nót từng chữ đầu tiên. Con xin lỗi cô!
Thời gian trôi nhanh thật, giờ đây con đã là một đứa học trò lớp 9 rồi. Vẫn ngổ ngáo, vẫn bướng bỉnh, tinh nghịch như ngày nào, vẫn thích bày ra nhiều trò khiến thầy cô phải dở khóc, dở cười vì con. Giờ nghĩ lại sao con thấy tiếc quá! Con sắp phải bước sang một ngôi trường mới, một môi trường giáo dục mới, bạn mới, thầy cô mới và tất cả điều mới. Con đã bỏ lỡ những tháng ngày qua, đáng lẽ ra con phải chăm ngoan hơn, đáng lẽ ra con đã không làm thầy cô buồn. Nhưng thầy cô vẫn thế, vẫn giữ vững niềm tin_Một sức mạnh phi thường.
Con không chú ý nghe giảng- Thầy Cô miệt mài đêm thâu tìm ra cách truyền đạt hấp dẫn, thu hút hơn.
Con chưa hiểu bài- Thầy Cô không ngại thêm giờ kèm cặp cho con.
Con căng thẳng, đau đầu trước áp lực bài vở quá nhiều trước kì thi học kì_thầy cô tận tâm chỉ con những cách ôn tập hiệu quả và luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe con.
Đã nhiều lần con vấp ngã, nhiều lần con cảm thấy chán nản, muốn buông xuôi_thầy cô luôn ở bên con, động viên và giúp đỡ con thật nhiều.
Con muốn nói rằng “Con thần tượng Thầy Cô!” Thầy Cô luôn dành cho chúng con những tình yêu thương, niềm hi vọng lớn lao. “Tình yêu thương là một trái cây luôn nở rộ và vừa tầm hái. Vì vậy những ai hãy còn có những suy nghĩ tiêu cực, thái độ chưa đúng với thầy cô thì hãy thay đổi đi các bạn nhé! Không phải thầy cô có thành kiến với các bạn đâu, chỉ bạn không chịu với tay hái lấy quả của cây yêu thương đó.
Các bạn hẳn đã từng nghe câu nói nổi tiếng của nhà thơ Huy Cận rằng: “Muốn sang thì làm thợ điện, muốn diện thì làm thợ may. Muốn Tổ Quốc rạng rỡ mặt mày thì làm Thầy Cô giáo”. Nghề nhà giáo tuy vất vả, gian lao nhưng thiêng liêng và cao cả biết mấy. Mỗi một nghề nghiệp có một ngày kĩ niệm riêng để tôn vinh và đối với nghề nhà giáo đó là ngày 20-11 _Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Các bạn ơi! Ngày 20-11 đã sắp đến rồi! thời gian qua chúng ta đã làm cho thầy cô buồn phiền nhiều, lo lắng nhiều vậy thì chúng ta hãy cùng nhau ra sức phấn đấu thi đua, học tập, xây dựng đạo đức tốt hơn nữa và chắc hẳn đó sẽ là món quà vô giá không gì thay thế được mà Thầy Cô luôn mong chờ.
Chúng con xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến quí Thầy Cô những người luôn dõi theo từng bước đi của chúng con trên đường học vấn đầy gian nan. Con yêu Thầy Cô!
 
H

hoangviet009

NGƯỜI THẦY DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TRẺ THƠ


Bài viết đạt giải khuyến khích cuộc thi: Viết bài cảm nhận chủ đề “Nhớ ơn thầy Cô” chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/ 2009

Trong cuộc đời mỗi con người, những gì sâu đậm nhất tồn tại trong kí ức luôn là những kĩ niệm về thời thơ ấu, về những ngày cắp sách đến trường gắn liền với hình ảnh “Người Thầy”. Dưới góc nhìn của tuổi thơ, hình ảnh ấy luôn hiện diện cùng với sự thân thương và niềm kính trọng tột cùng. Ngày nhà giáo Việt nam 20 tháng 11 đã gần kề, chúng em xin gửi đến quý thầy cô những người làm công tác giáo dục những lời chúc tốt đẹp nhất. Và đây cũng là dịp để chúng em bày tỏ những tâm tư đến với quý Thầy, Cô.
Hạnh phúc thay! Tạo hóa đã ban tặng cho chúng em một sự sống, một kiếp người và bên cạnh đó là những người luôn ân cần dạy dỗ, dõi theo từng bước đi của chúng em, giúp chúng em sống một cuộc sống đầy ý nghĩa, luôn ngẩng cao đầu nhìn về một tương lai tươi sáng. Không ai khác, đó chính là quý Thầy Cô_người cha mẹ thứ hai trong cuộc đời chúng em.
Bác Hồ đã nói rằng: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất, trên tất cả những nghề cao quý”. Thật vậy, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, hình ảnh người thầy luôn là biểu tượng cho những gì cao đẹp nhất. Người xưa đã nói rằng: “Công ơn dạy dỗ của thầy cô có thể sánh với công ơn sinh thành của cha mẹ”. Cha mẹ đã cho chúng em một thể xác và Thầy Cô đã cho chúng em một trí não, một “cái đầu” biết suy nghĩ, có lí trí, biết nghĩ cho mình và cho mọi người, biết sống cho không uổng phí một kiếp người. Chính Thầy Cô đã trang bị cho chúng em hành trang tri thức để vững bước vào tương lai. Ai đó đã nói rằng: “Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó và đừng quên người cầm đèn đang đứng trong bóng đêm” chính Thầy Cô là những người đang đứng trong bóng đêm, cầm ngọn đèn bất diệt của trí tuệ soi sáng con đường vào tương lai của chúng em, chấp cánh cho những ước mơ của tuổi thơ bay thật cao, thật xa để một ngày nào đó nó sẽ đáp xuống ở một chân trời tươi đẹp mà chúng em luôn mong ước. Và một điều chắc chắn khi đã vững bước ở chân trời ấy, chúng em sẽ không bao giờ quên được công ơn của quý Thầy Cô đã dành cho chúng em. Đó là những gì tốt đẹp nhất có thể, đó là cả một sự hi sinh to lớn vì tuổi thơ, là sự nhiệt huyết với nghề nghiệp…
Trong từng thời điểm cụ thể, quý Thầy Cô luôn tận tụy, tìm tòi, sáng tạo, hòa nhịp cùng với thời đại để làm sao có thể truyền đạt những tri thức khách quan nhất, cập nhật nhất; luôn đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động trong học sinh, qua đó giúp chúng em có thể dễ dàng tiếp thu những tri thức của cuộc sống. Đó là công việc trồng người, đào tạo đội ngũ là chủ nhân tương lai của dân tộc- một nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng, là cả một quá trình lâu dài, cả một sự hi sinh to lớn cho thế hệ mai sau. Không còn có thể bàn cãi gì thêm nữa: Chúng em là những người hạnh phúc nhất trên đời này!
Hôm nay, chúng em xin kính dâng lên quý Thầy Cô những bông hoa điểm Mười tươi thắm như lời tri ân chân thành của chúng em. Chúng em xin hứa nguyện ra sức học tập thật tốt, sống một cuộc sống lành mạnh, để mai sau trở thành những con người có ích để xây dựng đất nước, xứng đáng là chủ nhân của thế khỉ XXI. Một lần nữa nhân dịp kĩ niệm 28 năm ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam ( 20/11/1982 _ 20/11/2010 ), chúng em xin kính chúc quý Thầy Cô và những người làm công tác giáo dục những gì tốt đẹp nhất, được dồi dào sức khỏe, ngập tràn niềm vui và hạnh phúc để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của đất nước, sự nghiệp “trồng người” của dân tộc, tất cả cùng chung một khẩu hiệu “Vì đàn em thân yêu”.
 
H

hoangviet009

“Khu vực trồng

“Phượng vĩ được trồng khá phổ biến tại khu vực Caribe.

Tại Hoa Kỳ, nó được trồng ở khu vực Florida, thung lũng Rio Grande ở miền nam Texas, các sa mạc ở Arizona (đến tận Tucson) và California, Hawaii, Puerto Rico, quần đảo Virgin và Guam. Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana

Phượng vĩ được coi là đã thích nghi với thủy thổ ở nhiều khu vực mà người ta trồng nó, và bị coi là loài xâm hại tại Australia, một phần là do các bóng râm cũng như bộ rễ của nó đã ngăn cản sự phát triển của nhiều loài thực vật bản địa mọc dưới tán lá của nó. Nó cũng được tìm thấy tại Ấn Độ, tại đây người ta gọi nó là gulmohar, hay tại Việt Nam.

“Quả phượng vĩ được sử dụng tại khu vực Caribe trong vai trò của bộ gõ âm nhạc với tên gọi shak-shak hay maraca.

“Cây phượng vĩ tại Blakiston St, Harare, Zimbabwe, 1975



“Mùa nở hoa

“Phượng vĩ nở hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, tùy theo khu vực.



“Ý nghiã tên

“Tên “phượng vĩ” là chữ ghép Hán Việt – “Phượng Vỹ” có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.



“Biểu tượng

“Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi “hoa học trò”. Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là “thành phố Hoa Phượng Đỏ”. Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.”



Thật ra, theo tôi biết, có hai loại hoa phượng khác nhau chút ít: Một thứ, như trình bày ở trên, thường gọi nôm là phượng. Phượng vĩ là tên thường thấy trong văn chương. Tên phượng tây cũng vậy. Thật ra, thông thường, người ta hiểu đây là phượng ta, đối nghịch với cách gọi trong phần giải thích nói trên. Phượng tây là tiếng dùng để gọi một loại phượng khác, loại nầy cao chỉ mới quá đầu người. Chỉ cần đứng trên ghế là người lớn tuổi có thể hái được những chùm hoa trên ngọn cây. Đây cũng là loài cây mộc, nhưng cành và thân nhỏ, bông cũng mọc chùm, hình dáng như bông lau, cánh hoa màu đỏ, viền vàng. Những bông hoa phía trong thì đã nở trong khi những bông hoa đầu ngọn còn búp. Loại phượng nầy thường được trồng trong sân các đình, chùa, miếu, vũ để lấy hoa chưng trên bàn thờ; có khi cũng được trồng trong công viên. Trước 1945, khi tôi còn nhỏ, tôi đã theo người anh cả, qua “Nhà Giây Thép” xin ít cánh hoa về để bố tôi chưng trên bàn thờ.

Đây cũng là loại hoa thường được gọi là “bông cúng” - cúng bái. Tuy nhiên, loại nầy không phổ biến như hoa phượng.

Trong một cuốn sách của ông Nguyễn Tường Bách, người gốc Huế, cũng cho biết rằng loài phượng vĩ gốc gác từ Madagascar. Pháp đô hộ Madagascar trước, sau đó tới các nước Đông Dương.

Khi người Pháp bắt đầu xây dựng những thành phố mới ở Việt Nam hay chỉnh trang, phát triển những thành phố đã có từ trước khi họ đến Việt Nam, có lẽ họ đã cho nhập giống phượng từ Madagascar qua Việt Nam để trồng và làm đẹp các đường phố, các trường học, công sở, công viên ,v.v…

Thành phố Huế chẳng hạn. Ở khu phố Tây là phố mới, có nghĩa là được xây dựng sau khi Tây đã đô hộ, thì hầu hết các đường phố ở khu vực nầy được trồng phượng hai bên đường, bên bờ sông, bên cạnh những cây đoác hay cây chuối Tây cũng là loại cây được “nhập cảng.”

Ở khu phố cổ, - tả ngạn - phượngg chỉ được trồng bên bờ sông, hoặc vài ba cây còn nhỏ trên đường ngang cửa Ngô Môn - song song với đường Cột Cờ, đoạn gần cửa Ngăn. Có lẽ đây là một sự “lạc giống” được sở Công Chánh trồng “bổ sung” khi một số cây cũ đã chết.

Trong thành nội Huế, dọc theo đường Hộ Thành - nay là đường Đinh Bộ Lĩnh -, khu vực cửa Hiển Nhơn, hầu hết trồng nhãn - nhãn lồng - đường Tam Tòa trồng mù u.

Loại cây trồng ở Huế, trước khi Tây cai trị phần nhiều là thông, bàng và mù u. Người Huế có câu ca dao:



Văn Thánh trồng thông

Võ Thánh trồng bàng

Ngó lên Xã Tắc hai hàng mù u.



Năm tôi học Đệ Tam với ông VĐH, môn Văn Chương Bình Dân, có đứa trong bọn chúng tôi thóc mách hỏi thầy tại sao Văn Thánh trồng thông mà không trồng bàng, Xã Tắc lại trồng mù u? Ông thầy tôi không trả lời!

Năm Đệ Nhị, học về Nguyễn Công Trứ, tôi nhớ đã học bài thơ sau đây của Nguyễn Công Trứ từ năm Đệ Tứ:



Kiếp sau xin chớ làm người,

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Giữa trời vách đá cheo leo

Ai mà chịu rét thì trèo với thông.

Cụ Võ Liêm Sơn, một nhà cách mạng, “đồng chí” với cụ Phan Bội Châu, sau nhiều năm bị đày ra Côn Đảo, được tha về, dạy học ở trường Khải Định, có bài thơ “Ngắm Non Hồng”, có mấy câu kết như sau:



Vẫn cứ đinh ninh lời nguyện ước:

Bên mồ có mọc một cây thông

Để cho xương thịt máu vung trồng

Theo gió reo lên một khúc nhạc

Kêu vang chín chín ngọn non Hồng.



Tôi không bàn về sự khác biệt tư tưởng giữa hai tác giả nầy: Một bi quan và một lạc quan, dù là ở “kiếp sau”, người đọc thấy rằng:

Cây thông tượng trưng cho người quân tử vì thân thẳng và cao, như người quân tử chẳng bao giờ chịu oằn lưng vì danh lợi. Tấm lòng quân tử bao giờ cũng xanh, không đổi màu, không thay lòng.

Tư tưởng đó gần gủi với văn hóa nên có phải vì vậy mà thông được trồng ở Văn Thánh, nơi thờ Khổng Tử và thất thập nhị hiền.

Võ Thánh trồng bàng?

Cây bàng gỗ cứng, chịu đựng được sức nặng, lại có tàng rộng, che nắng cho người. Có phải đó là tính chất của các võ tướng.

Xã Tắc trồng mù u?

(Xin độc giả xem bài sau: Hoa Mù u)

Về chữ phượng, “Bách Khoa Toàn Thư” còn giải thích thêm:

“Chòm sao Phượng Hoàng, (tiếng La Tinh: Phoenix) là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh chim phượng hoàng.

“Đèo Phượng Hoàng

“Đèo Phượng Hoàng là con đèo nằm trên quốc lộ 26 đoạn giáp ranh giữa tỉnh Đăk Lăk với Khánh Hòa.

Phượng, hay Phượng hoàng, Phụng, là một trong 4 tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam và các nước Á Đông khác. Phượng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công... Các bộ phận của phượng đều có ý nghĩa của nó: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phượng vũ) là tượng trưng cho sự hoạt động của vũ trụ. Vì thế phượng là hình tượng của thánh nhân, của hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua chúa thì phượng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu và người đàn bà đẹp.”



Trước khi có cây phượng, hoa phượng, nghĩa là trước khi Tây thực dân đem cây “phượng thực dân” từ Madagascar (Tội nghiệp cho cây phượng bị mang tiếng oan khi dính chùm với thực dân) thì ở nước ta chỉ có chim phượng, hay còn gọi là chim phượng hoàng. Chim trống gọi là hoàng, chim mái gọi là phượng. Gọi chung là phượng hoàng.

Người Tàu có câu:



Phượng hề, phượng hề qui cố hương

Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng.



Con chim phượng trở về quê cũ (hề chỉ là tiếng đệm trong thơ cổ), sau khi ngao du khắp bốn biển để tìm con chim hoàng. Do ý nghĩa đó mà có bản đàn “Phượng cầu kỳ hoàng.”

Trong truyện Kiều, ở đoạn Kiều gảy đàn cho Kim Trọng nghe (Bản đàn thứ nhứt), cùng một ý như trên, Nguyễn Du viết:



“Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu,

Nghe ra như oán như sầu phải chăng!
 
H

hoangviet009

Học đường » Cảm nghĩ của em về một tình bạn
05-06-2012 23:15:42
Học đường
0 bình luận »
Cảm nghĩ của em về một tình bạn
Xem các bài viết của admin »
Tạo bởi admin
Tags:
Trong đời sống tinh thần của con người,có rất nhiều tình cảm thiêng liêng như tình cha con,tình thầy trò,bè bạn...Nhu cầu về tình bạn là nhu cầu cần thiết và quan trọng,vì vậy mà trong ca dao dân ca có nhiều câu,nhiều bài rất cảm động về vấn đề này :

Bạn về có nhớ ta chăng,

Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời.

hoặc :

Trăng lên khỏi núi mặc trăng
Tình ta với bạn khăng khăng một niềm

hoặc :

Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới yên

hay :

Chim lạc bầy,thương cây nhớ cội
Xa bạn xa bè,lặn lội tìm nhau.



Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bình với Dươn Lễ,Bá Nha với Chung Tử Kì,như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê...Trong cuộc sống xung quanh ta cũng có rất nhiều tình bạn đẹp.

Vậy thế nào là một tình bạn đẹp ? Theo tôi,trước hết đó phải là một tình cảm chân thành trong sáng,vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau.Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính.Trong số đông bạn bè chung trường,chung lớp,ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người.Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự,hiểu ta và có chung sở thích với ta,mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ.

Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen,vụ lợi và sự đố kị hơn thua.Hiểu biết,thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn sướng khổ với nhau,đó mới thực sự là bạn tốt.Còn những kẻ :

Khi vui thì vỗ tay vào
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai

thì không xứng đáng được coi là bạn.

Đã là bạn thân thì thường dễ dàng xuê xoa,bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau.Đó là một sai lầm nên tránh.Nể nang,bao che...chỉ làm cho bạn dấn sâu hơn vào con đường tiêu cực mà thôi.Đồng thời phải biết tha thứ cho lỗi lầm của bạn.Vontaire cũng đã từng nói :"Nếu quy luật đầu tiên của tình bạn là phải vun đắp nó thì quy luật thứ hai là phải rộng lượng khi quy luật thứ nhất bị xao nhãng".Không nể nang,bao che nhưng đôi khi cần biết rộng lượng tha thứ cho lỗi lầm của bạn vì trong những tình huống như thế,bạn rất cần những lời khuyên đúng đắn,sáng suốt và đầy tình thân ái.Giúp bạn sửa chữa sai lầm cũng chính là giúp mình,giữ cho mình đi trên đường ngay lối thẳng để tu dưỡng thành người hữu ích.

Một yếu tố cơ bản để giữ cho tình bạn được bền lâu chính là sự tinh tưởng.Tin bạn cũng như tin mình,luôn nghĩ về bạn bè với những điều tốt đẹp nhất.Có như vậy bạn bè mới trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của ta trong cuộc đời.

Tục ngữ có câu :"Học thầy không tày học bạn" với nội dung đề cao vai trò của bạn bè không chỉ trong phạm vi học tập mà còn ở nhiều mặt khác.Bạn tốt là gương sáng cho ta noi theo,nhiều lúc bạn đóng vai trò người thầy dẫn dắt,chỉ vẽ cho ta những điều hay lẽ phải.Đường đời vạn nẻo không ít gian nan,thử thách,trên con đường dằng dặt ấy,nếu có được vài người bạn tâm giao cùng chí hướng,cùng quyết tâm,kề vai sát cánh thì lòng ta ấm áp thêm nhiều và nghị lực cũng tăng lên gấp bội.

Vì những lẽ đó mà tình bạn cao quý là một món quà tinh thần vô giá dành cho những ai biết tôn trọng và nâng niu nó.Tình bạn không phải tự nhiên mà có.Nó là kết quả của một quá trình gắn bó lâu dài giữa những người bạn trung thành,thân thiết.

Ta hãy thử hình dung cuộc sống của một người không có bạn bè,sẽ tẻ nhạt và cô độc biết bao nhiêu ! Cuộc sống ấy u ám như mặt đất thiếu ánh mặt trời,như khu vườn hoang vắng sắc màu rực rỡ của những bông hoa,thiếu những tiếng chim vi vu ríu rít đâu đó trong các vòm lá...Đó là cuộc sống buồn bã và vô vị.

Tình bạn cần thiết và đáng quý như vậy nên chúng ta phải biết giữ gìn,vun trồng cho nó mãi mãi xanh tươi.Đối với tuổi trẻ,tình bạn lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Chúng ta cần biết dang rộng vòng tay,nối kết tình bè bạn và phải luôn nhớ rằng : Tình bạn-đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người.
 
H

hoangviet009

Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là "linh cẩu".

Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam.

Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói (một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám.

Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.

Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ "hạ nhiệt" trong những ngày oi bức.

Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có bộ phận tiêu hóa rất tốt.

Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi km một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn.

Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay,... nơi xảy ra sự cố.

Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh "dại". Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh.

Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.

Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được.
 
H

hoangviet009

Cây dừa chủ yếu được trồng ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, dừa tập trung từ Quảng Ngãi đến Cà Mau, đặc biệt là vùng Bình Định, Bến Tre.

Ca dao có câu: “Dừa xanh đứng sừng sững giữa trời / Đem thân mình hiến cho đời thủy chung”. Từ lâu, cây dừa đã trở thành loài cây thân quen của làng quê Việt Nam, gắn bó với đời sống con người thủy chung, son sắt, trước sau nghĩa tình.

Có nhiều loại dừa: dừa cao và dừa lùn.

* Dừa lùn (dừa kiểng) thường được trồng làm cảnh trong gia đình hoặc khu vui chơi công cộng.

* Dừa cao gồm:

- Dừa xiêm: trái thường nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thường dùng để uống.

- Dừa bị: trái to, màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm.

- Dừa nếp: trái vàng xanh mơn mởn.

- Dừa lửa: lá đỏ, quả vàng hồng.

- Dừa dâu: trái rất nhỏ, màu hơi đỏ.

- Dừa dứa: trái nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thơm mùi dứa.

- Dừa sáp: cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp, chỉ có ở vùng Cầu Kè (Trà Vinh).

Mỗi cây dừa đều gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái.

Thân dừa cao có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm, cây dừa khỏe cao đến 25m. Còn thân dừa lùn (dừa kiểng) có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra.

Lá dừa có màu xanh, gồm nhiều tàu, khi héo có màu hơi nâu.

Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thành chùm.

Quả dừa phát triển từ hoa dừa, có lớp vỏ dày bên ngoài, cơm dừa trắng bên trong. Mỗi cây dừa có nhiều buồng dừa, mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái.

Dừa có nhiều công dụng. Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa...Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.

Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Thân dừa làm cột nhà, làm cầu bắc qua sông rạch, làm máng dẫn nước trên đồng ruộng, làm đũa, vá xới cơm,… Lá dừa không chỉ dùng lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời. Hoa dừa ở thôn quê thường dùng để trang trí cho cổng chào đám cưới, đám hỏi, để cúng trên bàn thờ. Gáo dừa dùng để đun nấu, làm than hoạt tính. Ngoài ra chúng còn được tạo thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đẹp: nút áo quần, những chú khỉ làm trò, những con công xòe đuôi, những đôi chim quấn quýt, những chiếc xe ngựa cổ xưa,… được khách du lịch rất ưa chuộng.

Có thể thấy điều này qua các bức tranh dân gian Đông Hồ hoặc các lễ hội hái dừa ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Trái dừa luôn có mặt trong mâm ngũ quả thờ cúng trong ngày Tết cổ truyền.

Có thể nói, dừa đã đi vào đời sống con người Việt Nam từ xa xưa, rất dân dã, mộc mạc. Tuổi thơ còn gì thú vị hơn những buổi trưa hè mắc võng dưới tán lá mát rượi, nghe tiếng lá dừa xào xạc gọi nhau, rồi được thưởng thức những trái dừa ngọt lịm, các trò chơi kéo tàu dừa, lấy lá dừa làm kèn, làm thành những con châu chấu, cào cào rất dễ thương,… Lớn lên thì vườn dừa trở thành chốn hẹn hò của các đôi nam thanh nữ tú.

Và đặc biệt, dừa đã đi vào văn chương Việt Nam, là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi sĩ:

“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ

Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ

Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió

Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”

(Dừa ơi)

“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió

Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”

(Dáng đứng Bến Tre)

Có thể nói, dừa được ví như một hiện thân của con người Việt Nam bất khuất, kiên cường và anh dũng, sẵn sàng đối mặt với mọi gian lao, giữ vững cơ nghiệp ngàn năm của ông cha để lại. Xin được mượn câu thơ sau của nhà thơ Lê Anh Xuân để kết cho bài viết này:

“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

Như dân làng bám chặt quê hương”

(Dừa ơi)
 
H

hoangviet009

Sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc khỏi trên mặt nước. Lá sen rất xanh có một lớp nhung trắng phủ trên bề mặt khi ánh náng chiếu vào làm lớp nhung trắng đó óng ánh li ti mơ ảo rất đẹp.

Hoa sen là một lọai hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là một lòai thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo. Những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thóat và màu tươi sáng.

Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Cũng giống như một người được sinh ra trên thế giới, tồn tại giữa cuộc đời nhưng đã vượt thoát khỏi sự tham lam, sâu hận, dục vọng và không bị vấy bẩn, ô nhiễm bởi dòng đời.

Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa): Lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc. Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa… Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm, Làng quê nơi Bác sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang tính chất dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ thuật... Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý này:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng

Nhuỵ vàng bông trắng là xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam.

Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Ở đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ...

Giản dị, tao nhã và thuần khiết, sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt. Sen còn là món quà vô giá từ thiên nhiên, bởi từ sen có thể chế biến những thực phẩm bổ dưỡng, những bài thuốc đặc trị. Gương sen hình phễu, nhẹ, xốp, màu đỏ tía, không có mùi, có tác dụng cầm máu rất hiệu quả lên được chế biến thành nhiều loại thuốc để chữa bệnh băng huyết, cao huyết áp,… Hạt sen nhỏ, có màu vàng, vừa là món ăn dân dã quen thuộc, lại là một loại thuốc rất tốt dành để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tâm sen màu xanh, nằm giữa hạt sen, có thể dùng để ướp trà, tạo lên hương vị thơm dịu. Lá sen khô nghiền vụn và lá sen tươi, tất cả đều thái nhỏ, hoà với nước uống mỗi ngày còn giúp thanh nhiệt. Ngó sen vừa là một loại thuốc chữa các bệnh về gan, lại vừa là món ăn quen thuộc của người Việt, trong bữa cơm mà có một bát nộm ngó sen, vừa ngon lại giúp dễ tiêu hóa, khó ai có thể từ chối được. Ngày xuân, nhà ai cũng đều có một hộp mứt sen đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp với trầu cau, nước trà mang lại một không khí ấm áp mà thân thương, vui vẻ mà lịch sự. Nhớ hồi bé, ngày hè, mẹ thường nấu cho bát chè sen với đường, vừa thơm, ngọt lại mát, đi chơi cả ngày nhưng vẫn yên tâm không sợ bị ốm. Hoa sen đúng là loại hoa mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước chúng ta, một loại hoa mạng đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hãng hàng không Vietnam-airline đã chọn hình ảnh bông sen sáu cánh làm biểu tượng của mình sau bao thời gian chắt lọ, suy nghĩ. Phải chăng đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên thế giới được xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in đậm và động lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới. Và rồi đây, tôi lại thầm cảm ơn, cảm ơn đóa sen mang tên “Việt Nam” đã tỏa hương thơm ngát.

Dù thời gian đang hằn những bước chân vào tạo hóa nhưng tôi tin bông hoa sen dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn sẽ giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng giống như con người Việt Nam vẫn luôn vươn lên để tỏa sáng như đóa sen vươn mình đón nắng mai nơi bùn đất. Và rồi một ngày, sắc sen rạng rỡ giữa cuộc sống mến thương.

“Sen vẫn thế, âm thầm và lặng lẽ

Rồi một mai, bừng sáng giữa khung trời

Từ sâu thẳm chốn bùn lầy đất mẹ

Ngát hương sen, nét đẹp chẳng phai phôi”

Sen thơm, hương lại hữu sắc. Dù trong hoàn cảnh nào sen cũng hàm chứa trong nó sự tinh tế, thuần khiết, cao đẹp. Nó thật sự là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hoá và cốt cách nhân văn của người Việt Nam.
 
T

thiensu2012

loai cay em yeu

Thời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với một cái tên thân thương cây “ hoa học trò”.
Nhìn từ xa, cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù to tướng che mưa nắng. Mỗi khi tôi đi học về, tôi đều đứng nép vào chiếc dù ấy chời ba má dẫn về. Cây đứng cao khoảng năm sáu mét, nó xoè ra những vòm lá cao hơn nóc trường làm cho người nhìn vào liên tưởng tới hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con. Càng tới gần, tôi lại được thưởng thức cái không khí trong lành, cái màu xanh mươn mướt của cây xanh. Bên dưới, chim muôn tha hồ làm tổ, chúng chuyền từ cành này sang cành khác trông thật ngộ nghĩnh. Dưới bóng mát của cây cũng là điểm hẹn của chúng tôi những ngày trưa hanh nắng.
Vào những giờ ra chơi, tôi đều ngồi dưới góc phượng, ngồi ôn lại bài hoặc kể cho phượng nghe về những chuyện vui hoặc buồn. Tôi cũng không hiểu sao, trong những lúc này tôi cảm nhận như tiếng của phượng thì thầm bên tai để an ủi hoặc vui mừng cùng tôi.
Khi những búp hoa phượng gần nở, cũng là lúc báo hiệu cho chúng tôi mùa thi sắp đến. Cây phượng như vui vẻ khi thấy những đứa học trò của nó chăm chỉ học hành nhưng nó cũng không thể giấu kín về tâm trạng khi sắp phải chia tay chúng tôi. Ba ngày…Hai ngày… Một ngày… Thôi rồi bây giờ là ngày cuối cùng của chúng tôi đến lớp. Hoa cứ nở, cứ rơi, rơi lên tóc, rơi trên vai mỗi người như đang gửi một kỉ niệm đặc biệt cho mỗi cô cậu học trò.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn nó. Chỉ còn một mình nó trong theo hình bóng của mỗi học sinh. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỉ niệm buồn vui dưới góc phượng. Dù đi đâu, ở đâu tôi sẽ mãi luôn nhớ về ngôi trường này, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
:Mloa_loa::Mloa_loa::Mloa_loa::)>-:khi (196)::khi (24)::khi (12)::khi (66)::khi (151)::khi (140)::khi (86):
 
H

hoahuongduong633

Thân bài: Tả cây bàng
- Những buổi sáng tinh mơ, khi sân trường còn vắng hoe thì em, Nhi và Hậu đã vào trường để ôn bài.
- Nhìn từ xa, chúng em đã thấy cây bàng đang mơ màng trong làn không khí se se lạnh.
- Cây bàng trường em, theo các anh chị thì vẫn còn rất trẻ, trồng khoảng hai, ba năm về trước, nên các cành lá đều mang một màu xanh mơn mởn, mềm mại, phất phơ trong làn giỏ thoảng qua.
- Em cùng người bạn thân lên lầu trực nhật. Nắng đã lên, em và bạn cuối cùng cũng xong nhiệm vụ. Cây bàn trường em cũng khá cao, cao tới tận tầng 2 của nhà trường nên chúng em thoả sức vuốt ve những chùm lá
- Nắng chiếu qua tán cây, xuyên qua những “bàn tay” mềm mại đang nằm ngủ.
- Nhìn những chùm lá ấy, mà em thấy lòng mình nhẹ nhàng làm sao giữa bình minh. Màu lá xanh rờn ấy dường như đã làm xanh cả tâm hồn em, khiến em thấy cái gì cũng đẹp, cũng mới, cũng thú vị cả.
- Và cho đến tận bây giờ, khi đã nghỉ hè, em vẫn thấy nhớ những buổi sáng đẹp như thế, nhớ cây bàng, nhớ mái trường dấu yêu. Rồi em cũng tự hỏi với lòng: “Mình đã yêu loài cây đơn sơ này từ lúc nào không biết.”
- Lúc em mới vào ngôi trường cấp hai này, lòng em vẫn còn bâng khuâng về cây phượng buồn lúc hoàng hôn, về bạn bè cũ ở cấp một. Nên cây bàng lúc đầu trong mắt em không có gì là thú vị cả, cứ như nó chẳng tồn tại vậy.
- Cây bàng vốn là một anh chàng tinh nghịch, và có tấm lòng bao dung nên trên thân cây, anh chàng đã cho bọn kiến vàng di trú. Chúng bò trên lá cây, là nỗi khiếp sợ của bao nhiêu người, và cả em nữa.
- Thế là “hắn” chọn em làm mục tiêu, thả những lá bàng rơi xuống, trong đó có vài con kiến xấu xa, làm cho em gãi giống như gảy đàn vậy.
- Kể từ bữa hôm đó, em ghét cây bàng vô cùng và không muốn ngồi gần nó (hay nói đúng hơn là không dám)
- Nhưng mà thời gian làm em nguôi ngoai đi. Một sáng nọ, khi đi ra sân sau để dạo chơi, em bắt gặp những cái lá vàng chao nghiêng, rồi rơi nhẹ nhàng trong làn gió như một con thuyền.
- Khoảnh khắc đó làm em xao xuyến. Những cái lá bàng ấy, rơi xuống mặt đất chẳng còn là màu xanh mơ màng mà thay vào đó là màu vàng như màu nắng giòn tan, thêm những đốm đỏ, đó như màu hoa phượng, nhìn hệt như lông vũ của các loài chim
- Tự dưng em thấy cây bàng, lá bàng đẹp lạ lùng. Phải, có thể có ai nói lá bàng cứng khi rụng xuống, vô tình, nhưng em không thấy vậy. Lá bàng đẹp, nhưng vẻ đẹp nằm sâu trong những chiếc lá rơi xuống như thế này.
- Một hôm, cây bàng trường em đã gãy đổ sau một cơn lũ. Những cơn nắng cũng về như nước lũ, làm cháy da, cháy thịt chúng em khi cây bàng mất đi, để lại một khoảng trống. Tự dưng em thấy cay cay khoé mắt… Trường em cũng còn nhiều cây bàng khác, nhưng tại sao em lại… Tới giờ này, em mới hiểu, cây bàng sẽ là người bạn tâm tình suốt ba năm học sau này của em, em phải yêu quý nó.


Mấy bạn thấy bài này ra sao?
 
K

khoctrongmua1999

Trả lời tả cây phượng nè hjhjh

Tả cây phượng trường em
Bài làm

Ở sân trường em có rất nhiều cây toả bóng mát nhưng em thích nhất là cây phượng vĩ.

Không biết cây được trồng từ lúc nào mà giờ đây cây đã cao đến gác hai của trường em.Gốc phượng xù xì, chỉ vừa một vòng tay của em mà sao cành lá nhiều đến thế.

Cứ đến đầu tháng hai, phượng bắt đầu nảy lộc, lúc đầu chỉ là những chồi non bé tí.Tháng ba, tháng tư đã xanh ngắt một màu cành lá xum xuê.Vừa hay lúc đó ánh nắng chói chang, nhưng không sao như một chiếc ô khổng lồ toả mát suống sân trường.Lúc này hoa phượng lác đác điểm vào những vòm lá xanh trông cây phượng càng thêm rực rỡ.Cuối tháng năm, hoa phượng đỏ rực từng chùm đan xít vào nhau như những chùm pháo tết.Những bông phượng đỏ thắm có năm cánh mỏng manh như cánh bướm xếp khít vào nhau, ôm lấy những tơ nhuỵ vàng tươi trông thật lộng lẫy.Hương phượng dìu dịu phảng phất khắp trường.

Em thích cây phượng lắm, phượng chẳng những cho chúng em bóng mát vui chơi mà còn làm cho quang cảnh trường em thêm đẹp.Những giờ ra chơi mà được ngồi dưới gốc phượng hóng mát, ngắm hoa và chơi chọi gà thì thật là thú vị.


:):):):):):):):):):):):):):):):)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-

CHO MÌNH CHỮ THANKS NHA HJHJ:):):):):):)>-:)>-:)>-:)>-
 
K

khoctrongmua1999

Trả lời

Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết.Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
"Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đền rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai"
Không biết từ bao giờ trước sân nhà em bố đã trồng một cây mai. Cao khoảng từ 1 đến 2 mét. Gỗ cây to bằng bắp tay em, nó có màu nâu sậm. Thân cây được chia làm nhiều nhánh, mỗi nhánh tỏa ra nhiều cành, các cành trông rất nhỏ nhắn uốn lượn đan vào nhau tạo thành một hình dáng thanh tao đầy dang trọng và quí phái. Lá của cây mai thon dài trông giống như lá trúc hay lá trà nhưng ngắn hơn bán ở ngoài chợ.Mép của nó có răn cưa. Lúc lá non có màu xanh tươi phơn phớt hồng, càng về sau lá càng dày và đậm hơn.Hằng năm cứ trước tết nữa tháng em cùng bố vặt hết là đi.Lúc ấy trông cây mai thật khẳng khiu còn lại toàn thân với cành.Chỉ vài hôm sau, giữa những tán cây, những nụ hoa no tròn đã ẩn trong chiếc đài màu xanh ngọc bích. Các nụ hoa đầu nhọn màu xanh non, từng chùm từng chùm đã bung ra nở rộ. Một màu vàng rực rỡ như một tấm thảm nhung. Hoa mai có năm cánh xòe ra mịn màng như lụa. Dưới ánh nắng của màu xuân thật ấm áp cánh mai mong manh như cánh bướm lượn giữa trời xanh. Giữa màu vàng của hoa, lác đát trên cành đã bắt đầu xuất hiện những lộc non màu xanh pha hồng. Hoa mai có hương thơm lộng lẫy như hoa hồng, nhưng hoa mai có vẻ đẹp dịu dàng đầm ấm.
Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp mảnh mai dịu dàng, nó là hình ảnh đẹp của mùa xuân. Em ước hình ảnh của hoa mai sẽ nở quanh năm để em được thưởng thức vẻ đẹp của nó. Cây mai như bàn tay vẫy gọi mọi người ở xa về để sum họp gia đình. Không những thế nó còn đem lại nguồn thu nhập cao cho những người trồng cây cảnh.

Hôm nay là 29 Tết,em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa.Em thật ngạc nhiên khi đứng trước một khu chợ toàn là hoa đào,hoa mai. Hai sắc hồng,vàng hòa với nhau tạo nên một không gian thật lộng lẫy.Em cảm tưởng như mình đang bị lạc vào xứ sở của mùa xuân.Ngày Tết ở miền Bắc thì không thể thiếu được hoa đào.Em đã giúp bố họn được một cành đào thật đẹp để trang trí cho ngôi nhà trong dịp xuân này.
Cành đào được bố đặt giữa gian nhà. Những người thợ trồng cây cảnh đã tạo cho cành đào hình dáng giống như mọt con rồng bay lên bầu trời.Vỏ cây đào màu nâu sậm như sắc màu của đất đai màu mỡ,màu của mình Tổ Quốc.Từ một cành chính tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ cùng ở thế vươn lên.Nếu như mỗi nụ đào là một ngọn đèn nhỏ thì cành đào ấy giống như một chiếc đèn lồng lớn,thắp sáng gian nhà em.
Lá đào xanh mướt mát, hình dáng giống con thuyền tí xíu bồng bềnh trên dòng sông hoa.Hoa đào nhìn đẹp lắm.Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng,mịn màng, xếp trồng lên nhau.Nhụy hoa nho nhỏ,xinh xinh màu vàng tươi.Cây đào còn đẹp hơn khi được em khoác cho một tấm áo sặc sỡ sắc màu.Miền Nam có mai và bánh Tét,còn miền Bắc có đào và bánh chưng.Thế là mỗi miền lại có một hương vị riêng để đón Tết.
Mai,đào năm nay lại nở,mảnh đất Việt ta chợt bừng sáng lên bởi hai sắc hồng và vàng.Thế là một năm mới lại đến.Nhưng người con làm xa nhà cũng đã đoàn tụ bên mâm cỗ để cùng nhau đón Xuân về.

Không biết cây mai người ta trồng từ bao giờ mà thân cây đã bự bằng bắp tay của người lớn.Tán lá tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc thu nhỏ dần ở phần ngọn. Để cho cây ra hoa vào đúng dịp Tết, người ta đã tuốt lá. Giờ cây chỉ toàn là búp, hoa và vài chồi lá non xanh mơn mởn. Những nụ hoa no tròn ẩn bên trong chiếc đài màu ngọc bích. Từng chùm, từng chùm với hàng loạt cánh hoa bung ra nở rộ toàn thân cây một màu vàng rực rỡ. Hoa mai xoè ra năm cánh mịn như lụa. Dưới nắng xuân ấm áp, cánh mai mỏng manh như bướm đang nghiêng mình khoe sắc. Thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những cánh mai nhè nhẹ rơi phủ vàng một vùng quanh gốc.
Em rất thích cây hoa mai này, nó không toả hương thơm và lộng lẫy như hoa hồng nhưng nó mang đến cho mọi người sự ấm áp, dịu dàng và đằm thắm của mùa xuân. Mùa xuân đến là mùa mai nở hoa. Những bông hoa vàng xinh xắn giống như một bàn tay vẫy gọi mọi người đi xa hãy trở về sum họp gia đình.

Nếu người ngoài BẮC lấy cây đào làm cây hoa chủ đạo thì người MIỀN NAM lại lấy mai làm cây hoa cảnh ngày tết !
Mai là loại hoa ngày tết của người Miền Nam thật đấy bạn ạ.Thân nó màu xanh nhẵn nhụi, mùa xuân về mới trổ bông vàng suộm như ánh nắng mặt trời đầu mùa hạ .
Mai một năm nở một lần ,hoa mai 5 hoặc 6 cánh ,nhụi thơm ngan ngát ,thông trhường người ta chơi hoa chứ không cần lấy quả đâu bạn ạ .
Người BẮC có bài thơ dí dỏm về mai:
Nhà nàng ở cạnh cây mai trắng,bên gốc mai vàng dưới đế đô.
Đói là phố BẠCH MAI,HOÀNG MAI VÀ MAI HẮC ĐẾ
Trịnh CÔNG SƠN có bài hát về cây mai:
Hòn đã lăn trên đồi,hòn đá rớt xuống cành mai.
Nhà tđeời LÝ có miêu tả về cây mai ;
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
đêm qua sân trước một nhành mai !
Cây mai là biểu tượng của sự thanh thoát yêu đời ,thanh cao vời vợi vậy !

tHẤY HAY THÌ CHO MINH CHỮ thanks nha hjhjhj:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
A

anhtruongngoxa

he

Ngay từ nhỏ, tôi đã từng được nghe nói nhiều về tre về trúc, mà sao tôi trưa thấy chúng ngoài đời thường bao giờ, chúng xuất hiện trên những bức tranh, quyển sách mà tôi mua. ‘’Có lẽ mình chỉ biết lợi ích và hình của chúng qua sách thôi’’- tôi đã từng nghĩ như thế khi đọc xong quyển sách về loài cây được coi là biểu tượng của dân tộc VN này. Qua những câu hỏi đó, tôi càng muốn hiểu hơn về chúng, càng yêu quý chúng hơn qua từng lợi ích, vẻ đẹp của loài cây này.
Nhưng những câu hỏi như thế chấm dứt khi tôi được về quê và bất ngờ thây. Đúng là ‘’trăm nghe không bằng mắt thấy’’ vẻ đẹp của loài tre mọc thành từng bụi này lại mọc xung quanh nhà ngoại tôi. Tôi biết ngay lúc đó là mình sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về loài cây này hơn. Cái cảm giác háo hức, nôn nao cứ thúc tôi nhanh chóng đi tìm hiểu về chúng ngay khi vừa đặt chân xuống mảnh đất này.
Ngay trước mặt tôi là một bụi tre to lớn chừng sáu, bảy cây tre tụm vào nhau như thể hiện sự đoàn kết vĩnh cữu của dân tộc Việt Nam. Bên dưới là những bụi tre là những măng non đang mọc lên làm tôi nhớ đến hình ảnh cuộc thi ‘’Búp măng non’’ mà mình thường được nghe đến, mãi bây giờ mới hiểu đó chính là hình ảnh của một búp non tuy nhỏ nhưng sau này sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước xinh đẹp này. Tre mọc khắp đồng quê, tuy không đẹp nhưng chúng gắn bó với người dân ở đây hơn cả những loài cây như: hoa giấy, hoa hồng,.. suốt đời chỉ biết làm đẹp để khoe mình cho đến chết. Tre tuy khẳng khiu một màu xanh và ngày càng vàng đi khi nhìn thấy các búp măng lớn lên, nhưng chúng không phải là vô ích, chúng có thể là vật liệu để làm nên những chiếc giường, những chiếc tủ và vô vàn thứ khác mà ta từng thấy. Đối với người nông dân, còn gì tốt hơn sau nhiều giờ làm việc dưới các nóng gây gắt của ánh Mặt Trời thì được ngả lưng dưới bóng tre tươi mát Lúc này, tôi lại khám phá ra chính những chiếc diều mà tôi thường hay chơi lại có khung được làm từ tre. Sự ngạc nhiên ngày càng dâng cao khi chính tay tôi có thể dùng tre làm nhiều thứ mà mình không còn cơ hội làm khi quay lại thành phố. Nhưng có lẽ thứ mà bọn trẻ làng quê sợ nhất cũng chính là tre, ở đây đứa nào cũng sợ chiếc roi tre mắc đầu giường của bố mẹ mình mà chúng thường bị đánh khi mắc lỗi.
‘’Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…’’
Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế, hình ảnh của tre quá quen thuộc với các bạn nhỏ qua hình ảnh nhân vật Thánh Gióng khi gẫy chiếc gậy sắt đã lấy bụi tre bên đường đập tan bọn giặc. Hình ảnh cây tre trăm đốt trong truyện cùng tên và hình ảnh đó ngày càng mở rộng ra khắp các lĩnh vực từ văn học đến những bộ phim như : ‘’ Cây tre Việt Nam’’.
‘’…Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi..’’
Qua 2 câu thơ đó, tôi càng khâm phục tre hơn, rõ ràng tre đã gắn bó với dân tộc ta suốt nhiều năm dài bị các nước khác xâm chiếm. Tre dựng lũy, dựng thành chống quân giặc, tre làm vũ khí cho nhân dân, tre làm những bãi chông ngăn bọn lính dù,… Tre luôn tiên phong trên con đường mở ra đến sự tự do và hạnh phúc của dân tộc ta.
‘’…Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều…’’
Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất.Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng:
’’Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù’’.
Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng của tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
> đây là bài văn của mình, mọi người tham khảo nhé, ai thấy hay thì thanks, thấy chưa được thì comment nhé.
:Do=>o=>o=>o=>
 
P

ptvthanh01

văn biểu cảm về hoa mai

Ngoïn gioù aám aùp vi vu thoåi, mai vaøng nôû roä baùo hieäu muøa xuaân veà. Nhaø naøo chaéc haún cuõng coù troàng caây mai neân chaéc haún taát caû chuùng ta ñeàu ñaõ töøng thaáy hoa mai nôû roä.
Vaøo khoaûng hai möôi chín ñeán ba möôi Teát thì nhöõng chieác nuï mai troøn trónh, to khoeû baét daàu nôû roä, ñua nhau khoe saéc döôùi aùnh naéng muøa xuaân aám aùp. Thaân caây thon nhoû, saàn suøi. Laù caây hình baàu duïc, chen giöõa laù caây laø nhöõng nuï hoa to khoeû vaø nhöõng boâng hoa vaøng oùng. Hoa mai coù nhuî maøu cam naâu. Caùnh hoa hình baàu duïc hoaëc troøn, coù moät soá loaïi mai cho hoa coù möôøi caùnh vaø coù moät soá khaùc cho hoa coù naêm caùnh. Nhöng bao nhieâu caùnh ñi nöõa thì mai vaãn laø mai vaãn laø loaøi caây maø em yeâu thích. Vaøo moàng moät Teát nhaø em thöôøng caét nhöõng caây mai vaøo ñeå trang trí baøn thôø. Caây mai laø loaøi caây khoâng theå thieáu cuûa ngöôøi daân Vieät Nam vaøo dòp Teát ñeán xuaân veà, hoa mai giuùp laøm ñeïp cho baøn thôø cuûa oâng baø toå tieân, laøm ñeïp xoùm laøng, höông thôm ngaøo ngaït cuûa noù khi ngöûi vaøo laøm cho loøng ngöôøi nheï nhoõm, moïi noãi buoàn saàu lo, moïi böïc töùc trong ngöôøi seõ vôi ñi.
Tuy hoa mai chæ nôû moãi naêm moät laàn vaøo dòp Teát nhöng em vaãn yeâu thích hoa mai vì noù ñaõ toâ ñieåm cho xoùm laøng cuûa em vaøo dòp Teát.
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom