[Hoá] Tổng hợp hoá học

  • Thread starter traimuopdang_268
  • Ngày gửi
  • Replies 70
  • Views 16,868

T

traimuopdang_268


Restart


Cấu trúc đề thi đại học môn Hóa học


* Phần chung dành cho tất cả thí sinh (40 câu)

1- Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học: 2 câu

2- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học: 2 câu
- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu
3- Sự điện li: 1 câu

4- Cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, các nguyên tố thuộc nhóm halogen; các hợp chất của chúng: 3 câu

5- Đại cương về kim loại: 2 câu
- Đại cương về kim loại: 1 câu
6- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; các hợp chất của chúng: 5 câu

7- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu

8- Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon: 2 câu

9- Dẫn xuất halogen, ancol, phenol: 2 câu

10- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu
11- Este, lipit: 2 câu

12- Amin, amino axit, protein: 3 câu
- Amin, amino axit, protein: 1 câu
13- Cacbonhidrat: 1 câu

14- Polime, vật liệu polime: 1 câu
- Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu

15- Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông: 6 câu

* Phần riêng:

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)

A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu):

16- Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2 câu

17- Phân biệt chất vô cơ, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu

Các cái còn lại, trùng với phần chung, t tổng hợp 1 chỗ cho dễ thống kê số câu trong đề thi :)

Cái phía dưới màu xanh đó :D

B. Theo chương trình nâng cao (10 câu):

- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 1 câu

- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic: 2 câu

- Đại cương về kim loại: 1 câu

- Sắt, Crom, đồng, niken, kẽm, chì, bạc, vàng, thiếc; các hợp chất của chúng: 2 câu

- Phân biệt chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch, hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: 1 câu

- Hidrocacbon, dẫn xuất halogen, phenol, ancol, cacbonhidrat, polime: 2 câu

- Amin, amino axit, protein: 1 câu


Pic này hoạt động trở lai. Bắt tay vào ôn theo cấu trúc đề thi. Mọi người ủng hộ giúp đỡ nhiệt tình nhé :x

Sau mỗi phần, sẽ là các điều cần nhớ, chúng m tự thu nhặt cái cơ bản rồi post lên nhé.
Sau đó là bài tập ứng dụng :)

_T cần sự ủng hộ và chia sẻ của tất cả các bạn:) _
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

Tất cả có 17 phần . Thời gian cũng không còn nhiều, Vậy nên áp lực công việc sẽ gay phết đây:D

Vậy là 2 ngày 1 phần, Tính ra là : 17x2=34 ngày :D Kể cũng ổn ổn;))
Thời gian còn lại dành thời gian cho việc khác =))

Bắt đầu luôn và ngay;))
Ak. Các cộng sự của t ngày xưa tiếp tục hoạt động nhé :x




1- Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học: 2 câu

Cái này vẻn vẹn có 2 câu:D,

Các dạng bài :
1.Liên quan đến nguyên tử: R, Độ âm điện, ....... Theo nhóm và chu kỳ
2.Tìm Ngtu khi biết số hạt, proton, nowtron.....
3. Cấu hình e, ion âm, dương.....
4.Liên kết: Ion, cộng hóa trị, cho-nhận,...


<Còn cái gì thiếu k nhỉ, mọi ng bổ sung nka

Phần này thì không có phương pháp làm bài hoàn chỉnh, Nên bắt tay vào làm bài tập luôn nhá :D. Ai có tài liệu gì hay, or là muốn chia sẻ kiến thức gì thì post "Ngay " lên nhé :D
Ai có file bài tập nào về phần này thì post hết zô :D, tại t cũng ít tai liệu phần nàY:D

Câu 1: Dãy gồm các ion , và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là
A. , , Ar. B. , , Ne. C. , , Ne. D. , , Ar.

Câu 2: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố P (Z =15) có số electron độc thân là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 3: Ở trạng thái cơ bản, hạt vi mô nào sau đây có số electron độc thân lớn nhất ?
A. N. B. . C. . D. Si.

Câu 4: Nguyên tử Fe (Z = 26). Cấu hình electron của ion là
A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d54s1. C. [Ar]3d64s2. D. [Ar]4s23d4

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X, Y lần lượt là
A. Fe và Cl. B. Na và Cl. C. Al và Cl. D. Al và P.

Câu 6: Tổng số hạt mang điện trong hợp chất AB2 bằng 44. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử A là 4. Số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là
A. 5 ; 9. B. 7 ; 9. C. 16 ; 8. D. 6 ; 8.

Câu 7: Nguyên tố X có hai đồng vị X1 và X2. Tổng số hạt không mang điện trong X1 và X2 là 90. Nếu cho 1,2 gam Ca tác dụng với một lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất CaX2. Biết tỉ lệ số nguyên tử X1 : X2 = 9 : 11. Số khối của X1, X2 lần lượt là
A. 81 và 79. B. 75 và 85. C. 79 và 81. D. 85 và 75.

Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là
A. 50,00%. B. 27,27%. C. 60,00%. D. 40,00%.

 
Last edited by a moderator:
T

thanhduc20100

Câu 1: Dãy gồm các ion , và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là
A. , , Ar. B. , , Ne. C. , , Ne. D. , , Ar.
Câu này sao đáp án giống nhau vậy, không hiểu nữa

Câu 2: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố P (Z =15) có số electron độc thân là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu hình: [Ne] 3s2 3p3
Câu 3: Ở trạng thái cơ bản, hạt vi mô nào sau đây có số electron độc thân lớn nhất ?
A. N. B. . C. . D. Si.
Sao đáp an B, C không có chất nào vậy;))

Câu 4: Nguyên tử Fe (Z = 26). Cấu hình electron của ion là
A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d54s1. C. [Ar]3d64s2. D. [Ar]4s23d4
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X, Y lần lượt là
A. Fe và Cl. B. Na và Cl. C. Al và Cl. D. Al và P.
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là
A. 50,00%. B. 27,27%. C. 60,00%. D. 40,00%.
X chiếm 94.12% => H chiếm 5.88%
ns2np4 => X thuộc nhóm 6 A
Công thức là: XH2
=> [TEX]{M}_{XH2}=\frac{2*100}{5.88}=34[/TEX]
=> X=32=> X là S
cái này => luôn X chiếm 50%, khỏi cần tính toán làm gì=))=))
P/s: ngũ trưa đã:(:)((, làm 100 câu trong này chắc là ổn cái phần này :D
http://www.4shared.com/account/dir/RaexxR70/_online.html?rnd=43#
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

Cai file đó tạm ổn :D.

Nghe 100c nghe sợ, N mà làm thì nhanh chẳng gì bằng, K bằng thời gian ngồi nt dt 2tn và chờ phản hồi =)):D
Ai muốn ôn thì dow vô về mà làm nhá:D
cái links của Đức đó.
Đức: Sao c đúng là, bớt câu 7 . Đúng cái câu t làm chưa ra :D

Câu 7: Nguyên tố X có hai đồng vị X1 và X2. Tổng số hạt không mang điện trong X1 và X2 là 90. Nếu cho 1,2 gam Ca tác dụng với một lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất CaX2. Biết tỉ lệ số nguyên tử X1 : X2 = 9 : 11. Số khối của X1, X2 lần lượt là
A. 81 và 79. B. 75 và 85. C. 79 và 81. D. 85 và 75.

< Tiện thể nói luôn về cái lớp lớp cái. Sao t có ấn tượng gì ta:|
Câu 59: Lớp thứ 4(n=4) có số electron tối đa là
A. 32 B. 16 C. 8 D. 50

Câu 60: Lớp thứ 3(n=3) có số phân lớp là
A. 7 B. 4 C. 3 D. 5

Câu 65: Phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Những e có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một phân lớp.
B. Tất cả đều đúng.
C. Những e có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp.
D. Lớp thứ n có n phân lớp( n

Câu 76: Lớp thứ 3(n=3) có số obitan là
A. 9 B. 10 C. 7 D. 18

Câu 98: Số obitan tối đa có thể phân bố trên lớp M(n=3) là
A. 32 B. 18 C. 9 D. 16


Tám vô nốt mấy cái này :D. Ai có bài, + file về Liên kết hóa học thì post lên nhá.
Có xong cái phần 1 này trong hôm nay :)) cùng lắm thì sáng mai =))

Như vậy là rút được 1 ngày vào mục này, Tức là để dành tiền "time" cho chuyên đề khác khó hơn :))
 
M

marucohamhoc

Cai file đó tạm ổn :D.

Nghe 100c nghe sợ, N mà làm thì nhanh chẳng gì bằng, K bằng thời gian ngồi nt dt 2tn và chờ phản hồi =)):D
Ai muốn ôn thì dow vô về mà làm nhá:D
cái links của Đức đó.


Câu 7: Nguyên tố X có hai đồng vị X1 và X2. Tổng số hạt không mang điện trong X1 và X2 là 90. Nếu cho 1,2 gam Ca tác dụng với một lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất CaX2. Biết tỉ lệ số nguyên tử X1 : X2 = 9 : 11. Số khối của X1, X2 lần lượt là
A. 81 và 79. B. 75 và 85. C. 79 và 81. D. 85 và 75.

cái này...để sau làm đi:D

< Tiện thể nói luôn về cái lớp lớp cái. Sao t có ấn tượng gì ta:|
Câu 59: Lớp thứ 4(n=4) có số electron tối đa là
4s4p4d4f
số e= 2.n^2= 2.4^2= 32:D
Câu 60: Lớp thứ 3(n=3) có số phân lớp là



Câu 65: Phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Những e có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một phân lớp.
B. Tất cả đều đúng.
C. Những e có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp.
D. Lớp thứ n có n phân lớp( n

:-??, cái B là sao cà:-?
đề sai à:D

Câu 76: Lớp thứ 3(n=3) có số obitan là

cái này cũng có cách tính mà tớ quên roài:D

Câu 98: Số obitan tối đa có thể phân bố trên lớp M(n=3) là

:|, cái này giống câu trên à:|:-o:-S, ko hiểu đề:-S
 
M

marucohamhoc

tớ nghĩ nên có thêm phần Phân bón:-S, cô giáo nói có ra phần này:((, sợ chết:-S
mướp coi sao nhá:x
Liên kết hóa học
Các loại liên kết hóa học:
+)liên kết ion: là liên kết được tạo thành do lực hút lĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
Đk liên kết: thường xảy ra giữa những ng tố khác hẳn nhau về bản chất hóa học ( thường xáy ra vs các kim loại điển hình và phi kim điển hình)
+)liên kết cộng hóa trị:là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung
Đk liên kết: xảy ra giữa các ng tố giống nhau hoặc gần giống nhau về bản chất hóa học( thưởng xảy ra vs các ng tố phi kim nhóm IVA, VA, VIA, VIIA)
- cộng hóa trị có cực
- cộng hóa trị ko cực
- liên kết cho nhận
+)liên kết kim loại: là liên kết được hình thành giữa các ng tử và ion kim loai trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do
Cái này trong SGK:D
Các phần liên quan: tinh thể, sự lai hóa obitan…:|
Bài tập
Câu 1. Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần độ phân cực liên kết là:
a. HCl, Cl2, NaCl
b. Cl2, HCl, NaCl
c. NaCl, Cl2, HCl
d. Cl2, NaCl, HCl
Câu 2. dãy gồm các phân tử có cùng 1 kiểu liên kết là:
a. Cl2, Br2, I2, HCl
b. HCl, H2S, NaCl, N2O
c. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3
d. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl
Câu 3. Các liên kết trong phân tử Nito bao gồm:
a. 3 LK pi
b. 1 LK pi, 2 LK xích ma
c. 1 LK xích ma, 2 LK pi
d. 3 LK xích ma
:)), câu này dễ:))
Câu 4. Cho biết độ âm điện của Si là 1,9, của O là 3,44
LK trong phân tử SiO2 là:
a. LK ion
b. LK cộng hóa trị phân cực
c. LK cộng hóa trị ko phân cực
d. Phối trí:|
Câu 5. Tìm câu sai:
a. nước đá là 1 loại tinh thể phân tử
b. trong tinh thể phân tử, LK giữa các phân tử là LK cộng hóa trị
c. trong tinh thể phân tử, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu
d. tinh thể iot thuộc loại tinh thể phân tử
hic:-S
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

Còn câu này, vậy tớ giải quyết nốt :)

Câu 7: Nguyên tố X có hai đồng vị X1 và X2. Tổng số hạt không mang điện trong X1 và X2 là 90. Nếu cho 1,2 gam Ca tác dụng với một lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất CaX2. Biết tỉ lệ số nguyên tử X1 : X2 = 9 : 11. Số khối của X1, X2 lần lượt là
A. 81 và 79. B. 75 và 85. C. 79 và 81. D. 85 và 75.


[TEX]n_{Ca} = 0,03 \Rightarrow n_{X} =0.06[/TEX]
[TEX]m_{X}=5,994-1,2=4,995 \Rightarrow M_{X} =79,9 [/TEX]

Sơ đồ đường chéo \Rightarrow đáp án A


Cái kiểu số lớp, n=... với obitan ở lớp thứ là thế nào. T chẳng nhớ gì à. Nói rõ hơn đi:D


Hôm này chuyển phần 2:
2- Phản ứng oxi hoá- khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học, sự điện li: 3 câu

Dạng bài:
1. Xác định chất oxh hóa, chất khử, ... cái điều kiện liên quan
2. Tốc độ pu, sự chuyển dịch khi có thêm các điều kiện
3.CB PTPU
4. Điện li, hằng số điện li, Ka, Kb ....



T chưa tìm thấy file bài tập, Mọi người tìm giúp t cái rồi post lên;)
 
T

toi_yeu_viet_nam

Cái kiểu số lớp, n=... với obitan ở lớp thứ là thế nào. T chẳng nhớ gì à. Nói rõ hơn đi:D




Lý thuyết về các số lượng tử

4 số lượng tử đặc trưng cho trạng thái của e trong nguyên tử là:
số lượng tử chính(n),số lượng tử phụ(l),số lượng tử từ(m) và số lượng tử spin(s hoặc ms)
1/Số lượng tưt chính:kí hiệu là n nhận các giá trị nguyên dương.Mỗi giá trị của n đặc trưng cho số lớp trong nguyên tử
n=1-->K
n=2->lớp L
n=3-->lớp M
.......
(cái này gần giống trạng thái dừng của lí nhở)
2/số lượng tử phụ
Mỗi e tử n=2 trở lên gồm nhiều phân lớp nên mỗi phân lớp đc đặc trưng bởi cái l này
l nhận giá trị nguyên dương từ 0-->n-1
l=0-->lớp s
l=1-->lớp p
l=3-->lớp d
l=4 lớp f
......
(cái này để nhận dạng hình thù của obtan)
ví dụ:s là hình cầu
p là số 8 nổi
d là hoa 4 cánh nổi
........
3/số lượng tử từ m
cái này để xác định hướng của obitan nguyên tử
ứng với 1 giá trị của l có 2l+1 giá trị của m
nhận cả gt âm và dương
ví dụ:
l=0 có 1 gt của m=0(1obt s)
l=1==>có 3 giá trị của m là:-1,0,1(3obt p)
l=2==>có 5 gt của m:-2,-1,0,1,2(5obt d)
................
4/số lượng tử spin
đặc trưng cho sự chuyển động riêng của e
chỉ nhậ 2 gt s=1/2 hoặc s=-1/2
(ciều quay)

Mấy công thức liên quan đến số obt .......
+Trong mỗi lớp chỉ có tối đa 4 phân lớp e
+số phân lớp trong 1 lớp là =n
+số lượng obt trong 1 lớp =n.n(lười gõ tex)(trừ lớp 5,6,7)
 
T

traimuopdang_268

Bổ sung này :x

. Liên kết hiđrô: Liên kết hiđrô là liên kết hóa học khi có lực hút tĩnh điện giữa:

  • H mang điện dương: là nguyên tử hidro liên kết với nguyên tố có độ âm điện mạnh như N, Cl, O, F
  • Nguyên tố có độ âm điện mạnh, mang điện âm

Ảnh hưởng của liên kết hidro đến tính chất lí, hóa học của các chất


  • Liên kết hidro liên phân tử làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi...
  • Liên kết hidro liên phân tử làm giảm độ điện ly của axit
  • Gây biến đổi độ tan : nếu chất tan tạo được liên kết hidro với dung môi thì chất tan tan tốt trong dung môi đó. Ví dụ: rượu etilic tan vô hạn trong nước, amoniac tan rất tốt trong nước...
  • Mọi liên kết hóa học phát sinh ra từ tương tác giữa các điện tử của các nguyên tử khác nhau đưa đến quá trình hình thành liên kết chính là sự giảm mức năng lượng. Điều này cho thấy, các quá trình hình thành liên kết luôn có năng lượng đính kèm entanpi < 0 (hệ toả năng lượng).

tớ nghĩ nên có thêm phần Phân bón:-S, cô giáo nói có ra phần này:((, sợ chết:-S
mướp coi sao nhá:x

Uk. cung được, Vậy t bổ sung vào mục khác :D

Bài tập
Câu 1. Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần độ phân cực liên kết là:
a. HCl, Cl2, NaCl
b. Cl2, HCl, NaCl
c. NaCl, Cl2, HCl
d. Cl2, NaCl, HCl
Câu 2. dãy gồm các phân tử có cùng 1 kiểu liên kết là:
a. Cl2, Br2, I2, HCl
b. HCl, H2S, NaCl, N2O
c. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3 cùng là LK Ion
d. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl
Câu 3. Các liên kết trong phân tử Nito bao gồm:
a. 3 LK pi
b. 1 LK pi, 2 LK xích ma
c. 1 LK xích ma, 2 LK pi vì có LK ba
d. 3 LK xích ma
Câu 4. Cho biết độ âm điện của Si là 1,9, của O là 3,44
LK trong phân tử SiO2 là:
a. LK ion
b. LK cộng hóa trị phân cực :
c. LK cộng hóa trị ko phân cực
d. Phối trí:|
Cách xác định dựa vào độ âm điện. gọi hiệu độ âm điện là a nka

[TEX]0\leq a \leq 0,4 \Rightarrow LK + ht [/TEX]ko cực
[TEX]0.4\leq a \leq 1,7 \Rightarrow LK + ht[/TEX]có cực
[TEX]1,7\leq a \Rightarrow LK Ion[/TEX]

Câu 5. Tìm câu sai:
a. nước đá là 1 loại tinh thể phân tử
b. trong tinh thể phân tử, LK giữa các phân tử là LK cộng hóa trị
c. trong tinh thể phân tử, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu
d. tinh thể iot thuộc loại tinh thể phân tử
hic:-S
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

Vài điều cần nhớ và bài tập phần 2:)


#1/ Lý thuyết phản ứng hoá học
1. Tốc độ phản ứng hoá học
2. Cân bằng hoá học
3. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng
Nguyên lí chuyển dịch cân bằng “Khi thay đổi một trong các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của ảnh hưởng đó”.
BT1:
Những yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng ?

Cho cân bằng như sau :
N2(k) + 3H2(k)----> 2NH3(k)
denta H<0.
Áp dụng những biện pháp nào để tăng hiệu suất phản ứng ?


#2/ SỰ ĐIỆN LI
1.Quá trình phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li

2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu
a. Chất điện li mạnh
- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.

NaCl → Na+ + Cl- Chất điện li mạnh bao gồm
Các axit mạnh như HNO3, H2SO4, HClO4, HClO3, HCl, HBr, HI, HMnO4...
Các bazơ mạnh như NaOH, Ba(OH)2...
Hầu hết các muối.
b. Chất điện li yếu
- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần phân li ra ion, phần còn lại tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch.
Thí dụ
CH3COOH \Rightarrow CH3COO- + H+
- Chất điện li yếu gồm
axit có độ mạnh trung bình và yếu: CH3COOH, HCN, H2S, HClO, HNO2, H3PO4...
bazơ yếu Mg(OH)2¬, Bi(OH)3...
Một số muối của thuỷ ngân như Hg(CN)2, HgCl2...
[/COLOR]

BT: Mấy cái này siêu dễ. chém thử. rồi tìm tiếp ;)). ai post ít bài nên t làm ;))
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_maruko9x

30/ Kết tủa lớn nhất khi [tex]n_{Ba(OH)_2} = m_{CO_3^{2-}} + n_{SO_4^{2-}} = c + d = 0.5(a + b) \Rightarrow x = 2.5(a + b)[/tex]

14/ Độ điện li càng lớn thì dẫn điện càng khoẻ. Tách càng nhiều H+ thì dẫn điện càng khoẻ.

[tex]\Rightarrow A. CH_3COOH;\tex{ }HCl;\tex{ }H_2SO_4[/tex]

15/ [tex]A.\tex{ }a\tex{ }<\tex{ }b\tex{ }=\tex{ }1[/tex]

16/ [tex]B.\tex{ }3:\tex{ }NaHCO_3;\tex{ }NaHSO_4;\tex{ }Na_2HPO_4[/tex]

1/ [tex][H_2SO_4] = 0.1M \Rightarrow [H^+] = 0.2M \Rightarrow B.\tex{ }pH\tex{ }<\tex{ }1[/tex]

2/ A thì HF mạnh hơn HCl, ko tạo kết tủa.

B thì là khí.

C thì [tex]NaF + HF \rightarrow NaHF_2 \downarrow[/tex]

\Rightarrow D. Phương pháp sunfat, điều kiện [tex]H_2SO_4[/tex] đặc nóng.
 
V

vanglai

minh lam thu:
1 d
2.a
3.b
4.b
5b
6.d
cau1: minh nghi van phai xet phan ung cua [TEX]NH^4+[/TEX] voi Ba(OH)2 nua chu!!!
 
V

vanglai

30/ Kết tủa lớn nhất khi [tex]n_{Ba(OH)_2} = m_{CO_3^{2-}} + n_{SO_4^{2-}} = c + d = 0.5(a + b) \Rightarrow x = 2.5(a + b)[/tex]

14/ Độ điện li càng lớn thì dẫn điện càng khoẻ. Tách càng nhiều H+ thì dẫn điện càng khoẻ.

[tex]\Rightarrow A. CH_3COOH;\tex{ }HCl;\tex{ }H_2SO_4[/tex]

15/ [tex]A.\tex{ }a\tex{ }<\tex{ }b\tex{ }=\tex{ }1[/tex]

16/ [tex]B.\tex{ }3:\tex{ }NaHCO_3;\tex{ }NaHSO_4;\tex{ }Na_2HPO_4[/tex]

1/ [tex][H_2SO_4] = 0.1M \Rightarrow [H^+] = 0.2M \Rightarrow B.\tex{ }pH\tex{ }<\tex{ }1[/tex]

2/ A thì HF mạnh hơn HCl, ko tạo kết tủa.

B thì là khí.

C thì [tex]NaF + HF \rightarrow NaHF_2 \downarrow[/tex]

\Rightarrow D. Phương pháp sunfat, điều kiện [tex]H_2SO_4[/tex] đặc nóng.
câu 15 : axit càng yếu thì Ph càng lớn chứ !! - vì càng phân li mạnh thì nồng độ lớn => ph bé
 
N

nhoc_maruko9x

minh lam thu:
1 d
2.a
3.b
4.b
5b
6.d
cau1: minh nghi van phai xet phan ung cua [TEX]NH^4+[/TEX] voi Ba(OH)2 nua chu!!!
Xét phản ứng đó làm gì hả bạn. Vì nó có tạo kết tủa gì đâu. Quan trọng là ion [tex]Ba^{2+}[/tex] chứ ko phải [tex]OH^-[/tex]

câu 15 : axit càng yếu thì Ph càng lớn chứ !! - vì càng phân li mạnh thì nồng độ lớn => ph bé
Uh đoạn đó mình nhầm :)
 
T

traimuopdang_268

Ok. Đáp án của Koko chuẩn rồi. Lệch mỗi câu 15 lúc đâu. Duyệt! ;))

Còn câu 1, chưa thấy ai làm kìa:D < t fai tô màu xanh mà k ai đọc=)) >

BT1:
Những yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng ?

Cho cân bằng như sau :
N2(k) + 3H2(k)----> 2NH3(k)
denta H<0.
Áp dụng những biện pháp nào để tăng hiệu suất phản ứng ?

Lướt vô nhà m thấy ít bài hay:D:D

2.Cho dung dịch bão hòa [TEX]Mg(OH)_2[/TEX] có pH=10.5
a) Tính tích số tan của [TEX]Mg(OH)_2[/TEX]
b) Tính độ tan của [TEX]Mg(OH)_2[/TEX] trong dung dịch[TEX]NaOH[/TEX] 0.01M
c) Trộn 10g [TEX]Mg(OH)_2[/TEX] với 100ml dung dịch [TEX]HCl[/TEX] 0.1M. Tính pH của dung dịch khi cân bằng được thiết lập

3.1, cho 0.2 molCH3COONa vào 1lit dd CH3COOH 0.3 M thì độ điện li của axit CH3COOH là bn? biết ã CH3COOH có Ka=1,3.10^-5; độ điện li của CH3COONa là 90%
A. 1%
B,0,1%
C,0.01%
D,0.001%
2, trong 1l dd axHF có chưa 4g HF nguyên chất. Độ điên li của ax này là 8%. Hằng số phân li của axit này là:
A,6,96.10^-4
B,9.96.10^-4
C,6,69.10^-4
D,6,96.10^-5
3,hòa tan hoàn toàn hh X gồm 0,002mol FeS2 và 0,003mol FeS cho vào lượng dư H2SO4 đ,nóng thu dk khí Y. hấp thụ hoan toàn khí Y bằng lg vua đủ dd KMnO4 thu dk ddZ có pH=2. giá trị của V:
a.1,14l
b.2.28l
c.22.8l
d.11.4l
4, pha thêm 40cm3 nước vào 10cm3 dd CH3COOH có pH= 4,5, pH đ thu đkA,4,85
B,5,84
C,4,58
D,8,54
 
T

traimuopdang_268

2.Cho dung dịch bão hòa [TEX]Mg(OH)_2[/TEX] có pH=10.5
a) Tính tích số tan của [TEX]Mg(OH)_2[/TEX]
b) Tính độ tan của [TEX]Mg(OH)_2[/TEX] trong dung dịch[TEX]NaOH[/TEX] 0.01M
K thấy ai chém à;)). Hay là do dễ quá? :-SS

Vậy t làm bài này. Mọi ng vẫn k vô là t cho qua đó. trễ vs dự định 1 ngày oy=((

1) Gọi c là [Mg2+] trong dd bão hòa Mg(OH)2
Mg(OH)2 ---> Mg(2+) + 2OH(-)
____________c_______2c
pOH = 14 - 10.5 = 3.5 => [OH-] = 2c = 10^ -3.5 M
=> c = 0.5*10^ -3.5
=> T1 = [Mg2+][OH-]^2 = c * (2c)^2 = 1.58*10^ -11

2)
_____Mg(OH)2 ---> Mg(2+) + 2OH(-)
Co:___c__________0_______0.01
-dC:__c__________c_______2c (vì Mg(OH)2 tan hết)
[]:____0__________c_____(0.01+2c)
T1 = c*(0.01+2c)^2 = 1.58*10^ -11 (vì dd bão hòa)
=> c = 1.56*10^ -7 M
 
I

inujasa

Nhìn qua thấy làm đc mỗi bài này, mak cũng ko bik đúng hay sai
Những yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng ?

Cho cân bằng như sau :
N2(k) + 3H2(k)----> 2NH3(k)
denta H<0.
Áp dụng những biện pháp nào để tăng hiệu suất phản ứng ?
Giảm nhiệt độ
Tăng áp suất
Thêm N2 và H2
Rút bớt NH3
 
N

nhoc_maruko9x

Nhìn qua thấy làm đc mỗi bài này, mak cũng ko bik đúng hay sai

Giảm nhiệt độ
Tăng áp suất
Thêm N2 và H2
Rút bớt NH3
Sửa chút nhé: Duy trì nhiệt độ thích hợp chứ ko phải giảm nhiệt độ. Vì phản ứng này cần điều kiện nhiệt độ để có thể xảy ra.
 
N

nhoc_maruko9x

K thấy ai chém à;)). Hay là do dễ quá? :-SS

Vậy t làm bài này. Mọi ng vẫn k vô là t cho qua đó. trễ vs dự định 1 ngày oy=((

1) Gọi c là [Mg2+] trong dd bão hòa Mg(OH)2
Mg(OH)2 ---> Mg(2+) + 2OH(-)
____________c_______2c
pOH = 14 - 10.5 = 3.5 => [OH-] = 2c = 10^ -3.5 M
=> c = 0.5*10^ -3.5
=> T1 = [Mg2+][OH-]^2 = c * (2c)^2 = 1.58*10^ -11

2)
_____Mg(OH)2 ---> Mg(2+) + 2OH(-)
Co:___c__________0_______0.01
-dC:__c__________c_______2c (vì Mg(OH)2 tan hết)
[]:____0__________c_____(0.01+2c)
T1 = c*(0.01+2c)^2 = 1.58*10^ -11 (vì dd bão hòa)
=> c = 1.56*10^ -7 M
Những bài như này mp cho qua luôn đi.. Vì mình còn chẳng được học.. Và chắc nhiều bạn cũng vậy. Hơn nữa chắc chắn nó ko có trong đề thi đâu :)
 
Top Bottom