Môn học khác [YHTH] ĐẠI CƯƠNG VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG VÀ THẢM HỌA

notjustus

Học sinh
8 Tháng một 2023
2
0
21
23
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

~~~~MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ THẢM HỌA~~~~


1. Môi trường: Là tất cả những điều kiện tự nhiênxã hội, luôn có sự liên quan mật thiết tác động lẫn nhau đối với các sinh vật đang sống

2. Ô nhiễm môi trường: là khi có sự thay đổi có mặt một chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong thành phần, cấu trúc môi trường tự nhiên, xã hội gây nên những tác động có hại cho môi trường sinh tháicon người

3. Sự cố và thảm họa đều chỉ các hỏng hóc, mất mát với các mức độ khác nhau với những phạm vi nhất định của tự nhiên hoặc xã hội.
*Một thiên tai, thảm họa nhất thiết phải hội đủ 1 số tiêu chuẩn sau
- Ít nhất 10 người chết hoặc ít nhất 100 người bị ảnh hưởng
- Môi trường bị tàn phá hoặc ô nhiễm nặng
- Tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, cộng đồng
- Kêu gọi sự giúp đỡ quốc tế
Về mặt y tế, thảm họa là hiểm họa gây thương vong hàng loạt nhiều nạn nhân cần được cấp cứu trong 1 môi trường không bình thường và nhiều xáo trộn


~~~~PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG~~~~


I - Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Môi trường tự nhiên bao gồm: Đất, nước, không khí, cây cỏ, tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố liên quan... đảm bảo cho con người có khả năng tồn và phát triển. Các yếu tố này thay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với môi trường sinh thái --> Ô nhiễm môi trường

1. Đất

- Chiếm 28% diện tích bề mặt trái đất; Tính chất ổn định; Nơi dày nhất 60-80km, mỏng nhất 2-8km
- Đất ở nhiều nơi đang có nguy cơ suy thoái, ô nhiễm nặng
- Suy thoái đất chủ yếu là : Vấn đề sa mạc hóa đang có chiều hướng lan rộng.
- Ô nhiễm đất phần lớn do:
+ Thảm họa tự nhiên
+ Xả nước bừa bãi của con người trong quá trình sản xuất, sinh hoạt

2. Nước

- Chiếm 3/4 diện tích bề mặt trái đất; Tính chất không ổn định, thường xuyên chuyển động, quan trọng với đời sống con người
- Ô nhiễm nước phần lớn do:
+ Ảnh hưởng của biến đổi tự nhiên theo hướng bất lợi
+ Tác động không hợp lý, xả thải bừa bãi của con người trong quá trình sản xuất, sinh hoạt

3. Không khí

- Toàn bộ môi trường không khí bao quanh trái đất; Có ảnh hướng đến khí hậu, thời tiết; Tính chất không ổn định, dễ biến đổi luân chuyển --> Dịch bệnh dễ lan rộng
- Ô nhiễm không khí liên quan mật thiết với
+ Quá trình sản xuất, sinh hoạt của con người
+ Các diễn biến bất thường của tự nhiên

* Hiên nay, các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo khẩn thiết, đề xuất 1 chương trình giám sát bắt buộc với MT nước và MT không khí, do:
- Tính không ổn định
- Dễ biến đổi theo chiều hướng bất lợi

II - Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KINH TẾ

* Môi trường kinh tế xã hội là những điều kiện kinh tế xã hội nhất định giúp con người tồn tạiphát triển cũng như mqh ràng buộctác động tương hỗ của những điều kiện đó đối với con người
* Để đảm bảo cuộc sống -> Con người lao động sản xuất -> Tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho bản thân, xã hội. Trong suốt quá trình sống, con người gắn bó mật thiết với môi trường, ảnh hưởng tác động lẫn nhau.
* Con người sử dụng môi trường để tồn tại và phát triển, đồng thời môi trường cũng luôn bị con người tác độnggây ra biến đổi.
* Trong sinh hoạt xã hội, khi mối quan hệ xã hội giữa người và người tốt, thuận lợi -> Giúp con người năng động, hạnh phúc -> Tác động tốt lên sức khỏe và ngược lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe


~~~~CÁC LOẠI HÌNH THẢM HỌA~~~~


I - PHÂN LOẠI CÁC THẢM HỌA

1. Thảm họa do thiên nhiên

- Do biến đổi bất thường về khí tượng địa lýmôi trường sinh thái.
- Thường bao gồm: Bão, lũ lụt, giông, sét, sóng thần,...

2. Thảm họa do con người gây ra

- Các tai nạn công nghiệp: Thảm họa do cháy nổ, hóa chất,....
- Các tai nạn giao thông: Đường bộ, đường thủy,...
- Các tai nạn xây dựng kiến trúc: Sập đổ nhà, sập vỡ đập thủy lợi,...

- Thảm họa do phá hoại môi trường, gây ô nhiễm nặng môi trường sống: Phá rừng, cháy rừng, diệt chủng 1 số loài sinh vật quý hiếm,....
- Thảm họa do dịch vụ y tế, xã hội: Phóng xạ, tia X, rác thải nguy hiểm,...
- Thảm họa do các yếu tô xã hội chính trị kinh tế: Nạn đói, xung đột vũ trang, bạo động,....
Ngoài ra, thảm họa còn được phân loại dựa trên 1 số tiêu chí khác tùy vào lĩnh vực nghiên cứu: Thời gian, địa dư, tình trạng giao thông liên lạc,...


II - PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ THẢM HỌA

Bộ Y tế quy định mức độ thảm họa theo số nạn nhân
Mức 130 - 100 nạn nhân20 - 50 nhập viện
Mức 2101 - 500 nạn nhân51 - 200 nhập viện
Mức 3501 - 2000 nạn nhân201 - 300 nhập viện
Mức 4> 2000 nạn nhân> 300 nhập viện
==> Là căn cứu để huy động nguồn lực ( người, xe cứu thương, ...) phục vụ công tác khắc phục hậu quả thảm họa

~~~~NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ và BIỆN PHÁP BẢO VỆ, DỰ PHÒNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG~~~~


I - NGUYÊN NHÂN và HẬU QUẢ DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG

- ONMT được quy kết bởi 2 nguyên nhân quan trọngcó mức độ tác động khác nhau: Do tự nhiên; Do nhân tạo

* ONMT tự nhiên
- Diễn biến khách quan
- Từ tự nhiên gây ra tác động lớn
- Làm thay đổi số lượng, chất lượng môi trường : Núi lửa, sóng thần,...
+ 2004 sóng thân ở Nam Á --> > 200000 người chết, ô nhiễm trong thời gian dài

* ONMT nhân tạo
- Do hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người
+ Xây thủy điện đầu nguồn -> Cạn kiệt, bức tử sống
+ Khu CN Fomsa Hà Tĩnh -> Tê liệt hoạt động đánh bắt cá

II - CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ, DỰ PHÒNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

1. Các nguyên tắc cơ bản bảo vệ môi trường

- Bảo vệ MT sự nghiệp của toàn xã hội, là quyềntrách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tếbảo đảm tiến bộ XH để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ MT khu vực, toàn cầu
- Nguyên tắc BVMT phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
- Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính, kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Tích cực tuyên truyền, giáo dục vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Thực hiện các nguyên tắc cụ thể:
+ giảm thiểu,
+ thu gom,
+ tái chế
+ tái sử dụng chất thải.
+ Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo,
+ Giảm thiếu khí thải gây hiệu ứng nhà kính và phá hủy tầng ôzôn,
+ Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, tiến tới xóa bỏ các hoạt động gây hại đến môi trường.

2. Các qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về luật môi trường

* Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Để tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực môi trường, Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban hành nhiều văn bản như:
- Thông tư số 05/2009/ TT-BYT ngày 17-06-2009 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
- Thông tư số 10/2009/ TT-BTNMT ngày 11-08-2009 của Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành quy định về bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bò.
- Thông tư số 16/2009/ TT-BTNMT ngày 07-10-2009 của Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành quy định về chất lượng không khí xung quanh và một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh.
- Thong tu s6 25/2009/ TT-B1NMT ngay 26-11-2009 của bộ tài nguyên môi trường ban hành quy chuan quic gia ve moi truing kem theo 08 ner dung sau đây:
• QCVN 07: 2009/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
• QCVN 19: 2009/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
• QCVN 20: 2009/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
• QCVN 21: 2009/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học;
• QCVN 22: 2009/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện;
• QCVN 23: 2009/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng;
• QCVN 24: 2009/ BTNMT - Quy chuân kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
• QCVN 25: 2009/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chon lấp chất thải rắn;
- Thông tư liên tịch số 197/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 08-12-2010 hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16-12-2010 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (tiếng ồn, độ rung, nước thải y tế, nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu);
- Thông tư số 41/2010/TT-BTNMT ngày 28-12-2010 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (khí thải lò đốt chất thải công nghiệp);
- Thông tư số 42/2010/TT-BTNMT, 43/2010/TT-BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (khí thải công nghiệp lọc hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ, nước khai thác thải từ các công trình dâu khí trên biển, dung dịch khoa và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biến, môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu, phế liệu nhựa nhập khẩu, phế liệu giấy nhập khẩu);
- Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 03-12-2010 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 8-7-2010 quy định về phòng ngừa, đấu trạnh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường...


~~~~MỘT SỐ SỰ CỐ, THẢM HỌA NGHIÊM TRỌNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THẢM HỌA~~~~


I. Một số sự cố, thảm họa nghiêm trọng (Occurrence, Disasters) trên thế giới và Việt Nam

1. Một số sự cố, thảm họa nghiêm trọng trên thế giới

* Trong lịch sử thế giới. nhân loại đã chứng kiến, ghi nhận rất nhiều sự cố, thảm họa nghiêm trọng xấy ra, gây tàn phá môi trường và hệ sinh thái. Có thảm họa xấy ra đã tiêu diệt hầu hết các loài sinh vật trên trái đất.
* Các nhà khoa học ước tính rằng càng ngày thảm họạ và thiên tai trên thế giới càng có xu hướng gia tăng (nhiều tác giả ước lượng là tăng gấp 3 lần so với những năm 60 của thế kỷ XX) và các thiên tai thảm họạ có xu hướng mạnh lên và gây thiệt hại nhiều hơn trước
- Vùng Châu Á Thái Bình Dương chiếm 52% tổng diện tích các lục địa và 50% dân số thế giới, song số lượng các vụ thảm họa lại chiếm tới 70% toàn bộ số vụ thảm họa toàn cầu.
- Thảm họa gần đây tại Nhật Bản, gây tổn thất nặng nề cho người dân là trận sóng thần và động đất diễn ra vào tháng 3/2011. Thảm họa bao gồm nhiều trận động đất diễn ra liên tiếp trong nhiều ngày với cơn đại địa chấn có cường độ 9.0 độ richter với tâm chấn cách phía đông bán đảo Oshaka 70 km về phía đông ở độ sâu dưới biển khoảng 32 km. Các trận động đất đã gây ra các cơn sóng thần cao đến 38,9m tấn công vào vùng bờ biển của Nhật Bản, có nơi vào sâu trong đất liền dến 10km. Thống kê chính thức từ Chính phủ Nhật Bản cho thấy thảm họa này đã làm 15.365 người chết, 5.363 người bị thương và 8.206 người mất tích cũng như làm 125.000 nhà cửa bị hư hỏng hoặc phá hủy nhiều cấu trúc hạ tầng khác tại các vùng chịu ảnh hưởng...
- Tại Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời nằm trong vùng gần 1 trong 5 ổ bão lớn thế giới. Với địa hình hẹp, đồng bằng thấp nằm cạnh núi cao và dộc nên hàng năm thường xuyên xảy ra lũ lụt, cộng thêm tác động của một số hiểm họa như: mưa, bão, lốc xoáy, hạn hán và các dịch bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

2. Một số sự cô, thảm họa nghiêm trọng ở Việt Nam

* Tại Việt Nam do hệ thống thông tin về thảm hoạ thiên tai chưa được hoàn thiệnkhông ghi chép lại được đầy đủ nên rất khó có thể mô tả hết các thiệt hại do thiên tai và thảm hoạ.
- Trong năm 2008, ước tính có khoảng 500 người chết và thiệt hại về vật chất ước tính trên 13.300 tỷ đồng, trên 4000 ngôi nhà bị phá huy, gần 500.000 héc ta hoa màu bị thất thu.
- Thảm họa Formosa xẩy ra từ đầu năm 2016 và kéo dài ảnh hưởng đến năm 2017, bởi hàng trăm tấn hóa chất độc hại đổ ra biển miền trung gây phá hủy môi trường biển hết sức nghiêm trọng.
- Hàng năm, khu vực Biến Đông thường có 10 - 12 cơn bão từ Tây Thái Bình Dương đi vào gây ảnh hưởng đến nước ta.
- Mưa lũ thường xuyên xảy ra hàng năm tại các khu vực, tác hại là lũ ống, lũ quét, lũ gây sập lở đất núi đồi. Lũ lụt là mối đe doạ thường xuyên tại đồng bằng một số sông lớn (Cửu Long, Hồng Hà...).
- Mưa giông, lốc xoáy, mưa đá cũng là các thiên tai thường gặp.
- Động đất cũng xảy ra ở khu vực Sơn La, Lai Châu (1983, 1996...).

* Có thể tóm kết một số hiểm họạ chính thường gặp ở vài vùng địa lý tại Việt Nam như bảng dưới đây:
Các vùng
Hiểm họa chính
Vùng núi Bắc bộ, Trung bộLũ lụt, sạt lở đất, lũ quét
Vùng đồng bằng số HồngLũ lụt theo mùa mưa, bão, sạt lở đất, bồi lắng
Các tỉnh ven biển miền TrungBão, lũ quét, xâm nhập mặn, hạn hán
Vùng cao nguyênLũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng, lốc
Vùng đồng bằng Nam bộLũ lụt, bão, lốc, sạt lở, cháy rừng, nhiễm mặn

Tùy theo vùng, miền địa lý và thời gian trong năm, các loại hiêm họa có các mức độ xẩy ra thường xuyên, nhiều ít khác nhau, được gọi là tần suất của hiểm họa cao, trung bình hay thấp.
Ví dụ: lũ lụt thường xuyên xây ra trên các sông ở Bắc bộ từ tháng 6 đến tháng 10, nhưng trên các sông ở Nam bộ và vùng Tây Nguyên thì lại xẩy ra từ tháng 7 đến tháng 11.

II. Mười số sự cố môi trường và thảm họa nghiêm trọng hiện nay mang tính chất toàn cầu cần được phối hợp giải quyết

Ngày nay, các nhà khoa học đã đưa ra 10 thảm họa, nếu không có sự phôi hợp của toàn cầu để giải quyết thì nguy cơ tuyệt chủng không phải là một tương lai quá xa.

1. Đất đai bị suy thoái

* Năng suất sử dụng đất canh tác tại 110 quốc gia (tổng số 1 tỷ dân) đang giảm sút.
- Tại châu Phi, châu A và châu Mỹ la tinh, tình hình suy thoái đất đang xảy ra nghiêm trọng do mất rừng che phủ, do khai thác để trồng trọt và chăn nuôi quá mức.
- Ở một số vùng lượng đất bị bào mòn hàng năm lên tới 100 tấn/hecta.
* Việc lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu, việc bụi độc từ không khí bị ô nhiễm lắng xuống, việc thải rác độc hại... làm hiện tượng đất bị ô nhiễm trở nên không cải tạo lại được nữa.

2. Sự biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn năng lượng và hiệu ứng nhà kính đang đe doạ toàn nhân loại

* Theo dự báo của 2500 chuyên gia đại diện cho các quốc gia, mực nước biển đang dâng lên, nhiều vùng đông dân
- Bangladesh
- Ven biển Đông nam Á
- Các đảo trên Thái Bình Dương, Ấn Độ dương
sẽ chìm ngập trong nước biển. Sự tăng nhiệt độ gây các hậu quả nghiêm trọng đối với nông nghiệp và hệ sinh thái.

3. Giảm tinh đa dạng động thực vật

* Đô thị hóa, phát triển nông nghiệp để đáp ứng dân số tăng nhanh, giảm diện tích rừng và ô nhiễm môi trường, các diện tích vốn là vùng thiên nhiên hoang đã ngày càng thu hep, dẫn tới sự tuyệt chủng của hàng nghìn loài động thực vật mỗi năm

4. Diện tích rừng giảm sút

* Trong những thập kỷ vừa qua, tình trạng giảm diện tích rừng ở các nước nhiệt đới vô cùng trầm trọng.
* Từ năm 1980 đến 1990, 150.000.000.000 hecta rừng, thường được gọi là lá phổi xanh của Trái đất bị biến mất.

5. Nguồn nước ngọt bị đe doạ

* Theo ước tính của các chuyên gia, vào đầu thế kỷ tới, một phần tư Trái đất sẽ bị thiếu nước ngọt trong một thời gian dài.
* Chúng ta không tạo ra được nước nên chỉ có thể tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước mà thôi.

6. Ô nhiễm hóa chất

* Hàng triệu hợp chất hóa học do nền công nghiêp phát thải ra hiện đang tồn tại trong bầu khí quyển, trong đất, nước, cây cỏ, các loài vật và trong chính cơ thể của chúng ta => Toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên, băng nổi trên mặt đại dương... đều ô nhiễm.
* Các hóa chất hữu cơ, kim loại nặng và các sản phẩm độc hại đều có trong dây chuyền (chuỗi) thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, đe dọa sức khỏẻ con người và cả của động thực vật, gây ung thư ... và giảm độ phì nhiêu của đất đai.

7. Đô thị hóa vô tổ chức

Số lượng các thành phố cực lớn vào cuối thế kỷ này sẽ tăng lên 21. Điều kiện sống ở những thành phố này sẽ trở nên tồi tệ: chật chội, giao thông tắc nghẽn, mất vệ sinh, xuất hiện nhiều bệnh tật mới.

8. Diện tích mặt biển và đại dương sẽ tăng quá mức

Nước biển dâng sẽ nhấn chìm nhiều khu dân cư, diện tích đất trồng trọt. Dòng hải lưu bị thay đổi, gây nên những biến đổi khí hậu khó lường và những thiên tai lớn. Mặt biển có nguy cơ bị ô nhiễm nặng nê.

9. Không khí bị ô nhiễm nặng nề

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây bệnh tật, gây hại cho mùa màng, các công trình xây dựng cũng như nước ngọt sử dụng hàng ngày...

10. Lỗ thủng tầng ozon ngày càng rộng ra ở vùng cực trái đất

Cường độ bức xạ tử ngoại chiếu vào trái đất tăng lên do giảm thiếu màng ngăn O3 ở tầng bình lưu. Điều này gây ra nhiều tác hại như ung thư da và các bệnh khác.

III. Quản lý sự cố, thảm họa (Occurrence and Disaster management)

Mục tiêu cơ bản là làm sao để có thể giảm nhẹ ảnh hưởng, tác hại của sự cô, thảm họa ở mức tối thiểu nhất.

1. Quản lý, ứng phó sự cố, thảm họa

- Xây dựng và triển khai thực hiện những quyết định hành chính và những hoạt động thực địa với tất cả các giai đoạn của thảm họa ở các cấp.
- Điều hành thảm họa dựa trên một sự điều hành phối hợp nhiều ngành khoa học với nhau (interdisciplinary collaboration).
- Điều hành thảm họa là một điều hành có hiệu quả kịp thời kết hợp: trách nhiệm - tận tâm - kiến thức - phương pháp - khả năng hành động thực tiền đáp ứng với các tình huống khó khăn bất ngờ trong việc kịp thời giải quyết các vấn đề nấy sinh do các vụ thảm họa.

2. Dự phòng thảm họa

Gồm các biện pháp cần tiến hành khi có dự báo thảm họa sẽ xảy ra để kịp thời ứng phó một cách phù hợp và hiệu quả. Các hoạt động phòng ngừa có thể làm giảm đến mức thấp nhất tác động của thảm họa như xây dựng năng lực của các tổ chức trong cộng đồng nhằm thực hiện tốt các hoạt động cảnh báo, tìm kiếm và cứu hộ, sơ tán và cứu trợ, xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa thảm họa, dự trữ thiết bị, hàng hóa để huy động kịp thời, chuẩn bị hệ thống thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng...

3. Hạn chế tác hại

Gồm tất cả các biện pháp có thể thực hiện nhằm giảm đến mức thấp nhất những tác động của hiểm họa nhờ đó giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của thảm họa. Các biện pháp giảm nhẹ có thể là các biện pháp vật chất công trình (xây dựng đê điều, nhà ở an toàn...; hoặc các biện pháp mang tính pháp lý (nghiêm cấm người dân xây dựng nhà ở phía ngoài đô...),; hay các biện pháp phi công trình (tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đông, vận động về các vấn đề phát triển.).

4. Chuẩn bị đối phó thảm họa

Chuẩn bị đối phó thảm họa bao gồm việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nhằm cân bằng việc giảm nguy cơ và xây dựng khả năng chịu đựng của cộng đồng với việc đảm bảo khả năng đáp ứng và phục hồi hiệu quả. Chuẩn bị đối phó thảm họa bao gồm công tác tổ chức lực lượng, công tác huấn luyện đào tạo, công tác chuẩn bị dự trữ vật chất - kỹ thuật, công tác kiểm tra, công tác diễn tập...

5. Đáp ứng thảm họa

Đáp ứng thảm họa bao gồm việc chỉ huy điều hành, thông tin liên lạc, điều động lực lượng, hợp đồng các tổ chức, các đơn vị và các bộ phận để cứu nạn và trợ giúp nạn nhân, phân bố viện trợ đúng người, đúng nơi cần thiết, kế hoạch đánh giá và kiểm soát được tình hình tại nơi thảm hoạ, kế hoạch vận chuyển, kế hoạch sơ tán kịp thời, kế hoạch huy động các lực lượng dự trữ để đáp ứng kịp thời.

6. Phục hồi thảm họa

Các hoạt động nhằm khôi phục những dịch vụ cơ bản giúp những người bị ảnh hưởng do thảm họa phục hồi nhanh chóng, gồm: hỗ trợ sửa chữa nhà ở, thiết lập các dịch vụ thiết yếu, phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội chủ chốt....

7. Cưu trợ thảm họa

Bao gồm các hoạt động thực hiện trong và sau khi thảm họạ xảy ra nhằm trợ giúp những người bị ảnh hưởng như: tìm kiếm, cứu hộ, cung cấp lương thực, nhu yêu phẩm, chăm sóc sức khỏẻ, sửa chữa phương tiện cần thiết, hỗ trợ về tâm lý....

8. Tái thiết và phát triển

Là các biện pháp tiến hành nhằm sửa chữa hoặc thay thể cơ sở hạ tầng đã bị thiệt hại để phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội. Các hoạt động này gồm tái thiết cơ sở hạ tầng và khôi phục tất cả các dịch vụ.

IV - Hệ thống tổ chức quản lý thảm họa ở Việt Nam

* Cấu trúc hành chính của Việt Nam chia làm 4 cấp: Quốc gia/Trung ương, Tỉnh/Thành phố, Quận/ Huyện và Phường/ Xã. Dựa trên cấu trúc hành chính này, hệ thống quản lí thảm họa nói chung ở Việt Nam gồm cả 4 cấp: Trung ương, Tỉnh/Thành phố, Quận/ Huyện và Phường/ Xã.

V. Các nguyên tắc trong quản lý thảm họa

* Trong quản lý thảm họa, có một số nguyên tắc và nội dung công việc bắt buộc phải tiến hành sau đây:
- Phải tiến hành phân tích các nguy hại (hazard analysis)
- Phải tiến hành phân tích các tổn thất (có thể xảy ra) (vulnerability analysis)
- Phải có kế hoạch phòng chống và giảm nhẹ hậu quả của thảm họa (mitigation and prevention)
- Các kể hoạch phải được chuẩn bị sẵn sàng
- Kịp thời có kế hoạch đáp ứng khi xảy ra thảm họa nhằm giảm nhẹ tác động do thảm họa gây ra (impact reduction).
- Nguyên tắc xây dựng chiến lược quốc gia toàn diện về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai theo khuyến cáo của các tổ chức Quốc tế theo từng giai đoạn và tình huống nhất định.

VI. Vai trò của Y tế trong quá trình quản lý thảm họa (Medicine for Disaster)

1. Bốn nhiệm vụ cơ bản của y tế trong thảm họa

- Chuẩn bị thường xuyên, tích cực chủ động để đối phó với các nguy cơ xảy ra thảm họa tại từng địa phương. Thông tin tuyên truyền giáo dục cộng đồng, xây dựng kế hoạch, lập bản đồ về các nguy cơ thảm họa và đáp ứng y tế tại địa phương với các phương án thích hợp, chuẩn bị nhân lực, vật lực, theo phương châm 4 tại chỗ trong kế hoạch phòng chống thảm họa của chính quyền địa phương.
- Đáp ứng y tế khẩn cấp với các loại hình thảm họa trong tình huống xảy ra bất ngờ đột ngột trong các hoàn cảnh không thuận lợi, thậm chí trong tình thế vẫn còn các yếu tố gây hại của thảm họa, đáp ứng y tế cấp cứu kịp thời với số lượng nạn nhân nhiều và trong một thời gian ngắn.
- Triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏẻ các nạn nhân, ưu tiên với các nhóm dân cư gặp nhiều khó khăn và tại các vùng trọng điểm. Tổ chức phục vụ về y tế cho các khu di dời dân sơ tán tránh nạn.
- Giải quyết các vấn đề vệ sinh phòng dịch và nhanh chóng phục hồi các hoạt động y tế sau thảm họa.

2. Nguyên lý tổ chức triến khai hoạt động y tế

- Thảm họa gây thiệt hại nặng nề cho cộng đồng, gia đình và các nạn nhân. Công tác phòng chống thảm họa giảm nhẹ thiệt hại do các thảm họa gây ra là nhiệm vụ của chính quyền các cấp từ trung ương đến cơ sở có sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và của toàn thể cộng đồng. Các hoạt động y tế được triển khai theo kế hoạch phòng chống thảm họa của chính quyền các cấp. Việc kết hợp chặt chẽ liên ngành, kết hợp quân dân y, kết hợp với các đoàn thể các tổ chức trong các địa phương bị nạn cần được hiệp đồng tốt để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả và giải quyết tốt những hậu quả do thảm họa gây ra.
- Để thực hiện 4 nhiệm vụ cơ bản nêu trên công tác tổ chức và điều hành y tế theo: hệ thống dọc và theo mối quan hệ ngang ở các cấp được thể hiện trong các kế hoạch hàng năm về phòng chống thảm họa thiên tai ở từng địa phương. Ngành y tế tổ chức các đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi giám sát, chuẩn bị, đáp ứng và giải quyết các nội dung của kế hoạch theo chức năng và có sự phân công cụ thể cho từng tổ chức, từng cá nhân. Trong kế hoạch phải có một số phương án đáp ứng theo các tình huống kể cả là xấu nhất khi thảm họa xảy ra bất ngờ với sự liên kết hoạt động với các địa phương lân cận và có nguồn lực dự trữ.
- Các hoạt động y tế được triển khai theo các giai đoạn của thảm họa (cảnh báo, khẩn cấp, hoạt động giải quyết hậu quả, hoạt động phục hồi). Sau thảm họa phải tổng kết kinh nghiệm để có kế hoạch đối phó có kết quả tốt hơn cho những lần sau.

Noteby: Nojustus
 
Top Bottom