[Văn8] Tức cảnh Pac Bó - Hồ Chí Minh

S

sweetcandy_lovely

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Đời sống vật chất và đoeì sống tinh thần của Bác được thể hiện như thế nào qua bài thơ. Qua đó em hiểu thêm gì về bác

Câu 2: Hãy tìm mối quan hệ giữa các từ: non, nước, suối, núi, sơn hà trong bài thơ sau:
Pác Bó hùng vĩ
Non xa xa nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê-Nin kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
(Giúp mình với mai mình phải nộp rồi . Mình sẽ cảm ơn các bạn nhiều nhiều !!!!!!!!)
Bạn chú ý: [Văn 8] + tiêu đề ( Đã sửa)
 
Last edited by a moderator:
L

linus1803

Câu 1: Đời sống vật chất và đoeì sống tinh thần của Bác được thể hiện như thế nào qua bài thơ. Qua đó em hiểu thêm gì về bác
Dàn ý cơ bản. Em tham khảo rồi tự viết nhé :
Mở bài : Giới thiệu cơ bản về Bác, bài thơ Tức cảnh Pác Bó ( nhớ ngắn gọn thôi nhé )
Thân bài : Tương ứng với mỗi cái gạch đầu dòng em làm song song ở 2 cái đời sống vật chất và đời sống tinh thần :
Đời sống vật chất :
- Cháo bẹ, rau măng
- Bàn đá chông chênh
- Sống ở bờ suối, hang
=> Hoàn cảnh sống khó khăn, đầy gian khổ.
Đời sống tinh thần :
- ... vẫn sẵn sàng : lạc quan
- ... dịch sử Đảng : vượt qua gian khó, cần cù, kiên trì làm việc trong mọi hoàn cảnh
- ... cuộc đời Cách mạng thật là sang : giọng tự hào, tinh thần lạc quan và ý chí quyết tâm trên con đường Cách mạng.
Qua đó : Bác là tấm gương sáng, cho dù trong mọi hoàn cảnh Người vẫn luôn luôn lạc quan, tự hào và tin tưởng vào con đường Cách mạng đầy gian khổ.
Kết bài : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một người có ý chí .... ( khen nhiều vô :cool:). Sau đó nhớ liên hệ bản thân : em hứa sẽ cố gắng học tập để xứng đáng làm cháu ngoan bác hồ :p


 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Câu 2: Hãy tìm mối quan hệ giữa các từ: non, nước, suối, núi, sơn hà trong bài thơ sau:
Pác Bó hùng vĩ
Non xa xa nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê-Nin kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.

Khung cảnh miêu ta: từ xa đến gần.
Bác sáng tác bài thơ này vào năm 1941, là lúc kề cận đỉnh điểm của cách mạng.
Non xa, nước xa, suối Lê-nin, núi Mác: những hình ảnh đó được Bác đặc tả qua 2 câu thơ, từ xa đến gần. Bác nhìn non, nhìn nước, nhìn suối, nhìn núi : những vật hiện hiện lên trong mắt Bác, đều là những thứ quen thuộc của Tổ quốc, những hình ảnh ảnh đó, đều đi đến một điểm cuối, đó là : sơn hà.
Bác nhìn tất cả những điều đó tràn lên một niềm hi vọng, khi nước nhà được thống nhất --> Bác dùng hình ảnh non, nước, suối, núi quy tụ trong những câu thơ để đi đến 2 chữ "sơn hà" => có thể là hình ảnh non sông quy về 1 mối.
=> Thể hiện mong muốn nước nhà thống nhất, độc lập của Bác.
^^
 
Top Bottom