[Văn] Bốn đề văn hay

N

nhoxst4r

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Viết đoạn văn theo lỗi diễn dịch hoặc quy nạp nói về quan hệ tình cảm của Lão Hạc đối với con vàng
2/ Qua truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu gì về cuộc đời và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ
3/ Nếu là người chứng kiến cuộc trò chuyện giữa Lão Hạc với ông giáo sau khi bán con Vàng, em sẽ kể lại ở ngôi thứ mấy? Hãy kể lại
4/ Nhà văn nguyễn tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt Đèn, Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn". Em hiểu thế nào về nhận xét đó ? Quan đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ, hãy chứng minh nó
 
Last edited by a moderator:
T

trang_dh

câu 2

tóm tắt truyện:Truyện kể về Lão Hạc là một người nông dân chất phác hiền lành, mang đầy đủ những phẩm chất cần thiết của một người giàu lòng tự trọng. Lão vốn góa vợ và có một đứa con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lo cho người con trai một cuộc sống hạnh phúc. Người con trai lão do quẫn trí đã đăng kí đi làm ở đồn điền cao su. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về đứa con, đường như trong từng hơi thở của lão cũng nặng trĩu một nỗi buồn và lo lắng cho đứa con. Lão Hạc sống bằng cách làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mẫt bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. Nhưng do một trận bão mà cả một sào hoa màu đã mất trắng. Lại bởi do một trận ốm nên bao nhiêu tiền bạc lão dành dụm đã mang ra dùng gần hết và vì lão cũng đã "tàn sức" rồi, người ta làm tranh hết việc của lão. Lão có một con chó tên là Vàng - một con chó mà lão vừa coi nhu con vừa coi như một người bạn trung thành, một thú vui nhỏ bé của tuổi già cô đơn và nghèo khó.Nhưng lão đã đến bước đường cùng, điều đó đồng nghĩa với việc phải bán con chó đi. Lão đã đắn đo suy nghĩ nhiều và quyết định bán vì tình thế khốn cùng không cho lão lựa chọn. Lão Hạc đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó".

Con người tự trọng ấy, cho cả đến lúc cùng cực nhất cũng chưa một lần than vãn về số phận của mình. Lão tự dành tiền cho đám ma của chính mình để không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận bất kỳ sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Lão sống qua bằng củ sắn,củ đậu để rồi cuối cùng khi mà người đọc tưởng như lão sẽ "tiếp bước" như những con người khác do quá cùng cực mà đánh mất chính bản thân mình, làm những chuyện xấu xa.Nhưng lão không phải và cũng không thể là một người như vậỵ. Lão đã chọn một cái chết bằng bả chó, một cái chết dữ dội và đau đớn, hiu quạnh và cô đơn. Lão làm thế là để trừng phạt bản thân mình đã làm cái việc dằn vặt, tội lỗi ấy và có thể lão đã được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ, một cái chết thanh thản về tâm hồn. Đó cũng là tình tiết đỉnh điểm bộc lộ những phẩm chất của Lão Hạc một cách sâu sắc nhất. Truyện được thể hiện qua lời kể của nhân vật tôi - một ông giáo và dường như đâu đó trong nhân vật này ta thấy hiện lời giọng kể của tác giả.

Tác phẩm là một trong những truyện ngắn đặc sắc của văn học hiện thực, mang đậm tính chất nhân đạo Việt Nam.
 
T

trang_dh

câu 2

Cùng viết về đề tài người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945, mỗi nhà văn lại khai thác và thể hiện những khía cạnh khác nhau.

- Nam Cao: khai thác hình tượng người nông dân với hai niềm ám ảnh, hai nỗi băn khoăn lớn: MIẾNG ĂN và SỰ THA HÓA NHÂN CÁCH. Một cái hướng về cuộc sống vật chất nghèo khổ, một cái thể hiện bi kịch về sự tha hóa nhân cách của người nông dân. Có lẽ, chưa có ai viết về cái đói, miếng ăn nhiều và ám ảnh như Nam Cao từng viết. ĂN, cái nhu cầu cơ bản nhất của con người để duy trì sự tồn tại, là niềm ám ảnh của không ít nhân vật trong các truyện ngắn của Nam Cao. Có người đã phát hiện ra rằng, trong các tác phẩm của Nam Cao, MIẾNG ĂN đã chi phối cả cách cảm nhận và tính đếm thời gian của các nhân vật: thời gian được tính theo đơn vị gắn liền với cái ăn: bữa ăn, bữa rượu, miếng ăn, mùa giáp hạt, .... Nhưng cái tạo nên tài năng, bản lĩnh đặc sắc của Nam Cao không phải ở chỗ tạo nên những "hoàn cảnh điển hình" để thể hiện nỗi khổ của người nông dân trong cuộc vật lộn mưu sinh vì / kiếm MIẾNG ĂN, qua đó "tố cáo xã hội thực dân phong kiến" (cái mệnh đề sáo mòn này nên được cân nhắc khi phát ngôn vì tính chính xác và giá trị của nó). Cái làm nên sức hấp dẫn cho các tác phẩm của Nam Cao, xét về mặt nội dung tư tưởng, phải là ở chỗ ông đã thể hiện cuộc vật lộn của con người - cụ thể ở đây là người nông dân - trong cuộc mưu sinh, phải đứng trước nguy cơ (nhiều khi là sự lựa chọn quyết liệt) phải chấp nhận THA HÓA NHÂN CÁCH để có được MIẾNG ĂN. Chí Phèo đã chấp nhận (hoặc bị bắt buộc) bị lưu manh hóa, tha hóa về nhân cách để có được miếng ăn. Còn lão Hạc thì kiên quyết không vì Miếng ăn mà đánh mất nhân cách. Chính từ cuộc đấu tranh quyết liệt giành MIẾNG ĂN (quyền tồn tại, dù chỉ với tư cách là một sinh vật, một thằng - người) và giữ NHÂN CÁCH (để được quyền sống như một con - người), ý nghĩa tố cáo xã hội cũng như tư tưởng nhân đạo cao cả, sâu sắc của Nam Cao mới được thể hiện rõ nét, tạo nên sự khác biệt (ở tầng sâu tư tưởng) so với các tác giả đương thời và cả sau này.

- Ngô Tất Tố: Nếu Nam Cao dành nhiều sự băn khoăn, suy tư mang tính chất nhân bản, thì Ngô Tất Tố lại thiên về cách nhìn nhận xã hội học. Tắt đèn của Ngô Tất Tố tái hiện lại cả xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng trong một thời điểm đặc biệt "nhạy cảm" và "gay cấn": vụ thuế và tập trung vào một hiện tượng bất công, phi lí: Sưu. Người nông dân được tái hiện như là những nạn nhân của xã hội, những người bị áp bức, bóc lột bởi bao thế lực phong kiến, cường hào ác bá. Với cái nhìn nhân đạo chủ nghĩa, tác giả cũng đã cảm thông, thương xót cho số phận của họ đồng thời phát hiện và khẳng định những phẩm chất trong sáng, lành mạnh, tốt đẹp của họ. (theo nhận xét của riêng mình, với vốn hiểu biết uyên thâm về hán học cũng như xã hội học và sự am tường sâu sắc về đời sống nông thôn Việt Nam, tác phẩm của Ngô Tất Tố thiên về cách nhìn nhận xã hội học)

- Nguyễn Công Hoan: Bước đường cùng kể về những thủ đoạn của bọn cường hào, ác bá hòng chiếm đoạt ruộng đất của người nông dân. Như nhiều tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, tiểu thuyết Bước đường cùng thể hiện khả năng sáng tạo tình huống và miêu tả tâm lí nhân vật. Mình ít có ấn tượng về tác phẩm này.

- Thạch Lam: các nhân vật của Thạch Lam không hẳn tiêu biểu cho người nông dân trước cách mạng. Họ là những sản phẩm của quá trình đô thị hóa những năm đầu thế kỉ XX. Không gian sinh sống của họ có đặc điểm nổi bật là "nửa tỉnh nửa quê", Phố - huyện. Dưới con mắt của Thạch Lam, họ là những con người, số phận đáng thương, phải sống cuộc sống tối tăm, quẩn quanh, không lối thoát.

Đó là vài suy nghĩ của mình về chủ đề này. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và thảo luận của các bạn
 
A

angels_96

Câu 3:phía cuối làng tôi là nhà lão Hạc_một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn. Lão sống cô đơn một mình bên con chó, cuộc sống đầy vất vả khó khăn. Sở dĩ tôi biết lão rõ như vậy là vì nơi tôi ở, ngay sát cạnh nhà lão, chỉ cách nhau có một bức tường gạch. Lão Hạc sống một mình, già rồi mà chẳng có ai chăm.Tôi thương và muốn giúp lão nhiều nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì lão nên đành ngậm ngùi nhìn vậy, mặc cho tháng ngày trôi đi.
Thế rồi vào một ngày, sáng đó tôi dậy sớm lắm. Mặt trời chưa lên, cả đất trời tối sầm với một màn sương đêm đọng lại. Tôi thong thả bước đi chợ. Nói đi chợ là nói đó thôi chứ tôi muốn đi bộ để tận hưởng cái gió mát đầu ngày.Tôi bước đi trên con đường làng quanh co dẫn đến cuối xóm. Tiếng chó sủa, gà gáy vang lên làm phá đi cái không khí tĩnh lặng lúc nào. Rồi trong tôi bỗng sực nhớ tới một việc. Chả là thế này. Cô Thị vợ Ông giáo có nói với tôi là mắc chứng bệnh đau lưng kinh liên, cô nhờ tôi kiếm giúp chỗ nào chữa tốt thì mách cho cô ấy. Tôi đã tìm ra và định đến trưa sang nhà. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, tôi đến nhà Ông giáo. Đi dưới những lũy tre xanh, tôi cảm thấy dễ chịu và khoan khoái lạ thường. Tôi rảo bước thật nhanh tới nhà. Phía sau cánh cổng nhà Ông giáo là khoảng sân rộng. Thị đang đứng trong bếp, tôi chạy ào vào và mách luôn. Nhưng thật vô tình làm sao tôi nghe được cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa của lão Hạc và Ông giáo. Tôi nghe mà trong lòng thấy rằng cuộc đời này thật là trớ trêu!!!
Tôi đứng dưới sân, dưới ánh nắng gắt của buổi ban trưa, đang mách cho Thị thì thấy lão Hạc tất tưởi, hớt hải chạy vào. Nhìn lão chạy mà tôi thấy buồn cười. Cái dáng đã già vừa thấp lại gù gù của lão nhìn thật khó coi. Những nỗi khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt lão khiến ai nhìn vào cũng thấy thương. Nhưng lạ một điều, tại sao lão lại căng thẳng và lo lắng đến vậy. Tôi băn khoăn trong lòng tự hỏi. Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói:
-Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ!
Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp:
-Lão... lão bán con chó rồi sao?
Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run:
-Bán rồi, họ vừa bắt xong.
Ông giáo đứng yên như chết lặng, buồn, thương thay cho lão Hạc. Đứng ở ngoài nhìn vào, nghe nhưng tiếng nói chua xót của hai người ấy mà tôi thấy trạch lòng. Chắc lão Hạc phải suy nghĩ nhiều lắm, day dứt lắm khi quyết định bán con chó. Lão và con chó thân nhau lắm. Lúc đầu thấy lão nuôi chó tôi nghĩ chắc lão nuôi để bán lấy tiền hay làm thịt đó thôi. Nhưng giờ thì... Lão Hạc buồn, đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Những nếp nhăn xô lại với nhau, hằn rõ mồn một. Đôi mắt ầng ậc nước của lão ánh lên nỗi buồn đau khôn xiết. Lão bật khóc huhu rồi như trẻ con mếu. Ông giáo nhìn lão Hạc một cách cảm thông, chắc ông ấy hiểu được tình cảm đó. Tôi nhìn vào trong nhà mà xót xa. Lão khóc to hơn, nước mắt giàn giụa chảy ra một cách đau khổ:
-********... ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu!
Ông giáo ngồi nghe mà đau xót. Lão Hạc kể chuyện con chó bị bắt. Trong những lời nói run run ấy, tôi cảm nhận được sự hối hận, xót xa trong lòng lão đến mức độ nào. Rồi bầu không khí ấy bị phá tan bởi giọng nói của Ông giáo:"Mẹ nó à, vào nhà lấy cho tôi cái chõng tre và mang một ấm nước chè pha sẵn cho tôi". Tiếng gọi với phát ra trong nhà. Nghe thấy vậy, Thị liền làm ngay. Hai ông bạn vẫn tiếp tục nói chuyện một cách chân tình. Ông giáo nói bằng giọng lo lắng:
-Lão Hạc à! Ông không sao đấy chứ? Thôi thì bán nó đi cũng tốt, coi như là ta đã hóa kiếp cho nó, giúp nó đến với một cuộc sống tốt hơn. Lão thấy có đúng không?
Lão nhìn Ông giáo với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn nhưng vẫn cố gượng cười:
-Ông giáo nói phải, thôi thì ta hóa kiếp cho nó vậy.
Tôi nghe mà thương lão Hạc quá. Bán con chó rồi, một mình còm cõi ở nhà lão biết làm bạn với ai. Dẫu biết cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng có bạn ở bên thì sẽ vui hơn nhiều. Nhìn lão Hạc, tôi càng thấy tội nghiệp cuộc sống già cô đơn. Hai khuôn mặt nặng trĩu nỗi buồn. cuộc nói chuyện im lặng một lúc lâu. Họ nhìn nhau như thể thương cảm bằng những con mắt biết nói. Ngoài trời, nắng vẫn chói chang. Từng ngọn gió vi vu xô nhẹ nhưng rặng tre tạo nên tiếng xào xạc lạ kì. Trong bầu không khí im lặng của làng quê nghèo, tiếng lá vẫn reo. Cả hai người ngồi thừ ra, ngẫm nghĩ cuộc đời.
-Lão Hạc ạ! Tôi cũng như ông, đều có những vật mà tôi quý giá vô cùng nhưng rồi cũng phải bán. Lão có biết tại sao không? Chính là do cuộc sống hàng ngày khiến tôi thấy một điều: không bán thì sẽ chết. Cuộc sống không ai có thể lường trước được tất cả, có những việc ta phải chấp nhận và đối mặt với nó. Bởi sở dĩ cuộc sống này là vậy.
Ông giáo nói như phân tích vấn đề. Khuôn mặt nghiêm nghị một cách rất chín chắn. Lão Hạc ngồi gật gù công nhận câu nói ấy của bạn. Tôi đứng ngoài sân, miên man suy nghĩ về nỗi khổ cuộc đời. Lão đã bớt buồn. Nhìn lão Hạc tôi cũng thấy đỡ lo. Hai người vẫn tiếp tục nói nhưng tôi thì phải về. Ông mặt trời đã bắt đầu lặn.
Tôi lững thững bước đi về nhà mà trong lòng miên man một nỗi buồn khó nói.
 
A

angels_96

Câu 4:*LĐ1:NTT vẽ nên bức tranh chân thực về cuộc sống khốn cùng của người nông dân VN qua tình cảnh bi thảm của gia đình chị Dậu
-thường ngày cuộc sống của người nông dân vô cùng đói nghèo cơ cực đến mùa sưu thuế cuộc sống của họ càng nặng nề khủng khiếp hơn:
+chị Dậu phải bán con,bán chó,gánh khoai-khẩu phần lương thực cuối cungcủa gia đình của gia đình để nạp sưu thuế cho anh Dậu.Người phụ nữ cùng 1 lúc chịu nỗi khổ về vật chất,đau đớn về tinh thần
+mặc dù vậy anh Dậu vẫn bị hành hạ,đánh đập tàn nhẫn,chết đi sống lại bởi vì phải nạp suất sưu của người em đã chết.Anh vừa được tha về nhà bát cháo kề miệng chưa kịp ăn,cai lệ ập đến cùng roi song tay thước dây thừng hứa hẹn 1 trận đòn tra tấn dã man .Như vậy chỉ vì 1 suất sưu mà người dân rơi vào thảm cảnh đau thương
+những trang viết ấy của NTT khiến người đọc xót thương căm giận.NTT đã hiểu sâu sắc đời sống của họ,giúp họ nhận ra:cuộc đời họ đang quằn quại trong bùn lầy bóng tối

*LĐ2:NTT đứng hẳn về người nông dân,cất tiếng nói fẫn nộ,vạch trần bản chất xấu xa độc ác của bọn thực dân phong kiến
+trong đoạn trích tên cai lệ hiện lên là tên tay sai chuyên nghiệp tiêu biểu nhất công cụ đắc lực cho trật tự xã hội đương thời
+dường như toàn bộ ý thức của cai lệ là ra tay đánh người thiếu thuế cho nên hắn không hề tỏ ra bận tâm:anh Dậu ốm nặng,tưởng chết đêm qua vì bị đánh,hắn hung hăng hống hách quát tháo thô bỉ xông vào đánh trói anh Dậu,bỏ qua những lời van xin tha thiết của chị Dậu.Hắn có làm thế,có bắt trói truy bức mới có đồng tiền bát gạo của nhân dân.1 lần nữa chúng ta có thể khẳng định cai lệ là hiện thân sống động nhất của chế độ thực dân phong kiến đương thời bóp nghẹt quyền sống của người nông dân

*LĐ3:nhà văn tiếp thêm sức mạnh cho người nông dân chỉ cho họ con đường nổi loạn để bảo vệ quyền sống cho chính mình qua hình tượng chị Dậu.Chị Dậu là người phụ nữ nhân dân khỏe mạnh.thông minh rất dịu dàng mà cũng rất táo tợn ngang tàng.Chị đã tự mình vượt lên hoàn cảnh sống đấu tranh bảo vệ chồng,tìm con đường sống cho mình

+thái độ của chị rõ ràng kiên quyết"thà ngồi tù..." chị đã tự đứng lên mạnh mẽ quyết liệt không cam chịu cúi đầu để cho kẻ ác chà đạp mãi.Thật bất ngờ,1 chi chàng con mọn quê mùa đã đánh ngã cai lệ,kẻ hầu cận ông lí.Hình ảnh chúng ngã chỏng quèo khiến người đọc hả hê,hài hước,tin tưởng vào sức manh người nông dân.2 tên tay sai hung hãn,được sự bảo trợ của pháp luạtlại thất bại thê thảm

==>đánh giá:
+qua đoạn trích ta cảm nhận được tấm lòng đồng cảm,yêu thương sâu sắc của NTT cho người nông dân.Ông đã trăn trở,lo nghĩ trước cuộc sống tối tăm của họ muốn tìm cho họ 1 lối thoát,mong cuộc sống của họ tốt đẹp hơn.Đoạn văn thể hiện rõ không hkí chung của tắt đèn,bộc lộ thái độ đồng tình của NTT với cách giải quyết của người nông dân.Đây cung là 1 cách nhà văn xui người nông dân nổi loạn
+hạn chế:tuy là xui người nông dân nổi loạn nhưng đây chỉ là hành động bộc phát,dẫu sao cuộc đời người nông dân vẫn tối tăm
+tài năng của NTT
 
V

vitconxauxi_vodoi

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng,với tác phẩm Tắt đèn,Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.Em hiểu thế nào về nhận xét đó.Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ,hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân.



BÀI VIẾT THAM KHẢO



Tắt đèn có nhiều nét giống Lão Hạc,Chí Phèo…Tất cả đều viết về quá trình bần cùng hóa của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng tám.Ở đó ,người nông dân mỗi người mỗi cảnh bị bóc lột theo mỗi kiểu khác nhau.Thế nhưng cuối cùng hậu quả của sự bóc lột lại giống nhau:họ đều mất heat chẳng còn gì.Tuy nhiên không phải lúc nào người nông dân cũng cuối đầu cam chịu.Trong Tức nước vỡ bờ có những lúc họ đã vùng lean.Tất nhiên có sự “nổi day” được nhà văn sắp đặt.Chẳng thế mà có người đã đưa ra nhân xét vô cùng xác đáng “Với tác phẩm Tắt đèn,Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn” (Nguyễn Tuân).

Thực ra khái niệm “nổi loạn”ở nay phải hiểu khá là linh hoạt.Về cơ bản đó chỉ là những cuộc vùng lean tự phát theo kiểu “con giun xéo mãi cũng quần”,theo kiểu “tức nước” thì “vỡ bờ”.Sự nổi loạn ấy chưa phải là sự đấu tranh được tính toán kỹ càng mà chỉ là sự phản ứng khi bị nay đến đường cùng.Thực tế đã cho thấy các tác phẩm văn học hiện thực của Việt Nam trong giai đoạn này đã dựng lên hàng loạt cuộc đời với sự vùng lên như vậy.

Vậy ra cái sự “xui” của tác giả ở tác phẩm này liên quan rất nhiều đến nhận thức xã hội của nhà văn.Tuy rất đau xót trước cảnh người nông dân bị chèn ép và vô cùng câm giận sự tàn bạo của những kẻ cường quyền nhưng nhà văn vẫn chưa nhìn ra con đường tất yếu-con đường đấu tranh cách mạng-chưa đẩy nhân vật của mình vào được cái guồng máy đấu tranh chung.

Riêng các sự “xui” ở tác phẩm Tắt đèn như lời nhận xét của Nguyễn Tuân,chúng ta lại cũng phải nhìn trong cái tương quan với những điều đã nêu trên.Chúng ta biết nhân vật là của nhà văn nhưng không phải trong quá trình sáng tạo,ta muốn đặt vào nhân vật điều gì theo ý muốn chủ quan cũng được.Nhân vật cũng giống như con người ngoài cuộc sống.Họ phải va chạm với các tính cách khác trong một môi trường nhất định.Ở tác phẩm này,chị Dậu được đặt trong tương quan với nhiều nhân vật nhưng đặc biệt là mối quan hệ với vợ chồng Nghị Quế và bọn tay sai,quan lại ở làng Đông Xá.Đó là những mối tương quan nghẹn thou và không phải cứ muốn là có thể “nổi loạn” dễ dàng như cái anh chàng say Chí Phèo kia được.Vậy ở đây,Ngô Tất Tố muốn “xui” nhân vật của mình phá phách nghĩa là phải tạo ra nay đủ những tiền đề (những mâu thuẫn giàu kịch tính) để nhân vật buộc phải bộc lộ cái bản năng sống trong hoàn cảnh quẫn cùng.

Cái “xui” ấy được nhà văn sắp xếp dàn trải và tăng cấp.Nhưng có thể nói lần nổi loạn của chị nông dân làng Đông Xá ở đoạn trích Tức nước vỡ bờ là lần ghê gớm nhất.

Thuế thân,hai tiếng vừa cất lên đã khiến nhiều người phải rùng mình.Nhà chị Dậu cũng hãi hùng khi nghe đến hai từ kinh sợ ấy.Nhà chị nghèo lại kèm năm sáu miệng ăn.Ở trong cái làng Đông Xá ấy có đi làm thêm cả cái nghề kẻ cướp cũng chẳng đủ ăn chứ nhà chị làm ăn hiền lành thì khổ lắm.Mùa sưu thuế đến,nhà chị bán sạch sành sanh cũng chẳng đủ một suất thuế thân.Anh Dậu chồng chị vì thế mà bị bọn nha dịch lôi ra đình đánh cho nhừ tử.Chị Dậu đau long xót ruột gửi đám con nheo nhóc chạy vay khắp nơi.May thay chị kiếm đủ tiền lo suất sưu cho anh chồng đương sắp chết.Nhưng kh_ốn n_ạn thay,suất của chồng vừa mới gón gém lo xong lại sinh ra suất sưu của chú Hợi.Mà chú ấy thì chết đã lâu,chỉ vì cái sự nhập nhằng giữa lịch Ta lịch Tây mà chị Dậu lạ thêm một phen phải lao đao.Tiền nộp sưu không có,cứ thế là những đợt roi thước lại đổ liên hồi trên cái bộ xương của anh Dậu.Ôi! Còn cái đau dớn nào hơn với một người vợ khi cứ nhìn tận mắt cái cảnh chồng mình bị hành hạ đến chết mòn.

May thay bọn nha dịch lại cho phép anh về.Chị Dậu cõng anh về rồi nấu ngay nồi cháo (có được là nhờ long thong của bà hàng xóm).Nhưng cháo chưa kịp húp thị bọn nha dịch tay dao tay thước lại rầm rập xông vào.Thế là căn nhà rách nát của chị Dậu ầm lên tiếng kêu xin,tiếng chửi mắng,tiếng đấm đá bùm bụp.Chị Dậu vẫn kiên nhẫn kêu xin nhưng sự chịu đựng chỉ có hạn.Khi tên cai lệ cứ vừa thụi vào ngực chị,vừa tát vào mặt chị lại còn sấn sổ lao vào anh Dậu thì cái giới hạn của sự chịu đựng rất mong manh kia òa vỡ.Chị Dậu vùng lên quyết liệt và khỏe mạnh.Chị túm,chị dúi,chị lẳng tên nha dịch bằng sức của đàn bà lực điền và bằng cả sự tức giận của còn giun xéo lâu ngày.Ngay lúc ấy chị không can thiết phải nể sợ ai.Lúc ấy trong chị,sự tức giận trùm lấy đi tất cả.Chị vùng lên và “nổi loạn”.

Như vậy ở trong cả truyện Tắt đèn và nhất là đoạn trích Tức nước vỡ bờ,Ngô Tất Tố đã dựng lên được một chuỗi những tình huống mâu thuẫn giàu kịch tính.Các tình huống ấy đã đẩy chị Dậu vào cái thế quẫn cùng mà vùng lên “nổi loạn”.Sự nổi loạn ấy hoàn toàn tự phát.Đó là sự vùng lên rất tự nhiên của con người khi cái giới hạn chịu đựng đã bị phá vỡ.

~>Sưu tầm
 
Top Bottom