[Văn 9] Thảo luận: Dành cho hsg Văn.

N

nhungpro_196

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình lập ra topic này để những bạn hsg Văn có thể cùng nhau thảo luận những phương pháp học tốt, những đầu sách hay, những đề bài và định hướng cách làm cho những đề bài khó ấy.

Những bạn đang ôn trong đội tuyển ( như mình chẳng hạn) sẽ được giải đáp những đề bài khó, hay chia sẻ cho nhau những phương pháp học tập tốt, vượt qua được kì thi căng thẳng trước mắt.

Những bạn đã thi rồi thì sẽ cố gắng cùng chia sẻ kinh nghiệm cho những bạn khác chưa biết, cũng rút thêm cho mình kinh nghiệm để chuẩn bị cho những kì thi tiếp theo.

Những bạn chưa thi ( có thể là lớp 8 chẳng hạn), có thể rút kinh nghiệm, học tập những anh chị đi trước để chuẩn bị cho kì thi hsg vào năm lớp 9.

Mình mong topic này sẽ nhận được sự ửng hộ của tất cả các bạn hsg văn.
Mình cũng rất mong các bạn giúp đỡ cá nhân mình có thể vượt qua kì thi sắp tới ( mình đỗ huyện, nhưng phải ôn tiếp để chọn hs đi thi tỉnh).

Rất mong các bạn không spam và post những vấn đề không liên quan tại topic này ( nếu có, mong mod xử lí hộ ạ).

Chúc các bạn học Văn thật tốt!

P/s:
Có thể các bạn post những đoạn văn, bài văn tham khảo lên topic này, nhưng các bạn nên kiểm tra kĩ chất lượng của bài viết ấy ( vì theo mình thấy, rất nhiều bài văn mẫu trên mạng không đạt yêu cầu và không thể mang áp dụng vào những bài văn của hsg). Tốt nhất là bạn chia sẻ bài văn của chính các bạn để mọi người cùng tham khảo và sửa chữa.

Hãy thể hiện mình là một hsg văn và yêu văn nhé!;)
 
N

nhungpro_196

Đề bài:
Sự tương đồng trong cấu tứ và trong thi pháp nghệ thuật qua hai bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.

Định hướng đề bài:

Theo mình, đây là đề bài không có miệnh lệnh và có mệnh đề ( "Sự tương đồng trong cấu tứ và thi pháp").

Theo mình được học, bước đầu phải là phải xá định được mệnh đề : Cấu tứ có thể hiểu nôm na là tứ thơ; thi pháp nghệ thuật là biện pháp, phương pháp làm thơ của các thi sĩ.

Đối với đề bài này thi không thể tách riêng từng tác phẩm để đi phân tích, mà phải phân tích song hành 2 tác phẩm ( để chỉ rõ cái tương đồng mà).

2 tác giả đã tìm được sự tương đồng trong tứ thơ :
+ Cùng về người lính.
+ Đầu tiên đều nói về hiện thực cuộc sống khốc liệt, khó khăn, thiếu thốn, gian khổ. Chính trong hoàn cảnh ấy đã làm người lính bộc lộ rõ những phẩm chất tốt đẹp của mình...

Tương đồng trong thi pháp ( là cách thể hiện của người nghệ sĩ qua bút pháp nghệ thuật, qua chất liệu ngôn ngữ, giọng điệu, thể loại,...)


Các bạn cùng giúp mình viết đoạn MB, KB và trình bày phần TB cùng mình nhé!
 
N

nhungpro_196

Mình thử gạch ý đoạn mở bài nhé:
- Mình sẽ đi từ hình tượng người lính ( lí do là vì người lính là hình tượng mà hai tác giả đều hướng đến mà):

" Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ, trước lúc lên đường anh chẳng để lại gì, chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ."
( "Dáng đứng Việt Nam", Lê Anh Xuân)​
Đã từ lâu, hình tượng người lính đã trở thành một hình tượng không thể thiếu trong văn học hiện đại Việt Nam. Bởi người lính vốn là những người con anh dũng của dân tộc, họ trực tiếp cầm súng chiến đầu để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Những người lính thật gần gũi, bình dị mà vẫn thật cao đẹp, sáng ngời. Từ nguồn cảm hứng bất diệt ấy, rất nhiều rác phẩm đã ra đời và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc mọi thế kỉ. Song có lẽ tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất phải kể đến "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Tuy hai bài thơ khắc họa hình ảnh người lính ở hai thời đại khác nhau nhưng vẫn có nhiều điểm chung trong cấu tứ và thi pháp, đều làm nổi bật được cuộc sống chiến đầu gian khổ và phẩm chất cao đẹp của người lính Cách mạng....


P.S: Mọi người góp ý hộ mình nhé, cứ góp ý thẳng thắn, mình biết mình viết chưa hay lắm và cũng có thể có vài chỗ chưa hợp lí :D Khoảng thứ 2 mình phải nộp bài này rồi, bao giờ viết xong mình sẽ cố gắng post thêm phần KB là một số đoạn quan trọng lên cho mọi người cùng tham khảo nhé!
 
B

binbon249

Mình thử gạch ý đoạn mở bài nhé:
- Mình sẽ đi từ hình tượng người lính ( lí do là vì người lính là hình tượng mà hai tác giả đều hướng đến mà):


. Bởi người lính vốn là những người con anh dũng của dân tộc, họ trực tiếp cầm súng chiến đầu để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc(1). (2)Những người lính thật gần gũi, bình dị mà vẫn thật cao đẹp, sáng ngời.

Mình nghĩ thế này :
+ Về câu từ:"người lính vốn"và"những người" >> số ít và số nhiều, ko phù hợp bạn ạ>> xóa từ "những" đi nhé
 
B

bengoc5

Mình nghĩ thế này :
+ Về câu từ:"người lính vốn"và"những người" >> số ít và số nhiều, ko phù hợp bạn ạ>> xóa từ "những" đi nhé
thay bằng chữ "họ" chắc dc nhỉ
vì mình thấy lặp từ đấy, bỏ đi từ những thì ko hay
=> Bởi người lính là những người con anh dũng của dân tộc, trực tiếp cầm súng chiến đầu để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. Họ thật gần gũi, bình dị mà vẫn thật cao đẹp, sáng ngời.

lặp từ nữa nè
Đã từ lâu, hình tượng người lính đã trở thành một hình tượng không thể thiếu trong văn học hiện đại Việt Nam
 
Last edited by a moderator:
L

lykem_1997

Nghị luận : Đức tính hy sinh


Dàn ý
- Con người là một động vật cao quí vì con người có trí tuệ và đạo đức. Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là đức hi sinh.
- Tấm gương hi sinh cụ thể và gần gũi nhất là sự hy sinh của mẹ dành cho con. Mọi người con bình thường đều cảm nhận được tấm lòng hi sinh của mẹ. Đó là hành trang vô giá cho chúng ta vào đời.
- Gương hi sinh còn được thể hiện trong những tình huống phong phú của cuộc sống.
+ Trong thời chiến :
- Bao nhiêu chiến sĩ vô danh đã hi sinh trong trận chiến chống xâm lược từ thời bắc thuộc, thời phong kiến độc lập tự chủ, thời chống Pháp, thời chống Mỹ để đất nước ta có được hòa bình và độc lập.
- Hàng vạn chiến sĩ, thanh niên xung phong đã hi sinh cả thời tuổi trẻ của mình, đã đi mãi không về vì bảo vệ đất nước, quê hương.
+ Trong thời bình :
- Hàng triệu người đã âm thầm hi sinh trong việc đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại. Hình ảnh nhà khoa học suốt đời cặm cụi trong phòng thí nghiệm, các thầy cô giáo suốt đời tận tụy vì thế hệ tương lai. Những công nhân vệ sinh đêm đêm quét rác cho thành phố sạch đẹp…
- Trong một gia đình nghèo, đôi khi anh chị phải hi sinh nghỉ học để cho em mình được đi học…
- Có vô vàn tấm gương hi sinh mà chúng ta nghe thấy được, biết được qua sách báo…
- Có vô vàn con người đã thầm lặng hi sinh cho đồng loại, cho thiên nhiên và cho môi trường sống mà chúng ta không hề hay biết…
 
S

s0cbay_kut3

Đề bài:
Sự tương đồng trong cấu tứ và trong thi pháp nghệ thuật qua hai bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.

Định hướng đề bài:

Theo mình, đây là đề bài không có miệnh lệnh và có mệnh đề ( "Sự tương đồng trong cấu tứ và thi pháp").

Theo mình được học, bước đầu phải là phải xá định được mệnh đề : Cấu tứ có thể hiểu nôm na là tứ thơ; thi pháp nghệ thuật là biện pháp, phương pháp làm thơ của các thi sĩ.

Đối với đề bài này thi không thể tách riêng từng tác phẩm để đi phân tích, mà phải phân tích song hành 2 tác phẩm ( để chỉ rõ cái tương đồng mà).

2 tác giả đã tìm được sự tương đồng trong tứ thơ :
+ Cùng về người lính.
+ Đầu tiên đều nói về hiện thực cuộc sống khốc liệt, khó khăn, thiếu thốn, gian khổ. Chính trong hoàn cảnh ấy đã làm người lính bộc lộ rõ những phẩm chất tốt đẹp của mình...

Tương đồng trong thi pháp ( là cách thể hiện của người nghệ sĩ qua bút pháp nghệ thuật, qua chất liệu ngôn ngữ, giọng điệu, thể loại,...)


Các bạn cùng giúp mình viết đoạn MB, KB và trình bày phần TB cùng mình nhé!

Chị nghĩ theo mức độ bài làm của HSG, nên đưa thêm ý về lý luận văn học (phần về cấu tứ và thi pháp thơ) vào bài làm.
 
S

s0cbay_kut3

Chị có thể nêu chủ đề mới được chứ :)

Cho đoạn văn: "Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám, năm đó ta chưa võ trang, trong một trận càn lớn của quân Mỹ - ngụy, anh Sáu bị hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống nhìn anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi."
(Trích "Chiếc Lược Ngà"-Nguyễn Quang Sáng)

Dựa vào đoạn trích trên, phân tích sự hi sinh của Ông Sáu để thấy rõ chỉ có tình cha con là không thể chết được.
 
P

peng0k_l0ve_nh0kstupit

Bạn ơi cho mình xin cái đề thi HSG vừa rồi của bạn được không?
 
N

nhungpro_196

Ừ, theo trí nhớ của mình là thế này. À, quên, mình ở thi bảng A nhé.

Đề thi chọn hsg giỏi Văn.
Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS
năm học 2010-2011
Môn: Ngữ văn​
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2d)
Hãy phân tích giá trị của những biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

"Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ."

( "Tiếng gà trưa", Xuân Quỳnh)

Câu 2 ( 8d): Viết một bài văn nghị luận về câu chuyện:
"Người ăn xin"
( chắc các bạn cũng biết câu chuyện này, kể về cậu bé gặp một n`g ăn xin nghèo khổ, nhưng không có gì để cho ông lão. Cậu bé liền nắm nay ông lão và nói rằng cháu không cso gì để cho ông cả, ông lão mỉm cười trả lời như vậy là cháu đã cho lão rồi.... hình như học hồi cấp I)

Câu 3 (10d)
Cảm nhận về bức tranh mùa thu trong bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh.


-> Đề không khoai lắm nhưng mình làm không đước tốt, đau thế :|
 
G

gatam_105

Câu 2:
- Những điều rút ra từ câu chuyện:
+ Cách đối nhân xử thế giữa con người với con người
+ Cậu bé và người ăn xin đều có một tấm lòng nhân hậu, cảm thông với người khác: Cậu bé không có gì để cho ông lão ăn xin nhưng cậu lại có một thái độ hết sức chân thành
-Rút ra bài học:
+ Trong cuộc sống ở trong mỗi con người ai cũng phải biết tôn trọng mọi người xung quanh cho dù hoàn cảnh của họ như thể nào đi chăng nữa
+ Chúng ta phải có một tấm lòng nhân ái, thông cảm với những đau khổ của người khác ->> Tấm lòng nhân hậu là nét đẹp trong nhân cách của con người

ps: Mình không chắc lắm về cách làm câu này
Các bạn xem giúp mình nhé :khi (181): :khi (181):
 
T

thonguyen255

ý! câu 3 "cảm nhận về bức tranh mùa thu trong bài thơ Sang Thu" là câu trong đề thi Văn thường vừa rồi em mới thi ở trường chuyên. đề thế thì dễ kiếm điểm cao nếu ta biết đưa thơ của tác giả khác vào như "tiếng thu" của Lưu Trọng Lư, "đây mùa thu tới" của Xuân Diệu... em nói đúng chứ? theo e là thế! em làm vậy được khá cao đó!
 
Last edited by a moderator:
T

thonguyen255

Câu 2:
- Những điều rút ra từ câu chuyện:
+ Cách đối nhân xử thế giữa con người với con người
+ Cậu bé và người ăn xin đều có một tấm lòng nhân hậu, cảm thông với người khác: Cậu bé không có gì để cho ông lão ăn xin nhưng cậu lại có một thái độ hết sức chân thành
-Rút ra bài học:
+ Trong cuộc sống ở trong mỗi con người ai cũng phải biết tôn trọng mọi người xung quanh cho dù hoàn cảnh của họ như thể nào đi chăng nữa
+ Chúng ta phải có một tấm lòng nhân ái, thông cảm với những đau khổ của người khác ->> Tấm lòng nhân hậu là nét đẹp trong nhân cách của con người

ps: Mình không chắc lắm về cách làm câu này
Các bạn xem giúp mình nhé :khi (181): :khi (181):
Cho mình thêm 1 chút nhé! có không phải thì chữa cho mình nha!
"Trong cuộc sống đôi khi những hành động không lời hay là những món quà đến từ tâm hồn, từ con tim cũng mang đến cho mọi người xung quanh cảm thấy ấm áp và thấy mình không hề cô đơn."
Ngoài ra bạn cần có phản đề của tấm lòng nhân hậu và cảm thông của con người với con người
"Bên cạnh đó thì vẫn tồn tại đâu đó không ít những trường hợp không tôn trọng những người gặp khó khăn trong cuộc sống, thay vào đó là những hành động đáng phê phán như xúc phạm, chà đạp,... (nêu dẫn chứng). Tuy chỉ là những lời nói mang hình thức bên ngoài nhưng vô tình đã đánh dậy lòng tự trọng bên trong những người khó khăn như ông lão. Những trường hợp như vậy là chiếc lá úa của xã hội hiện nay và cần được khắc phục"
có vẻ hơi dài so với phản đề nhỉ? hì hì:p:p:p
 
Top Bottom