[Văn 9] Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

H

hellangel98

câu 3:Vũ Nương Phải chịu rất nhiều oan khuất là do:

-nguyên nhân trực tiếp là do tính đa nghi,hay ghen của Trương Sinh,do tính gia trưởng trong XHPK cũ

-nguyên nhân gián tiếp là do cái bóng trên tường và lời nói ngây thơ của bé Đản

-đặc biệt nguyên nhân sâu xa chính là do mặt trái của shpk đầy bất công:cuộc hôn nhân ko bình đẳng khiến Trương Sinh luôn ra vẻ quyền thế đối vs Vũ Nương,do chế độ nam quyền cho phép đàn ông quyết định mọi chuyện,và do cuộc chiến tranh phi nghĩa

=>người phụ nữ trong XHPK có số phận oan nghiệt

câu 4:nói qua thui nhé!

-cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả rất khéo léo và hợp lí(dẫn chứng chi tiết trong truyện)

-trong truyện đã có yếu tố đối thoại,tuy rằng ở mức sơ khai nhưng cũng đã bước đầu làm cho nhân vật có tiếng nói.những lời độc thoại dài góp phần khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật và bộc lộ tính cách

câu 5:những yếu tố kì ảo chủ yếu ở phần 3 của câu chuyện

-Phan Lang thả rùa sau khi dc báo mộng

-Vũ Nương,Phan Lang dc Linh Phi cứu mạng

-Vũ Nương,Phan Lang ở trong động rùa có nhiều tiên nữ

-Phan Lang bình yên trở về kể chuyện cho Trương Sinh

-cảnh Vũ Nương ngồi kiệu hiện ra giữa vùng sông nc

Mục đích:mở rộng phạm vi hiện thực,tạo cơ sở minh oan cho Vũ Nương,khẳng định lòng trong trắng của nàng.đồng thời tố cáo XHPK hà khắc ko có chỗ cho những ng phụ nữ như Vũ Nương
 
C

candyxbaby

Câu 3: Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?
Nỗi oan khuất có nhiều nguyên nhân và được diễn tả rất sinh động, như một màn kịch ngắn, có xung đột có tắt nút có mở nút.H/s trình bày được các ý sau:
-Cuộc hôn nhân giửa trương sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng ( xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về).lời Vũ Nương:” thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu “.Cộng thêm cái thế cho Trương xin cái thế của người chồng , người đàn ông của chế độ gia trưởng phong kiến.
-Tính đa nghi của Trương Sinh.( dẫn chứng).
-Tình huống bất ngờ.Đó là lời nói của đứa trẻ ngây thơ. (dẫn chứng)
-Cách đối xử hồ đồ độc đoán của Trương Sinh ( dẫn chứng). Nút thắt ngày càng chặt dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương...
-Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến.
Câu 4: Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện.
Cách dẫn dắt tình tiết tạo sự hấp dẫn, đi từ những chi tiết gài sẵn để tạo nên sự thắt nút này (thắt nút ở đây chính là lời của đứa con đã gieo nghi ngờ vào đầu Trương Sinh và tội cho Vũ Nương. Vì Trương Sinh hay ghen và đa nghi), những lời đối thoại biền ngẫu tha thiết cảm động...
Câu 5: Tìm nhữg yếu tố kì ảo trog truyện. Đưa những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
Những yếu tố kì ảo: Phan Lang nằm mộng thả rùa, chết đuối được cứu sống, được đãi yến tiệc, gặp Vũ Nương ở động rùa, được rẽ nước đưa về dương thế; Vũ Nương hiện về trên sông.
Cách đưa yếu tố kì ảo: đan xen cái ảo và cái thực.
Thực về địa danh, thời gian, nhân vật, sự kiện, trang phục, cảnh nhà Vũ Nương.
->Tăng độ tin cậy.
Ý nghĩa của những chi tiết kì ảo.
-Làm nên đặc trưng của thể truyền kì.
-Hoàn chỉnh thêm nét đẹp của vũ Nương.
-Tạo kết thúc phần nào có hậu -> thể hiện ước mơ.
-Không làm mất đi sắc thái bi kịch của truyện.
Chi tiết kì ảo cuối cùng:
-Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương: vẫn hiền hậu, thuỷ chung, nặng tình với gia đình, chồng con, quê hương, khao khát được trả lại danh dự.
-Tạo kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ về công bằng, hạnh phúc.
-Vẫn mang tính bi kịch.

P/S: Lần sau nhớ ghi đề rõ ràng ra nha bạn, chẳng phải ai cũng có sách để trả lời cho bạn đâu :|
 
Top Bottom