[Văn 9] Chuyện người con gái Nam Xương.

N

nhungpro_196

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" , nguyên nhân chính dẫn đến kết cục bi thảm của Vũ Nương là gì?

Em có đọc sách "Ngữ văn nâng cao 9" ( NXB Giáo dục), trong đó phân tích nguyên nhân chính là do cuộc chiến tranh phi nghĩa( giá trị hiện thực). Nhưng em lại nghĩ khác, nguyên nhân chính ( nghiêng về giá trị nhân đạo) là do tính ghen tuông mù quáng của người chồng và do xã hội phong kiến cũ nát, áp đặt luật lệ quá nặng nề cho người phụ nữ.

Mong anh chị giải đáp giùm em :)
 
F

fly..fly..

Nguyên nhân chính là do chiến tranh phong kiến. Vì do có chiến tranh thì Trương Sinh mới phải đi lính, mới phải xa nhà, xa người vợ đang có bầu.Và sau khi trở về mới có sự hiểu lầm khủng khiếp đến như vậy .
 
T

tomcangxanh

nguyên nhân gây ra cái chết của VN

-nguyên nhân trực tiếp:

+ Do hành động của Vn khi trương sinh đi xa nhà, và trò chơi mà nàng bày ra cho con.

+Do lời nói ngây thơ của đứa trẻ, chưa hiểu rõ mọi chuyện

+Do Trương sinh là một con ng` ít học, ghen tuông mù quáng

_nguyên nhân sâu xa:

+do cuộc chiến tranh phi nghĩa, trương sinh phải đi lính, làm cho lòng ghen tuông càng trở nên sâu sắc

+Do chế độ phong kiến thối nát, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, ng` phụ nữ ko có quyền quyết định hạnh phúc của mình, việc cưới xin như là một cuộc mua bán, Vn phải lấy 1 ng` chồng ghen tuông và ít học

dĩ nhiên là phải nêu đầy đủ nguyên nhân trực tiếp và sâu xa. Nhưng nguyên nhân sâu xa mới là cái mà tác giả muốn hàm ẩn đến, muốn ng` đọc tự hiểu và là một lời lên án chiến tranh, xã hội đương thời.
 
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori
C

chip_coi244

Còn theo mình nguyên nhân chính dẫn đến kết cục bi thảm của Vũ Nương là:
- Lời nói ngây thơ của con trẻ
- Sự tàn bạo cổ hũ của chế độ phong kiến ( Tính gia trưởng nam quyền, coi thường người phụ nữ, áp đặt con cái không cho tự do kết hôn)
Còn chiến tranh phi nghĩa mình nghĩ đó chỉ là 1 phần để làm nổi bật sự tàn bạo và thối nát của chế độ phong kiến lúc bấy giờ thôi. Còn việc Trương Sinh mù quáng thì mình nghĩ nó cũng nằm trong sự cổ hũ của chế độ PK lúc bấy giờ, do tính nam quyền mà luôn coi mình là đúng không nghe lời ai
Đó là ý của mình ai thấy chỗ nào không đúng thì xin góp ý:D
 
Last edited by a moderator:
N

nhungpro_196

Nguyên nhân chính là do chiến tranh phong kiến. Vì do có chiến tranh thì Trương Sinh mới phải đi lính, mới phải xa nhà, xa người vợ đang có bầu.Và sau khi trở về mới có sự hiểu lầm khủng khiếp đến như vậy

Đây, chỗ em thắc mắc là ở chỗ này. Giả sử nhé, nếu Trương Sinh không đi lính mà chỉ cần đi đâu đó, xa vợ một thời gian ( ví như đi buôn bán, hay có chuyện gì liên quan đến họ hàng chẳng hạn,...), câu chuyện khi về vẫn hợp lí, đúng không?
Mà theo em, trào lưu văn học hiện thực phát triển sau những năm 1930 ( văn học hiện đại), còn hầu hết tác phẩm truyện thuộc văn học trung đại hầu hết là trào lưu nhân đạo, mà Truyền kì mạn lục sang tác năm 1547 ( wikipedia).
 
N

nguyenquynh95

nếu Trương Sinh chỉ đi buôn bán 1 thời gian thì có lẽ bi kịch vẫn diễn ra như vậy. Vì là 1 người con trai trưởng trong 1 gia đình quyền quý nên từ nhỏ Trương Sinh đã chán học => ít học, suy nghĩ nông cạn => khi biết tin vợ phản bội liền chửi rủa đánh đập không nghe lời bất cứ hàng xóm nào khuyên can vì chàng chỉ coi mình là đúng, không nghe lời bất cứ ai => với tư tưởng đó dù không đi lính dù không bị bi kịch chiến tranh phong kiến thì bi kịch vẫn xảy ra
 
N

nhungpro_196

Cô giáo mình có cho đề văn như sau, mọi người cùng suy nghĩ nhé( sau khi làm xong bài tập mình sẽ post lên):

Nhân vật Vũ Nương ( Chuyện người con gái Nam Xương) là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết, luôn khao khát được sống êm đềm, hạnh phúc nhưng số phận, kết cục lại hết sức bi thương. Cái chết của Vũ Nương có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau: a) Chiến tranh phong kiến; b)Sự ghen tuông mù quáng của người đời ( Trương Sinh); c) Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ.
Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để chỉ rõ đâu là đối tượng phê phán chính.
 
Top Bottom