[văn 9]cảm nhận 4 câu đầu bài " Cảnh ngày xuân"

T

touyen_touyen84

...

'Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Mùa xuân về,bầu trời mùa xuân rộn rã tiếng chim,chim én trao liệng như mắc cửi trên nền trời.''Én đưa thoi'' còn gợi về thời gian mùa xuân trôi qua rất nhanh ,vụt qua như cánh én ngang trời.Trước mắt con người là một không gian rộng lớn ,mênh mông khoáng đạt.Ánh nắng chan hòa ,ấm áp khắp cảnh.''Thiều quang'' là hơi thở ấm áp của đất trời,là ánh sáng ấm áp của mùa xuân.Mùa xuân có 90 ngày đã qua 60 ngày.Đây là lúc mùa xuân tràn mọi nẻo,mùa xuân đậm nhất ,mùa xuân đã trải màu xanh non khắp đất trời.Cây cỏ mùa xuân được tác giả miêu tả:
''Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
Trước mắt người đọc là không gian bất tận của màu xanh.Bầu trời mặt đất nối liền thành một dải tươi xanh mơn mởn ,tràn căng sức sống .Trên nền trời màu xanh ấy là sự điểm xuyết,chấm phá của một vài bông hoa lê trắng.Cảnh có rộng có hẹp,mùa xuân có màu sắc,âm thanh ,hình ảnh ,mùa xuân được vẽ bằng nét vẽ hội họa độc đáo ,tạo ra bức tranh mùa xuân căng tràn sức xuân.Nó gắn với niềm vui,niềm hạnh phúc của con người
 
  • Like
Reactions: Thùy . Dung
N

natsume1998

4 câu đầu đoạn trích "Cảnh ngày xuân"(Truyên Kiều - Nguyễn Du) la bức tranh thiên nhiên mùa xuân đẹp. Vẻ đẹp ấy gợi lên không gian và thời gian của ngày xuân:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi."​
Hình ảnh ẩn dụ"con én đưa thoi" không hẳn là những cánh én đang chao liệng giữa bầu trời mùa xuân tươi sáng mà còn chỉ bước đi của thời gian: nhanh như thoi đưa. Nghĩa là thời gian mùa xuân đang trôi nhanh về điểm cuối mùa. Mặt khác, trong 2 câu thơ người đọc còn nhận ra niềm nuối tiếc thầm kín của con người. Vẻ đẹp mùa xuân còn được đặc tả cụ thể qua màu sắc của cỏ cây:
"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"​
Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền xanh tươi ấy có điểm một vài bông hoa lê trắng tạo sự hài hoà tuyệt diệu. Có cảm giác những bông hoa lê nở muộn như đem vào bức tranh xuân màu sắc tinh khôi mới mẻ và đầy sức sống. Không chỉ vậy, từ "điểm" như gợi trước mắt người đọc đường nét sống động của những bông hoa. Như vậy, Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy một bức tranh xuân có vẻ đẹp thật thanh tú và tươi mát.
 
A

anhnd1102

2. Cảnh mùa xuân hiện ra trong 4 câu thơ đầu là cảnh sắc được nhìn và miêu tả từ cái nhìn thời gian và không gian:
a. 2 câu thơ đầu:

- Là cái nhìn thời gian về khung cảnh mùa xuân đó là cái nhìn thấm đẫm tâm trạng của người trong cuộc.

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.”

- Câu thơ “con én đưa thoi ” có thể hiểu theo 2 cách:
+ Những cánh chim én có thực rộn ràng bay lượn giưã bầu trời mùa xuân trong sáng.
+ Cánh én đưa thoi là biểu tượng của bước đi thời gian: thời gian mùa xuân đang trôi qua rất nhanh.

Khung cảnh mùa xuân ở đây đã được nhìn từ cái nhìn tâm trạng của chị em Thúy Kiều đó là cái nhìn tươi trẻ.
- Ở câu thơ thứ hai, từ “đã ngoài ” ẩn chứa thái độ để làm rõ hơn cái nhìn của chị em Kiều về bước đi thời gian của mùa xuân và đó là một cái nhìn nuối tiếc.

Hai câu thơ tiếp theo là bức tranh xuân được tả cận cảnh với cái nhìn không gian dẫn đến đây là 2 câu thơ “tuyệt bút ” của Nguyễn Du khi miêu tả.
+ Chỉ với 2 câu mà mùa xuân hiện ra như một bức tranh có màu sắc tuyệt diệu, hài hoà. Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền ấy điểm một vài bông hoa lê trắng. Màu xanh và sắc trắng tôn vinh lẫn nhau tạo ra một bức tranh xuân sống động, mới mẻ, tinh khiết và tràn đầy sức sống.
+ Chỉ bằng một nét vẽ cảnh mùa xuân dường như được nhuộm trong một màu xanh mềm mại và non tơ dẫn đến cách dùng từ của Nguyễn Du đã khéo léo tài tình tạo nên màu xanh ấy: “Cỏ non xanh tận chân trời ” . Trong câu thơ này từ “non ”vừa bổ nghĩa cho từ cỏ đứng trước lại vừa bổ nghĩa cho từ xanh ở sau dẫn đến gợi nên một màu xanh non tơ và óng ả. Không chỉ thế 3 từ “tận chân trời” lại khiến cho màu xanh ấy kết thành hình khối, mở rộng không gian, đó là một không gian xuân bạt ngàn màu xanh (ngập tràn màu xanh) đúng hơn là một biển cỏ xanh mênh mông, bát ngát và dào dạt sức sống xanh non tơ.
+ Trên cái nền xanh gợi cảm ấy tác giả điểm xuyết sắc trắng của một vài bông hoa trên cành lê “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ”.
 
M

meoprovip1999

Làm cả bài luôn nhá!

Mở đầu khổ thơ, tác giả sử dụng từ ngày xuân để làm nổi bật không khí xuân đang lan toả không gian. Hình ảnh con én đưa thoi đã làm hiện lên khung cảnh những con én đang chao liệng trên nền trời xanh nhanh như thoi dệt vải. Miêu tả cảnh én là để nhà thơ gửi gắm một điều: ngày xuân tươi đẹp đang trôi qua rất nhanh. Tứ thiều quanh là chỉ ánh mây đẹp của mùa xuân nhưng những ngày xuân đẹp đẽ ấy đã trôi qua hơn sáu mươi ngày. Lời thơ phả phất âm điệu trầm buồn, nuối tiếc. Khung cảnh mùa xuân ấy còn được Nguyễn Du miêu tả qua hình ảnh “ cỏ non xanh tận chân trời”. Dưới ánh sáng rực rỡ màu xanh của cỏ như trải dài lên tới trời xanh. Sắc xanh tràn đầy sức sống của cỏ cùng với sắc xanh hiền hoà của trời đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên hết sức tươi sáng: thảm cỏ xanh mướt như trải dài đến vô tận. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của Nguy n Du không chỉ có màu sắc tươi sáng, mà còn có đường nét thanh thoát. Câu thơ “ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” đã thể hiện rõ điều đó. Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật đảo ngữ trong từ trắng điểm. Nổi bật trên nền xanh thanh thoát của một vài bông hoa lê. Màu sắc tươi mát ấy không hề khiến bức tranh thiên nhiên trở nên đối lập mà ngược lại còn rất hài hoà. Sắc xanh của cỏ, của trời khiến màu trắng của hoa lê rõ ràng hơn bao giờ hết. Dường như tất cả vẻ đẹp của mùa xuân đang hội tụ về đông đủ trong những ngày cuối mùa. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân đã được nhà thơ Nguyễn Du khắc hoạ đậm nét qua bốn câu thơ đầu trong văn bản “ Cảnh ngày xuân”.
 

nguyễn phú vinh C5

Học sinh
Thành viên
14 Tháng sáu 2017
9
11
21
23
Hải Phòng City
Bốn câu đầu của đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp được dệt bằng những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc và nghệ thuật miêu tả tinh tế của Nguyễn Du:
Ngày xuận con én đưa thoi
Thiếu quang chín chục đã ngoài sáu mươi​
Cảnh mùa xuân hiện lên dược miêu tả qua không gian và thời gian độc đáo. Không gian mùa xuân được gợi nên bằng hình ảnh chim én chao liệng trên bầu trời cao rộng. Đây là hình ảnh mang tính ước lệ truyền thống. Thời gian nghệ thuật được thể hiện ở câu thơ sau. Câu thơ này ý nói thời điểm chị em Thúy Kiều đi du xuân là cuối tháng hai, đầu tháng ba. Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa, những ngày xuân tươi đẹp không còn dài nữa.
Trong thơ cồ Trung Quốc, ta đã từng bắt gặp nhiều câu thơ hay, độc đáo miêu tả bức tranh cảnh ngày xuân:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Cành lê nở bông hoa)​
Nguyễn Du đã tiếp thu một cách sáng tạo thơ cổ Trung Quốc khi miêu tả:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa​
Thơ cổ nói "phương thảo" gợi liên tưởng đến hương thơm làm ngây ngất lòng người thì Nguyễn Du nhấn mạnh "cỏ non" để nhằm tô đậm sự tươi tốt, mơn mởn, giàu sức sống của cỏ cây hoa lá khi đất trời vào xuân. Màu xanh của cỏ non tràn ngập không gian, tiếp nối sắc xanh của bầu trời. Nguyễn Du miêu tả màu trắng tinh khiết của hoa lê, màu trắng tinh khôi điểm xuyết trên cành cây, in tên nền xanh của cây cỏ, của nền trời, tạo nên sự hài hòa về màu sắc. Có thể thấy bức tranh ngày xuân mang vẻ đẹp mới mẻ, vô cùng thanh khiết và trong sáng. Không chỉ hài hòa về màu sắc, bức tranh thiên nhiên mùa xuân còn rất hài hòa về chi tiết. Nguyễn Du miêu tả vừa cụ thể vừa khái quát, vừa chấm phá vừa tận tướng cụ thể, vừa gợi lại vừa tả. Bởi thế bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên rất tiêu biểu và điển hình.
By: Nguyễn Vinh - C5 - Trần Hưng Đạo
 

Nguyễn Đặng Anh Cường

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng mười 2017
1
1
6
21
Hà Nội
2. Cảnh mùa xuân hiện ra trong 4 câu thơ đầu là cảnh sắc được nhìn và miêu tả từ cái nhìn thời gian và không gian:
a. 2 câu thơ đầu:

- Là cái nhìn thời gian về khung cảnh mùa xuân đó là cái nhìn thấm đẫm tâm trạng của người trong cuộc.

“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.”

- Câu thơ “con én đưa thoi ” có thể hiểu theo 2 cách:
+ Những cánh chim én có thực rộn ràng bay lượn giưã bầu trời mùa xuân trong sáng.
+ Cánh én đưa thoi là biểu tượng của bước đi thời gian: thời gian mùa xuân đang trôi qua rất nhanh.

Khung cảnh mùa xuân ở đây đã được nhìn từ cái nhìn tâm trạng của chị em Thúy Kiều đó là cái nhìn tươi trẻ.
- Ở câu thơ thứ hai, từ “đã ngoài ” ẩn chứa thái độ để làm rõ hơn cái nhìn của chị em Kiều về bước đi thời gian của mùa xuân và đó là một cái nhìn nuối tiếc.

Hai câu thơ tiếp theo là bức tranh xuân được tả cận cảnh với cái nhìn không gian dẫn đến đây là 2 câu thơ “tuyệt bút ” của Nguyễn Du khi miêu tả.


Kiều đi du xuân là cuối tháng hai, đầu tháng ba. Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa, những ngày xuân tươi đẹp không còn dài nữa.
Trong thơ cồ Trung Quốc, ta đã từng bắt gặp nhiều câu thơ hay, độc đáo miêu tả bức tranh cảnh ngày xuân:


Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Cành lê nở bông hoa)


Nguyễn Du đã tiếp thu một cách sáng tạo thơ cổ Trung Quốc khi miêu tả:

Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa


Thơ cổ nói "phương thảo" gợi liên tưởng đến hương thơm làm ngây ngất lòng người thì Nguyễn Du nhấn mạnh "cỏ non" để nhằm tô đậm sự tươi tốt, mơn mởn, giàu sức sống của cỏ cây hoa lá khi đất trời vào xuân. Màu xanh của cỏ non tràn ngập không gian, tiếp nối sắc xanh của bầu trời

Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật đảo ngữ trong từ trắng điểm. Nổi bật trên nền xanh thanh thoát của một vài bông hoa lê. Màu sắc tươi mát ấy không hề khiến bức tranh thiên nhiên trở nên đối lập mà ngược lại còn rất hài hoà.




+ Chỉ với 2 câu mà mùa xuân hiện ra như một bức tranh có màu sắc tuyệt diệu, hài hoà. Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền ấy điểm một vài bông hoa lê trắng. Màu xanh và sắc trắng tôn vinh lẫn nhau tạo ra một bức tranh xuân sống động, mới mẻ, tinh khiết và tràn đầy sức sống.
+ Chỉ bằng một nét vẽ cảnh mùa xuân dường như được nhuộm trong một màu xanh mềm mại và non tơ dẫn đến cách dùng từ của Nguyễn Du đã khéo léo tài tình tạo nên màu xanh ấy: “Cỏ non xanh tận chân trời ” . Trong câu thơ này từ “non ”vừa bổ nghĩa cho từ cỏ đứng trước lại vừa bổ nghĩa cho từ xanh ở sau dẫn đến gợi nên một màu xanh non tơ và óng ả. Không chỉ thế 3 từ “tận chân trời” lại khiến cho màu xanh ấy kết thành hình khối, mở rộng không gian, đó là một không gian xuân bạt ngàn màu xanh (ngập tràn màu xanh) đúng hơn là một biển cỏ xanh mênh mông, bát ngát và dào dạt sức sống xanh non tơ.
+ Trên cái nền xanh gợi cảm ấy tác giả điểm xuyết sắc trắng của một vài bông hoa trên cành lê “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ”.
 
  • Like
Reactions: Thùy . Dung
Top Bottom